intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức của việc hành nghề kế toán – kiểm toán tại Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thách thức của việc hành nghề kế toán – kiểm toán tại Việt Nam hiện nay" phân tích những thách thức của ngành nghề và đưa ra giải pháp thích nghi việc hội nhập là một vấn đề cấp bách hiện nay. Bài viết đưa ra những thách thức cũng như đề ra phương hướng khắc phục đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức của việc hành nghề kế toán – kiểm toán tại Việt Nam hiện nay

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 THÁCH THỨC CỦA VIỆC HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY THE CHALLENGES OF ACCOUNTING - AUDITING PRACTITIONERS IN VIETNAM TODAY Sinh viên Bùi Tuyết Anh, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Nguyễn Hà Tường Vi, Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Ánh Linh Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong những năm trở lại đây, cụm từ Cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến rất nhiều trong các cấp từ Nhà nước, đến doanh nghiệp và các trường đại học. Điều đó như đang dần mở ra những thách thức và cơ hội để phát triển nước nhà. Cuộc Cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu di động…Với rất nhiều những lợi ích mà công nghệ 4.0 mang lại, thật không quá khi nói đây là một cuộc cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành kế toán- kiểm toán nói riêng và các ngành kinh tế mũi nhọn nói chung. Chính vì thế mà ngành gặp phải những thách thức không hề nhỏ trong việc tiếp cận, đổi mới công nghệ và cách thức hoạt động để tồn tại cũng như phát triển. Việc phân tích những thách thức của ngành nghề và đưa ra giải pháp thích nghi việc hội nhập là một vấn đề cấp bách hiện nay. Bài viết đưa ra những thách thức cũng như đề ra phương hướng khắc phục đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, kế toán-kiểm toán, giải pháp, thách thức ABSTRACT In recent years, the term Industrial Revolution 4.0 has been widely used in all levels from the state to businesses and universities. That is opening up some of the challenges and opportunities for domestic development. The industrial revolution based on the Internet that connects things, artificial intelligence, cloud computing, analyzing mobile data… With so many benefits that technology 4.0 brings, which can not be denied that it is a revolution that has tremendous impacts on the accounting and auditing in particular and key economic sectors in general. The profession is also facing how to access and improve technology and how it works to survive and develop. The analysis of the situation and the formulation of an adaptive solution are an urgent problem today. This paper reports the challenges as well as outlines ways to address the needs for international economic integration. Keywords: Industrial Revolution 4.0, accounting – auditing, solutions, challenges. 1. Giới thiệu Sự xuất hiện của kế toán - kiểm toán trên thế giới đã có từ hàng ngàn năm, nhưng ở Việt Nam hai khái niệm này chỉ bắt đầu làm đúng nhiệm vụ sau khi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được áp dụng vào những năm 90. Từ đó đến nay, cuộc hành trình phát triển ngành nghề này gặp vô vàn khó khăn, mặc dù Nhà nước đã cố gắng rút kinh nghiệm từ những 933
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thất bại vốn có trên thị trường kinh tế thế giới. Hiện nay, chúng ta đang đi trên chiếc thuyền mang tên Cách mạng công nghiệp 4.0, nó đang từ từ dần dần thay đổi cách sống, phong cách làm việc của mọi lĩnh vực. Không ai có thể đoán trước được sự thay đổi đó bùng nổ như thế nào, lớn mạnh ra sao nhưng việc đối mặt với điều đó thì phải mang tính tích hợp và toàn diện. Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn được gọi là Internet kết nối vạn vật, chính vì thế mà nó có thể thu thập, chứa đựng và xử lý dễ dàng một số lượng dữ liệu lớn. Chúng đã thực sự mang đến thay đổi mới toàn diện trong tất cả các ngành nghề và ngành kế toán - kiểm toán không phải là ngoại lệ. Mô hình tự động hóa còn loại bỏ tính chủ quan của kiểm toán viên của báo cáo tài chính và làm cho quy trình xử lý trở nên đáng tin cậy và nhất quán hơn. Ngoài ra Cách mạng công nghiệp giúp người hành nghề kế toán - kiểm toán tại Việt Nam có thêm động lực học tập giúp nâng cao trình độ về công nghệ, các kỹ năng cần thiết để có thể bắt kịp với công nghệ mới và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, sự phát triển này đã mang lại nhiều thách thức đối với việc hành nghề kế toán - kiểm toán tại Việt Nam. Bởi cách mạng 4.0 đã làm cho robot có được trí tuệ nhân tạo khiến chúng có khả năng học hỏi cũng như ghi nhớ nhanh hơn so với con người. Điều đó dẫn đến tầm nhìn của giới trẻ hiện nay cho rằng kế toán - kiểm toán là một trong số các ngành đáng bị loại bỏ. Vì họ cho rằng máy móc có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên, kiểm toán viên và các dịch vụ kiểm toán độc lập có còn thật sự mang tới vai trò hữu ích. Bên cạnh đó còn có những khó khăn khác như các công cụ bảo mật cũ đã không còn hiệu quả nữa, các sinh viên ra trường thiếu đi các kỹ năng cần thiết để bắt kịp với công nghệ mới và khó khăn trong việc cân bằng giữa các chuẩn mực quốc tế và Việt Nam do thị trường lao động còn hạn chế về mặt chuyên môn và ngoại ngữ (Nguyễn T. N., 2020). Nghiên cứu này góp phần phân tích nhằm chỉ ra được lý thuyết về sự tác động của công nghệ 4.0 lên ngành kế toán – kiểm toán; Các thách thức nào mà việc hành nghề kế toán - kiểm toán gặp phải tại Việt Nam hiện nay. Từ đó đánh giá của nhóm tác giả về vấn đề nghiên cứu và liệu rằng các biện pháp được đưa ra để giải quyết thử thách trên. Chúng tôi mong rằng các phân tích và góp ý của mình có thể phần nào giúp cho các nhà nghiên cứu và bản đọc có thẻ hiểu rõ về vấn đề này. 2. Phương pháp nghiên cứu Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, hệ thống hóa lý thuyết. Các nguồn tài liệu tiếp cận chủ yếu là sách, báo, tạp chí khoa học uy tín ở trong và ngoài nước. Đầu tiên là căn cứ vào vấn đề nghiên cứu để thu thập những tài liệu, nghiên cứu đi trước để liên kết, sắp xếp và đưa ra những yếu tố được cho là tác động quan trọng trong thời kỳ công nghệ. Dựa vào những nhân tố đó để phân tích, chỉ ra nguyên nhân và đối tượng (kế toán – kiểm toán viên) bị tác động bởi công nghiệp hóa, ngoài ra bài viết còn dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Cuối cùng là đề xuất giải pháp được đánh giá là phù hợp nhằm giải quyết những thách thức mà kế toán - kiểm toán viên gặp phải trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Khái quát về ngành Kế toán – Kiểm toán và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Khái quát ngành kế toán – kiểm toán “Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” (luật kế toán số 88/2015/QH13). Kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ, kê khai số liệu, thống kê và quyết toán thuế. Qua việc thống kê, kế toán sẽ quan sát, theo dõi tình hình và phân tích đến các con số 934
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong kinh doanh để đề ra những phương hướng tiếp theo cho các doanh nghiệp. Khái quát cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhóm nhà khoa học người Đức đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao năm 2011, có thể coi Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng này. Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp 4.0" là một cụm từ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS). Cuộc cách mạng lần thứ tư giờ đây không chỉ đơn thuần là sự phát triển của một lĩnh vực nào đó như những cuộc cách mạng trước, 4.0 đưa ta đến một thế giới đột phá bằng những công nghệ hiện đại. Khi so sánh với các cuộc cách mạng trước đây thì 4.0 đưa đến sự vượt bậc thông qua tốc độ phát triển, không chỉ là tốc độ đơn thuần mà là tốc độ của cấp số nhân và đang từng bước phá vỡ mọi ngành công nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 3.2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 lên kế toán – kiểm toán Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến quy trình kế toán, thậm chí là thay đổi toàn bộ cả hệ thống làm việc. Cuộc cách mạng này làm cho các số liệu thống kê một