intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thắc mắc về thuốc – P3

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con trai tôi mới 6 tháng tuổi, vừa rồi cháu bị húng hắng ho. Tôi có mua sirô ho long đờm cho cháu uống thì thấy cháu lại ho nhiều hơn và có rất nhiều đờm mà cháu lại không thể khạc ra được. Tôi phải làm thế nào? Không biết sirô ho long đờm chị mua có tên và thành phần là gì nhưng thuốc ho long đờm nói chung có tác dụng giúp làm tăng thể tích dịch tiết đường hô hấp (làm loãng đờm) để chúng dễ bị tống ra ngoài theo phản xạ ho. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thắc mắc về thuốc – P3

  1. Thắc mắc về thuốc – P3: Dùng sai thuốc chữa ho Con trai tôi mới 6 tháng tuổi, vừa rồi cháu bị húng hắng ho. Tôi có mua sirô ho long đờm cho cháu uống thì thấy cháu lại ho nhiều hơn và có rất nhiều đờm mà cháu lại không thể khạc ra được. Tôi phải làm thế nào? Không biết sirô ho long đờm chị mua có tên và thành phần là gì nhưng thuốc ho long đờm nói chung có tác dụng giúp làm tăng thể tích dịch tiết đường hô hấp (làm loãng đờm) để chúng dễ bị tống ra ngoài theo phản xạ ho. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các cục đờm, hoặc đờm tiết ra nhiều không khạc được ra ngoài có thể gây ùn tắc, đôi khi làm tắc nghẽn đường hô hấp nhất là đối với những người không có khả năng tự tống đờm ra ngoài (người già, người có phản xạ ho giảm, trẻ
  2. em, người bị suy hô hấp, hen suyễn...). Vì vậy không nên dùng thuốc ho có thành phần long đờm trong những trường hợp này. Trường hợp của cháu vừa mới húng hắng ho chị đã cho uống thuốc ho là chưa cần thiết. Hơn nữa, do cháu chưa có khả năng tự khạc đờm, chị lại dùng thuốc ho long đờm sẽ làm cho đờm tiết ra nhiều, làm tắc nghẽn đường thở sẽ rất nguy hiểm. Chị nên dừng ngay thuốc đó lại. Nếu cảm thấy không yên tâm về sức khỏe của con chị hãy đưa cháu đi khám để bác sĩ có những tư vấn về dùng thuốc và cách chăm sóc trẻ thích hợp.
  3. Chú ý khi uống thuốc tránh thai với các thuốc khác Tôi nghe nói khi sử dụng đồng thời một thuốc viên tránh thai với một thuốc khác có thể sẽ làm thất bại việc tránh thai bằng thuốc, nghĩa là có thể vẫn có thai. Điều này có đúng không và cách khắc phục như thế nào? Trịnh Thu Hoài (Bắc Giang) Có khá nhiều loại thuốc đã được báo cáo là có khả năng làm giảm hiệu lực của viên tránh thai. Đó là: - Nhóm thuốc do cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan làm thuốc tránh thai bị chuyển hóa nhanh hơn nên làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai như: thuốc chống lao (rifampicin), thuốc chống động kinh (hydantoin, phenobarbital, carbamazepin) và thuốc hạ sốt primidon. Nên tránh dùng các thuốc này cùng với thuốc tránh thai hoặc nếu không có thể dùng tăng thêm liều thuốc tránh thai. - Nhóm thuốc do làm giảm vòng tuần hoàn ở gan, ruột của thuốc tránh thai: penicillin, tetracyclin và các dẫn xuất. Trong trường hợp phải dùng cùng với các thuốc này, nên tạm thời sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác cho an toàn.
  4. Ngoài ra, một số thuốc như than hoạt và các chất hấp phụ khác, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, vitamin C, chloramphenicol, cimetidin, promethazin, các sulfamid, các loại hormon tuyến giáp... cũng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc viên tránh thai.
