intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tềm năng và giải pháp phát triển du lịch các huyện miền núi phía tây Quảng Nam gắn liền với bảo tồn giá trị văn hoá các dân tộc và xoá đói giàm nghèo bền vững

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế tổng hợp, tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ở cấp toàn cầu, quốc gia, lãnh thổ và đến từng thôn bản ở vùng sâu vùng xa, những nơi có nguồn tài nguyên phong phú. Du lịch đang góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của nhiều vùng quê của cả nước nói chung và các làng quê, các làng dân tộc vùng phía Tây Quảng Nam nói riêng. Bài nghiên cứu này giới thiệu những tiềm năng, những sản phẩm và những giải pháp để thúc đẩy du lịch ở khu vực này phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tềm năng và giải pháp phát triển du lịch các huyện miền núi phía tây Quảng Nam gắn liền với bảo tồn giá trị văn hoá các dân tộc và xoá đói giàm nghèo bền vững

TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA TÂY QUẢNG NAM<br /> GẮN LIỀN VỚI BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC<br /> VÀ XOÁ ĐÓI GIÀM NGHÈO BỀN VỮNG<br /> TRẦN VĂN ANH<br /> Trường Đại học Quảng Nam<br /> Tóm tắt: Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế tổng hợp, tác động đến<br /> sự phát triển kinh tế xã hội ở cấp toàn cầu, quốc gia, lãnh thổ và đến từng thôn<br /> bản ở vùng sâu vùng xa, những nơi có nguồn tài nguyên phong phú. Du lịch<br /> đang góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của nhiều vùng quê của cả<br /> nước nói chung và các làng quê, các làng dân tộc vùng phía Tây Quảng Nam<br /> nói riêng. Bài nghiên cứu này giới thiệu những tiềm năng, những sản phẩm và<br /> những giải pháp để thúc đẩy du lịch ở khu vực này phát triển.<br /> Từ khóa: Du lịch phía Tây Quảng Nam, Du lịch miền núi Quảng Nam<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Quảng Nam được biết đến với thương hiệu Một điểm đến hai di sản văn hóa. Hội An,<br /> Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm đã tạo nên thương hiệu, động lực và những sản phẩm du lịch<br /> chính của tỉnh miền Trung này. Bên cạnh các di sản có giá trị quốc tế, mảnh đất này còn<br /> có những giá trị văn hóa, lịch sử, tự nhiên hết sức độc đáo, đặc sắc, có sức cuốn hút rất<br /> lớn đối với du khách mỗi lần đặt chân đến tham quan, nghỉ dưỡng. Bộ phận lãnh thổ<br /> phía Tây Quảng Nam với địa hình núi cao thuộc phần Đông của dãy Trường Sơn Nam<br /> là địa bàn sinh sống của hơn 12 dân anh em với những giá trị văn hóa, phong tục tập<br /> quán hết sức đặc sắc. Với tiềm năng lớn những vẫn chưa được khai thác có hiệu quả để<br /> phục vụ phát triển du lịch<br /> 2. NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> 2.1. Những tiềm năng và sản phẩm du lịch<br /> Vùng phía Tây Quảng Nam là vùng đất còn ẩn chứa trong mình nhiều giá trị, tài nguyên<br /> phát triển du lịch hết sức đa dạng, độc đáo nhưng vẫn chưa được khai thác một các có<br /> hiệu quả và tương xứng.<br /> Trước hết là tài nguyên du lịch sinh thái, tự nhiên. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt<br /> đới ẩm gió mùa, với độ ẩm không khí khoảng 90%, nhiệt độ trung bình các tháng trong<br /> năm là 240C, lượng mưa khoảng 2.800mm [2] khu vực này có điều kiện rất thuận lợi để<br /> phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Đến đây, du khách sẽ được<br /> thưởng thức sự hùng vĩ, ngoạn mục độc đáo của tự nhiên nhưng cũng hết sức lãng mạn,<br /> yên tĩnh, thanh bình với các đỉnh núi cao hàng ngàn mét so với mặt nước biển, thác<br /> nước hùng vĩ, hệ thống sông suối, hồ dày đặc. Hệ thống tự nhiên