intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu khái quát về công nghệ số, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu thực trạng, nhận diện thách thức và đưa ra một số kiến nghị cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CHALLENGES FOR VIETNAM COMMERCIAL BANKS IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION Trịnh Thị Thanh Loan Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành Ngân hàng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các ngân hàng cần nỗ lực thích ứng và cập nhật công nghệ theo hướng số hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Chuyển đổi số đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành Ngân hàng, là cơ hội để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh chuyển đổi số và số hóa toàn cầu. Để giải quyết được vấn đề này cần có sự chung tay của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các Ngân hàng thương mại trong việc nắm bắt xu thế phát triển, cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Bài viết nghiên cứu khái quát về công nghệ số, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu thực trạng, nhận diện thách thức và đưa ra một số kiến nghị cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong kỷ nguyên số. Từ khóa: chuyển đổi số, Fintech, thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng số. Abstract The industrial revolution 4.0 has changed all aspects of socio-economic life, including the banking industry. With the rapid development of information technology, banks need to make efforts to adapt and update technology towards digitization to meet market needs and increase customer experience. Digital transformation has opened a new era for the banking industry, an opportunity for Vietnamese commercial banks to improve service quality, competitiveness, and increase access to international markets. Besides, the banking industry also faces many difficulties and challenges in the context of global digital transformation and digitalisation. To solve this problem, it is necessary to have the cooperation of the Government, the State Bank and the system of commercial banks in grasping development trends, opportunities and challenges, thereby offering solutions. Fit. The article provides an overview of digital technology, digital transformation in the banking sector, studies the current situation, identifies
  2. challenges and makes some recommendations for Vietnamese commercial banks in the digital era. Keywords: digital transformation, Fintech, cashless payment, digital banking. JEL Classifications: E42, E52, E49 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự bùng nổ của công nghệ tài chính bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự thiếu tin tưởng và sự thiếu tin tưởng vào các ngân hàng cũng như khả năng tiếp cận tín dụng phức tạp. Tuy nhiên chỉ đến sau năm 2014 các cơ quan quản lý, người tham gia trong ngành và người tiêu dùng mới dành sự quan tâm đến công nghệ tài chính. Công nghệ kỹ thuật số là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế hiện đại nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Việc số hóa dữ liệu giúp tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực cũng như các chi phí có liên quan, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Ngày nay, hệ thống tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang phát triển theo yêu cầu hiện đại của nền kinh tế số. Do chuyển đổi kỹ thuật số, các mô hình kinh doanh và khái niệm cho sự phát triển của ngành ngân hàng đang được cải thiện. Quá trình chuyển đổi số được coi là việc sử dụng các công nghệ số để cải tiến các mô hình kinh doanh, cũng như nâng cao hiệu quả của chúng. Quá trình này liên quan đến việc giới thiệu các công nghệ đổi mới trên cơ sở liên tục, điều này dẫn đến sự chuyển đổi kỹ thuật số hoàn toàn của toàn bộ nền kinh tế. Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số cải thiện cách thức tương tác giữa các ngân hàng, chính phủ và khách hàng tiềm năng. Chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến việc giới thiệu rộng rãi các phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại. Số lượng chi nhánh ngân hàng đang giảm và nhiều dịch vụ đang được chuyển trực tuyến. Sự phát triển đổi mới là cơ hội chính cho sự tăng trưởng bền vững và lâu dài về hiệu quả của các ngân hàng. Ngày nay số hóa đã trở thành ưu tiên chiến lược của ngành ngân hàng. Động lực của những thay đổi đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng là các công nghệ tài chính hiện đại. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN Thuật ngữ “Fintech” (công nghệ tài chính) xuất hiện từ đầu thập niên 90. Theo giáo sư P.Shovel, trong giai đoạn này, các ngân hàng đã đề xuất dự án tối ưu hóa dịch vụ ngân hàng thông qua sự khuếch đại công nghệ. Những dự án như vậy gọi là “Fintech”, được coi là sáng tạo và góp phần nâng cao hiệu quả của các dịch vụ tài chính. Ban đầu khái niệm “Fintech” được áp dụng cho công nghệ làm việc nền của các tổ chức tài chính. Sau đó nó được giải thích rộng rãi hơn, một mặt nó bao gồm các dự án nâng cao hiểu