cách minh bạch hơn, hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp hơn so với phương pháp truyền thống. Đã có những nghiên cứu về công nghệ chỉ ra rằng sự thay đổi hành vi của con người với đối tượng chịu tác động là bản chất của sự thay đổi về công nghệ và sẽ làm thay đổi quy trình của kế toán (Nguyễn T. N., 2020). Bên cạnh đó (Ghasemi, Shafiepour, Aslani, & Barvayeh, 2011) cho rằng phần mềm kế toán và ứng dụng chia sẻ tri thức là hai đột phá quan trọng trong hệ thống kế toán (audit software and knowledge-sharing applications) và việc công nghệ thông tin phát triển giúp quy trình kế toán ngày càng hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, việc sử dụng phần mềm kế toán ngày càng rộng rãi và trở thành tiêu chí để các doanh nghiệp tuyển dụng, do đó tạo ra thách thức chuyên môn về phần mềm kế toán đối với sinh viên mới ra trường (Hancock, et al., 2009). Mô hình tự động hóa được áp dụng bởi công nghệ và quá trình tự động hóa trong việc thu thập hoặc đánh giá dữ liệu để tăng chất lượng, loại bỏ tính chủ quan của kiểm toán viên và làm cho quy trình trở nên đáng tin cậy và nhất quán hơn. Lúc đó kiểm toán có thể đảm bảo linh hoạt về mặt thời gian, nó sử dụng công nghệ thông tin loại bỏ được bớt quy trình phỏng vấn và trả lời câu hỏi với đối tác. Không những thế nó còn nhanh chóng kiểm tra và xử lý thủ công về mặt số liệu bởi nó sử dụng công nghệ thông tin để tiến hành thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu là rõ ràng (Schneider, Dai, Janvrin, Ajayi, & Raschke, 2015). Ví dụ như doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kiểm toán, đảm bảo thường xuyên hơn (hằng tháng thay vì hằng năm) hay doanh nghiệp có thể nhận các phản hồi về thông tin một cách nhanh chóng hơn (có thể trong 1 tuần thay vì 3 tuần như hiện nay). Không chỉ thế A.I còn giúp chúng ta nhận thấy rõ được sự minh bạch hơn trong báo cáo tài chính (Trần, Phạm, Đậu, & Trần, 2021). Ví dụ như kiểm toán viên thu thập và lưu trữ dữ liệu, cung cấp một giao diện dễ dàng để đi từ kết quả đến các trường hợp cơ bản trong dữ liệu nguồn, họ có thể nhận thấy được rủi ro và chi tiết cụ thể về những vấn đề gì đã dẫn đến nó hay các tính toán đều được minh bạch. Tức là các phương pháp tính toán rủi ro hoặc cách kết quả được ghi đều 935
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 có thể được giải mã. Dù nhiều lợi ích như vậy song vẫn đặt ra nhiều thách thức và khó khăn đến kế toán- kiểm toán Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 4. Kết quả nghiên cứu thách thức của ngành Kế toán – Kiểm toán tại Việt Nam hiên nay Thứ nhất là, thách thức của công nghệ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì sự an toàn thông tin kế toán - kiểm toán ngày một trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 thời cơ và thách thức, với kế toán - kiểm toán” với sự phối hợp của Hiệp hội kế toán công chứng Vương Quốc Anh (ACCA) có nhắc tới thách thức đối với những chính sách để bảo mật thông tin kế toán - kiểm toán. Mặc dù xu hướng hiện nay là Cách mạng công nghiệp 4.0, là công nghệ nhưng một số kế toán – kiểm toán viên cho rằng công nghệ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít tới ngành (Bộ Tài chính, 2018). Trong kỷ nguyên số, các ứng dụng của dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và blockchain là những thách thức chính đối với người hành nghề kế toán – kiểm toán và bản thân kế toán – kiểm toán phải luôn trong tình trạng sẵn sàng về kiến thức và kỹ năng mới để thích ứng với quá trình tự động hóa (Gulin , Hladika, & Valenta, 2019). Điều cần chú ý khác là 97,4% doanh nghiệp trong nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021) được thành lập với quy mô ở mức nhỏ đến trung bình chưa có đủ vốn cũng như điều kiện để cho phép nhân viên tiếp cận được với ứng dụng công nghệ cao (Phan T. H., 2020). Trong thời đại cách mạng 4.0 (A.I), sẽ giúp hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như công việc lên một tầm cao mới. Nhưng đồng thời nó cũng khiến cho một số ngành người lao động có thể bị mất việc làm, kế toán – kiểm toán cũng không là ngoại lệ. Dựa vào các số