này đã tạo ra không<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 107-113<br /> <br /> 108<br /> <br /> TRẦN VĂN ANH<br /> <br /> gian thơ mộng, hoang sơ, trữ tình của núi rừng, thác nước, con suối hùng vĩ, những hồ<br /> thuỷ điện (A Vương, Đắkmi...) [5]. Đặc biệt, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi đây<br /> đã hình thành và bảo tồn được một khu bảo tồn thiên nhiên lớn, với nguồn sinh vật<br /> phong phú và khung cảnh thiên nhiên hoang dã như khu Bảo tồn thiên nhiên Sông<br /> Thanh, hệ thống rừng nguyên sinh Đông Trường Sơn.<br /> Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính cộng đồng - bản địa – nguyên sơ. Đi dọc tuyến<br /> đường Hồ Chí Minh du khách sẽ được khám phá, chìm đắm trong một không gian văn<br /> hoá bản địa đặc sắc, độc đáo, đa dạng nhưng vẫn còn giữ được giá trị nguyên sơ. Những<br /> giá trị văn hoá ghi dấu những chiến tích lịch sử, những dấu ấn huy hoàng của đồng bào<br /> các dân tộc nơi đây, từ những sinh hoạt văn hoá cộng đồng như lễ hội, phong tục tập<br /> quán đến kiến trúc, ẩm thực, âm nhạc... Các địa danh nỗi tiểng như làng Rô, Đồi E, cứ<br /> điểm Ngok Ta Vak, địa đạo A Nông, chiến thắng Khâm Đức, Bến Giằng, Cầu Xơi, căn<br /> cứ Khu ủy Khu V, căn cứ Phước Trà, nhà lưu niệm Cụ Huỳnh [4]… chứa đựng những<br /> giá trị về lòng yêu nước, về tinh thần quật cường của người dân xứ Quảng. Đến đây du<br /> khách còn được tham gia, chiêm ngưỡng khám phá những lễ hội tiêu biểu, những điệu<br /> múa độc đáo, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc như Cơ tu, Gỉe triêng, Cadong... như lễ<br /> xin phép giàng, lễ chọn đất phát rẫy, lễ hội mừng lúa mới, lễ chọn đất dựng làng, lễ xin<br /> đất dựng nhà, lễ khánh thành Gươl, lễ cưới, lễ hội đâm trâu [6]... Các lễ hội trên đều ẩn<br /> chứa những giá trị văn hoá, quan niệm, tín ngưỡng, tôn giáo; là một bảo tàng sống về<br /> những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng, là sự kết tinh những giá trị văn<br /> hóa truyền thống đặc trưng nhất của tộc người. Bên cạnh đó, khách còn được thưởng<br /> thức những món ẩm thực đặc sản của cộng đồng các dân tộc nơi đây như rượu Tà vak,<br /> rượu Ba Kích, rượu cần, các món ăn dân dã nhưng rất ngon và hấp dẫn như cơm lam,<br /> rượu cần, măng rừng, rau lủi, cá niêng, ếch núi, các món ẩm thực lấy từ rừng [6]...<br /> Đến với vùng đất này du khách không chỉ được khám phá, đắm mình trong những giá<br /> trị văn hoá bản địa mang tính cộng đồng sâu sắc mà còn có những sản phẩm làm quà<br /> lưu niệm hết sức hấp dẫn như các sản phẩm dệt thổ cẩm (tấm đắp (tuốc), khố (cha lan),<br /> váy (doóh)...với nhiều họa tiết, màu sắc sặc sỡ, hoa văn độc đáo) sản phẩm đan lát, mật<br /> ong rừng, rượu Tà vạt, Tr’đin của người Cơtu, các loại nhạc cụ dân tộc [6]... của các<br /> dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam. Đó không chỉ là những món quà từ miền núi<br /> mang về miền xuôi, khi du khách trực tiếp quan sát, tham gia vào các công đoạn chế<br /> biến, tạo sản phẩm sẽ là một trãi nghiệm thú vị không dễ gì quên sau chuyến hành trình<br /> kết thúc.<br /> Trong thời gian tới việc phát triển du lịch ở khu vực này cần tập trung xây dựng phát<br /> triển một số sản phẩm du lịch tiêu biểu dựa trên những lợi thế so sánh sau:<br /> Homestay và du lịch cộng đồng: nghiên cứu thưởng thức văn hoá bản địa. Đây là loại<br /> hình - sản phẩm du lịch đã rất phổ biến ở một số nước như Pháp, Mỹ, Thái Lan,<br /> Malaysia, Singapo... và đang có xu hướng phát triển nhanh ở nước ta như một số làng<br /> văn hoá dân tộc ở phía Bắc như Mai Châu - Hoà Bình, Bắc Hà – Lào Cai [3]… Du lịch<br /> Homestay và du lịch cộng đồng là hình thức mà khách du lịch lưu trú trong nhà dân, ăn<br /> ở, sinh hoạt cùng với người dân bản địa, khám phá các giá trị của văn hoá địa phương<br /> <br /> TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA TÂY...