intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tết Songkran - Lễ hội té nước ở Thái Lan

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

175
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 4 hàng năm là dịp người dân Thái Lan háo hức đón chào ngày tết cổ truyền dân tộc của mình. Diễn ra từ ngày 13 -15/4, Tết Songkran là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân xứ sở chùa Vàng. Một trong những hoạt động chính của Tết Songkran là lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Thái, trong ngày Tết Songkran ai được té nhiều nước lên người thì sẽ có nhiều may mắn trong năm mới. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tết Songkran - Lễ hội té nước ở Thái Lan

  1. Tết Songkran - Lễ hội té nước ở Thái Lan Tháng 4 hàng năm là dịp người dân Thái Lan háo hức đón chào ngày tết cổ truyền dân tộc của mình. Diễn ra từ ngày 13 -15/4, Tết Songkran là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân xứ sở chùa Vàng. Một trong những hoạt động chính của Tết Songkran là lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Thái, trong ngày Tết Songkran ai được té nhiều nước lên người thì sẽ có nhiều may mắn trong năm mới. Người Thái cũng như người Việt Nam chuẩn bị cho tết cổ truyền từ rất sớm. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng lại cho tươm tất. Vào sáng ngày thứ nhất của Tết, người Thái trưng diện thật đẹp, ăn bữa cơm gia đình và đi lên chùa sớm. Sau các nghi thức tại chùa, họ về quây quần với gia đình. Ở một số nơi, người ta không về nhà mà mang theo nước thơm để xịt và lau chùi ngôi chùa và tượng Phật nào đó để tỏ lòng thành kính và cầu mong sự may mắn.
  2. Ngày thứ 2 gọi là Wan Nao (hay còn gọi là ngày chuẩn bị) được xem như là đêm Giao thừa trong tết cổ truyền của người Thái. Theo truyền thống, vào ngày này người ta không được chửi rủa hay làm bất kỳ hành động nào không đúng hoặc có ác tâm, nhà cửa được cọ rửa sạch sẽ và vứt bỏ đi những thứ không còn cần thiết. Ngày cuối cùng của Tết Songkran, người Thái sẽ đi đến nhà họ hàng lớn tuổi và thực hiện nghi thức “Dam Hua”, nhẹ nhàng rưới nước thơm lên tay những bậc tiền bối như là cách chứng tỏ tình yêu thương và lòng kính trọng đối với họ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi không còn giữ lễ nghi này như trước nữa mà có thể thoải mái té nước vào bất kỳ ai chỉ để vui và cầu chúc may mắn cho họ.
  3. Người ta dùng đủ mọi cách để té nước lên nhau Người ta dùng đủ mọi cách để té nước lên nhau, từ ca, xô…đến cả súng bắn nước. Ai được té nước càng nhiều thì càng may mắn trong năm mới! Ngoài ra, nhiều người Thái còn bôi bột mì lên người, lên mặt hay hòa vào nước để té vào nhau. Người Thái quan niệm rằng tạt nước nhằm xóa đi những xui xẻo, mệt mỏi của năm cũ để đón một năm mới tươi tắn hơn. Đến Thái Lan dịp này, bạn đừng quên ra đường với bộ trang phục dự phòng hoặc mặc những loại vải không thấm nước hoặc nhanh khô, bởi lẽ, bạn sẽ được người dân Thái thân thiện chúc mừng bằng những gáo nước. Tục té nước trên đường phố ngày tết là một tập tục rất dễ thương và khá ấn tượng với du khách quốc tế. Đừng tỏ vẻ khó chịu hay né tránh bởi đó l à
  4. may mắn bạn nhận được thay cho lời chúc phúc. Ai càng bị tạt nhiều nước thì càng gặp nhiều may mắn. Món ăn Thái Lan Nếu đến Thái Lan vào dịp này bạn cũng nên thưởng thức mâm cơm ngày Tết của người Thái cũng rất đặc biệt. Đây là cơ hội để bạn thưởng thức những món ăn đặc trưng và khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái, vốn luôn làm kinh ngạc du khách đúng như câu khẩu hiệu “Amazing Thailand – Always amazes you”(Một Thái Lan kỳ diệu – Luôn làm bạn ngạc nhiên) Tết Songkran là cơ hội để du khách quốc tế tham gia, tìm hiểu một nét đặc sắc trong nền văn hóa của xứ sở chùa Vàng. Theo thường lệ, thủ đô Bangkok là nơi tổ
  5. chức các hoạt động chào mừng lễ hội Songkran lớn nhất. Trong đó, khu phố Tây Khao San là một trong những điểm nóng tại thành phố nơi diễn ra các hoạt động té nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2