liệu tính toán của Đại học Oxford, 95% khả năng kế toán mất việc do tác động của máy móc đã xử lý phần lớn dữ liệu (Griffin, 2019). Trong khi đó, nghiên cứu khác lại cho rằng 96% là tỷ lệ loại bỏ ngành bởi sự ra đời của AI (Stancheva-Todorova, 2018). Bởi vì tự động hóa gần như có thể làm giảm đi tới 40% khối lượng công việc của kế toán – kiểm toán trong tương lai (Gulin , Hladika, & Valenta, 2019). Chính vì thế mà hiện nay, giới trẻ cho rằng ngành kế toán – kiểm toán có còn thực sự hữu ích. Liệu rằng trong tương lai nếu bản thân có thất nghiệp khi theo đuổi con đường này? Thứ hai là, sự thiếu hụt về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của nhân lực. • Kỹ năng chuyên môn Đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chia sẻ: “Hiện nay nhiều sinh viên để tâm quá nhiều vào việc phải đạt được thành tích gì nhưng cũng có nhiều người không chú ý tới việc bằng cấp ra trường như thế nào” (Hương, 2018). Điều này gây ra lỗ hổng trong kiến thức, kỹ năng chuyên môn và ảnh hưởng đến năng lực làm việc của cá nhân. Ngoài ra, (Mai, 2018) cho rằng một số sinh viên quá chú trọng vào việc làm thêm mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập. Không những vậy họ còn lãng phí thời gian với các công việc không liên quan đến chuyên ngành chẳng hạn như phục vụ, giao hàng… Ngành kế toán - kiểm toán đòi hỏi phải có sự thành thạo sử dụng được các phần mềm, ứng dụng để soạn thảo văn bản, lập bản báo cáo, phân tích số liệu, đặc biệt là các phần mềm chuyên dụng cho ngành kế toán – kiểm toán như Misa, Fast, HTKK… Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi bắt đầu công việc, kỹ năng chuyên môn về tin học của người nhân viên rất hạn chế nên các doanh nghiệp buộc phải đào tạo lại. Thông qua khảo sát của (CIMA, 2014), kết quả cho rằng đây chính là thách thức lớn trong bối cảnh hội nhập. 936
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Kỹ năng mềm Khác với kỹ năng chuyên môn, những người bị yếu kỹ năng mềm thường do chương trình đào tạo còn đặt nặng lý thuyết bài tập trên sách vở hay bản thân sinh viên còn thụ động, không chủ động học hỏi gây ra nhiều khó khăn khi dấn thân vào công việc (Trương & Nguyễn, 2019). Ông Trần Thiên Ân Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn đánh giá rằng nhiều ứng cử viên không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng mềm (Bình, 2010). Thêm vào đó, thách thức này còn được thể hiện rõ hơn thông qua kết quả nghiên cứu của (Nguyễn & Đặng, 2015). Nhiều người truyền đạt ý kiến của bản thân không hiệu quả dẫn đến việc có thể nảy sinh hiểu lầm, thậm chí bị hạn chế trong việc truyền đạt ở các buổi thuyết trình hoặc làm việc nhóm. Bên cạnh đó còn gặp nhiều thiếu sót trong việc quản lý thời gian và tổ chức công việc cũng như làm việc dưới áp lực. Về kỹ năng làm việc nhóm, nhiều hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, phân chia công việc không đồng đều, các thành viên không đóng góp ý kiến xây dựng và nhiều vấn đề khác nữa. Thứ ba là, sự vướng mắc về áp dụng chuẩn mực quốc tế. Vào khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), đây là một cải tiến rất lớn trong hệ thống văn bản pháp lý về kế toán ở Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, VAS mặc dù đã dựa trên và xây dựng theo hướng các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) để phù hợp với nền kinh tế thị trường nước nhà, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa hai chuẩn mực đó, nó vẫn có một khoảng cách nhất định và gây ảnh hưởng đến sự hội nhập của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế thống kê đã khảo sát vào tháng 4/2018, có 144/166 quốc gia được khảo sát đã yêu cầu các công ty niêm yết áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), số còn lại cũng đã cho phép áp dụng IFRS (Phan C. N., 2019). Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một trong bảy quốc gia đứng bên ngoài cam kết này và chỉ sử dụng chuẩn mực kế toán riêng của Việt Nam. Bề dày lịch sử phát triển của kế toán – kiểm toán cho thấy mức độ giáo dục, đào tạo chuyên nghiệp là rất cao và cần phải có nhiều thời gian để thực hiện. Nên phần lớn các doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng áp dụng mà cần thời gian để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực, nâng cấp hệ thống thông tin, phần mềm (Trần Q. T., 2020). Theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản và Châu Âu thì để đảm bảo tính khả thi, doanh nghiệp cần phải có một khoảng thời gian chuẩn bị cần thiết để chuyển đổi sang từ việc áp dụng Chuẩn mực quốc gia sang IFRS thông thường là 2 đến 3 năm kể từ lúc công bố (Bộ Tài chính, 2020). 5. Kiến nghị Thông qua kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phân tích và hệ thống hóa lý thuyết, nhóm tác giả đã đưa ra đề xuất một số kiến nghị góp phần đẩy lùi thách thức của việc hành nghề kế toán – kiểm toán tại Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, về công nghệ, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; trang bị kiến thức chuyên môn; các doanh nghiệp đề ra các quy định, xem xét việc lựa chọn đối tác cũng như nâng cấp hệ thống thiết bị. Hiện nay có rất nhiều người cho rằng tự động hóa có thể thay thế kế toán viên, kiểm toán viên, chúng tôi cho rằng điều đó chưa hoàn toàn chính xác. Tự động hóa đã thực sự mang tới những hy vọng mới cho ngành kế toán – kiểm toán, có thể đưa ra những phân tích, quyết định đúng đắn và những rào cản sẽ có thể được loại bỏ để các cuộc kiểm toán hoàn toàn minh bạch hơn so với các quy trình kiểm toán thủ công. Hay giúp cho các kế toán viên có thể giảm bớt được gánh nặng trong xử lý số liệu. Tuy nhiên tự động hóa cũng có những nhược điểm chưa thể khắc phục 937
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 được như là: Việc sử dụng tự động hóa máy móc để thu thập và phân tích bằng chứng đã xuất hiện nhiều bất cập. Bởi chúng cần phải có sự cập nhật liên tục và các tiêu chí đánh giá của chúng rất khó để có thể thiết lập, đặc biệt chúng luôn thay đổi theo thời gian; Các vấn đề về dữ liệu trong việc truy cập quá tải vào các mạng và hệ thống sẽ có thể khiến thông tin gặp những sai sót mà ta không thể nào biết; Đa phần các doanh nghiệp được kiểm toán, họ không muốn kiểm toán viên có thể hoàn toàn kết nối với hệ thống bên họ bởi có những thông tin cần được sự bảo mật…Kế toán – kiểm toán đã và đang cố gắng hết mình để thay đổi thị trường tài chính kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì thế kế toán – kiểm toán sẽ luôn là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong nền kinh tế. Để được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về chuyên môn cũng như năng lực khi mới ra trường thì sinh viên sau khi tốt nghiệp cần chuẩn bị sẵn cho bản thân nền tảng và am hiểu về công nghệ thông tin để hỗ trợ cũng như thích nghi được với môi trường làm việc số hóa. Bên cạnh đó, các nơi đào tạo chuyên ngành kế - kiểm cần có sự linh hoạt để thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Đặc biệt bản thân mỗi người phải có ý thức tự giác, chủ động trong việc học hỏi, tìm kiếm cơ hội từ các khóa học đào tạo chuyên sâu để tiếp cận tri thức phục vụ cho công việc. Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao qua việc đầu tư hợp lý cho hệ thống máy móc thiết bị, tạo cơ hội cho họ tiếp cận sâu không chỉ các kiến thức chuyên ngành mà còn biết cách để sử dụng công nghệ thành thạo hơn. Thứ hai, về kỹ năng, xác định mục tiêu cũng như đề ra lộ trình nghề nghiệp và lập kế hoạch; lựa chọn công việc thực tập, bán thời gian phù hợp; hoàn thành chứng chỉ quốc tế; tham gia các hoạt động để tích lũy kiến thức, kỹ năng. Thực tế là có rất nhiều người vừa học thêm chứng chỉ vừa đi làm. Tuy nhiên, thực hiện nhiều công việc song song rất dễ gây nản chí và mất sức. Chính vì vậy, hiệu quả nhất vẫn là nên học khi còn là sinh viên, bởi đây là thời cơ tốt nhất để học kỹ năng. Trước hết phải đề ra lộ trình nghề nghiệp cho bản thân và lập kế hoạch thực hiện nó, đặc biệt cần chú ý đến việc xác định mục tiêu lớn trước (làm việc trong các doanh nghiệp quốc tế…). Sau đó mới nghĩ đến mục tiêu nhỏ (tấm bằng đại học xuất sắc, điểm thi IELTS 6.0…) và từng bước để hoàn thành các dự định kèm theo đó là các mốc thời gian cụ thể đảm bảo thực hiện