<br /> <br /> 109<br /> <br /> và các sản phẩm, hoạt động du lịch do người dân, cộng đồng địa phương và khách chi<br /> trả mọi chi phí cho người dân trực tiếp làm các dịch vụ ăn ở, sinh hoạt... Khách thường<br /> là những người thích và luôn quan tâm khám phá các giá trị văn hoá bản địa còn<br /> nguyên sơ, mộc mạc, gần gủi, giá trị mang tính cộng đồng... Thu nhập từ hoạt động du<br /> lịch sẽ mang lại lợi nhuận trực tiếp cho các hộ dân tham gia tổ chức dịch vụ cũng như<br /> làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của bản – làng cộng đồng địa phương. Với tiềm<br /> năng về các giá trị văn hoá cộng đồng bản địa đặc sắc, còn có tính nguyên sơ và từ thực<br /> tế phát triển của loại hình homestay và du lịch cộng đồng ở một số tỉnh, vùng phía Tây<br /> Quảng Nam hoàn toàn có khả năng hình thành và phát triển sản phẩm du lịch độc đáo<br /> này. Trong thời gian tới có thể nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Homestay<br /> và du lịch cộng đồng ở một số làng như Aró xã Lăng, huyện Tây Giang; làng T’ghêy xã<br /> A vương, huyện Tây Giang; làng Tà Vàng (xã A Tiêng, Tây Giang); làng Za Ra (xã<br /> TàBhing, huyện Nam Giang); làng Bhờ Hồông (xã sông Kôn, Đông Giang)... Biến<br /> những làng này trở thành những ngôi nhà, cộng đồng mà khi đến đây khách luôn cảm<br /> thấy ấm cúng, hấp dẫn, như ngôi nhà thứ hai của họ.<br /> Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng – leo núi - thể thao mạo hiểm: Phát triển các loại hình du<br /> lịch thể thao leo núi mạo hiểm ở các đỉnh núi như Pôl Tăm Heo (Ngok Lum Heo) 2.045<br /> mét, Ngok-Ti-On 2.032 mét, Pôl Gơlê Zang (núi Xuân Mãi) 1.834m, Ngọc Linh<br /> 2598m[5]. Hình thành các điểm du lịch tham quan – sinh thái - thể thao – nghĩ dưỡng<br /> tại Thác Grăng, danh thắng nước Lang, Đèo Lò Xo, thác Nước (thác Mô Ních), thác<br /> Bảy tầng, suối nước nóng Đắk Gà, Hồ Ban Mai…; tham quan sinh thái tại các hồ thuỷ<br /> điện trên sông như sông Cái, sông Vàng, sông A Vương, song Tranh, sông Kôn, sông<br /> Bung, Sông Đăk My, Sông Trường, sông Đắk Mét, suối Đăk Glon, Đăk Xa Oa, Đăk<br /> Xe...; loại hình tham quan nghiên cứu sinh thái tại khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.<br /> Đặc biệt, cần xây dựng hồ thuỷ điện Đăkmi 4C trở thành một điểm du lịch sinh thái<br /> nghỉ dưỡng chính cho cả khu vực trên tuyến đường Hồ Chí Minh.<br /> Du lịch ẩm thực thưởng thức hương vị vùng núi. Thưởng thực ẩm thực được xem là một<br /> nhu cầu quan trọng xếp hàng thứ hai đối với mục đích đi du lịch của du khách. Miền<br /> Tây Quảng Nam có cơ sở, điều kiện, tiềm năng để hình thành những sản phẩm ẩm thực<br /> đặc trưng vùng núi cung cấp phục vụ nhu cầu của du khách trong thời gian tới. Vùng<br /> này có các đặc ản nổi tiếng như món rau lủi (xào thịt bò, tỏi, luộc, nấu canh..), măng<br /> (măng khô, xào, luộc, nấu canh..), cá niêng (trên song Tranh), tiêu Tiên Phước, Quế Trà<br /> My, sâm Ngọc Linh... Bên cạnh đó, vùng này cần phải nghiên cứu chuyển đổi mô hình<br /> sản xuất theo hướng trang trại chăn nuôi các loại động vật hoang dã đã được nhân<br /> giống, lai tạo và cho phép nuôi như heo rừng, heo thả rông, gà thả đồi, nuôi nhím, nuôi<br /> thỏ, nuôi ếch, kỳ nhông, nuôi rắn, baba để hình thành các món “gà chỉ, thỏ chỉ, rắn chỉ,<br /> heo chỉ...”