intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Du lịch sinh thái: Chương 2 - PGS.TS Nguyên Văn Mạnh

Chia sẻ: Cảnh Đặng Xuân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

443
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2 Lý luận cơ bản và vai trò của du lịch sinh thái, chương học này sẽ giúp các bạn nắm kiến thức cơ bản về du lịch sinh thái, phân biệt Du lịch sinh thái với Du lịch bền vững, hiểu đầy đủ về vai trò của du lịch sinh thái, hình thành kỹ năng phân tích, quản lý du lịch sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Du lịch sinh thái: Chương 2 - PGS.TS Nguyên Văn Mạnh

  1. CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI Mục tiêu Năm vững kiên thức cơ bản về du lịch sinh thái Phân biệt Du lịch sinh thái với Du lịch bền vững Hiểu đầy đủ về vai trò của du lịch sinh thái Hình thành kỹ năng phân tích , quản lý du lịch sinh thái Nội dung 2.1 Du lịch sinh thái (Ecotourism) 2.2 Du lịch bền vững với Du lịch sinh thái 2.3 Các khái niệm liên quan với du lịch sinh thái 2.4 Vai trò của du lịch sinh thái, những vấn đề còn tồn tại và những quan điểm khác nhau xung quanh vai trò của du lịch sinh thái.
  2. Khái niệm Du lịch sinh thái • Theo từ điển tiếng Việt thuộc Viện ngôn ngữ học: • “Sinh thái là quan hệ giữa sinh vật, kể cả người, và môi trường (nói tổng quát). Ví dụ: điều kiện sinh thái tự nhiên, vùng khí hậu phù hợp với đặc tính sinh thái của cây lúa”. • “Hệ sinh thái là đơn vị gồm các sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh sống trong một môi trường nhất định, về mặt các mối quan hệ tương tác giữa các loài sinh vật với nhau và với môi trường”.
  3. • Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agricultural ecology), sinh thái khí hậu (climate ecology) và sinh thái nhân văn (human ecology).
  4. • Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu...đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitas) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Riô đê Gianêrô về môi trường)
  5. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào mang tính toàn cầu được chấp nhận vì DLST là một vấn đề mới và còn nhiều tranh cãi về mặt lý thuyết. • Theo tổ chức WTO (tháng 3/2000 tại Madrid) Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích chính là để chiêm ngưỡng và học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó. DLST giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Hơn nữa, DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực và cộng đồng lân cận một cách bền vững. Ngoài ra, DLST phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm.
  6. • Theo Ceballos-Lascurain - chuyên gia DLST (Ceballlos,1991) DLST là loại hình du lịch tới những khu vực tự nhiên còn nguyên vẹn hoặc tương đối ít bị can thiệp với mục tiêu cụ thể là: học tập, chiêm ngưỡng, hưởng thụ cảnh quan và hệ động thực vật hoang dã, cũng như những di sản văn hóa đã và đang tồn tại, mà chúng được tìm thấy trong những khu vực trên. Điểm quan trọng ở đây là người đi DLST có cơ hội để thâm nhập bản thân vào tự nhiên theo cách mà nhìn chung không diễn ra tại những môi trường đô thị.
  7. • Định nghĩa của Cơ quan quản lý du lịch của Chính phủ Thái Lan (1997). DLST là loại hình có trách nhiệm diễn ra ở những nơi có những nguồn tài nguyên tự nhiên mà nó mang những đặc tính địa phương cũng như những tài nguyên mang tính lịch sử và văn hóa (nó vốn là một phần trong hệ thống sinh thái của địa phương đó). Mục đích của DLST là hình thành nhận thức của các bên liên quan đối với nhu cầu và các biện pháp dùng để bảo tồn các hệ thống sinh thái, và nó hướng vào việc tham gia của cộng đồng địa phương cũng như cung cấp những kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững.
  8. • Định nghĩa đơn giản hoá của hiệp hội DLST (Ecotourism society), Mỹ. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên. Nó được sử dụng để bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương.
  9. • Định nghĩa của tổ chức DLST mạo hiểm tỉnh Québec, Canađa. DLST là loại hình du lịch với muc tiêu khám phá những khu vực tự nhiên trong khi duy trì tính thuần nhất của khu vực đó. DLST bao gồm các hoạt động giảng giải, thuyết minh về những yếu tố văn hoá và tự nhiên bên trong các khu vực lân cận và thúc đẩy thái độ tôn trọng đối với môi trường, kêu gọi công tác phát triển dài hạn mang lại các lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư sở tại.