đúng tiến trình. Ngoài ra sinh viên có thể trải nghiệm thực tế bằng cách lựa chọn công việc thực tập liên quan đến ngành nghề của mình. Đối với ngành kế toán - kiểm toán thì ta nên đảm nhận vị trí thu ngân tại cửa hàng hay tham gia chương trình thực tập sinh đào tạo kỹ năng cho sinh viên để tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm. Đây là môi trường thích hợp để rèn luyện vì được tiếp xúc với các đồng nghiệp và học hỏi nhiều điều từ họ. Trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, việc học và thi các chứng chỉ quốc tế như ACCA (The association of Chartered Certified Accountants – Hiệp Hội Kế toán công chứng Anh Quốc) rất quan trọng, không những giúp ta nắm chắc chuyên môn mà còn tăng cơ hội tuyển dụng sau này. Bên cạnh đó, tích cực năng nổ tham gia câu lạc bộ, các chương trình do trường tổ chức sẽ giúp ích trong việc mở rộng mối quan hệ. Với các hoạt động nhóm trong công việc, chúng ta nên thay phiên đảm nhận vai trò lãnh đạo, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân đều được tham gia thảo luận nhằm cải thiện tư duy logic. Đồng thời hãy tìm cho mình một người hướng dẫn có thể chỉ ra lỗi sai, đóng góp và định hình hướng phát triển trong tương lai. Trong các buổi học, thường xuyên phát biểu, đóng góp xây dựng bài trước đám đông hay thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi để nâng cao kỹ năng giao tiếp, tăng thêm sự tự tin và khéo léo thậm chí giúp ta nhớ kiến thức lâu hơn. 938
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ ba, về chuẩn mực kế toán quốc tế, thống nhất các chuẩn mực kế toán và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để nói chung một ngôn ngữ kế toán với thế giới và thuận tiện trong quá trình hội nhập thì việc thống nhất giữa VAS và IFRS là điều không thể thiếu. Đầu tiên ta cần rà soát, thống nhất và hoàn thiện các văn bản pháp lý, lập lộ trình xây dựng, ban hành và áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS), bao gồm các chuẩn mực báo cáo tài chính được ban hành mới và các thay thế tương ứng trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS. Thực hiện khảo sát nhu cầu và mức độ sẵn sàng để có những điều chỉnh về phương án áp dụng phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn. Áp dụng IFRS theo 3 cấp độ: IFRS nguyên mẫu đối với công ty có lợi ích công chúng, VAS/VFRS đối với doanh nghiệp khác và chế độ kế toán với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và đưa ra bản kế hoạch tổng thể về lộ trình giảng dạy. Thay đổi từ các cơ sở đào tạo kế toán tại Việt Nam, nhất là các trường đại học cần phải cập nhật và thay đổi chương trình đào tạo, giúp kế toán - kiểm toán tương lai nắm được chuyên môn ngành một cách rõ ràng và phù hợp nhất. 6. Kết luận Nhìn chung, cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành, song cũng tồn tại nhiều thách thức. Chính vì vậy, bài nghiên cứu trên đã cho thấy sự cần thiết trong việc góp phần nâng cao chất lượng ngành. Nó đã thành công phân tích các thách thức và đề ra phương hướng giải quyết. Các yếu tố thách thức đó là các điểm yếu về công nghệ, những thiếu sót trong an toàn và bảo mật thông tin, chất lượng kỹ năng của người làm trong ngành, và sự vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực quốc tế. Qua việc hiểu rõ về các vấn đề này, bài nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp riêng tương ứng với từng yếu tố thách thức. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phổ cập các kiến thức mới về công nghệ. Nâng cao nhận thức và chủ động của kế toán – kiểm toán viên trong việc bảo mật thông tin. Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm từ giai đoạn học để cải thiện kỹ năng. Cuối cùng, thống nhất các chuẩn mực kế toán và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Các biện pháp đó được xem như có tính khả thi và thực tế. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn xóa bỏ các thách thức một cách triệt để vì còn nhiều rủi ro khác và sự vào cuộc của nhiều chủ thể. Hy vọng sau bài nghiên cứu này, các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước sẽ có những hành động quyết liệt giúp ngăn chặn các thách thức trong ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Audit can never be zero-risk because auditors are human too. (2019, November 22). Retrieved from ICAEW: https://www.icaew.com/insights/features/archive/auditors-are- human-too [2] Bình, D. (2010). Tân cử nhân lao đao vì thiếu kỹ năng… mềm. Tạp chí của Ủy ban Nhân dân TPHCM. Được truy lục từ https://www.giaoduc.edu.vn/tan-cu-nhan-lao-dao-vi- thieu-ky-nang-mem.htm [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2021). Sách trắng. Hà Nội: NXB Thống kê. [4] Bộ Tài chính. (2018). Kế toán, kiểm toán chủ động trong việc ứng dụng CMCN 4.0. Được truy lục từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin- ttpltc?dDocName=MOFUCM139861 939
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [5] Bộ Tài chính. (2020). Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Hà Nội. [6] CIMA. (2014). Lao động ngày nay vẫn còn thiếu các kỹ năng nhà tuyển dụng cần. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Được truy lục từ http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=3827 [7] Đỗ, H. T. (2021). Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính Online. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- doanh/hoan-thien-he-thong-thong-tin-ke-toan-cua-cac-doanh-nghiep-o-viet-nam- 335617.html [8] Dương, B. (2010). Ðào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhân dân. Được truy lục từ https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/ao-tao-ky-nang-mem-cho-sinh-vien-427487/ [9] Fallatah, Y. A., & Talha, M. (2009). Assessing the characteristics of accounting students. The Journal of Applied Business Research, 25, 67-84. [10] Forth, J., & Mason, G. (2004). The Impact of High-Level Skill Shortages on Firm-Level Performance: Evidence from the UK Technical Graduates Employers Survey. National Institute of Economic and Social Research, London. [11] Ghasemi, M., Shafiepour, V., Aslani, M., & Barvayeh, E. (2011). The impact of Information Technology (IT) on modern accounting systems. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 112-116. [12] Griffin, O. (2019). How artificial intelligence will impact accounting. ICAEW. [13] Gulin , D., Hladika, M., & Valenta, I. (2019). Digitalization and the Challenges for the Accounting Profession. ENTRENOVA, 502-511. [14] Hancock, P., Howieson, B., Kavanagh, M., Kent, J., Tempone, I., & Segal, N. (2009). Accounting for the future: more than numbers. Australian Government Department of Education, Employment and Workplace Relations. California: Australian Learning and Teaching Council. [15] Hoàng, N. C., & Nguyễn, T. T. (2017). Đạo đức nghề nghiệp kế toán-kiểm toán. Được truy lục từ Tạp chí Tài chính Online: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi [16] Hương, L. (2018). Sinh viên yếu kỹ năng tin học cơ bản, thiếu tự tin và khả năng thuyết trình. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Được truy lục từ https://giaoduc.net.vn/giao- duc-24h/sinh-vien-yeu-ky-nang-tin-hoc-co-ban-thieu-tu-tin-va-kha-nang-thuyet-trinh- post185348.gd [17] Kranacher, M.-J. (2007). The Problem with Communication …. 80. [18] Lê, T. T., & Phạm, T. T. (2018). Tội phạm công nghệ cao đối với ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: thực trạng và một số khuyến nghị chính sách. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 1-8. [19] Luật Kế toán. (2015). [20] Mai, N. (2018, 12 10). Khi sinh viên làm thêm... Được truy lục từ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: https://dangcongsan.vn/xa-hoi/khi-sinh-vien-lam-them-507519.html [21] Nguyễn, B. V. (2020). Cơ hội và thách thức đối với kế toán – kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh mới. Tạp chí Tài chính Online. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/ke- toan-kiem-toan/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-ke-toan-kiem-toan-viet-nam-trong-boi- 940