  3. biết về tài chính và tiền điện tử, vượt ra ngoài ranh giới của ngôn ngữ Anh, trở thành một khái niệm toàn cầu (Schueffel, 2017) Hiện nay chưa có cách tiếp cận chung cho định nghĩa Fintech. Theo Maslennikov (2017), “Fintech” là một hệ thống phức hợp thống nhất lĩnh vực công nghệ mới và dịch vụ tài chính, khởi nghiệp và cơ sở hạ tầng phù hợp. Fillippov (2018) định nghĩa Fintech là ngành công nghiệp bao gồm các công ty sử dụng công nghệ và đổi mới để cạnh tranh với các tổ chức tài chính truyền thống dưới hình thức ngân hàng và trung gian trên thị trường ngân hàng. Pshenichnikov (2018) cho rằng công nghệ tài chính được thực hiện trên thị trường dịch vụ tài chính, bao gồm hệ thống thanh toán, quản lý vốn, cho vay, bảo hiểm và giao dịch tiền tệ. Trong báo cáo công nghệ tài chính toàn cầu PWC 2017, tác giả Pertseva cũng đã đưa ra nhận định công nghệ tài chính là một phân khúc năng động tại điểm giao nhau giữa các lĩnh vực dịch vụ tài chính và công nghệ, trong đó các công ty khởi nghiệp công nghệ và những người tham gia thị trường mới áp dụng các phương pháp đổi mới cho sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi khu dịch vụ tài chính truyền thống. Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner (2017): Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn. Mô hình kinh doanh này cho phép các tổ chức chuyển từ lập kế hoạch cứng nhắc, truyền thống sang trạng thái linh hoạt, tích cực. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm chi phí, mở rộng quan hệ với khách hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh, kênh phân phối cũng như đa dạng hóa thu nhập. Theo Microsoft (2017): Chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới. Bên cạnh đó cũng có một số quan điểm cho rằng chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như sử dụng dữ liệu lớn, Internet vạn vật, điện toán đám mây nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty. Như vậy có thể hiểu chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng.
  4. III. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Thực hiện “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành theo quyết định số 810/QĐ- NHNN, hầu hết các Ngân hàng thương mại đã và đang tích cực ứng dụng các công nghệ hoặc hợp tác với công ty Fintech nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng. Theo Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2021, 95% ngân hàng thương mại đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số, trong đó nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Các công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big data), chuỗi khối (block chain) đã được nghiên cứu, triển khai trong nhiều hoạt động nghiệp vụ. Các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ này để đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân... giúp đơn giản hóa quy trình thủ tục và rút thời gian giải ngân, cho vay. Nhiều nghiệp vụ đã được số hóa hoàn toàn (gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, quản lý nhân sự, kế toán tài chính). Các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ công để thiết lập hệ sinh thái số, qua đó đem lại trải nghiệm sử dụng dịch vụ liền mạch, tiện lợi cho khách hàng. Việc mở tài khoản trực tuyến eKYC đã được triển khai từ cuối tháng 3/2021. Trong Báo cáo hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023 thì hầu hết các ngân hàng thương mại đã, đang hoặc dự tính triển khai Chiến lược chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ cơ bản như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa hoàn toàn 100%, khách hàng tự thực hiện các giao dịch này trên các kênh số; nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua kênh số với tỷ lệ chi phí trên thu nhập ở mức tối ưu, chỉ từ 30-40%. Điều này cho thấy dịch vụ ngân hàng số đang phát triển mạnh mẽ, phản ánh hiệu quả của chương trình chuyển đổi số. Năm 2022, các ngân hàng thương mại cũng chú trọng thiết lập quan hệ đối tác, hợp tác kinh doanh, mở rộng hệ sinh thái số các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng nhằm thu hút, giữ chân khách hàng, tích hợp sâu dịch vụ ngân hàng vào hành trình số thường nhật của khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại, an toàn, tiện lợi (ứng dụng Tokenization, thanh toán di động, sử dụng mã QR Code, eKYC...) trong hoạt động thanh toán. Đến cuối tháng 12/2022, số lượng tài khoản thanh toán mở bằng phương tiện điện tử đang hoạt động đạt trên 8 triệu tài khoản và khoảng 18,6 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng
  5. phương thức điện tử (eKYC); số lượng tài khoản mobile money được mở tại các doanh nghiệp thực hiện thí điểm là hơn 2,835 triệu tài khoản. Trong giai đoạn 2020 – 2022 các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã có sự phát triển vượt bậc. Theo số liệu được công bố của Vụ thanh toán – NHNN Việt Nam, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh thanh toán internet banking, mobile banking và QR code có sự tăng trưởng cao. Số liệu cụ thể như sau: Bảng 1: Thống kê các giao dịch không dùng tiền mặt giai đoạn 2020 -2022 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Hình Số lượng Số lượng Giá trị Giá trị Giá trị thức Số lượng giao dịch giao dịch giao dịch giao dịch giao dịch thanh giao dịch toán (triệu (triệu (triệu (triệu tỷ (triệu tỷ (triệu tỷ giao dịch) giao giao đồng) đồng) đồng) dịch) dịch) Internet 475,39 27,73 707,38 36,77 1.404,45 55,26 Banking Mobile 1.181,82 12,59 2.080 23,60 4.983,38 48,88 Banking 0,02 QR code 16,27 0,01 23,59 76,75 0,07  (Nguồn: Vụ thanh toán – NHNN Việt Nam) Số lượng giao dịch trên kênh Internet Banking năm 2021 tăng 48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị so với năm 2020; năm 2022 tăng 98,54% về số lượng và 50,27% về giá trị so với năm 2021. Giao dịch qua Mobile Banking năm 2021 tăng 76% về số lượng và 87,5% về giá trị so với 2020; năm 2022 tăng 139,59% về số lượng và 107,12% về giá trị so với năm 2021. Giao dịch sử dụng QR code năm 2021 tăng 45% về số lượng và 125,5% về giá trị; năm 2022 tăng 225,36% về số lượng, 243,92% về giá trị. Bảng 2: Kết quả tăng trưởng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Chênh lệch số lượng giao dịch Chênh lệch giá trị giao dịch Năm Năm 2021/2020 Năm 2022/2021 Năm 2022/2021 2021/2020 Hình thức Tuyệ Tuyệt Tuyệt t đối Tuyệt thanh đối Tươn đối Tươn Tương Tươn toán (triệ đối (Triệu g đối (Triệu g đối đối g đối u tỷ (triệu tỷ giao (%) giao (%) (%) (%) đồng đồng) dịch) dịch) ) Internet 4 697,0 9, 32,60 18,49 50,2
  6. Bankin 231,99 8,80 7 98,54 04 7 g Mobile 7 2.903,3 11, 107,1 Bankin 87,50 25,28 898,18 6,00 8 139,59 01 2 g QR 4 53,1 0, 243,9 125,50 0,05 code 7,32 5,00 6 225,36 01 2 (Nguồn: Vụ thanh toán – NHNN Việt Nam) Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số ngân hàng, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều tiềm năng với cơ cấu dân số vàng vừa trẻ vừa năng động. Ước tính tỷ lệ người sử dụng smartphone đạt 73,5% dân số, tỷ lệ người dùng Internet chiếm 70,3% tổng dân số. Đây chính là điều kiện tốt để các ngân hàng thương mại Việt Nam tạo ra những đột phá trên thị trường tài chính tiền tệ thông qua chuyển đổi số. 5,000.00 4,000.00 3,000.00 2,000.00 1,000.00 - Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022   Internet Mobile Banking QR code Hình 1: Tỷ trọng số lượng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2020 -2022 (Nguồn: Vụ thanh toán – NHNN Việt Nam) Giai đoạn 2020 - 2022, tỷ trọng các giao dịch qua Mobile Banking chiếm tỷ trọng cao nhất và không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như các giao dịch qua mobile Banking năm 2020 mới chỉ dừng lại ở 1.181,82 triệu giao dịch thì đến năm 2022 đã tăng lên đến 4.983,38 triệu giao dịch, tăng trưởng 321,67%. Tuy giao dịch qua QR code chiếm tỷ trọng chưa lớn trong tổng các giao dịch không dùng tiền mặt nhưng tốc độ tăng trưởng lại lớn nhất. Năm 2022 tốc độ tăng trưởng của các giao dịch sử dụng QR code đã tăng trưởng 225,36% so với năm 2021. Điều này chứng tỏ người dân đang chuyển đổi thói quen tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. IV. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ
  7. Theo kết quả khảo sát tại 44 quốc gia do Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức) thực hiện, tính đến tháng 8/2022, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 với tỉ lệ 33,2% người dùng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch thanh toán sau Trung Quốc với tỉ lệ 40,4%. Hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey đã đánh giá ngành Ngân hàng Việt Nam có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực (tăng từ 41% năm 2015 lên đến 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân 33% của thị trường mới nổi). Như vậy, có thể thấy rằng quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời gian qua đạt đã được kết quả tích cực và được quốc tế ghi nhận. Xu thế phát triển ngân hàng số là một hướng đi tất yếu của các ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại. Có thể phân loại ngân hàng số thành 4 cấp độ như sau: giai đoạn 1.0 là giai đoạn ngân hàng đa kênh cung cấp nhiều dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking; giai đoạn 2.0 là giai đoạn tích hợp, chuyển mọi dịch vụ lên một ứng dụng, thuận tiện cho người dùng sử dụng; giai đoạn 3.0 là người dùng có thể thực hiện tất cả dịch vụ tài chính từ xa mà không cần đến ngân hàng; còn giai đoạn 4.0 là tập trung vào trải nghiệm, cá nhân hóa người dùng. Như vậy, các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng ở giai đoạn 2.0 và một số ít sản phẩm dịch vụ ở giai đoạn 3.0. Theo số liệu thống kê của NHNN, có đến 95% ngân hàng đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% ngân hàng lên kế hoạch chuyển đổi số riêng và tích hợp trong chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, 42% ngân hàng đang hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số. Đặc biệt, một số dịch vụ ngân hàng liên quan đến thanh toán gần như đã được số hóa 100%, cho phép khách hàng thực hiện tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ thanh toán mà không cần phải đến ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã ứng dụng các công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân, khi thẩm định cho vay. Ngoài ra, một số công nghệ mới như định danh điện tử (eKYC), quét mã QR để rút tiền, máy gửi rút tiền tự động (Autobank) đã được các ngân hàng ứng dụng ngày càng rộng rãi như Agribank, BIDV, Vietinbank, BIDV, MBBank, TPBank… Gần đây, ngân hàng này cũng tiên phong ra mắt hình thức thanh toán mới bằng mã VietQR trên App MBBank rút ngắn thời gian, đơn giản và thuận tiện trong thao tác thanh toán. V. NHỮNG THÁCH THỨC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GẶP PHẢI KHI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ Thứ nhất, hành lang pháp lý chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số. Mặc dù trong lĩnh vực thanh toán điện tử pháp lý đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, đồng bộ. Các chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chưa Luật hóa. Thứ hai, tính bảo mật thông tin khách hàng.
  8. Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao có xu hướng gia tăng và thủ đoạn ngày càng tinh vi thì vấn đề bảo mật thông tin khách hàng càng phải được chú trọng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, số lượng và giá trị giao dịch qua ngân hàng số ngày càng gia tăng. Mặc dù các ngân hàng đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ để khắc phục lỗ hổng bảo mật, cũng như xây dựng hàng rào bảo mật tốt hơn, tuy nhiên rất khó để có thể đảm bảo tất cả các khách hàng đều được bảo vệ thông tin cá nhân một cách tuyệt đối. Sự phổ biến và phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử là cơ hội cho các kẻ lừa đảo tấn công an ninh mạng nhằm đánh cắp thông tin khách hàng, đồng thời lỗ hỏng từ phương thức SMS OPT không ít khách hàng đã bị mất tiền trong tài khoản hay sử dụng sim rác giả mạo nhân viên ngân hàng, báo lỗi và yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu. Khi khách hàng bị lừa tiền, tiền bị chuyển rất nhanh qua các tài khoản giả mạo. Điều này dẫn đến không định danh được người thực hiện giao dịch, khiến cho ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong việc điều tra thu hồi tiền cho khách. Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty Fintech đặt ra nhiều thách thức cho ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng Fintech đã thâm nhập sâu vào thị trường tài chính tiền tệ. Sự hợp tác giữa các ngân hàng với các công ty Fintech vừa là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đặt ra cho các ngân hàng. Các công ty Fintech tiếp cận và thu hút thêm được nguồn khách hàng lớn hơn nhờ có sự hợp tác với ngân hàng. Các công ty này thực hiện cung cấp cả các dịch vụ như cho vay trực tuyến hoặc quản lý tài chính – lĩnh vực mà trước đây được coi là độc quyền thuộc của ngân hàng. Do ứng dụng công nghệ số, tốc độ giải ngân của các công ty Fintech thậm chí còn nhanh hơn ngân hàng, nghiệp vụ quản lý tài chính cá nhân, khả năng tiếp cận các khoản vay cũng có nhiều điều kiện thuận lợi, chi phí của người sử dụng ứng dụng được tối thiểu hóa. Nếu các ngân hàng không kịp đổi mới, cập nhật ứng dụng công nghệ và mạnh dạn trong việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị thì trong tương lai không xa sẽ mất thị phần, mất khách hàng vào tay các công ty Fintech. Thứ tư, thiếu hụt nhân sự trình độ cao khi thực hiện chuyển đổi số trong ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đang thực hiện số hóa các dịch vụ, sản phẩm, ứng dụng các công nghệ AI, Blockchain... để tối ưu hóa sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ. Để thực hiện chuyển đổi sang ngân hàng số, đòi hỏi ngành ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên có hiểu biết và kĩ năng số cho những hoạt động được coi là đơn giản như thực hiện các hoạt động trên ứng dụng số hóa, hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đã số hóa... hay những công việc phức tạp hơn việc phân tích dữ liệu, thống kê, phát hiện các điểm lạ, kiểm soát và bảo vệ tập dữ liệu... bằng các công cụ số.
  9. Mặc dù nguồn nhân lực ngành ngân hàng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận về số lượng và chất lượng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên các hệ thống dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đều phải thường xuyên được nâng cấp, cập nhật để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, kết nối thông suốt với các hệ thống ngân hàng - tài chính toàn cầu. Trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin của ngành ngân hàng lại chưa đáp ứng được sự thay đổi liên tục của công nghệ. VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với Chính phủ Thứ nhất, Chính phủ cần sớm hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chip để tăng cường hơn nữa tính hiệu quả và khả năng kết nối liên thông các dịch vụ của ngành ngân hàng; thúc đẩy việc mở tài khoản từ xa thông qua phương thức điện tử thuận tiện, an toàn và đảm bảo phòng, chống rủi ro trong giao dịch ngân hàng, giúp các ngân hàng dễ nhận diện và xác thực được khách hàng, góp phần giúp cho các ngân hàng an tâm hơn khi triển khai công nghệ số và có cơ sở để xử lý khi có tranh chấp với khách hàng. Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, khoa học kỹ thuật, tạo ra môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại; tăng cường học hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến tạo tiền đề vững chắc để ngành Ngân hàng phát triển những ứng dụng công nghệ mới. 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh rà soát, xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật và ban hành các chính sách để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Đặc biệt cần hoàn thiện và áp dụng khung thử nghiệm pháp lý đối với phát triển công nghệ tài chính. Cần ban hành, hướng dẫn triển khai việc mở tài khoản, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử eKYC. Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán mã QR, thẻ chip nội địa, tạo thuận lợi cho chấp nhận thanh toán liên thông rộng khắp, an toàn, giảm chi phí. Thứ hai, cần thường xuyên nâng cấp, phát triển, đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn, hiệu quả các hạ tầng quan trọng của ngành tài chính như: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng quốc gia. Thứ ba, Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên theo dõi, giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng công nghệ thông tin; ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo
  10. các phương thức, thủ đoạn tội phạm để đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật hoạt động ngân hàng. Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế như ADB, WB, GIZ nhằm tận dụng hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu trong việc nghiên cứu công nghệ mới và chuyển đổi số. 3. Đối với ngân hàng thương mại Thứ nhất, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao quy trình xử lý nghiệp vụ, giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh gọn cho khách hàng. Ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ số vào hoạt động ngân hàng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số; chú trọng tạo lập quan hệ đối tác, hợp tác kinh doanh, từ đó thiết lập hệ sinh thái số, kết nối dịch vụ ngân hàng số với nhiều dịch vụ số khác trong nền kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng tính tiện ích và gia tăng trải nghiệm khách hàng; đẩy mạnh hợp tác kết nối, tận dụng năng lực công nghệ của các công ty công nghệ, Fintech Thứ hai, tăng cường quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo mật thông tin của khách hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ nhân viên am hiểu về công nghệ thông tin, đủ trình độ để vận hành và làm chủ công nghệ, hoặc phải liên kết với các công nghệ thông tin. Thứ ba, số hóa các công cụ làm việc: áp dụng các công cụ kỹ thuật số để giúp thông tin dễ tiếp cận hơn trong toàn tổ chức, triển khai các công nghệ kỹ thuật số tự phục vụ cho nhân viên, đối tác kinh doanh hoặc cả hai nhóm, tập trung vào công nghệ trong hoạt động của ngân hàng. Thứ tư, nghiên cứu và xây dựng chiến lược chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm lực của từng ngân hàng. Đẩy mạnh quá trình số hóa ngân hàng và phát triển ngân hàng số thuần túy. Thứ năm, xây dựng và triển khai các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, trang bị những kiến thức, kỹ năng, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng. VII. KẾT LUẬN Chuyển đổi số là xu thế thiết yếu, đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và cho các ngân hàng thương mại nói riêng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức đối với các ngân hàng thương mại. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh hàng
  11. năm sau khi hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện triển khai chuyển đổi số đã chứng minh được sự thuận tiện và hiện đại của ngân hàng số. Tuy nhiên các rủi ro về bảo mật, an toàn thông tin cũng như sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty Fintech và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng bắt buộc các ngân hàng thương mại phải luôn thay đổi, phát triển dịch vụ, cập nhật xu hướng, đưa ra các lựa chọn phù hợp với khách hàng. Để có thể tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua các thách thức trong quá trình phát triển, các ngân hàng cần phải nỗ lực thay đổi, nâng cấp dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng đổi ngũ nhân lực; cần có sự quan tâm, chỉ đạo đầu tư, tạo điều kiện về hành lang pháp lý, cơ chế chính sách từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; cần có sự hợp tác cùng phát triển với các tổ chức kinh tế, các công ty Fintech và sự ủng hộ từ phía khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Omarini Anna. (2017). The Digital Transformation in Banking and The Role of Fintechs in the New Financial Intermediation Scenario, MPRA Paper No. 85228, https://mpra.ub.uni-muenchen.de/85228 S.S. Galazova, L.R. Magomaeva. (2019). The Transformation of Traditional Banking Activity in Digital, International Journal of Economics and Business Administration, Volume VII, Special Issue 2, 2019 Fotis Kitsios, Ioannis Giatsidis, Maria Kamariotou. (2021). Digital Transformation and Strategy in the Banking Sector: Evaluating the Acceptance Rate of E-Services, Journal of Open Innovation: Technology, Market and Complexity Phan Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thúy Hằng. (2021). Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số tháng 12/2021 Lê Thị Cẩm Tú, Chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng, số tháng 12/2021 Lương Văn Hải, Nguyễn Thị Hồng Lan. (2021). Chuyển đổi số ở các ngân hàng thương mại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học, số tháng 12/2021 Đặng Thị Hồng Nhung. (2022). Cơ hội và thách thức của hoạt động chuyển đổi số đến ngành ngân hàng, Tạp chí Công thương, số tháng 2/2022 Đoàn Thu Hương, Nguyễn Minh Trang. (2022). Nâng cao chất lượng hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng Việt Nam, Tạp chí công thương, số tháng 5/2022
  12. Nguyễn Thị Hồng Ánh, Võ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Bích Thủy, Phan Phạm Bảo Hân. (2022). Chuyển đổi số - Thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ số Ngân hàng Nhà nước. (2021). Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 Ngân hàng Nhà nước. (2021). Báo cáo thường niên 2020, https://www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước. (2022). Báo cáo thường niên 2021, https://www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước. (2022). Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng 2022 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023, https://www.sbv.gov.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2