  10. • Theo tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (World Wild Fund - WWF) DLST đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới những khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người địa phương phục vụ tại đó.
  11. • Theo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST 9-1999 tại Hà Nội DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
  12. • Nhận xét rút ra từ các định nghĩa về DLST: Thứ nhất, Du lịch sinh thái phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ, gắn với văn hoá bản địa. Thứ hai, Du lịch sinh thái có tính giáo dục môi trường cao và phải có trách nhiệm với môi trường. Thứ ba, Du lịch sinh thái phải mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư dân địa phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
  13. Du lịch bền vững với Du lịch sinh thái Hiện nay, DLST và Du lịch bền vững (DLBV) đang được sử dụng chung và thay thế cho nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu mang tính học thuật chúng ta cần phân biệt để làm rõ cách tiếp cận đối với mỗi thuật ngữ trong du lịch. • Để phân biệt DLST và DLBV cần xuất phát từ cách hiểu DLST là một loại hình du lịch, còn du lịch bền vững là quan điểm phát triển du lịch nói chung. Do đó DLST với tư cách là loại hình du lịch, có vai trò chính trong việc phát triển Du lịch bền vững (DLBV).
  14. • Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa về DLBV như sau: DLBV được hiểu là sự bảo tồn cơ sở tài nguyên với mục đích phát triển và mở rộng theo hướng tốt hơn trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng những nguồn tài nguyên sẽ được bền vững trên đầy đủ các khía cạnh: sinh thái, kinh tế, văn hoá và xã hội.
  15. • DLBV chú trọng tới tính bền vững tương đối toàn diện trên nhiều mặt: môi trường, văn hóa – xã hội, kinh tế, chính trị, DLST tập trung nhiều hơn tới khía cạnh môi trường tự nhiên, tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn giữa con người và môi trường sinh thái, trong đó chú trọng tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường sống. DLST chấp nhận hy sinh các lợi ích kinh tế trước mắt để có được các lợi ích sinh thái lâu dài vì môi trường và các hệ sinh thái trong đó.
  16. Với những phân tích nêu trên, DLST là một loại hình và là một phương thức thực hiện DLBV. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh chung sau đây: • Thứ nhất, giống nhau về mục đích chung. Cả DLST và DLBV đều có mục đích chung là bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. DLST theo đuổi mục đích gìn giữ môi trường sinh thái, văn hoá bản địa, mang lại hiểu biết cho khách du lịch về các hệ sinh thái, bao gồm các loài động thực vật sống trong đó, kể cả những người dân bản địa đang sống tại đó và quan hệ giữa họ với môi trường thiên nhiên.
  17. • Mục đích cao cả của DLST không phải chứng tỏ khả năng chinh phục của con người trước thiên nhiên như du lịch mạo hiểm mà đi tìm sự hiểu biết và hài hoà cùng chung sống giữa con người với môi trường thiên nhiên. Như vậy mục đích của Du lịch sinh thái trùng với mục đích của phát triển Du lịch bền vững
  18. • Thứ hai, giống nhau về nguyên tắc quản lý. Ví dụ như việc thực hiện nguyên tắc sức chứa (carrying capacity) hoặc phạm vi của những thay đổi được chấp nhận (Limits of acceptable change). Theo đó, các nhà quản lý du lịch khi thực hiện DLST và DLBV phải nắm được giới hạn cho phép tại điểm đến du lịch, biết được năng lực phục vụ tại địa bàn có hoạt động du lịch. Các mô hình quản lý phù hợp cần được áp dụng nhằm hạn chế mức độ thiệt hại tới môi trường tự nhiên, xâm hại văn hóa bản địa và ảnh hưởng tới môi trường sống (xã hội).
  19. Thứ ba, DLST và DLBV cùng có chung quan điểm là cân bằng lợi ích các bên trong hoạt động du lịch. Tính cân bằng trong DLBV được thể hiện trên góc độ cân đối giữa các lợi ích của cộng đồng địa phương với công tác bảo tồn môi trường, và với việc thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Tính cân bằng này được coi là nhân tố thiết yếu trong tam giác cân bằng của DLBV: • Nhu cầu khách du lịch (tourist needs) • Sự quan tâm đến môi trường (environmental care) • Các lợi ích đối với cộng đồng địa phương (communnity interests)
  20. Vai trò của du lịch sinh thái, Vai trò của DLST trên các khía cạnh khác nhau : • Đối với mục tiêu môi trường tự nhiên • Đối với mục tiêu kinh tế • Đối với mục tiêu văn hóa – xã hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1