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 canh-moi-318241.html [22] Nguyễn, H. T. (2020). Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam. Tạp chí Công thương, 297-300. [23] Nguyễn, N. B., & Đặng, Q. Đ. (2015). Chất lượng lao động trình độ cao ở Việt Nam: những hạn chế cơ bản. Viện khoa học Lao động và Xã hội. Được truy lục từ http://ilssa.org.vn/vi/news/chat-luong-lao-dong-trinh-do-cao-o-viet-nam-nhung-han-che- co-ban-135 [24] Nguyễn, N. T. (2019). Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ và định hướng đào tạo sinh viên ngành kiểm toán tại Việt Nam. Nghiên cứu và đào tạo Kế toán Kiểm toán (trang 33-42). Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. [25] Nguyễn, T. N. (2020). Nghiên cứu kế toán, kiểm toán trong điều kiện công nghệ thay đổi. 49-54. [26] Nguyễn, T. T. (2017). Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Tài chính Online. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-dat-ra-khi-ap-dung-chuan- muc-ke-toan-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam-127597.html [27] Phạm, H. Đ. (2019). Kế toán, kiểm toán 4.0: Cơ hội, thách thức và tầm quan trọng của nguồn. Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm toán (trang 15-21). Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. [28] Phan, C. N. (2019). Phát triển ngành Kế toán, Kiểm toán Việt Nam thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính Online. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/ke- toan-kiem-toan/phat-trien-nganh-ke-toan-kiem-toan-viet-nam-thoi-ky-cach-mang-cong- nghiep-40-313036.html [29] Phan, T. H. (2020). Vai trò và thách thức điện toán đám mây đến hệ thống kế toán các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo khoa học quốc gia năm 2020 (trang 15). Hà Nội: NXB Tài chính. [30] Romburgh, H. v. (2014, May). Accounting education: Investigating the gap between school, university and practice. [31] Schmidt, J. J., Green, B. P., & Madison, R. (2009). Advances in Accounting Education: Teaching and Curriculum Innovations. (B. Schwartz, & A. H. Jr, Eds.) [32] Schneider, G. P., Dai, J., Janvrin, D. J., Ajayi, K., & Raschke, R. L. (2015). Infer, Predict, and Assure: Accounting Opportunities in Data Analytics. Accounting Horizons. [33] Schwab, K. (2016). The Fourth Industrial Revolution. [34] Smith, L. M. (2003). A Fresh Look at Accounting Ethics. Washington. [35] Stancheva-Todorova, E. P. (2018). How artificial intelligence is challenging accounting profession. Journal of International Scientific Publications, 126-141. [36] Trần, A. T. (2019). Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực kế toán. Tạp chí Tài chính Online. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem- toan/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-den-linh-vuc-ke-toan-313645.html [37] Trần, H. A., Phạm, L. T., Đậu, T. T., & Trần, T. T. (2021). Học tập suốt đời trong thế giới số: góc nhìn từ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. TPHCM: Đại học Kinh tế TPHCM. 941
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [38] Trần, Q. T. (2020). Cơ hội và thách thức khi áp dụng IFRS vào Việt Nam. Tạp chí Công thương. [39] Trần, T. Q. (2020). Những thay đổi về ghi nhận doanh thu khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tạp chí Tài Chính, 102-104. [40] Trương, H. T., & Nguyễn, N. T. (2019). Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập cách mạng 4.0. Kỷ yếu hội thảo quốc gia Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm toán (trang 228-239). Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. [41] Truong, V. M., & Nguyen, A. V. (2017). The Fourth Industrial Revolution A Vietnamese Discourse. Retrieved from www.fes-vietnam.org: http://library.fes.de/pdf- files/bueros/vietnam/14005.pdf [42] Vương, N. T. (2018). Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành kế toán, kiểm toán. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, trang 62-72. [43] (2019). Vượt qua thách thức về bảo vệ dữ liệu ở khắp mọi nơi. IBM. [44] Wilson, P. (n.d.). Why technology is key to the future of auditing. Global Banking and Finance Review. Retrieved from https://www.globalbankingandfinance.com/why- technology-is-key-to-the-future-of-auditing/ 942
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2