Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn-Phần 3,4,5
lượt xem 49
download
3.1 Đánh giá thông tin định tính Theo định nghĩa, thông tin định tính là những thông tin mang tính chủ quan. Những thông tin này cũng có thể được gọi là thông tin phi tài chính về phần “mềm” của một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống có tầm quan trọng như thời gian và công sức dành cho phân tích tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn-Phần 3,4,5
- Phần 3 - Đánh giá các thông định tính bao gồm cả việc đi thăm khách hàng Sau phần này, học viên có thể: đánh giá một cách khách quan những mảng thông tin hỗ trợ cho hồ sơ xin vay có thời hạn. Phần này được xây dựng dựa vào những nội dung đã thảo luận tại khóa học trước (UABP); và tổ chức đi thăm khách hàng một cách bài bản. 3.1 Đánh giá thông tin định tính Theo định nghĩa, thông tin định tính là những thông tin mang tính chủ quan. Những t hô ng tin này cũng có thể được gọi là thông tin phi tài chính về phần “mềm” của một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống có tầm quan trọng như thời gian và công sức dành cho phân tích tài chính. Lưu ý dưới đây sẽ giúp gợi lại những nội dung về lập kế hoạch kinh doanh đã được đề cập trong khóa học UABP. Kế hoạch kinh doanh được xâ y dựng với một mục tiêu chính là: Đặt ra các kế hoạch khả thi, vững mạnh về tài chính, và có thể định lượng được. Cụ thể gồm: - Định lượng sản l ượng sản xuất và mục tiêu doanh thu trong mối tương quan với thị trường của doanh nghiệp trong trung và dài hạn; - Định lượng các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu trên và các chi phí liên quan; - Mô tả các hoạt động sản xuất, thay đ ổi về tổ chức và p hát triển nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện; - Xác định rủi ro liên quan và các yếu tố hạn chế r ủi ro; - Đánh giá khả năng sinh lợi và tác động đối với bảng cân đối kế toán dự ki ến; và - Mô tả vi ệc thu xếp các nguồn vốn. Kế hoạch kinh doanh khô ng phải là kế hoạch chiến lược mặc dù kế hoạch kinh doanh phản ánh mục tiêu chung và chiến lược của doanh nghiệp ở chừng mực có thể đạt được trong khung thời gian của bản kế hoạch. Kế hoạch kinh doanh phải được xâ y dựng dựa trên kết q uả hoạt động trước đâ y và tình hình hi ện nay của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh cũng không phải là kế hoạch marketing, mặc dù kế hoạch đó có phản ánh các cơ hội thực tế trê n thương trường. Kế hoạch kinh doanh không phải là kế hoạch hoạt động hay ngân sách chi tiết hàng ngày hoặc hàng năm, nhưng chúng là cơ sở để xây dựng các kế hoạch này và được sử dụng làm căn cứ để phân bổ các nguồn lực. Nhi ều người cần hiểu nội dung và ủng hộ kế hoạch có thể sẽ phải đọc bản kế hoạch. Không nên nhầm lẫn gi ữa mục đích đạt được sự ủng hộ của ai đó với mục đích của kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, việc lưu ý đ ến quan tâm của người đọc trong quá trình xây dựng bản kế hoạch có thể sẽ giúp có được sự ủng hộ của họ. Những đ ối tượng sau đâ y thường đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn: Ban giám đ ốc doanh nghiệp: nhằm làm rõ và thống nhất tư duy về định hướng tương lai của doanh nghiệp và tạo cơ sở cho việc định hướng các hoạt động trong tương lai; Các nhân viên khác: cho họ cơ hội tham gia vào quá trình lập kế hoạch và xâ y dựng cam kết và động l ực thực hi ện kế hoạch; Các tổ chức tài chính bên ngoài như ngân hàng: nhằm dành đ ược các khoản tài trợ bên ngoài cho doanh nghiệp thông qua các khoản vay; Các tổ chức tài chính nội bộ như cô ng ty mẹ: nhằm thu hút được nguồn vốn nội bộ cho kế hoạch kinh doanh; và Các cổ đông và chủ doanh nghiệp: nhằm xâ y dựng đ ộ tin cậy đối với doanh nghiệp, từ đó giữ được vốn đầu tư của họ và huy động thêm vốn chủ sở hữu. Các đối tượng khác nhau có những mối quan tâm khác nhau. Điều quan trọng là làm thế nào đ ể nội dung của bản kế hoạch đáp ứng được những mối quan tâm này. Ban giám đ ốc và nhân viên sẽ quan tâm đến vai trò, trách nhi ệm và lợi ích của mình. Các tổ chức tài chính bên ngoài sẽ quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận và khả năng trả nợ của doanh nghi ệp. 11