. Cùng với các sản phẩm có thể thưởng thức tại chỗ, cũng cần nghiên cứu tạo<br /> các sản phẩm để khách có thể mang về làm quà như các loại rượu (rượu cần, ba kích,<br /> tàvak...), cơm lam, măng khô, thịt khô xông khói (treo giàn bếp), rau lủi... Điều đặc biệt<br /> hơn, trong tương lai không xa, khi hoạt động giao thông vận tải trên đường Hồ Chí<br /> Minh trở nên tấp nập nhộn nhịp hơn, Khâm Đức hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành<br /> trạm dừng nghỉ (ăn và nghỉ trưa - tối - khuya...) của hành khách, của các hãng vận tải<br /> <br /> 110<br /> <br /> TRẦN VĂN ANH<br /> <br /> trên hành trình Bắc – Nam. Khi đó, hệ thống khách sạn, nhà hàng, quán ăn sẽ rất phát<br /> triển nên việc định hướng sản phẩm ẩm thực phục vụ đối tượng khách này là hết sức<br /> quan trọng.<br /> Nếu một lần đi du lịch lên khu vực phía Tây, du khách có thể dừng chân ở Khâm Đức,<br /> Thạnh Mỹ, suối nước khoáng Đắk Gà, thác Găng, thác Bảy tầng... và trong bữa ăn, du<br /> khách được thưởng thức thực đơn với các món ăn như rau lủi, măng rừng, bắp chuối,<br /> “gà chỉ, heo chỉ, rắn chỉ, thỏ chỉ”..., được ăn cơm lam, uống rượu đặc sản (rượu cần, ba<br /> kích, tàvak...) và sau bữa ăn còn có những món ăn mang về làm quà cho người thân thì<br /> chuyến du lịch sẽ trở nên trọn vẹn, tuyệt vời.<br /> 2.2. Những điều kiện phát triển du lịch<br /> 2.2.1. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng<br /> Trên khu vực phía Tây có các tuyến đường quan trọng như quốc lộ như QL14, đường<br /> Hồ Chí Minh và tuyến đường Trường Sơn Đông (đang trong giai đoạn thi công) và các<br /> tỉnh lộ (từ Hội An theo đường 610, 611, từ Đà Nẵng đi theo đường 14E kết nối với<br /> đường Hồ Chí Minh) được xây dựng đảm bảo các yêu cầu phục vụ du lịch, trong đó,<br /> Đường Hồ Chí Minh đã trở thành nhân tố quan trọng, góp phần đánh thức tiềm năng<br /> kinh tế, du lịch miền núi phía Tây Quảng Nam phát triển, góp phần giảm bớt khoảng<br /> cách phát triển giữa miền núi và đồng bằng. Tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ là “kênh<br /> dẫn khách” quan trọng bậc nhất đến với tài nguyên và các điểm du lịch trên địa bàn các<br /> huyện phía Tây. Tuy nhiên từ tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối với các điểm du lịch hầu như<br /> chưa có, chủ yếu là đường liên thôn, bản, đường xã chất lượng thấp, không có biển chỉ<br /> dẫn, đèo dốc rất khó cho các phương tiện di chuyển, phần nào nguy hiểm cho du khách,<br /> nhất là các điểm du lịch núi, du lịch làng văn hóa cách xa đường Hồ Chí Minh và vào<br /> mùa mưa... Mức độ an toàn cao vào mùa khô, mức độ an toàn thấp vào mùa mưa, lũ.<br /> Phương tiện di chuyển chính là ô tô và xe máy.<br /> Hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng tập trung chủ yếu tập trung chủ yếu ở thị trấn<br /> Khâm Đức (Phước Sơn) với hơn 20 cơ sở lưu trú, trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu<br /> chuẩn 3 sao, và một số cơ sở ở trung tâm các thị trấn (mỗi thị trấn có từ 2-3 cơ sở lưu<br /> trú). Tổng khả năng phục vụ của các cơ sở trên khu vực này khoảng trên 1000 lượt<br /> khách/ngày, nhưng chất lượng một số cơ sở chưa cao, thiếu chuyên nghiệp nhất là các<br /> cơ sở ở khu vực ở Nam Giang, Đông Giang, Bắc và Nam Trà My. Các cơ sở lưu trú có<br /> thể đáp ứng giai đoạn hiện tại, nhưng trong tương lai khi hoạt động du lịch phát triển thì<br /> sẽ dẫn tới tình trạng quá tải.<br /> Các điểm du lịch, nhất là các đỉnh núi, thác nước, các làng văn hóa nằm sâu trong khu<br /> vực núi, xa các tuyến quốc lộ đều thiếu hệ thống điện, thông tin liên lạc (sóng điện thoại<br /> di động rất hạn chế),..Điều này chưa đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ du lịch nên khả<br /> năng phục vụ khách còn hạn chế.<br /> <br /> TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA TÂY...<br /> <br /> 111<br /> <br /> 2.2.2. Dân cư và lao động<br /> Khu vực này là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc ít người như Cơ tu, Giẻ<br /> triêng, Kor,.. Cộng đồng cư dân khu vực này cư trú thành các làng bản dọc các con<br /> sông, suối, triền núi,.. nên mật độ dân cư thấp. Cộng đồng cư dân ở đây sở hữu rất nhiều<br /> loại tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch, nhưng đời sống của họ còn nhiều khó<br /> khăn. Họ có lối sống chất phác, mộc mạc, có tinh thần và truyền thống yêu nước.<br /> Nhưng nhận thức, kiến thức và kỹ năng làm du lịch còn nhiều hạn chế. Hầu như người<br /> dân chưa có kiến thức và khả năng làm du lịch. Mới chỉ một số rất ít làng, người dân<br /> được phổ biến, tập huấn các kiến thức và kỹ năng làm du lịch. Do đó, nguồn nhân lực<br /> làm du lịch đang rất thiếu về số lượng và chất lượng thấp kể cả ở các cơ quan quản lý<br /> nhà nước, các doanh nghiệp làm du lịch cũng như trong cộng đồng. Hiện nay, các địa<br /> phương khu vực này chưa có đơn vị và cán bộ chuyên trách làm công tác phát triển du<br /> lịch mà chủ yếu là phòng ghép, tổng hợp, cán bộ kiêm nhiệm, phần lớn lại chưa được<br /> đào tạo chuyên ngành du lịch. Hệ thống các doanh nghiệp du lịch ở khu vực này gần<br /> như chưa có. Hoạt động đưa khách lên du lịch ở khu vực này hiện tại chủ yếu là do các<br /> doanh nghiệp ở Hội An, Tam Kỳ tổ chức.<br /> Ngoài ra, khu vực phía Tây đã và đang được sự chú ý quan tâm của các cấp các ngành<br /> trong quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Nam đến<br /> 2020 xác định khu vực phía Tây là một địa bàn du lịch quan trọng gắn liền với việc khai<br /> thác và bảo tồn các giá văn hóa cộng động, tài nguyên tự nhiên sinh thái,.. Định hướng<br /> phát triển du lịch trong thời gian tới là mở rộng không gian và biên độ phát triển du lịch<br /> lên phía Tây và phía Nam của tỉnh. Tỉnh và ngành du lịch luôn khuyến khích các doanh<br /> nghiệp đầu tư phát triển các tour/tuyến du lịch, xây dựng sản phẩm và phát triển các điểm<br /> du lịch ở khu vực này. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO phối hợp với UBND tỉnh Quảng<br /> Nam đang triển khai dự án “tăng cường hoạt động làm du lịch tại các huyện nằm sâu<br /> trong đất liền” được thực hiện tại làng Bờhồông, thôn Đhờ rôồng ở Đông Giang.<br /> 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI<br /> Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất. Trước hết cần xây dựng hệ thống các<br /> tuyến giao thông kết nối các điểm du lịch như các làng truyền thống các dân tộc, hồ thác nước, khu rừng, đỉnh núi, các trang trại, khu nghỉ dưỡng, các điểm tham quan... với<br /> tuyến đường Hồ Chí Minh và các tuyến tỉnh lộ, kết nối với các khu vực (Tây Nguyên,<br /> Đà Nẵng, Huế, Hội An, Lào qua cửa khẩu Đắkốc...) nhằm làm tăng khả năng tiếp cận,<br /> tăng tính tiện lợi, an toàn, nhanh chóng khi khách muốn di chuyển, tham quan, nghĩ<br /> dưỡng. Phát triển hệ thống các phương tiện vận chuyển phù hợp, đặc thù miền núi như<br /> hệ thống xe buýt, xe du lịch (tự lái), mô tô cho thuê (phục vụ du lịch cá nhân, du lịch<br /> “bụi”, du lịch “phượt”), các loại thuyền (du lịch lịch trên sông, hồ...) và phát triển hệ<br /> thống các trạm tiếp nhiên liệu, sửa chữa phương tiện, ứng cứu khẩn cấp cho khách...<br /> Xây dựng hệ thống các cơ sở lưu trú dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, các trung tâm<br /> lưu trú quy mô, hiện đại, đạt tiêu chuẩn tại các trung tâm các huyện như Khâm Đức,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1