intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thái Lý Phật

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

194
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thái Lý Phật Gia quyền; Thái Lý Phật Quyền (chữ Hán: 蔡李佛拳) hay Thái Lý Phật (蔡李佛) (tên tiếng Anh phiên âm từ chữ Hán là Choy Lei Fut hay Choy Li Fut, Choy Lay Fut, Choy Lee Fut) là tên một phái võ miền nam Trung Hoa trong hệ thống các bộ môn Nam Quyền. Đây là phái võ tích hợp từ ba phái Nam Quyền là Thái Gia Quyền (Choy Gar Kuen), Lý Gia Quyền (Li Gar Kuen), và Phật Gia Quyền (Fut Gar Kuen) trong Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thái Lý Phật

  1. Thái Lý Phật Thái Lý Phật Gia quyền; Thái Lý Phật Quyền (chữ Hán: 蔡李佛拳) hay Thái Lý Phật (蔡李佛) (tên tiếng Anh phiên âm từ chữ Hán là Choy Lei Fut hay Choy Li Fut, Choy Lay Fut, Choy Lee Fut) là tên một phái võ miền nam Trung Hoa trong hệ thống các bộ môn Nam Quyền. Đây là phái võ tích hợp từ ba phái Nam Quyền là Thái Gia Quyền (Choy Gar Kuen), Lý Gia Quyền (Li Gar Kuen), và Phật Gia Quyền (Fut Gar Kuen) trong Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến là Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái. [sửa] Nguồn gốc và danh xưng Thái Lý Phật Quyền được xem là một danh phái trong 13 danh quyền lưu truyền tại Quảng Châu, Phật Sơn, Phiên Ngung (Việt Nam) [1], Giang Môn, Hồng Kông, Ma Cao, và các nước trong khu vực bắc Mỹ, Canada. Môn này do Trần Hưởng (1805 hay 1814 - 1875) [2] [3] người Củng Bắc, Kinh Mai, Tân Hội, Quảng Đông sáng tạo ra vào cuối triều nhà Thanh. Xuất thân là con nhà nông, năm 12 tuổi ông đi theo chú ruột là Trần Viễn Hộ [4] học Phật Gia Quyền; khi trưởng thành, năm 19 tuổi, ông lại theo Lý Hữu Sơn [5] - sư tổ của Lý Gia Quyền, học Lý Gia Quyền. Sau này khi đi xa để tìm thầy học thêm, ông đã bái sư để làm môn đệ của Thái Phúc [6] - sư tổ của Thái Gia Quyền, nguyên trước kia là một thiền tăng của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đã hoàn tục và đang ở ẩn tại núi La Phù (Laufau Shan) giáp ranh vùng Móng Cái biên giới Việt Nam mà nơi đây trước kia chính là nơi phát tích ra dòng Hồng Gia Quyền La Phù Sơn.
  2. Năm 34 tuổi, Trần Hưởng trở về quê và mở trường dạy võ. Ông đã nghiên cứu chuyên tâm quyền pháp của ba nhà Thái Gia, Lý Gia, và Phật Gia rồi tích hợp những tinh hoa thành một danh phái mới được gọi là Thái Lý Phật quyền. [sửa] Đặc trưng kỹ pháp Về mặt kỹ pháp thì nó tích hợp kỹ pháp của ba lưu phái Nam Quyền trên, nhưng đấu pháp thì sử dụng cước pháp (đòn chân) hơi nhiều từ Bắc Thiếu Lâm. Môn quyền này, xét cho cùng, cũng có nguồn gốc từ Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan, có những đặc trưng chung như Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật (Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái) là sử dụng Kiều pháp và Ngũ Hình quyền của Nam Thiếu Lâm (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) nhưng lại thêm các kỹ pháp của Phật Gia Quyền và cước pháp của Bắc Thiếu Lâm pha trộn trong các bài quyền, thậm chí có rất nhiều động tác nhảy nhót và bay lượn (đá cao). Nét quyền của môn võ này có phong cách đa dạng trông giống như Châu Gia Quyền sau này nhưng bay nhảy và dùng đòn chân nhiều hơn, đá cao hơn trong khi Châu Gia Quyền vẫn còn nét Nam Quyền với các thế tấn thấp. Các thế tấn trong Thái Lý Phật quyền không đòi hỏi phải đứng thấp như các lưu phái Nam Quyền kể trên. Kỹ thuật chủ về tấn công nhiều hơn và cũng di chuyển nhanh và có lối đánh trường trận như các võ phái Bắc Thiếu Lâm. Về dùng kình lực trong quyền thuật thì Thái Lý Phật lại theo hẳn đường lối của Nam Quyền: co kình, súc kình, sử dụng tiếng thét lớn khi xuất thủ, khí thế dũng mãnh ào ạt, phong cách dữ dội có cương có nhu, tầm hoạt động của thế quyền rộng rãi, có đánh dài ngắn của các loại Nam Bắc quyền phối hợp. Hệ thống các bài quyền cũng hoàn chỉnh và có tính hệ thống cao, bao gồm 39 bài chia ra ba cấp sơ, trung, cao. Sơ cấp có các bài: Tiểu Mai Hoa, Tiểu Thập Tự, Tứ
  3. Môn Kiều, Triệt Hổ Chưởng ... Trung cấp có: Bình Quyền, Thập Tự Khấu Đả, Mai Hoa Bát Quái ... Cao cấp có: Ngũ Hình quyền, Hổ Hình, Đạt Đình Bát Quái, Phật Quyền, Bạch Mô Quyền ... Bài binh khí có khoảng 32 bài: Đơn Yêu Đao, Tiểu Mai Hoa Song Đao, Tả Hữu Thập Tam Thương, Song Hiệp Đơn Côn, Trừu Sát Bát Quái Côn, Thanh Long Kiếm, Kim Nhuyễn Tiên. Đối luyện có 22 bài cả quyền và binh khí. Trang pháp (luyện bộ mã) có 18 bài: Mã Trang, Xứng Trang, Tam Tinh Trang, Xuyên Long Trang, Luyện Bộ Trang, Đại Mai Hoa Quyền Trang, Bát Quái Côn Trang. [sửa] Chú thích 1. ^ Xưa kia vào thời Triệu Đà xâm lăng Giao Chỉ, người Trung Hoa gọi vùng đất Việt Nam là Phiên Ngung. 2. ^ Xem Nam Quyền Toàn Thư, nguyên tác Trung văn Quyền sư Trương Tuấn Mẫn, dịch giả Thiên Tường biên dịch, Nhà Xuất Bản Mũi Cà Mau xuất bản năm 2004 3. ^ Chữ Hán: 陳享, bính âm: Chan Heung 4. ^ Chữ Hán: 陳遠護, bính âm: Chan Yuen-Wu 5. ^ Chữ Hán: 李友山, bính âm: Lee Yau-San 6. ^ Chữ Hán: 蔡褔, bính âm: Choi Fook
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2