Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 65/2014
lượt xem 3
download
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 65/2014 trình bày các nội dung chính sau: Điều trị bệnh mạch máu phức tạp bằng can thiệp nội mạch phối hợp phẫu thuật (Hybrid), nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp, thực trạng cấy máy tạo nhịp tim 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định điều trị nhịp chậm tại Viện Tim mạch Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của tạp chí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 65/2014
- Vietnam National Heart Association JOURNAL OF VIETNAMESE CARDIOLOGY (Xuất bản định kỳ 3 tháng 1 lần) Số 65, năm 2014
- CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM TÒA SOẠN Văn phòng Trung ương Hội Tim mạch học Việt Nam Bệnh viện Bạch Mai - 78 Đường Giải Phóng - Hà Nội ĐT: (04) 38688488 * Fax: (04) 38688488 Email: info@vnha.org.vn Website: http://www.vnha.org.vn TỔNG BIÊN TẬP GS. TS. NGUYỄN LÂN VIỆT PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG BAN BIÊN TẬP GS.TS. PHẠM GIA KHẢI GS.TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC GS.TS. HUỲNH VĂN MINH PGS. TS. PHẠM NGUYỄN VINH PGS. TS. ĐỖ DOÃN LỢI PGS.TS. VÕ THÀNH NHÂN PGS.TS. TRẦN VĂN HUY TS. PHẠM QUỐC KHÁNH THƯ KÝ TÒA SOẠN THS. PHAN ĐÌNH PHONG TS. NGUYỄN NGỌC QUANG TS. TRẦN VĂN ĐỒNG PGS.TS. NGUYỄN QUANG TUẤN PGS.TS. NGUYỄN LÂN HIẾU TS. PHẠM THÁI SƠN THS. PHẠM TRẦN LINH THIẾT KẾ HOÀNG XUÂN THÀNH Giấy phép xuất bản số: 528/GP-BVHTT Cấp ngày: 03-12-2002 In tại: Công ty TNHH MTV In & NCTT Việt Cường 62 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội
- MỤC LỤC SỐ 65 - 2014 TIN HOẠT ĐỘNG HỘI Lời chúc mừng Năm mới 2014 của Ban biên tập. 1 Thông báo số 1 về Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14. 3 Thông tin về Hội nghị Rối loạn nhịp tim Toàn quốc lần thứ II (tháng 10/2013). 5 ĐỒNG THUẬN CHUYÊN GIA Vai trò của thuốc chẹn beta giao cảm thế hệ mới trong điều trị các bệnh lý tim mạch: chuyên đề về Nebivolol. Hội đồng chuyên gia - Hội Tim mạch Việt Nam 13 THỜI SỰ TIM MẠCH Tim Mạch 2013: Một năm nhìn lại Nguyễn Ngọc Quang 24 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Điều trị bệnh mạch máu phức tạp bằng can thiệp nội mạch phối hợp phẫu thuật (Hybrid). Đoàn Quốc Hưng*, Nguyễn Duy Thắng*, Nguyễn Hữu Ước* Phạm Quốc Đạt*, Lê Thanh Dũng*, Nguyễn Lân Hiếu** * Bệnh viện Việt Đức **Bệnh viện đại học Y Hà Nội 34 Nhận xét thực trạng sử dụng kháng sinh sau mổ tim hở tại khoa phẫu thuật tim mạch - lồng ngực Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Đoàn Quốc Hưng, Đoàn Bích Phương, Phùng Duy Hồng Sơn, Phạm Tiến Quân, Nguyễn Hữu Ước Khoa phẫu thuật Tim mạch-lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức 42 Nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp. Nguyễn Đức Hoàng, Lê Thanh Hải Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thừa Thiên Huế 50 Triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số Radio dưới sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3 chiều buồng tim. Phạm Trần Linh, Phan Đình Phong, Lê Võ Kiên, Vũ Biên Thùy, Nguyễn Thu Phương, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Việt Nam 58 Thực trạng cấy máy tạo nhịp tim 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định điều trị nhịp chậm tại Viện Tim mạch Việt Nam. Phạm Như Hùng, Trần Song Giang, Trần Văn Đồng, Tạ Tiến Phước. Viện Tim mạch Việt Nam 64 Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng thất trái trên siêu âm tim ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành. Nguyễn Thị Thu Hoài*, Nguyễn Thị Thu Thuỷ***, Nguyễn Quang Tuấn**, Nguyễn Thị Bạch Yến*, Đỗ Doãn Lợi*, Nguyễn Lân Việt*. Viện Tim mạch Việt Nam* Bệnh viện Tim Hà Nội ** Bệnh viện 198 *** 70 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 3