- Các nhà tài chính nội bộ và cổ đông cũng quan tâm đ ến tỷ suất lợi nhuận, đặc biệt là so sánh với các cơ hội đầu tư khác của họ. Ai viết Kế hoạch Kinh doanh? Tốt nhất những người có trách nhiệm thực hiện sau này nên viết kế hoạch. Nếu không có sự cam kết của họ, kế hoạch kinh doanh có thể thất bại hoặc thậm chí có thể bị bỏ rơi. Sự tham gia của T ổng Giám đ ốc là hết sức quan trọng. Giám đốc các p hòng ban hoặc các trưởng p hòng cũng cần tham gia vào quá trình này. Đặc bi ệt là những người phụ trách về marketing, sản xuất và/hoặc điều hành dịch vụ, nhân sự và tài chính. Ngay từ đầu, doanh nghi ệp nên thành lập Nhóm Xâ y dựng Kế hoạch Kinh doanh gồm những t hành viên này và do Tổng Giám đốc đ ứng đầu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Tổng Giám đ ốc hoặc các giám đốc cấp cao thường không có đủ thời gian đ ể thực hiện phần lớn các công việc chi tiết cần cho kế hoạch này. Do vậy, cần chỉ định một hoặc một vài giám đốc có khả năng để tiến hành các cô ng việc chi tiết. Điều quan trọng là các giám đốc đ ược bổ nhiệm này có đủ thời gian đ ể xây dựng kế hoạch và khi cần thi ết nên phân cô ng người khác tạm t hời đảm nhận một số nhiệm vụ của họ. Các giám đốc và nhân viên khác cũng nên t ham gia vào quá trình lập kế hoạch khi cần thiết nếu b ộ phận, phòng, hoặc đơn vị của họ có vai trò trong quá trình thực hiện kế hoạch. Cần tham khảo ý kiến của nhân viên nếu kế hoạch này có thể tác động tới vai trò, quyền hạn và lợi í ch của họ. Sự tham gia trong nội bộ doanh nghiệp sẽ tạo được sự cam kết và động lực. Đi ều này cũng giúp huy động kiến thức và kinh nghiệm của các giám đ ốc và nhân viên cho q uá t rình xâ y dựng kế hoạch. Cần xác định các rào cản cũng như các trở lực có thể gặp phải ngay trong quá trình lập kế hoạch chứ khô ng nên chờ đến lúc thực hiện. Các khó khăn cần được giải quyết. Và cần đạt được sự đồng thuận. Đối với doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xâ y dựng kế hoạch kinh doanh, vi ệc thuê các cá nhân hay cô ng ty t ư vấn có thể rất hữu ích. Doanh nghiệp cũng có t hể cần những chuyên gia k ỹ thuật từ bên ngoài, nếu kế hoạch liên quan đ ến công nghệ mới. Tuy nhiên, người ngoài cô ng ty hiếm khi có trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện, và do đó doanh nghiệp cần cẩn trọng đối với những ảnh hưởng của những người này đến bản thân bản kế hoạch. Chuyên mô n bên ngoài có thể hữu ích t hí dụ: trong vi ệc b ố cục và trình bày đ ể bản kế hoạch dành đ ược sự ủng hộ của người đ ọc; trong việc nghiên cứu thị trường và đ ối thủ cạnh tranh; và trong việc dự báo tài chính chi tiết nếu doanh nghiệp không có các k ỹ năng này. Hai biện pháp quan trọng trong phân tích thông tin định tính I. Luôn luô n hi ểu rõ cơ sở của những giả định mà người lập kế hoạch kinh doanh sử dụng; và II. Đảm bảo rằng kế hoạch kinh doanh đã xác định mọi rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. 3.2 Lập kế hoạch đi thăm khách hàng Đi thăm khách hàng là p hần q uan trọng của việc phân tích và đánh giá tín dụng chung. Đây khô ng chỉ là một phần trong quá trình ra quyết định b an đầu về việc có nên cho vay hay không mà còn là một p hần của q uá trình ki ểm tra và ki ểm soát liên tục. Nên đi thăm doanh nghiệp đang hoạt động và tìm hi ểu về ngành cũng như những đặc điểm của doanh nghiệp. Điều này giúp phân tích thông tin có được trong đúng b ối cảnh. Việc đi thăm doanh nghi ệp không thể thay thế bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Mục đích của b uổi làm vi ệc tại doanh nghiệp là: 1. Hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp; 2. Gặp gỡ các cán b ộ chủ chốt; 12