  5. Sao mãi chẳng khỏi? Tôi năm nay 58 tuổi, bị bệnh đái tháo đường đã 3 năm nay. Gần đây tôi thấy mắt hay ngứa, đỏ, ra nhiều dử mắt. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị viêm kết mạc và cho tôi thuốc về dùng. Nhưng tôi thấy dùng mãi mà chẳng khỏi. Xin hỏi có cách nào chữa Prednisolon chống chỉ định với khỏi bệnh. Tôi xin chân thành cảm người bệnh đái tháo đường. ơn! Nguyễn Văn Tuân (Hà Đông, Hà Nội) Có thể bác sĩ đã cho bác thuốc chữa viêm kết mạc mà trong thành phần của thuốc có chứa prednisolon, một loại thuốc chống viêm mạnh hơn hydrocortison gấp 3 -5 lần, rất hay được dùng để điều trị bệnh viêm kết mạc. Tuy nhiên, thuốc có chống chỉ định đối với người bệnh đái tháo đường. Có thể khi đi khám mắt bác không nói rõ cho bác sĩ biết là bác bị bệnh đái tháo đường. Đó có thể là lý do tại sao bác dùng thuốc mãi mà chẳng khỏi bệnh. Vì vậy bác hãy quay trở lại bác sĩ khám mắt và nói với bác sĩ về bệnh đái tháo đường để bác sĩ đổi thuốc khác cho bác. Bác nên lưu ý là đối với bệnh nhân đái tháo đường khi bị mắc một bệnh viêm nhiễm nào đó thì thời gian lành bệnh bao giờ cũng kéo dài hơn người bình thường
  6. do khả năng miễn dịch kém hơn, thời gian hồi phục lâu hơn. Vì vậy bác cần bình tĩnh điều trị cho đến khi bệnh khỏi hẳn và chớ sốt ruột làm bệnh càng lâu khỏi. Chúc bác chóng khỏi bệnh!
  7. Trị cảm cúm - Thuốc gì? Năm nay tôi 49 tuổi, có bệnh lý xoang mạn tính, mỗi khi thay đổi thời tiết nhất là vào mùa thu đông, tôi thường bị cảm cúm, hắt hơi sổ mũi. Tôi xin hỏi dùng thuốc điều trị cảm cúm như thế nào cho hợp lý? Một trong những dấu hiệu của cảm Trần Thị Bình (Hà Nội) cúm là hắt hơi sổ mũi. Thời tiết đang lúc giao mùa, nên là điều kiện thuận lợi để bệnh cảm cúm xuất hiện, lây lan trong cộng đồng. Đây là bệnh của đường hô hấp do virut gây ra, tác động tới niêm mạc miệng, mũi, họng và phổi. Các triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt. Vì là bệnh do virut, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng gồm nhiều loại biệt dược, thường chứa hoạt chất paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra, còn có các biệt dược được kết hợp một hoặc nhiều hoạt chất với paracetamol. Sự kết hợp giữa paracetamol với chlorpheniramin, trong đó chlorpheniramin có tác dụng chống triệu chứng dị ứng, giảm chảy nước mắt, hắt
  8. hơi, sổ mũi. Tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ như gây chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ. Không nên dùng thuốc khi bị nghẹt mũi. Phối hợp với guaifenesin để làm dịu ho, sát khuẩn, làm loãng đờm. Tác dụng phụ có thể là nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, mẩn ngứa. Phối hợp với pseudoephedrin để chống ngạt mũi, tuy nhiên thuốc làm tim đập nhanh, khô miệng, khó ngủ, tăng huyết áp. Phối hợp với dextromethorphan để giảm ho. Thuốc khá an toàn nếu dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lạm dụng thuốc có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh. Như vậy, có rất nhiều thuốc có thể sử dụng khi bị cảm cúm. Tuy nhiên điều đáng chú ý, nhóm thuốc điều trị triệu chứng chủ yếu là thuốc hạ sốt, thuốc bán không cần kê đơn, nên người bệnh thường tự ý đi mua về sử dụng do đó đã có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra. Điều cần thiết là hãy đến gặp bác sĩ trước khi dùng thuốc; tuân thủ đúng liều lượng đã được hướng dẫn; khi có tác dụng phụ cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0