intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thác Bản Giốc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

227
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thác Bản Giốc có độ cao 53m và chiều rộng 300m, chia thành ba tầng, gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thác Bản Giốc

  1. Thác Bản Giốc Thác Bản Giốc có độ cao 53m và chiều rộng 300m, chia thành ba tầng, gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Bản Giốc Từ Hà Nội ngược lên biên giới Việt Trung, qua bao nhiêu sông suối, thác ghềnh du khách sẽ đến một vùng đất cao, núi rừng trùng điệp, đèo heo hút gió, và bằng phẳng như chính tên gọi của nó: Cao Bằng. Đây là quê hương của nhưng tấm thổ cẩm Tày-Nùng đẹp rực rỡ, của cây hồi, dầu hồi, của lê Đông Khê, mận Thất Khê, hạt dẻ Trùng Khánh, thạch đen Quảng Hòa nổi danh với những di tích lịch sử và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thanh bình.
  2. Tìm đến huyện Trùng Khánh, nơi có những hạt dẻ thơm bùi nhất … mà thỉnh thoảng trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội du khách có thể nhìn thấy những chiếc xe chất đầy hạt dẻ cộng thêm cái biển “Hạt dẻ Trùng Khánh” cùng lời rao lanh lảnh. Và Trùng Khánh cũng là nơi tìm đến của những kẻ thích phiêu du hòa mình vào thiên nhiên, là nơi tìm đến của những nhà nhiếp ảnh nổi danh, trong đó có Hoàng Thế Nhiệm. Bởi một lẽ đơn giản: Thác Bản Giốc đẹp và hùng vĩ đã được tạo hóa sắp đặt ở chốn này. Hãy nhìn lại lần nữa góc ảnh nổi tiếng trong tác phẩm nổi tiếng mà nhà nhiếp ảnh Hoàng Thế Nhiệm đã ghi lại được trong bộ sưu tập “Việt Nam Toàn Cảnh”. Một buổi chiều rất đỗi bình yên với những đứa trẻ ngồi ngả mình trên lưng trâu, những con trâu đang chậm rãi gặm cỏ bên dòng nước từ thác Bản Giốc đổ trên cao xuống trắng xóa và hòa mình vào mặt nước phẳng lặng. Bản Giốc
  3. “Anh muốn đưa em về thăm Bản Giốc Thác nước đầy vang vọng những lời thơ Có những cây xanh trải dài con bóng Câu ca dao ai đặt thuở khai thời” Nước nguồn chảy từ dòng sông Quây Sơn, Trung Quốc đổ vào Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thủy, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thủy, qua bãi ngô trên làng Bản Giốc rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống tạo thành thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc có độ cao 53m và chiều rộng 300m, chia thành ba tầng, gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Dù đứng từ rất xa, chưa nhìn thấy những dòng thác, nhưng du khách có thể nghe nghe thấy tiếng nước thác chảy ầm ào vang động cả một vùng đất rộng lớn. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây xẻ dòng sông thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng. Nước va vào đá tung lên thàn mưa bụi bốc lưng chừng núi cao ven bờ, tạo thành những vàng sáng của cầu vồng ngay trên thác. Vào những ngày hè oi ả, không khí ở đây vẫn mát lạnh và vào mỗi ban mai, ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước đã tạo thành dải cầu vòng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác là mặt sông rộng, với bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng … Thác Bản Giốc nổi tiếng với một loài cá tên trầm hương. Cá trầm hương, một loại cá thịt rất thơm, thơm như mùi trầm. Đó là do xung quanh thác có rất nhiều cây trầm hương mà rễ và lá đã rơi xuống nước. Vào những năm hai mươi của thế kỷ trước, những mái nhà tranh được dựng dọc bờ sông cho dân chúng giải trí và câu cá trầm hương. ” Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Bên cạnh nó là động Ngườm Ngao, dài khoảng 3km được đánh giá là một rong những hang động đẹp của Việt Nam. Nhìn sang phía bên kia dòng thác là cột biên mốc 53 phân chia biên giới Việt Trung.
  4. Làng Bản Giốc nhỏ và xinh xắn với những mái nhà lợp rạ, lẩn khuất sau con đường ngoằn ngoèo xuyên qua núi. Những chiếc cọn nước kẽo kẹt quay mãi miết như chưa bao giờ được nghỉ ngơi. Dưới chân đèo Mã Phục, những thửa ruộng bậc thang trông như một mảnh áo vá nhiều màu, xếp từng bậc nối tiếp nhau lên trời. Ruộng bậc thang là đặc trưng của vùng núi phía Bắc. Chọc lỗ tra hạt là phương thức canh tác của người dân địa phương. Dưới mái nhà sàn, cuộc sống của người dân thật bình lặng, êm ả. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng người đội mưa đi cấy. Trời hửng nắng, không gian chợt bừng lên. Một chú bé con như người chỉ huy dàn nhạc, vung chiếc gậy nhỏ xíu, lùa đàn trâu xuống gặm cỏ. Trở lại Cao Bằng vào những ngày cuối mùa xuân này trong không khí đất trời vẫn còn hơi ấm của mùa xuân. “Làng bản mờ trong sương, vẫn rộn ràng tiếng hát của người đi làm nương. Ơi! Cao Bằng yêu thương”… Câu hát trong bài “Trở lại Cao Bằng” sẽ quyến rũ những ai thích tiếng đàn tính trong vắt, ngân lên khắp núi rừng. Hãy một lần đặt chân đến vùng đất cực Bắc này, bạn sẽ cảm nhận được sức cuốn hút mạnh mẽ của thiên nhiên hùng vĩ và sự bình yên đến kỳ lạ. Cách duy nhất là đi đến đây bằng ô tô (đi hết khoảng 9 tiếng). Nếu bạn đi ô tô khách thì có tuyến xe khách đi Cao Bằng, xuất phát ở bến xe Mễ Trì, ngày có hai chuyến 6h, 8h sáng, giá vé 60,000 VNĐ. Xe dừng tại bến xe tỉnh Cao Bằng. Sau đó bạn sẽ phải đi ô tô tiếp từ bến xe Cao Bằng đến huyện lỵ Trùng Khánh. Và thác Bản Giốc hiện ra trước mắt thật tuyệt vời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2