- 3. Đánh giá môi trường hoạt động; 4. Nhận định về chất lượng tài sản; (tài sản đảm bảo?) 5. Làm rõ những điểm còn chưa rõ về các thông tin được cung cấp: 6. Tìm kiếm t hêm các thông tin nếu cần thiết. Danh mục kiểm tra khi thăm khách hàng: Chuẩn bị kỹ lưỡng; Đi thăm khách hàng khi thấy thuận tiện; Sử dụng cấu trúc của bản kế hoạch kinh doanh làm cơ sở cho kế hoạch làm việc; Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những vấn đề mà bạn sẽ làm việc với khách hàng o Điều này cũng giúp đưa ra một trình tự logic o Chuẩn bị danh sách các câu hỏi mà bạn cần có câu trả lời Kiểm tra các giả định Tập trung vào các rủi ro tiềm ẩn Hoàn thành báo cáo chuyến đi 13
- Phần 4 - Các xem xét về kế toán Mục tiêu của phần này giúp học viên hiểu đựơc những tác động của các nguyên tắc kế toán đối với kết quả cuối cùng trong các báo cáo tài chính. Mục đích của phần này nhằm nhấn mạnh rằng các thô ng tin tài chính dù được kiểm toán hay khô ng cũng đều có thể “bị chỉnh sửa” đ ể đưa ra một kết quả tích cực p hù hợp với các nhu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Kết quả này sẽ ảnh hưởng đ ến vi ệc nhìn nhận, và hành động của Cổ đông Cơ quan thuế Tổ chức tín dụng Bản thân nhà quản lý Nhà đầu tư tiềm năng Khách hàng Nhân viên Đối thủ cạnh tranh Việc áp dụng các nguyên tắc kế toán khác nhau không phạm pháp. Các nguyên tắc kế toán thường cho phép ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những kết quả có lợi nhất. Để hoàn thành một phân tích tài chính một cách thành cô ng và thấu đáo, bạn cần kiểm tra các chứng cứ như thể bạn là một thám tử. Điều này khô ng có nghĩa là bạn đang ki ểm tra hiện trường của một vụ phạm tội MÀ bạn có thể nói rằng vi ệc chấp nhận ngay những thông tin cung cấp là rất nguy hiểm. Cần tiến hành các cuộc kiểm tra đ ể xác định tính hữu ích của thô ng tin. Thông tin chính mà cán bộ p hân tích có được là các báo cáo tài chính hoặc báo cáo thường niên. Do đó, chúng ta thảo luận những báo cáo này trước. Các báo cáo tài chính Cần khẳng định rằng không thể bỏ sót trang nào khi đọc bản báo cáo thường niên, cần nghiên cứu kỹ và sâu đối với từng vấn đ ề nhỏ nhất. Báo cáo thường niên của công ty đại chúng thường có nhiều thông tin bên cạnh các b áo cáo tài chính và rất hữu ích cho cán bộ phân tích học được những khía cạnh phi tài chính của công ty. Các công ty tư nhân thuộc di ện không bắt buộc phải công bố thô ng tin với mức độ như vậy sẽ có nhi ều quyền hơn và thường chỉ cô ng bố thông tin tối thiểu theo qui định của luật pháp nước sở tại. Thông thường, dù là làm việc với các cô ng ty nhà nước hay t ư nhân, khi tìm kiếm một số thông tin cần thiết bạn sẽ nhận thấy rằng những thông tin này khô ng đ ược công bố trong các báo cáo tài chính mà bạn có. Bạn có quyền đặt câu hỏi “tại sao không” và những câu trả lời sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc hiểu rõ về cô ng ty. Bạn cần hiểu rõ lý do của việc doanh nghiệp khô ng công b ố thô ng tin và đánh giá xem các báo cáo tài chính được lập cho những ai. Điều này đặc biệt q uan trọng ở những nước mà việc thực hiện các thông lệ kế toán chặt chẽ còn rất sơ khai. Ý kiến của kiểm toán viên Đây là phần nên đ ược đọc đ ầu tiên. Phần này thường b ao gồm một trang mô tả nguyên tắc kế toán của cô ng ty. Trang này ghi nhận rằng ban lãnh đạo công ty cung cấp số liệu cho người khác đọc và các số liệu này đ ược lập dựa trên các nguyên tắc kế toán tài chính. Do vậy, cần xem xét ngay từ đầu các kiểm toán viên có ý ki ến gì đ ối với báo cáo của công ty không. Kiểm toán viên có trách nhiệm đảm bảo rằng các số liệu “phản ánh trung thực” kết quả hoạt động trong năm và các nguyên tắc kế toán được sử dụng là hợp lý với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, cần nhanh chóng nắm bắt sơ lược về cô ng ty thông qua việc xem xét các báo cáo tài chính đ ể trả lời 3 câu hỏi sau: Quy mô của cô ng ty như thế nào? Lợi nhuận của công ty ra sao? 14