- Phát hiện đột biến gen tổng hợp chuỗi nặng Beta - Myosin (Myh7) trong bệnh cơ tim phì đại. Trương Thanh Hương *, Dương Đức Hùng *, Nguyễn Thị Mai Ngọc *, Lương Thị Lan Anh **, Nguyễn Thị Trang ** Viện Tim mạch Việt Nam * Bộ môn Y Sinh Học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội ** 80 CA LÂM SÀNG Triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng năng lượng sóng tần số Radio điều trị tăng huyết áp kháng trị trên một trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối. Trần Bá Hiếu, Phạm Mạnh Hùng Nguyễn Ngọc Quang, Phan Đình Phong Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam 89 CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC Nhìn lại những chỉ định kinh điển của máy tạo nhịp tim trên cơ sở các nghiên cứu lâm sàng. Phạm Như Hùng, Tạ Tiến Phước, Trần Văn Đồng, Trần Song Giang. Viện Tim mạch Việt Nam 99 ĐÀO TẠO LIÊN TỤC Kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch. Phạm Như Hùng. Viện Tim mạch Việt Nam. 110 DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH Bệnh tim và đời sống tình dục 115 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI 121
- TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 5
- THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CỦA BAN BIÊN TẬP Nhân dịp năm mới 2014 và mừng xuân Giáp Ngọ, Ban Biên tập Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam xin trân trọng kính chúc toàn thể các Hội viên Hội Tim mạch Việt Nam và Quý bạn đọc gần xa dồi dào sức khỏe, an khang, thịnh vượng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (tên tiếng Anh: Journal of Vietnamese Cardiology), giấy phép xuất bản số: 528/GP-BVHTT; mã ISSN: 1859-2848, là ấn phẩm khoa học chính thức của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam, xuất bản định kỳ 3 tháng một lần. Tạp chí có nhiệm vụ đăng tải các bài báo khoa học và cập nhật các thông tin hoạt động của Hội, đồng thời là cầu nối giữa Trung ương Hội với các Phân hội và toàn thể hội viên trong cả nước. GS. TS. NGUYỄN LÂN VIỆT Năm 2014 sẽ là năm Hội Tim mạch Việt Nam tiếp tục củng cố và phát triển trong mọi mặt hoạt động với sự kiện quan trọng là Đại Hội Tim mạch học Toàn quốc lần thứ 14 vào các ngày 12-14 tháng 10 tại Thành phố Đà Nẵng. Hướng tới Đại hội Toàn quốc lần thứ 14, Tạp chí Tim mạch học trong thời gian tới sẽ hết sức cố gắng cho ra mắt những số báo có nội dung phong phú và chất lượng chuyên môn cao. Bên cạnh ấn phẩm xuất bản dưới dạng in truyền thống, trong tháng 1/2014, Tạp chí Tim mạch học đã cho ra mắt bản điện tử với hình thức trình bày đa phương tiện và tương tác trực tiếp với bạn đọc trên website chính thức của Hội http://tapchi.vnha.org.vn. Để tiếp tục xuất bản những số tạp chí mới có chất lượng cao, Ban biên tập rất mong nhận được sự ủng hộ tích cực, sự tham gia nhiệt tình viết bài của toàn thể các Hội viên và Quý bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! TM. BAN BIÊN TẬP Tổng Biên tập GS. TS. Nguyễn Lân Việt
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI THÔNG BÁO TỔ CHỨC ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 14 VÀ THƯ MỜI THAM GIA ĐẠI HỘI (THÔNG BÁO SỐ 1) Kính gửi: - Các Thành viên Ban chấp hành Hội Tim mạch Học Việt Nam, - Các Hội Viên Hội Tim mạch Học Việt Nam, Trong thời gian vừa qua, ngành Tim mạch Việt Nam nói chung và Hội Tim mạch Học Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và có nhiều hoạt động tích cực sôi nổi. Theo thông lệ, Đại Hội và Hội nghị Khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 sẽ được tổ chức từ 12 đến 14 tháng 10 năm 2014 tại Thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi xin vui mừng thông báo tới toàn thể các thành viên Ban chấp hành cũng như toàn thể các Hội viên của Hội Tim mạch học Việt Nam. Chương trình Đại hội lần này sẽ rất phong phú và cập nhật về khoa học với nhiều bài báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Đại hội cũng sẽ nhóm họp Ban chấp hành để bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới của Hội Tim mạch. Thay mặt Ban tổ chức và Hội Tim mạch Học Việt Nam, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý đại biểu tham gia Đại hội lần này. Để đại hội có thể được tổ chức thành công tốt đẹp, thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực, đóng góp mọi mặt và cũng là giao trách nhiệm cho tất cả các thành viên trong Ban chấp hành cũng như tất cả các Hội viên. Chúng tôi rất khuyến khích các Quý đại biểu gửi các bài báo cáo khoa học mới nhất tham dự và trình bày tại các phiên khoa học của Đại hội. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 3
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Chương trình sơ khởi (preliminary programme) và các thông tin chi tiết hơn về Đại hội sẽ được chúng tôi gửi tới quý thành viên Ban chấp hành và tất cả các Hội viên trong những thông báo tiếp theo đồng thời liên tục cập nhật trên website chính thức của Hội: www.vnha.org.vn. Để có thể đảm bảo đúng tiến độ tổ chức, chúng tôi cũng đề nghị và hoan nghênh các thành viên trong Ban chấp hành và những hội viên Hội Tim mạch Việt Nam đóng góp ý kiến và tham gia cho công tác tổ chức. Mọi ý kiến xin gửi bằng văn bản theo địa chỉ: BAN THƯ KÝ ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 14 Địa chỉ: Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai - 78 đường Giải phóng - Đống Đa - Hà Nội. Người đại diện: PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng; DĐ: 0913 519 417 Người liên hệ: - Chị Chu Thúy Ngà; ĐTDĐ: 093 600 3848 - Chị Lương Phương Thảo; ĐT: 0904 97 6694; 04 3513 4648 Điện thoại và Fax: 04 3868 8488 Email: info@vnha.org.vn Website: daihoi14.vnha.org.vn Xin trân trọng cảm ơn và rất mong sự đóng góp tích cực của các thành viên và Hội viên. 4 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Ban Chấp hành mới của Phân Hội nhịp Tim Việt Nam (VNHRS) THÔNG TIN VỀ HỘI NGHỊ ĐIỆN SINH LÝ HỌC VÀ TẠO NHỊP TIM VIỆT NAM LẦN THỨ II (VNSEP 2013) Trong hai ngày 26 và 27 tháng 10 năm báo cáo chuyên sâu, đề cập đến những vấn đề 2013 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn phức tạp, hóc búa trong nghiên cứu, can thiệp ra Hội nghị Điện sinh lý học và Tạo nhịp tim điện sinh lý học tim cũng như tạo nhịp tim Việt Nam lần thứ hai (VNSEP 2013). như triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng tần số radio với hệ thống lập bản đồ 3 chiều các Hội nghị là diễn đàn chuyên môn phong buồng tim, tạo nhịp tái đồng bộ, máy phá rung phú và cập nhật về những vấn đề được quan tự động… với sự tham gia của đông đảo các tâm nhiều nhất trong thực hành xử trí rối loạn đồng nghiệp hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực nhịp tim như rung nhĩ, thuốc chống đông thế này. Đến với VNSEP 2013 còn có một số bạn hệ mới, thuốc chống rối loạn nhịp tim… với đồng nghiệp từ Hoa Kỳ, Singapore, Pháp… sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học tim mạch hàng đầu trong cả nước Tại VNSEP 2013 cũng đã diễn ra phiên và hơn 200 đại biểu đến từ mọi miền trong cả họp ban Chấp hành phân hội Điện sinh lý học nước. Bên cạnh đó, Hội nghị còn có các phiên và Tạo nhịp tim Việt Nam với sự tham gia TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 5
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Phiên họp Ban chấp hành VNSEP và chỉ đạo của Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Society – VNHRS) cho phù hợp với tình hình Nam GS.TS. Phạm Gia Khải và Phó Chủ tịch hoạt động mới và đã được Chủ tịch Hội Tim thường trực GS.TS. Nguyễn Lân Việt. Tại mạch Việt Nam chấp thuận. Trong nhiệm kỳ cuộc họp này, 100% thành viên tham dự đã hoạt động 2013 – 2015, Phân hội Nhịp Tim biểu quyết đề nghị đổi tên gọi của Phân hội Việt Nam có 30 Ủy viên Ban Chấp hành, TS. Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp Tim Việt BSCC Phạm Quốc Khánh tiếp tục đảm nhiệm Nam thành Phân hội Nhịp Tim Việt Nam vai trò Chủ tịch phân hội và ThS. BS Phạm (tên tiếng Anh là: Vietnam Heart Rhythm Trần Linh đảm nhiệm vai trò Tổng thư ký. 6 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI HỘI TIM MẠCH HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Số: 02 /QĐ-HTMVN Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH V/v: Thay đổi tên gọi của phân hội Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp tim Việt Nam ------------------------------------------------- CHỦ TỊCH HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM Căn cứ nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ. Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Tim mạch học Việt Nam. Căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Phân Hội “Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp tim Việt Nam”. Căn cứ vào nội dung cuộc họp Ban Chấp hành Phân Hội: “Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp tim Việt Nam” ngày 26 tháng 10 năm 2013. Theo đề nghị của Ban Chấp hành và Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Đồng ý thay đổi tên gọi Phân Hội: “Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp Tim Việt Nam” thành Phân Hội “Nhịp tim Việt Nam” (Tiếng Anh là Vietnam Heart Rhythm Society, viết tắt là VNHRS) trực thuộc Hội Tim mạch học Việt Nam. Điều 2: Phân Hội Nhịp tim Việt Nam có nhiệm vụ kế thừa và hoạt động theo quy chế hoạt động và tổ chức đã được Ban Chấp hành Hội Tim mạch Việt Nam thông qua cho Phân Hội “Điện sinh lý học tim và Tạo nhịp tim Việt Nam”. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 7
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Điều 3: Các thành viên có tên trong Ban Chấp hành Phân Hội “Nhịp Tim Việt Nam” chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Nơi nhận: Như điều 1 Lưu VT, VPHTM,THYDHVN 8 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI HỘI TIM MẠCH HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Số:03/QĐ-HTMVN Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH V/v: Thành lập Ban Chấp hành và lãnh đạo phân hội Nhịp tim Việt Nam ------------------------------------------------- CHỦ TỊCH HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM Căn cứ nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ. Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Tim mạch học Việt Nam. Căn cứ vào yêu cầu gửi Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam của Phân Hội Nhịp Tim Việt Nam. Căn cứ vào nội dung cuộc họp Ban Chấp hành Hội Tim mạch Việt Nam đồng thuận danh sách lãnh đạo và Ban Chấp hành của Phân Hội Nhịp Tim Việt Nam ngày 26 tháng 10 năm 2013. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của Phân Hội Nhịp Tim Việt Nam. Theo đề nghị của Ban Chấp hành và Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Thành lập Ban cố vấn, Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ban thư ký của Phân Hội Nhịp Tim Việt Nam trực thuộc Hội Tim mạch học Việt Nam nhiệm kỳ 2013 – 2015, bao gồm những thành viên sau: TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 9
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Ban cố vấn: 1. GS.TS. Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. 2. GS.TS. Trần Đỗ Trinh – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. 3. GS.TS. Đặng Vạn Phước – Chủ tịch Hội Tim mạch TP. HCM. 4. GS.TS. Nguyễn Lân Việt – Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. 5. PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh – Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức. 6. PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam. 7. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tước – Hội Tim mạch Việt Nam. 8. PGS.BS. Thomas Bump – Hoa kỳ. 9. GS.BS. Thạch Nguyễn – Hoa kỳ. 10. TS. Trần Thống – Hoa kỳ. Chủ tịch và các phó chủ tịch: - Chủ Tịch Danh dự: GS.TS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch: TS. Phạm Quốc Khánh. - Phó Chủ tịch: 1. TS. Trần Văn Đồng 2. TS. Lê Thanh Liêm 3. GS. TS. Huỳnh Văn Minh 4. TS. Tôn Thất Minh Ban Thư ký: - Tổng thư ký: ThS. Phạm Trần Linh - Ban Thư ký: 1. TS. Trần Song Giang. 2. TS. Trương Quang Khanh. 3. ThS. Phan Đình Phong. 4. ThS. Tô Hưng Thụy. 10 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Ban Chấp hành: Ts. Trương Đình Cẩm Bệnh viện 175 Bs. Huỳnh Trung Cang Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang Bs. Đỗ Văn Bửu Đan Viện Tim thành phố HCM. Ts. Trần Văn Đồng Viện Tim mạch Việt Nam. PGS.Ts. Nguyễn Thị Dung Đại học Y Hải Phòng. Ts. Trần Song Giang Viện Tim mạch Việt Nam. Ts. Nguyễn Hồng Hạnh Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Ts. Phạm Như Hùng Viện Tim mạch Việt Nam. BsCKII. Phan Nam Hùng Bệnh viện Đa khoa Bình Định. PGS.Ts. Trần Văn Huy Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa. Ts. Trương Quang Khanh Bệnh viện Thống Nhất. Ts. Phạm Quốc Khánh Viện Tim mạch Việt Nam. Ts. Lê Thanh Liêm Bệnh viện Chợ rẫy. Ths. Phạm Trần Linh Viện Tim mạch Việt Nam. Ts. Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch Huế. Gs.TS. Huỳnh Văn Minh Bệnh viện Đại học Y Huế. Ts. Tôn Thất Minh Bệnh viện Tim Tâm Đức. BsCK2. Nguyễn Bằng Phong Bệnh viện Việt Tiệp Ths. Phan Đình Phong Đại học Y Hà Nội. Ts. Tạ Tiến Phước Viện Tim mạch Việt Nam Ths. Hoàng Văn Quý Trung tâm tim mạch Huế. PGS.TS Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện 108. Ts. Phạm Trường Sơn Bệnh viện 108. Ths. Hoàng Văn Sỹ Bệnh viện Chợ rẫy. Ths. Đoàn Thái Bệnh viện Ydược TP. HCM. Ths Tô Hưng Thuỵ Trung tâm Tim mạch Huế. Ts. Lê Thích Thu Thủy Bệnh viện Chợ rẫy. Ts. Hoàng Anh Tiến Bệnh viện ĐH Y Dược Huế. Ths. Bùi Nguyễn Hữu Văn Viện Tim Thành phố HCM. Ts. Phạm Hữu Văn Bệnh viện 115 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 11
- TIN HOẠT ĐỘNG hỘI Điều 2: Ban cố vấn, Ban Chấp hành, Chủ tịch và các phó chủ tịch, Tổng thư ký và Ban thư ký của Phân Hội Nhịp tim Việt Nam” có nhiệm vụ và chức năng hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động đã được Ban Chấp hành Hội Tim mạch Việt Nam thông qua. Điều 3: Các thành viên có tên trong danh sách trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4: Các thành viên có tên trên tự giải thể khi kết thúc nhiệm kỳ công tác theo đúng quy chế của Phân Hội Nhịp tim Việt Nam. Nơi nhận: - Như điều 1 - Lưu VT, VPHTM,THYDHVN 12 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014
- đỒNG THUẬN CHUYÊN GIA Lời tòa soạn: Ngày 21 tháng 12 năm 2013 vừa qua, tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị chuyên gia về vai trò của thuốc chẹn bêta giao cảm thế hệ mới trong điều trị các bệnh lý tim mạch: chuyên đề về Nebivolol. Tạp chí Tim mạch học xin đăng toàn văn tài liệu đồng thuận chuyên gia của Hội thảo. VAI TRÒ CỦA THUỐC CHẸN BÊTA GIAO CẢM THẾ HỆ MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH: CHUYÊN ĐỀ VỀ NEBIVOLOL Chủ tọa: GS. TS. Phạm Gia Khải GS. TS. Đặng Vạn Phước GS. TS. Nguyễn Lân Việt (chủ biên tài liệu) PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh Các báo cáo viên và chuyên gia: PGS. TS. Trương Quang Bình PGS. TS. Nguyễn Đức Công PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Đào TS. Nguyễn Thanh Hiền PGS. TS. Châu Ngọc Hoa PGS. TS. Đỗ Quang Huân PGS.TS. Trần Văn Huy PGS. TS. Đỗ Doãn Lợi GS. TS. Huỳnh Văn Minh PGS. TS. Võ Thành Nhân PGS. TS. Nguyễn Quang Tuấn TS. Hồ Huỳnh Quang Trí PGS. TS. Nguyễn Văn Trí Thư ký: ThS. Phan Đình Phong GIỚI THIỆU Các thuốc chẹn bêta (ß) giao cảm được coi là một trong những thành tựu về dược lý học tiêu biểu nhất của thế kỷ 20. Sự ra đời của thuốc chẹn ß đã góp phần hết sức quan trọng trong điều trị các bệnh lý tim mạch. Từ khi được phát minh vào những năm 1960 của thế kỷ trước, ba thế hệ thuốc chẹn ß giao cảm đã lần lượt ra đời với các phân tử khác nhau về mức độ chọn lọc trên từng loại thụ thể ß cũng như khác nhau về tác động trên sự co giãn mạch máu. Ưu việt hơn những thuốc thế hệ trước, các thuốc chẹn ß giao cảm thế hệ thứ ba được chứng minh hiệu TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 13
- ĐỒNG THUẬN CHUYÊN GIA quả hạ huyết áp tốt hơn, rất ít hoặc không ảnh và tỉ lệ ß1/ ß2 là 70:30, trong khi đó, thụ thể hưởng tới các quá trình chuyển hóa glucose và ß2 lại chiếm ưu thế hơn ở hệ thống phế quản. lipid, có tác dụng giãn mạch và hiệu quả lâm Thụ thể α1 có vai trò điều hòa chức năng nội sàng trong điều trị suy tim. mạc và co mạch máu ngoại vi, điều hòa dòng máu đến thận và được cho là có liên quan đến Trong số các thuốc chẹn ß giao cảm thế hệ bệnh phì đại cơ tim và phì đại lành tính tuyến thứ ba, nebivolol là thuốc có mức độ ức chế tiền liệt. Trong các bệnh lý tim mạch, sự hoạt chọn lọc trên thụ thể ß1 cao nhất và có tác hóa quá mức kéo dài hệ thống thần kinh giao dụng tăng cường sản xuất nitric oxide (NO) từ cảm sẽ dẫn đến hậu quả giảm số thụ thể ß1 ở tế bào nội mạc mạch máu. NO là chất truyền mô tim, trong khi thụ thể ß2 giữ nguyên và thụ tin sinh học dạng khí độc đáo, tham gia vào thể α1 tăng nhẹ, kết quả là tương quan giữa nhiều hoạt động sinh lý khác nhau của cơ thể. các thụ thể thay đổi. Trong suy tim giai đoạn Trên hệ tim mạch, NO có tác dụng giãn mạch cuối, tỉ lệ ß1:ß2:21 giảm xuống chỉ còn 2:1:1. và do vậy đem lại lợi ích cho các bệnh nhân Ý nghĩa của cơ chế điều hòa này còn chưa tăng huyết áp và suy tim [1, 2]. thật rõ ràng, có thể là nhằm điều chỉnh tác động của norepinephrine lên các thụ thể thần Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nebivolol kinh giao cảm trong tình trạng suy tim. Thông với một liều duy nhất trong ngày có khả năng thường, norepinephrine có ái lực với thụ thể kiểm soát tốt cả huyết áp tâm thu và tâm trương ß1 gấp 20 lần ß2 và gấp 10 lần so với α1. trên các bệnh nhân tăng huyết áp mức độ nhẹ đến vừa và được dung nạp tốt. Khi so sánh với các thuốc chẹn ß và các nhóm thuốc hạ huyết áp khác trong các thử nghiệm đối đầu, nebivolol được chứng minh khả năng hạ huyết áp tương đương và giảm được các biến cố tim mạch. Nebivolol cũng được chứng minh làm giảm tử suất và bệnh suất trên một số lượng lớn bệnh nhân cao tuổi bị suy tim mạn tính. Đến nay, nebivolol (biệt dược là Nebilet tại Việt Nam) đã có mặt trong các khuyến cáo về xử trí tăng huyết áp và suy tim tại châu Âu và Hoa Kỳ. Hình 1: Mức độ chọn lọc ß1/ß2 của một số thuốc chẹn ß giao cảm [14] PHÂN LOẠI THUỐC CHẸN ß GIAO CẢM Có ba thế hệ thuốc chẹn ß giao cảm. Các thuốc chẹn ß giao cảm khác nhau về Thế hệ thứ nhất, đại diện là propranolol, các đặc tính dược lý học, bao gồm: tỉ lệ ức chế có tác dụng ức chế đồng đều trên thụ thể chọn lọc thụ thể ß1/ß2, hoạt tính giao cảm nội ß1 và ß2 và được xem là nhóm có tác tại (ISA) và khả năng giãn mạch. Các thụ thể dụng không chọn lọc. Đến thế hệ thứ hai, thần kinh giao cảm trên hệ tim mạch ở người các thuốc ức chế nhiều hơn trên thụ thể bao gồm thụ thể ß1, ß2 và thụ thể α1. Trên mô ß1 và được coi là nhóm thuốc có tác dụng cơ tim khỏe mạnh, thụ thể ß1 chiếm ưu thế chọn lọc. Tuy nhiên, mức độ chọn lọc 14 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014
- đỒNG THUẬN CHUYÊN GIA trên thụ thể ß1 là rất khác nhau giữa các thuốc như metoprolol, bisoprolol và atenolol. Ở liều ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA THUỐC cao, các thuốc thế hệ thứ hai vẫn có tác dụng CHẸN ß GIAO CẢM ức chế nhất định trên thụ thể ß2. Càng chọn lọc trên thụ thể ß1, các thuốc chẹn ß sẽ có tác Các thuốc chẹn ß giao cảm đã được chứng dụng mạnh hơn trên tim và hạn chế được tác minh lợi ích rõ ràng trên các bệnh nhân có nguy dụng phụ trên phổi (gây co thắt phế quản). cơ tim mạch [5]. Một phân tích gộp trên 18 nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng, theo dõi Thế hệ chẹn ß giao cảm thứ ba, khác biệt với dài hạn trên gần 19000 bệnh nhân tăng huyết hai thế hệ trước ở khả năng giãn mạch. Trong áp cho thấy, điều trị bằng thuốc chẹn ß giao số các thuốc thuộc nhóm này, labetalol được cảm giúp làm giảm 29% nguy cơ đột quỵ,7% coi là không chọn lọc, có ái lực với thụ thể bệnh mạch vành và 42% suy tim [3]. Một α1 nhiều hơn các thụ thể ß1 và ß2. Carvedilol phân tích gộp khác bao gồm 82 thử nghiệm chọn lọc hơn trên ß1 (x7 lần) nhưng đồng lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng trên 54000 thời chẹn cả thụ thể α1. Bucindolol cũng là bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim đã chứng minh thuốc ức chế không chọn lọc trên cả thụ thể rõ ràng thuốc chẹn ß giao cảm nói chung giúp ß1, 2 và α1. Cả ba thuốc labetalol, carvedilol giảm có ý nghĩa bệnh suất và tử suất [4]. Cho và bucindolol được cho là có tác dụng giãn dù các thuốc chẹn ß giao cảm được khuyến cáo mạch thông qua ức chế thụ thể α1. Cuối cùng trên các bệnh nhân suy tim nhưng chỉ có một là nebivolol với nhiều điểm khác biệt, là số thuốc nhất định đã được chứng minh lợi ích thuốc chẹn ß giao cảm thế hệ thứ ba có đặc thông qua các bằng chứng lâm sàng xác đáng tính ức chế chọn lọc rất cao trên thụ thể ß1, từ những nghiên cứu ngẫu nhiên trên quy mô cao hơn tất cả các thuốc chẹn ß hiện có. Thêm lớn. Cho đến gần đây, Bisoprolol, carvedilol vào đó, thuốc còn có tác dụng giãn mạch phụ và metoprolol succinate dạng phóng thích kéo thuộc nội mạc với cơ chế hoạt hóa con đường dài được khuyến cáo trong điều trị suy tim với L-arginine/NO. khả năng giảm khoảng 35% nguy cơ tử vong tim mạch khi kết hợp với phác đồ điều trị suy Một số thuốc chẹn ß giao cảm có hoạt tim tiêu chuẩn [6, 7, 8]. tính giao cảm nội tại (ISA), đặc trưng bởi chủ vận một phần trên các thụ thể thần kinh Sự khác biệt giữa các thuốc chẹn ß đã dành giao cảm. Các thuốc này bao gồm: acebutolol, được nhiều sự quan tâm của các nhà dược lý penbutolol và pindolol vừa có tác dụng kích và lâm sàng tim mạch. Trên thực tế các thuốc thích thụ thể ß vừa ngăn ngừa sự truyền tin chẹn ß dường như không khác nhau nhiều về của hệ thống thần kinh giao cảm. Sự kết hợp khả năng hạ huyết áp cho dù mức độ chọn lọc hai thuộc tính đối ngược này giúp giảm bớt trên thụ thể ß1 là khác nhau. Các thuốc có các tác dụng không mong muốn liên quan đến hoạt tính giao cảm nội tại (ISA) được chứng các thuốc chẹn ß giao cảm như gây giảm tần minh lợi ích kém hơn trên các bệnh nhân sau số tim, giảm cung lượng tim cũng như tăng trở nhồi máu cơ tim và có thể làm nặng thêm suy kháng mạch máu ngoại vi. tim ở những bệnh nhân nguy cơ cao. Trên các bệnh nhân đái tháo đường, được xem là nhóm có nguy cơ biến cố tim mạch TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 44
117 p | 101 | 14
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 40
113 p | 84 | 12
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 41
127 p | 94 | 10
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 56
124 p | 109 | 10
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 52
89 p | 108 | 9
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 51
79 p | 80 | 9
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 45
105 p | 89 | 9
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 55
83 p | 87 | 8
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 54
164 p | 89 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 53
104 p | 87 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 50
93 p | 66 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 49
105 p | 64 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 48
93 p | 72 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 47
647 p | 81 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 46
105 p | 82 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 43
133 p | 86 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 36
72 p | 78 | 6
-
Hướng dẫn cho các tác giả Đăng bài trên Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (Ban Biên tập - Tạp chí Tím mạch học)
4 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn