intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tật khúc xạ (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

154
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, tỷ lệ tật khúc xạ nói chung, tật cận thị nói riêng ở nước ta cũng như nhiều nước trong khu vực có xu hướng tăng nhiều. Theo điều tra mới đây của Bệnh viện Mắt Hà Nội , Trung tâm mắt Thành phố Hồ Chí Minh , Trung tâm Mắt Nam Định và một số đơn vị khác thì tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 15-17%, ở Nam Định là 13%, ở các vùng nông thôn khác là 5%. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tật khúc xạ (Kỳ 1)

  1. Tật khúc xạ (Kỳ 1) Trong những năm gần đây, tỷ lệ tật khúc xạ nói chung, tật cận thị nói riêng ở nước ta cũng như nhiều nước trong khu vực có xu hướng tăng nhiều. Theo điều tra mới đây của Bệnh viện Mắt Hà Nội , Trung tâm mắt Thành phố Hồ Chí Minh , Trung tâm Mắt Nam Định và một số đơn vị khác thì tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 15-17%, ở Nam Định là 13%, ở các vùng nông thôn khác là 5%. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa, điều trị tật khúc xạ cho trẻ em là điều quan trọng đang được rất nhiều người quan tâm 1. Tật khúc xạ là gì ? Ta nhìn thấy mọi vật xung quanh ta vì có ánh sáng phản chiếu từ vật đó. Bản thân vật không phát sáng (trừ khi nó chính là nguồn phát sáng!) do vậy ta không nhìn thấy vật trong bóng tối bởi vì không có ánh sáng phản chiếu từ nó.
  2. Mỗi chùm tia sáng gồm những tia sáng. Các tia sáng có thể đi song song, đi hội tụ hoặc phân kỳ. Các tia sáng có thể bị phản xạ hoặc bị khuất triết Sự phản xạ (phản chiếu) ánh sáng xảy ra khi ánh sáng bị phản chiếu từ những mặt phẳng, như mặt gương chẳng hạn. Quy luật phản xạ ánh sáng " Góc phản xạ tia sáng thì bằng góc tới của tia sáng đó" Sự khuất triết ánh sáng là sự thay đổi hướng đi của tia sáng khi tia sáng đó đi qua một môi trường này (như không khí) sang một môi trường khác có chỉ số khuất triết khác nhau (như kính). Chỉ số khuất triết là số đo khả năng bẻ gẫy tia sáng của môi trường đó như thế nào. Bình thường, để con mắt có thể nhìn thấy rõ vật, các tia sáng phải bị bẻ gãy hay gọi là “bị khuất triết “ khi chúng đi qua các môi trường quang học trong suốt của con mắt như giác mạc và thể thuỷ tinh để hội tụ đúng trên võng mạc là lớp màng thần kinh nằm ở đáy mắt. Mắt như vậy gọi là mắt chính thị (mắt có độ khuất triết bình thường). Võng mạc tiếp nhận hình ảnh của vật được tạo nên bởi các tia sáng này và gửi ảnh ảo đó qua dây thần kinh thị giác lên vỏ não. Tật khúc xạ có nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, TTT, DK) của con mắt ta khuất triết ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta
  3. nhìn thấy bị mờ . Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị được coi là những rối loạn về khuất triết của mắt mà không phải là bệnh mắt. 2. Các kiểu khác nhau của tật khúc xạ: CẬN THỊ Mắt cận thị là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá mạnh, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở trước võng mạc. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa. Cận thị có thể là do di truyền hoặc mắc phải do mắt phải làm việc ở khoảng cách gần quá nhiều. Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em khi chúng từ 8 đến 12 tuổi. Quãng tuổi từ 10 đến 20, khi cơ thể phát triển nhanh chóng thì mắt cũng ngày càng dài ra và cận thị cũng tiến triển nhanh. Từ 20 đến 40 tuổi, thường thì độ cận thị ít thay đổi. Khi nhìn gần, mắt ta phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thuỷ tinh của mắt căng phồng lên để đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn xa, mắt giảm điều tiết, thể thuỷ tinh lại xẹp xuống. Bình thường, khoảng cách thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính là 33 đến 40 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng thì thể thuỷ tinh của
  4. mẳt luôn luôn ở trong tình trạng phải điều tiết, luôn bị căng phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó thể thuỷ tinh bị căng cứng không thể xẹp xuống đ ược nữa, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh, lúc đó mắt đã trở thành cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là cận thị học đường. Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, làm việc mà khi bị cận thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiều vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây mù. Do vậy, người bị cận thị cần đi khám bác sỹ mắt định kỳ để theo dõi các thay đổi ở võng mạc mắt cận. Nếu đã bị bong võng mạc, cần phải được điều trị càng sớm càng tốt bằng phẫu thuật ở các trung tâm nhãn khoa lớn trong nước. Để chỉnh tật cận thị, ta có thể d ùng kính phân kỳ (kính --) hoặc phẫu thuật trên giác mạc. Để phòng cận thị mắc phải, cần chú ý không đọc sách hoặc làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần (chơi máy tính , xem ti vi…) liên tục quá lâu, quá nhiều ngày. Tốt nhất cứ sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với máy tính, cần nghỉ ngơi 5-10 phút bằng cách làm các việc khác không cần dùng mắt ở khoảng cách gần, hoặc xoa nhẹ lên mắt qua da mi nhiều lần. Cần đảm bảo đủ ánh sáng cho các cháu ở bàn học (có đèn bàn) và ánh sáng trên lớp học (bảng cần có đèn chiếu sáng, bảng phải bôi đen viết phấn trắng hoặc bảng trắng viết bút dạ xanh, đen). Tư thế khi ngồi học (ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống
  5. bàn) cũng cần được các bậc phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo chú ý để nhắc nhở các cháu luôn thực hiện đúng. VIỄN THỊ Mắt viễn thị là mắt có trục trước sau ngắn hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá yếu, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở sau võng mạc, vì vậy ảnh hiện trên võng mạc bị mờ không rõ nét. Mắt viễn thị không thể nhìn rõ các vật ở gần như khi ta đọc sách chẳng hạn. Để cố gắng nhìn rõ vật, mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đ ưa ảnh rơi trên võng mạc. do điìeu tiết liên tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau đầu , nhức mát và hay chảy nước mắt. Giống như cận thị, viễn thị thường do di truyền. Trẻ mới đẻ và trẻ em nhỏ tuổi thường có xu hướng bị viễn thị nhẹ. Khi trẻ lớn lên, con mắt cũng phát triển và trở nên dài hơn, độ viễn thị cũng sẽ giảm dần. Để chỉnh tật viễn, ta dùng kính hội tụ (kính +) nhằm làm tăng lực khuất triết của mắt. Độ viễn thị toàn phần = Độ viễn tiềm ẩn+ Độ viễn tuỳ ý + Độ viễn tuyệt đối Trong đó:
  6. - Độ viễn tiềm ẩn là độ viễn thị có thể dễ dàng điều tiết được, do đó không cần chỉnh kính. - Độ viễn tuỳ ý là độ viễn có thể điều tiết được hoặc chỉnh được bằng kính hội tụ. - Độ viễn tuyệt đối là độ viễn không thể điều tiết được mà bắt buộc phải chỉnh bằng kính + thì bệnh nhân mới được thị lực cao nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2