- Khả năng thanh toán của cô ng ty ra sao? Qua phân tích tài chính toàn diên, ta sẽ thấy đ ược bức tranh đầy đủ hơn và đủ đ ể nhận định rằng những công ty đang tăng trưởng nhanh, có lợi nhuận nhưng khả năng trả nợ thấp thường lựa chọn những nguyên tắc kế toán khác với những nguyên tắc của các công ty lớn, ổn định và có khả năng trả nợ cao. Lý do hiển nhiên là các doanh nghiệp trong nhóm đầu luôn ý thức việc giới thiệu hình ảnh hấp dẫn về công ty để giải quyết nhu cầu huy động vốn. Nói cách khác, họ muốn đưa ra mức lợi nhuận ở mức tốt nhất có thể. Một số điểm quan trọng cần chú ý : 1. Ba báo cáo kiểm toán l à bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và chi phí, và b áo cáo thay đ ổi vốn chủ sở hữu. Kiểm toán viên khô ng đưa ra nhận xét đối với bất cứ một thông tin tài chính nào khác đ ược đưa trong báo cáo thường niên. 2. Trung thực - Cụm từ phản ánh trung thực đ ược sử dụng có mục đích. Có sự khác nhau giữa báo cáo trung thực và chính xác. Trên thực tế, cô ng việc kế toán thường liên quan đến những nhận đị nh và ước tính rằng khô ng thể có độ chính 100%. 3. Nhất quán – nghĩa là các phương pháp được sử dụng cho năm nay cũng giống như các năm trước. Bản chất của các nguyên tắc kế toán Ý kiến của kiểm toán viên thường bao gồm mô tả các nguyên tắc kế toán quan trọng đ ược sử dụng. Do đó, chúng ta nên xem xét một số nguyên tắc chính mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Hàng tồn kho Hàng tồn kho có thể được hạch toán theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO), nhập trước xuất trước (FIFO), hoặc phương pháp bình quân. Những p hương pháp này sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối với lợi nhuận báo cáo. Tài sản cố định/Khấu hao Bất cứ phương pháp khấu hao nào có tính hệ thống và logic đều có thể được sử dụng. Chi phí khấu hao liên quan đ ến ít nhất 2 yếu t ố: Thời gian khấu hao Giá trị thanh lý (sau khi khấu hao) Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền và không ảnh hưởng đến dòng tiền Thay đ ổi phương pháp tính khấu hao, thời gian khấu hao, giá trị thanh lý sẽ tác động đáng kể đ ến lợi nhuận của công ty. Khấu hao theo đường thẳng hoặc khấu hao nhanh là những phương pháp thường được sử dụng.Cả hai phương pháp đều cho tổng chi phí khấu hao như nhau, nhưng do chi phí khấu hao theo đường thẳng thấp hơn trong những năm đầu, nên lợic nhuận của một công ty đang phát triển sẽ đ ược thể hiện lớn hơn khi sử dụng phương pháp này. Điều chỉnh thu nhập This refers to the ability of a company to show an even trend of earnings over a period of time. This can involve chasing debtor money of delaying payments to creditors. Aged analysis of debtors and creditors will be useful in order to establish whether this policy is happening. Đây là khả năng của công ty trong việc b áo cáo xu hướng thu nhập đ ều trong một thời kỳ nhất định. Để làm đ ược việc này, cô ng ty có thể sẽ phải thu hồi nhanh các khoản phải thu và trì hoãn thanh toán các khoản phải trả. Phân tích thời hạn các khoản phải thu và phải trả sẽ cho ta thấy vi ệc công ty có áp dụng chính sách này hay khô ng. Định giá tài sản cố định Tại một số nước, việc định giá lại tài sản cố định được tiến hành theo cách: khi các chuyên gia định giá chuyên nghiệp bên ngoài đưa ra giá trị thị trường lớn hơn nhi ều so với giá trị sổ sách, thì giá trị thị trường sẽ được chấp nhận và làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu của công ty. Các ví dụ khác 15
- Sau đây là một vài ví dụ về việc lựa chọn nguyên t ắc kế toán có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ròng báo cáo. Chiết khấu bán hàng có thể được ghi nhận ngay khi bán hoặc khi thu tiền. Giá vốn hàng tồn kho có thể bao gồm phí lưu kho và phí lưu giữ. Tài sản vô hình có thể khấu hao theo thời gian ngắn hoặc dài. Các báo cáo không được kiểm toán Không phải tất cả các báo cáo tài chính trình ngân hàng đ ều được kiểm toán. Trong những trường hợp như vậy, và nếu có nhiều báo cáo chưa được kiểm toán, thì cán b ộ ngân hàng nên thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán viên. Điều này mang lại độ tin tưởng cao. Đấy cũng là lý do để tiến hành kiểm tra thực tế nhà máy, kho hàng và sổ sách kế toán. Vậy những số liệu nào trong bản báo cáo không đ ược kiểm toán là đáng tin cậy nhất?- Nhìn chung, các khoản nợ là đáng tin cậy vì ban lãnh đạo doanh nghiệp chẳng có lý do gì để báo cáo thấp các khoản này. Những con số khô ng dễ ki ểm tra, nhưng cần kiểm tra,bao gồm: Thời hạn tín dụng t hương mại của các nhà cung cấp Định giá tài sản cố định (đặc biệt là hàng tồn kho) Các khoản phải thu (chất lượng) Một lần nữa, những trường hợp trên đâ y chỉ là một vài ví dụ. Các tỷ số tài chính/so sánh trong ngành The production of financial ratios can form a good guide to the accuracy of financial statements. These are particularly useful when comparing various periods, and specifically when related to ‘average performance’ for the type of industry involved, if such figures are available. Việc tính toán các t ỷ số tài chính có thể giúp đánh giá tính chính xác của các b áo cáo tài chính. Những t ỷ số này rất hữu ích khi được so sánh giữa các kỳ, và nhất là khi so sánh với tỷ số trung bình của ngành, nếu có thể. Phần 5 Phâ n tích kết quả tài chính trong quá khứ Sau phần này, học viên có thể: phân tích và hiểu các báo cáo tài chính (kiểm toán và chưa kiểm toán ) do khách hàng cung cấp và vai trò của những thông tin này trong quá trình đánh giá hồ sơ vay vốn. thiết kế và sử dụng phương pháp tó m tắt các báo cáo tài chính để hỗ trợ việc h iểu báo cáo của các doanh nghiệp SME Phần này bao gồm các k ỹ thuật “đọc” các thông tin tài chính để xác hình các xu hướng theo năm và so sánh điều bạn biết về khách hàng của mình với hình ảnh có đ ược từ các thông tin tài chính. Bạn cần phải đặt câu hỏi về những khác biệt và so sánh kết quả tài chính của khách hàng với các doanh nghiệp t ương tự khác, sử dụng khảo sát ngành dùng cho ngân hàng và các dữ liệu tài chính tin cậy khác. Các kỹ năng bạn cần có trong việc đọc hiểu các thông tin tài chính của doanh nghiệp là k ỹ năng hỏi đúng câu hỏi và tìm kiếm các thông tin bổ sung để vẽ đ ược bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh hiện thời của doanh nghi ệp, qua đó bạn có thể đánh giá các dự báo một cách khách quan. Hạn chế sử dụng các báo cáo thường niên đ ể phân tích rủi ro. Báo cáo thường niên là một nguồn thông tin tài chính hữu ích. Các báo cáo này cung cấp thông tin về hồ sơ kinh doanh trước đây của khách hàng. Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin tổng hợp về tài sản và cô ng nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin này có những hạn chế nhất định đối với việc p hân tích r ủi ro. 16
- Bảng cân đối kế toán là báo cáo về tình hình tài sản và công nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm trong năm, giống như một ‘bức ảnh’ Hạn chế chung Cần nhớ rằng việc lập các bản báo cáo tài chính có thể phụ thuộc nhiều vào thông tin và hồ sơ do giám đốc/chủ sở hữu doanh nghiệp cung cấp, đặc biệt là đ ối với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này có nghĩa là đ ộ chính xác của sổ sách kế toán và độ trung thực của chủ sở hữu doanh nghiệp là những nhân tố chính đem lại tính tin cậy của các bản báo cáo được lập. Trong nhiều trường hợp, các giá trị tài sản cố định như xe cộ, vật cố định và đồ đạc, đ ược xác định dựa trên ước tính cao nhất của chủ sở hữu/giám đốc công ty. Bảng cân đối kế toán khô ng cho bi ết nhiều về giá trị thị trường của tài sản trong trường hợp doanh nghi ệp phá sản (trường hợp bán rời từng tài sản) hoặc giá trị “phát mại” khi cần bán gấp tài sản cố định để đáp ứng khả năng thanh toán, mặc dù doanh nghiệp vẫn ti ếp tục hoạt động. Khi ngân hàng nhận được bảng cân đối kế toán, thì những con số trong đó đã quá cũ ít nhất vài tháng và thường là lâu hơn. Số liệu có thể đã bị chủ sở hữu/kế toán điều chỉnh nhằm phản ánh tình hình mà họ mong muốn. Sự thiếu chính xác cũng có thể không phải là chủ định mà do các số liệu không được kiểm toán đầy đủ. Điển hình là đánh giá hàng tồn kho có thể không chính xác. Do đó, các con số khác, đặc biệt là lợi nhuận, sẽ bị ảnh hưởng. Giá trị hiện tại của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể đang hoạt động sẽ không đ ược thể hiện. Mặc dù các báo cáo có thể cung cấp thông tin hữu ích về doanh nghiệp, bạn không nên quá lệ thuộc vào b áo cáo này. Hoàn cảnh có thể thay đổi rất nhanh. Tình hình hiện tại có thể khác xa so với những gì được phản ánh trong báo cáo được lập 18 tháng trước. Số liệu gì không được thể hiện Chất lượng của ban lãnh đạo doanh nghiệp Nhu cầu tương lai về sản phẩm/dịch vụ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ Chất lượng khách hàng của doanh nghiệp bao gồm các khoản p hải thu có vấn đ ề và các khoản phải thu xấu không được công bố. Kế hoạch tương lai của doanh nghiệp và liệu tài sản có đủ để thực hiện kế hoạch này không Liệu doanh nghiệp có phụ thuộc vào một sản phẩm/dịch vụ duy nhất không Tính chính xác của việc định giá hàng tồn kho, bao gồm cả hàng tồn kho l ỗi thời (tính chính xác cũng được áp dụng với việc định giá các tài sản khác) Thời hạn của các khoản phải thu. Có thể có các khoản phải thu không bao giờ thu hồi được và do đó được coi là “nợ khó đòi” Luôn xác định mức độ lệ thuộc của chủ doanh nghiệp vào hoạt đ ộng kinh doanh trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cá nhân. Ngoài các yêu cầu riêng, các chủ doanh nghiệp có thể vay dưới tên cá nhân đ ể bơm thêm vào doanh nghiệp. Chi tiết thuế cá nhân Các doanh nghiệp liên quan Thông tin về các doanh nghiệp tương t ự khác mà có thể cho phép bạn so sánh dễ dàng hơn hoặc thông tin về môi trường kinh doanh và triển vọng của ngành cần phải được xem xét. Theo thông l ệ, hoạt động kinh doanh càng nhỏ và ít phức tạp thì thông tin tài chính càng cũ và không chi tiết. Doanh nghiệp thường có tâm lý chuẩn bị báo cáo để làm việc với cơ quan thuế. Phân tích số liệu 17
- Phương pháp SLOP thường đ ược sử dụng để định hướng cho việc phân tích báo cáo tài chính. Đâ y là từ viết tắt của các t huật ngữ Độ an toàn (safety), Khả năng thanh toán (Liquidity), Các nhân tố khác (Others) và Khả năng sinh lời (Profitability). Bạn có thể đánh giá các yếu tố chính mà khi kết hợp với nhau giống như một trò chơi ghép hình thì tạo thành một bức tranh toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sơ đồ dưới cho biết các yếu tố chính cần xem xét trong từng tiêu chí. Độ an toàn Tính thanh khoản Đòn cân nợ Dòng tiền Dự trữ/thâm hụt ngầm Chu kỳ vốn lưu động Khả năng thanh toán lãi vay Các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho Khả năng trả nợ Khả năng sinh lời Các nhân tố khác Tỷ suất lợi nhu ận – xu hướng Các ảnh hưởng do thời vụ Điểm d oanh thu hoà vốn Thuyết minh b áo cáo tài chính Biên đ ộ an to àn Ngày báo cáo kiểm toán (công ty TNHH) Phù hợp với trung b ình ngành Điều gì đ ã xảy ra kể từ lần cung cấp thông tin tài chính/báo cáo gần đây nhất? Độ an toàn Đòn cân nợ Đòn cân nợ là tỷ số giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đòn cân nợ thường được thể hiện dưới dạng t ỷ lệ phần trăm và phản ánh tương quan giữa hai chỉ tiêu. Khi tỷ số đòn cân nợ tăng, tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ giảm. Trong trường hợp doanh nghiệp p há sản, ngân hàng có rủi ro mất vốn cao hơn nếu chỉ có thể trô ng cậy vào tài sản của doanh nghiệp để thu hồi vốn. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài thì càng ít bị tác động bất lợi bởi những ảnh hưởng bên ngoài mà có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như ngân hàng gây áp lực đòi trả nợ. Nói cho cùng thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp, chứ khô ng phải là giá trị của đòn cân nợ, sẽ q uyết định mức đ ộ rủi ro của ngân hàng. Hệ số nợ 18
- Đây là một thước đo nữa về tính ổn định của doanh nghiệp và liên quan đến việc so sánh giữa vốn của doanh nghiệp và tổng các khoản nợ. Khả năng thanh toán Theo nghĩa đơn giản, đâ y là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đáo hạn của doanh nghiệp. Khả năng này được đo lường bằng việc so sánh tài sản lưu động của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn hạn. Các nhân tố khác Có thể có các nhân tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân tích báo cáo tài chính. Tính thời vụ và các điều khoản thương mại là hai trong số các nhân tố này. Khả năng sinh lời Lợi nhuận là đ ộng lực hoạt động của doanh nghiệp và là t hước đo cuối cùng của sự thành công trong quản lý. Lợi nhuận là cô ng cụ để t hu hút và giữ vốn đầu tư. Chính lợi nhuận cung cấp nguồn tiền chủ yếu đ ể trả nợ. Báo cáo thu nhập là công cụ chính để đánh giá kết quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của cô ng ty. Lợi nhuận, hay thu nhập thuần, có được từ doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các loại chi phí. Do đó, việc phân tích khả năng sinh lời đòi hỏi phải hiểu các nhân tố ảnh hưởng hoặc quyết định đến doanh thu bán hàng và các chi phí của công ty. Tầm quan trọng của dòng tiền Ba giai đoạn chính trong qui trình là: Xác định và định lượng dòng tiền Nhận biết rủi ro đối với dòng tiền Cấu trúc khoản vay theo dòng tiền và tránh rủi ro. Xác định và định lượng dòng tiền Mọi khoản tín dụng chỉ có thể đ ược hoàn trả từ dòng tiền của doanh nghiệp. Nói cách khác, công ty chỉ có thể trả nợ từ tiền mặt hiện có. Mục tiêu của các ngân hàng là thu hồi nợ từ dòng ti ền có được từ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu nhất thì vốn vay sẽ đ ược hoàn trả (có lẽ chỉ một phần) từ dòng tiền có được từ phát mại tài sản. Phân tích dòng tiền đ ể dự báo trả nợ - và thành công kinh doanh - còn quan trọng hơn nhiều việc phân tích bảng cân đối kế toán hay khả năng sinh lời. Do vậy, khi đánh giá một đề xuất tín dụng, công việc đầu tiên là phải xác định và định lượng nguồn và lượng tiền sẽ có để trả nợ. Cần kiểm tra các dự báo trong kinh doanh chứ không chỉ phân tích các dữ liệu trong quá khứ. Xác định rủi ro đối với dòng tiền Không có doanh nghiệp nào là không có rủi ro và những rủi ro này gần như luôn ảnh hưởng tới lượng tiền để trả nợ. Bạn cần phải tự hỏi rủi ro bên trong và bên ngoài nào có thể xảy ra đối với dòng tiền của công ty và tác động của các rủi ro này đối với dòng tiền dự kiến như thế nào. Chúng ta có thể tính toán, ví dụ như, ảnh hưởng của việc giảm 1% t ỷ suất lợi nhuận gộp đối với lượng tiền có để trả gốc và lãi vay. Cấu trúc khoản vay Khoản vay cần được cấu trúc để tận dụng dòng tiền và để tránh rủi ro. Bạn có thể cải thiện đáng kể các cơ hội trả nợ bằng việc cơ cấu chuẩn xác các khoản vay, mặc dù rủi ro tín dụng không được cải thiện. Ví dụ, bạn có thể nâng cao cơ hội trả nợ bằng cách nhận đảm b ảo bằng tài sản đ ược hình thành từ vốn vay và giao quyền sử dụng dòng tiền từ tài sản cho ngân hàng. Sử dụng thông tin tài chính Các báo cáo tài chính bao gồm ít nhất một bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. 19
- Tại các cuộc điều tra ở các nước p hương Tâ y về việc sử thông tin trong các quyết định tín dụng, các b áo cáo tài chính được kiểm toán được coi là nguồn thông tin quan trọng nhất. Đối với báo cáo của các nhà kinh doanh không có tư cách pháp lý riêng, các ngân hàng thường ưu tiên các báo cáo tài chính do các nhân viên kế toán tin cậy lập, vì các báo cáo này thường đáp ứng yêu cầu của các cơ quan thuế. Các báo cáo tài chính được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm: Hỗ trợ xác định rủi ro 1. Chỉ ra kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh trước đây 2. Đánh giá tài sản của doanh nghiệp 3. Cung cấp cơ sở đánh giá doanh thu và lợi nhuận dự ki ến. 4. Kiểm toán viên (nếu các báo cáo được kiểm toán một cách độc lập và cơ quan ki ểm toán là cơ q uan nổi tiếng) cũng tạo cho ngân hàng sự tin tưởng rằng các báo cáo được lập một cách có hệ thống, sử dụng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận trong hoặc ngoài nước. Không phải tất cả các báo cáo tài chính đều đ ược kiểm toán. Nếu các báo cáo không được kiểm toán thì nên so sánh với các báo cáo kiểm toán trước. Nếu không có sẵn các báo cáo kiểm toán thì ngân hàng nên lưu ý rằng những nhận định chủ quan về định giá tài sản có thể làm sai lệch số liệu về lợi nhuận. Nếu báo cáo được lập để gửi các cơ quan thuế, thì tài sản thường được định giá thấp nhằm giảm thuế thu nhập phải nộp. Tóm tắt thông tin tài chính 20
- Bảng dưới đây là một ví dụ điển hình của phương pháp tóm tắt thông tin tài chính để hiểu dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp đánh giá xu hướng trước đây và nói chung được xem là phù hợp với các doanh nghiệp SME. Ngày báo cáo tài chính Dòng số Giai đoạn 2 Giai đoạn Giai đoạn 3 Các giai đoạn 1… … … tiếp theo Tài sản ngắn hạn Ti ền mặt và tiền gửi ngân hàng 1 Các khoản đầu tư ngắn hạn 2 Các khoản phải thu 3 4 Tổng 5 6 Tài sản lưu động khác Hàng tồn kho/nguyên vật 7 liệu/thành phẩm Sản phẩm dở dang 8 9 Tổng tài sản lưu động 10 Nợ ngắn hạn Các khoản phải trả thương mại 11 Nợ ngân hàng 12 Khoản vay phải trả trong vòng 12 13 tháng Các khoản vay khác 14 Thu ế phải nộp 15 Các khoản khác 16 17 Tổng nợ ngắn hạn 18 Thặng dư/thâm hụt khả năng 19 thanh toán ng ắn hạn (10-18) Thặng dư/thâm hụt khả năng 20 thanh toán nhanh (5-18) Tài sản cố định và tài sản khác Đất đai và nhà xưởng 21 Máy móc 22 Thiết bị 23 Xe cộ 24 Khác 25 Tổng cộng 26 Các khoản nợ có thời hạn khác Các khoản vay phải trả trong vòng 27 12 tháng Thu ế phải trả 28 Khác 29 Tổng 30 Tài sản hữu hình ròng 31 Các chỉ số tài chính và các số liệu chính khác 40 Doanh thu bán hàng 41 Giá vốn hàng bán 42 Lợi nhận gộp Khấu hao 43 Khả năng sinh lời 21
- Tỷ suất lợi nhuận gộp (lợi 45 nhuận gộp/ doanh thu x 100) Tỷ su ất lợi nhuận ròng (Lãi 46 ròng/doanh thu x 100) Khả năng thanh toán Kỳ thu tiền bình quân (Các 48 khoản phải thu/doanh thu x 365) Kỳ thanh toán bình quân 49 (Các khoản phải trả/giá vốn hàng bán x 365) Vòng quay hàng tồn kho 50 (Hàng tồn kho/ giá vốn hàng bán x 365) Hệ số thanh toán ngắn hạn 51 (Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn) Hệ số thanh toán nhanh 52 (Tài sản thanh khoản nhanh/nợ ngắn hạn) Độ an toàn/Khả năng trả nợ Đòn cân nợ (Tổng nợ vay/ 54 tài sản hữu hình ròng) Hệ số nợ (Tổng nợ/tài sản 55 hữu hình ròng) 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá một đơn xin vay vốn có kỳ hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 2
15 p | 294 | 142
-
Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn-Phần 1,2
11 p | 343 | 83
-
Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn - Phần 9
10 p | 206 | 61
-
Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn- Phần 12 - Đánh giá tài sản đảm bảo
13 p | 179 | 48
-
Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn - Phần 11- Tài trợ dự án
17 p | 132 | 30
-
Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn - Phần 6
9 p | 144 | 20
-
Muốn vay vốn, phải biết “tiếp thị” bản thân
3 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn