intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thiên niên kiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thiên niên kiện gồm có 2 phần chính, được trình bày như sau: giới thiệu về cây thiên niên kiện (môn thục); kỹ thuật trồng cây thiên niên kiện (môn thục). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thiên niên kiện

  1. TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THIỆN NIÊN KiỆN (MÔN THỤC - VI VING) Hương Nguyên. 10-13/07/2018
  2. PHẦN 1 GiỚI THIỆU VỀ CÂY THIÊN NIÊN KiỆN (MÔN THỤC)
  3. 1. Giới thiệu về cây Thiên niên kiện • Thiên niên kiện là một loài thuộc họ Ráy, • Cây còn có tên khác là Sơn thục, Môn thục, Thần phục, Ráy hương, Bao kim, Vắt vẻo, Sơn phục, Vạ thương (Tày), Hìa hẩu hon (Dao), T’Rao yên (K’ho), Duyên (Ba na), Vi Ving (Cơ Tu)
  4. 1.1. Đặc điểm hình thái • Thiên niên kiện là loài thân thảo, sống lâu năm, thân rễ mập có hình trụ tròn, màu xanh hoặc nâu, đường kính từ 1 – 2 cm, bò trên mặt đất. • Rễ thẳng hay cong queo, có nhiều đốt, bẻ ra có sơ cứng, có mùi thơm. • Lá mọc tập trung ở đầu thân rễ, có thể dài đến 30 cm, rộng 18cm, thùy bên 6 cm, gốc hình tim sâu, toàn bộ lá nom giống hình tam giác, đầu nhọn, mép nguyên. Gân lá ở gốc có 3 cái ở mỗi bên, tỏa rộng, hướng lên, gân bên mờ ở mặt trên, mỗi bên 7-9 cái.
  5. 1.1. Đặc điểm hình thái • Cụm hoa là một bông mo màu lục nhạt, không bao giờ mở rộng, cuống bông mo, bông ngắn hơn mo. • Phần mang hoa cái hình bầu dục chỉ dài bằng một nửa phần mang hoa đực, không có bao hoa. • Cây ra hoa từ tháng 4-6 hàng năm. • Quả mọng, thuôn, chứa nhiều hạt có vân, mùa quả tháng 8-10 hàng năm.
  6. 1.2. Đặc điểm sinh thái • Ở nước ta, Thiên niên kiện thường sinh trưởng ở hầu hết ở các vùng rừng ẩm có độ cao từ 300 – 700m so với mực nước biển từ miền Bắc đến miền Trung. • Những cây trưởng thành thường ra hoa, kết quả hàng năm. • Mùa hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, mùa quả chín từ tháng 8 đến tháng 10.
  7. 1.3. Công dụng và cách sử dụng • Thiên niên kiện là vị thuốc tăng cường thể lực, chống viêm, chữa phong hàn, tê thấp, nhức mỏi xương khớp hoặc co quắp tê bại, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hóa, đau bụng kinh. • Tinh dầu Thiên niên kiện là nguồn nguyên liệu có giá trị cao trong ngành công nghệ hương liệu, dùng để dẫn xuất nước hoa cao cấp. • Ngoài ra, tinh dầu Thiên niên kiện có hoạt tính kháng nấm mạnh như với các loài nấm.
  8. PHẦN 2 KỸ THUẬT TRỒNG
  9. 1. KỸ THUẬT NHÂN GiỐNG • Thiên niên kiện được nhân giống tốt nhất bằng phương pháp giâm thân củ. • Bình quân từ 1 gốc mẹ có thể nhân ra 3-5 cây con, tỷ lệ sống cao. • Sau khai thác củ có thể tận dụng phần ngọn giữ làm giống.
  10. 1. KỸ THUẬT NHÂN GiỐNG (TT) • Tiến hành cắt hết rễ, cắt lấy phần hom phía ngọn khoảng 2 - 3 đốt củ. • Đoạn hom ngọn cắt xong tiến hành xử lý nấm bằng dung dịch chống nấm trong 15 phút. • Sau đó vớt hom ra cho vào tro bếp khoảng 6 – 8 giờ để làm ráo vết cắt trước khi đem đi giâm.
  11. 1. KỸ THUẬT NHÂN GiỐNG (TT) • Giá thể để giâm hom được sử dụng là cát ẩm. • Cát trước khi tiến hành giâm hom đã được xử lý diệt nấm bệnh • Xử lý bằng cách phơi khô cát dưới ánh nắng mặt trời rồi phun dung dịch sun - phát đồng trước khi đưa vào luống giâm.
  12. 1. KỸ THUẬT NHÂN GiỐNG (TT) • Giâm hom ngọn để lộ phần thân, và giâm xuôi theo chiều thân củ. • Luống giâm phải được che nắng mưa thường xuyên và luôn giữ đủ ẩm. • Sau 10 – 20 ngày giâm hom chồi mới bắt đầu phát triển lá và rễ mới xuất hiện có thể bứng cây cấy vào bầu. • Bầu có kích cỡ 20x20cm (rộng 20cm, cao 20cm). • Hỗn hợp ruột bầu bao gồm 60% đất thịt nhẹ 20% xơ dừa hoặc trấu hun, 20% phân chuồng hoai.
  13. 2. CHỌN ĐẤT TRỒNG CÂY THIÊN NIÊN KiỆN • Chọn những nơi đất ẩm, có bóng râm, dưới tán rừng tự nhiên dọc ven hai bên bờ suối. • Ngoài ra, có thể trồng trong vườn ở những nơi đất ẩm ướt, dưới bóng cây, • Hoặc có thể trồng xen dưới các tán rừng trồng ẩm ướt • Hoặc trồng dưới ruộng canh tác không năng suất
  14. 3. THỜI VỤ TRỒNG • Có thể trồng quanh năm, • Tốt nhất nên trồng vào tháng 2 đến tháng 3 và tháng 8 đến tháng 9.
  15. 4. CHUẨN BỊ GiỐNG • Trồng bằng thân ngầm (củ già) • Hoặc tách cây con mọc từ các mắt của thân củ đem trồng. • Hoặc từ cây từ vườn ươm
  16. 5. MẬT ĐỘ TRỒNG • Trồng xen vào rừng tự nhiên khoảng 10.000 cây/ha, • Cứ 1m2 trồng 4 gốc thiên niên kiện. • Gốc cách gốc 50 cm (2-3 gang tay)
  17. 6. KỸ THUẬT PHÁT THỰC BÌ • Xử lý thực bì theo đám trồng, phát toàn bộ thảm tươi, cây bụi, dây leo, bụi rậm dưới tán rừng, • Để lại cây gỗ và cây gỗ tái sinh có giá trị.
  18. 7. KỸ THUẬT ĐÀO HỐ VÀ BÓN LÓT PHÂN • Làm đất theo hố, kích thước hố 20x20x15cm. • Trước khi trồng, mỗi hố bón một ít phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh hữu cơ, • Lấp lớp đất mỏng (khoảng 5cm) tiến hành trồng cây giống.
  19. 8. KỸ THUẬT TRỒNG • Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. • Đặt thân ngầm hoặc cây con vào hố sâu khoảng 5-10 cm, • Lấp đất, nén nhẹ và tưới nước vào gốc,. • Khi trồng chú ý để chồi non nhô lên trên mặt đất.
  20. 9. CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG • Vì cây trồng ở những nơi ẩm nên không cần tưới nước. • Chú ý khi trời mưa to, khi cây đã có củ cần phải khơi rãnh để thoát nước, tránh củ ngập úng lâu sẽ bị thối. • Cần chú ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2