Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe)
lượt xem 2
download
Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) là một loài cây thuốc quý với thành phần hoạt chất chính là curcumin. Để tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình nuôi cấy tế bào huyền phù cây nghệ đen, quá trình nuôi cấy callus in vitro loài cây này đã được nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe)
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) THĂM DÒ ẢNH HƢỞNG CỦA MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CALLUS NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Roscoe) Trƣơng Thị Phƣơng Lan1,2*, Lê Thị Anh Thƣ2, Nguyễn Thị Hà Ngân2 1Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế 2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: phuonglan300173@gmail.com Ngày nhận bài: 23/01/2018; ngày hoàn thành phản biện: 29/01/2018; ngày duyệt đăng: 8/6/2018 TÓM TẮT Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) là một loài cây thuốc quý với thành phần hoạt chất chính là curcumin. Để tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình nuôi cấy tế bào huyền phù cây nghệ đen, quá trình nuôi cấy callus in vitro loài cây này đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nuôi cấy callus thích hợp là môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L KIN với kích thước trung bình đạt 1,564 cm, khối lượng tươi đạt 0,904 g và khối lượng khô của callus đạt 0,084 g. Đối với xử lý chất kích kháng salicilic acid (SA), môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L SA là môi trường tốt nhất cho khả năng sinh trưởng của callus nghệ đen, kích thước trung bình đạt 1,534 cm, khối lương tươi đạt 0,832 g và khối lượng khô của callus đạt 0,078 g sau 4 tuần nuôi cấy. Từ khóa: Callus, curcumin, nghệ đen. 1. MỞ ĐẦU Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 80% dân số thế giới sử dụng dược liệu làm thuốc để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Việc khai thác nguồn dược liệu tự nhiên từ thực vật đang trở thành một vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu và chúng ngày càng được thương mại hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật cho công tác bào chế thuốc ngày một khó khăn do sự khan hiếm về nguyên liệu, khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu ngày càng tăng trong tương lai [19]. Điều này buộc các nhà khoa học cần phải tính đến công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật như một con đường tiềm năng để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm [12]. Thực vật không chỉ được sử dụng như là nguồn cung cấp carbohydrate, protein và chất béo mà còn là nguồn cung cấp các hợp chất tự nhiên dùng trong dược phẩm, 63
- Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen … hóa chất nông nghiệp, hương liệu, chất màu, thuốc trừ sâu sinh học và các chất phụ gia thực phẩm có giá trị…[13] mà những chất này không thể sản xuất từ các tế bào vi sinh vật hoặc tổng hợp bằng con đường hóa học. Nuôi cấy tế bào thực vật để sản xuất các hợp chất thứ cấp có thể đạt được bằng con đường nuôi cấy callus là một trong những biện pháp làm tăng hiệu suất tổng hợp các hoạt chất sinh học trong tế bào, tăng hàm lượng hoạt chất sinh học cao, rút ngắn thời gian và giảm chi phí sản xuất so với thu từ cây ngoài tự nhiên. Cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) là một loài thân thảo, được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Ở Việt Nam, thường gặp nghệ đen mọc tự nhiên ở nhiều địa phương miền núi và trung du phía Bắc (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…) và một số tỉnh miền Trung. Từ xưa, nghệ đen được dùng như một loại dược liệu có giá trị cao để chữa nhiều bệnh như đau dạ dày, điều kinh, nôn mửa, tích máu tử cung…[2]. Curcumin là một trong những hoạt chất sinh học chính của nghệ đen. Curcumin có tác dụng chống đông máu và hạ huyết áp, sodium curcuminate có tác dụng chống co thắt ruột, curcuminoide và secquiterpen có tác dụng chống viêm nhiễm [3]. Việc thu hồi các hoạt chất từ nghệ đen ngoài thiên nhiên gặp nhiều trở ngại do nó là loài có hệ số nhân thấp và chịu nhiều tác động như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thời gian cây đến tuổi thu hoạch dài, năng suất phụ thuộc vào mùa vụ, …[11]. Vì vậy, nghiên cứu nuôi cấy callus nghệ đen có bổ sung chất kích thích sinh trưởng cũng như chất kích kháng nhằm tăng hiệu suất thu hồi các hoạt chất sinh học có trong tế bào nghệ đen là cần thiết. Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu in vitro cho việc tách chiết các hợp chất thứ cấp từ cây ghệ đen, góp phần định hướng cho việc sản xuất hoạt chất này trong thực tế. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là callus nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) in vitro sinh trưởng trên môi trường cơ bản MS (Murashige và Skoog 1962) có bổ sung sucrose 3%, agar 0,8% và 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic) 1 mg/L, BAP (benzylaminopurine) 1 mg/L [18] do Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cung cấp. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Các loại môi trường dinh dưỡng được điều chỉnh pH đến 5,8 và khử trùng ở nhiệt độ 121oC (1 atm) trong 20 phút. Các thí nghiệm nuôi cấy được thực hiện ở 25±2oC, cường độ chiếu sáng 2000 lux và thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Kết quả nghiên cứu được đánh giá sau 4 tuần. 64
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) Ảnh hƣởng của một số chất kích thích sinh trƣởng lên khả năng sinh trƣởng của callus nghệ đen Callus in vitro (0,5 cm) được cấy lên môi trường MS có sucrose 3%, agar 0,8%, 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với KIN (kinetin) và NAA (naphthaleneacetic acid) ở các nồng độ từ 0,5-2,0 mg/L. Đối chứng trong tất cả các thí nghiệm là môi trường chứa chất kích thích sinh trưởng 2,4-D 1,0 mg/L và BAP 1 mg/L. Ảnh hƣởng của một số chất kích kháng sinh trƣởng lên khả năng sinh trƣởng của callus nghệ đen Callus in vitro (0,5 cm) được cấy lên môi trường MS có sucrose 3%, agar 0,8%, 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với AgNO3 và SA (salicylic acid) ở các nồng độ từ 0,5-2,0 mg/L. Xử lý thống kê Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm kích thước, khối lượng và màu sắc của callus. Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại (n ≥ 30). ết quả thí nghiệm được tính trung bình và phân tích ANOVA bằng Duncan’s test (p
- Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen … Bảng 1. Ảnh hưởng của 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với KIN lên khả năng sinh trưởng của callus nghệ đen sau 4 tuần nuôi cấy Khối lượng (g) KIN (mg/L) Đường kính (cm) Tươi Khô ĐC 1,350c 0,679c 0,061c 0,5 1,475abc 0,791b 0,079b 1,0 1,525ab 0,838ab 0,083a 1,5 1,564a 0,904a 0,084a 2,0 1,375bc 0,850ab 0,080b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có mức ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p < 0,05 (Duncan’s test). Hình 1. Callus sinh trưởng trên môi trường có bổ sung 1,0mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L KIN sau 4 tuần nuôi cấy 3.2. Ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với NAA lên khả năng sinh trƣởng của callus nghệ đen trong điều kiện in vitro Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy các môi trường có 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với nồng độ NAA khác nhau thì khả năng sinh trưởng của callus là khác nhau. Tương tự như IN, khi thay thế BAP bằng NAA cũng giúp tăng khả năng sinh trưởng của callus lên cao hơn đối chứng như trong nghiên cứu của Võ Châu Tuấn và cs (2011) [18]. ích thước trung bình của callus tăng rõ rệt (1,450-1,564 cm), khối lượng tươi và khối lượng khô trung bình của callus cũng tăng (0,703-0,794 g và 0,064-0,080 g) ở các nồng độ NAA từ 0,5-1,0 mg/L cao hơn ĐC (1,351 cm, 0,653 g và 0,061g). hi tăng NAA lên 1,5-2 mg/L, kích thước, khối lượng tươi và khô trung bình của callus có xu hướng giảm (1,500-1,438 cm, 0,757-0,693 g và 0,074-0,063 g). Callus ở môi trường bổ sung 2,4- D 1,0 mg/L kết hợp NAA 1,0 mg/L có màu vàng (Hình 2), tuy nhiên callus hơi xanh so 66
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) với ĐC, ở các môi trường khác callus có màu vàng nhạt hơn. Bảng 2.Ảnh hưởng của 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với NAA lên khả năng sinh trưởng của callus nghệ đen sau 4 tuần nuôi cấy Khối lượng (g) NAA (mg/L) Đường kính (cm) Tươi Khô ĐC 1,351c 0,653c 0,061c 0,5 1,450abc 0,703abc 0,064c 1,0 1,564a 0,794a 0,080a 1,5 1,500ab 0,757ab 0,074b 2,0 1,438bc 0,693bc 0,063c Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có mức ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p < 0,05 (Duncan’s test). Hình 2. Callus sinh trưởng trên môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,0 mg/L NAA sau 4 tuần nuôi cấy Theo các tài liệu đã công bố, NAA cũng đã được một số tác giả sử dụng để cảm ứng tạo callus nghệ đen. Mello và cs (2001) đã tạo được callus nghệ đen từ đoạn rễ trên môi trường MS có 3% sucrose, bổ sung 13,4 µM NAA và 2,2 µM BA, nuôi trong điều kiện tối [9]. Nghiên cứu của Miachir và cs (2004) cho thấy callus nghệ đen hình thành từ đoạn rễ sinh trưởng trên môi trường MS có bổ sung 1,0 mg/l NAA, nhưng nếu nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2,4 D trong điều kiện tối thì callus sẽ không xuất hiện [10]. 3.3. Ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với SA lên khả năng sinh trƣởng của callus nghệ đen trong điều kiện in vitro Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy môi trường có bổ sung 2,4-D 1,0 mg/L và 67
- Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen … SA cho tỷ lệ sinh trưởng callus cao hơn ĐC. ích thước trung bình của callus tăng rõ rệt (1,244-1,534 cm), khối lượng tươi và khối lượng khô trung bình của callus cũng tăng dần (0,639-0,832 g và 0,060-0,078 g) ở các nồng độ SA từ 0,5-1,5 mg/L. hi tăng SA lên 2 mg/L, kích thước, khối lượng tươi và khô trung bình của callus có xu hướng giảm (1,410 cm, 0,796 g và 0,069 g) nhưng vẫn cao hơn ĐC (1,210 cm, 0,598 g và 0,057 g). Callus ở môi trường bổ sung 2,4-D kết hợp với SA 1,5 mg/L có màu vàng (Hình 3), đậm hơn ĐC, ở các môi trường khác callus có màu vàng tương đương hoặc nhạt hơn. Bảng 3. Ảnh hưởng của 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với SA lên khả năng sinh trưởng của callus nghệ đen sau 4 tuần nuôi cấy Khối lượng (g) SA (mg/L) Đường kính (cm) Tươi Khô ĐC 1,210b 0,598c 0,057c 0,5 1,244bc 0,639c 0,060bc 1,0 1,362abc 0,768b 0,067bc 1,5 1,534a 0,832a 0,078a 2,0 1,410ab 0,796ab 0,069ab Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có mức ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p < 0,05 (Duncan’s test). Hình 3. Callus sinh trưởng trên môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L SA sau 4 tuần nuôi cấy Thông thường, xử lý SA trong quá trình nuôi cấy sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tế bào, tốc độ sinh trưởng chậm lại đồng thời sự tích lũy hợp chất thứ cấp tăng lên [7, 8]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, bổ sung SA thu được sinh khối tế bào cao hơn đối chứng, đây không phải là hiện tượng phổ biến và chỉ xuất hiện trên một số ít đối tượng. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Sudha và cs (2003), xử 68
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) lý 200 µM SA sau 15 nuôi cấy, sinh khối tế bào Capsicum frutescens cao hơn khoảng 1,5 lần so với đối chứng không cảm ứng [17]. Trên họ cà, nghiên cứu của Jain và cs (2015) cho thấy khi xử lý 50 µM SA trên nuôi cấy rễ tơ cây Solanum melongena sinh khối thu được cao hơn đối chứng khoảng 1,5 lần sau 28 ngày (5,16 g so với 3,39 g), trong khi đó hàm lượng solasodine cao hơn đối chứng khoảng 13,5 lần (89,03 µg/g khô so với 6,5 µg/g khô) [5]. Kết quả tương tự cũng thu được khi xử lý SA trên tế bào cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) [4]. 3.4. Ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với AgNO3 lên khả năng sinh trƣởng của callus nghệ đen trong điều kiện in vitro Theo Kumar và cs (2009) và Sandra & Maira (2013), AgNO3 khi được bổ sung vào môi trường nuôi cấy mô thực vật có tác dụng ức chế hoạt động của ethylene nội sinh, vì thế quá trình sinh trưởng của tế bào sẽ được thuận lợi hơn [6, 14]. Do đó, sử dụng AgNO3 để tăng hiệu quả của quá trình nuôi cấy đã được nhiều tác giả sử dụng. Tương tự như trường hợp trên, số liệu ở bảng 4 cũng cho thấy tất cả môi trường được thăm dò đều làm tăng khả năng sinh trưởng của callus. Các môi trường có AgNO3 đều cho tỷ lệ sinh trưởng callus cao hơn ĐC. ích thước trung bình của callus tăng dần (1,375-1,452 cm), khối lượng tươi và khối lượng khô trung bình của callus cũng tăng (0,591-0,709 g và 0,050-0,062 g) ở các nồng độ AgNO3 từ 0,5-1,5 mg/L. hi tăng AgNO3 lên 2 mg/L, kích thước, khối lượng tươi và khô trung bình của callus có xu hướng giảm rõ rệt (1,353 cm, 0,668 g và 0,058 g) cao hơn ĐC (1,275 cm, 0,527 g và 0,048 g). Callus ở môi trường bổ sung 2,4-D kết hợp với AgNO3 1,5 mg/L có màu vàng (Hình 4), đậm hơn ĐC, ở các môi trường khác callus có màu vàng tương đương hoặc nhạt hơn. Bảng 4. Ảnh hưởng của 2,4-D 1,0 mg/L kết hợp với AgNO3 lên khả năng sinh trưởng của callus nghệ đen sau 4 tuần nuôi cấy Khối lượng (g) AgNO3 (mg/L) Đường kính (cm) Tươi Khô ĐC 1,275b 0,527 c 0,048c 0,5 1,375ab 0,591bc 0,050c 1 1,410a 0,648ab 0,057b 1,5 1,452a 0,709a 0,062a 2,0 1,353ab 0,668ab 0,058b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có mức ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p < 0,05 (Duncan’s test). 69
- Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen … Hình 4. Callus sinh trưởng trên môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L AgNO3 sau 4 tuần nuôi cấy Trong nghiên cứu trước, chúng tôi nhận thấy bổ sung AgNO3 vào môi trường nuôi cấy sẽ làm tăng khả năng nhân giống in vitro cây nghệ đen, bao gồm cả nâng cao hiệu quả khử trùng, tái sinh chồi, nhân chồi và tạo rễ [1]. Sử dụng AgNO3 để tăng khả năng cảm ứng tạo callus cũng như sinh trưởng của callus cũng đã được một số tác giả sử dụng, chẳng hạn như tăng cảm ứng tạo callus trên ngô [16] hay cà chua [15]. 4. KẾT LUẬN 1. Trong các môi trường có bổ sung chất kích thích sinh trưởng, môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L IN là môi trường tốt nhất cho khả năng sinh trưởng của nghệ đen, kích thước trung bình đạt 1,564 cm, khối lượng tươi đạt 0,904 g và khối lượng khô của callus đạt 0,084 g sau 4 tuần nuôi cấy. 2. Trong các môi trường có bổ sung chất kích kháng, môi trường có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 1,5 mg/L SA là môi trường tốt nhất cho khả năng sinh trưởng của nghệ đen, kích thước trung bình đạt 1,53 cm, khối lượng tươi đạt 0,832 g và khối lượng khô của callus đạt 0,078 g sau 4 tuần nuôi cấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trương Thị Phương Lan, Lê Thị Anh Thư, and Ngô Thị Sen (2017). Ảnh hưởng của AgNO3 đến quá trình tái sinh in vitro cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe). Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vol. 126(3D), pp. 65-73. [2]. Lã Đình Mỡi, and Lưu Đàm Cư (2002). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 70
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) [3]. Phạm Đình Tỵ, Nguyễn Thế Dũng, Lê Minh Hà, and Hoàng Thanh Hương (2000). Công nghệ phân lập hoạt chất Osthol và Curcumin từ nguyên liệu thực vật. Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. [4]. N. H. T. Anh, T. N. T. An, N. T. Nho, and N. H. Loc (2016). Effect of salicylic acid on the biosynthesis of solasodine in cell suspension culture of Solanum hainanense Hance. Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, Vol. 17(1-2), pp. 14-20. [5]. A. Jain, and S. Singh (2015). Effect of growth regulators and elicitors for the enhanced production of solasodine in hairy root culture of Solanum melongena (L.). Journal of Indian Botanical Society, Vol. 94(1-2), pp. 23-39. [6]. V. Kumar, G. Parvatam, and G. Ravishankar (2009). AgNO3 - a potential regulator of ethylene activity and plant growth modulator. Electronic Journal of Biotechnology, Vol. 12(2), pp. [7]. N. H. Loc, N. T. Giang, and N. D. Huy (2016). Effect of salicylic acid on expression level of genes related with isoprenoid pathway in centella (Centella asiatica (L.) Urban) cells. 3 Biotech, Vol. 6(1), pp. 86. [8]. M. B. Lu, H. L. Wong, and W. L. Teng (2001). Effects of elicitation on the production of saponin in cell culture of Panax ginseng. Plant Cell Report, Vol. 20, pp. 674-677. [9]. M. O. Mello, M. M., and B. Appezzato-da-Glória (2001). Histological analysis of the callogenesis and organogenesis from root segments of Curcuma zedoaria Roscoe. Brazil Arch. Biol. Technol., Vol. 44(2), pp. 197-203. [10]. J. I. Miachir, V. L. M. Romani, A. A. F. De Campos, M. O. Mello, O. J. Crocomo, and M. Melo (2004). Micropropagation and callogenesis of Curcuma zedoaria Roscoe. Scientia Agricola, Vol. 61(4), pp. 427-432. [11]. R. Moscatiello, B. Baldan, and L. Navazio (2013). Plant Cell Suspension Cultures. Pages 77-93 in Maathuis F. J. M., ed. Plant Mineral Nutrients: Methods and Protocols. Totowa, NJ: Humana Press. [12]. V. Mulabagal, and H. S. Tsay (2004). Plant cell cultures- an alternative and efficient source for the production of biologically important secondary metabolites. Int. J. Appl. Sci. Engin., Vol. 2, pp. 29- 48. [13]. S. R. Rao, and G. A. Ravishankar (2002). Plant cell cultures: chemical factories of secondary metabolites. Biotechnol. Adv., Vol. 20, pp. 101-153. [14]. A. T. Sandra, and O. Maira (2013). Effect of culture medium consistence and silver nitrate on micropropagation of two potato (Solanum tuberosum) cultivars. Revista Colombiana de Biotecnología, Vol. 15, pp. 55-62. [15]. S. H. Shah, S. H. Shah, S. Ali, S. A. Jan, J.-U.-D. Din, and U. G. Ali (2014). Assessment of silver nitrate on callus induction and in vitro shoot regeneration in tomato (Solanum lycopersicum Mill.). Pakistan Journal of Botany, Vol. 46(6), pp. 2163-2172. [16]. D. D. Songstad, C. L. Armstrong, and W. L. Petersen (1991). AgNO3 increases type II callus production from immature embryos of maize inbred B73 and its derivatives. Plant Cell Rep, Vol. 9(12), pp. 699-702. 71
- Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen … [17]. G. Sudha, and G. A. Ravishankar (2003). Influence of methyl jasmonate and salicylic acid in the enhancement of capsaicin production in cell suspension cultures of Capsicum frutescens Mill Current Science, Vol. 85(8), pp. 1212-1217. [18]. V. C. Tuan, V. D. Hoang, and N. H. Loc (2011). Cell suspension culture of zedoary (Curcuma zedoaria Roscoe). VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology, Vol. 27, pp. 64-70. [19]. J. Zhao, and R. Verpoorte (2007). Manipulating indole alkaloid production by Catharanthus roseus cell cultures in bioreactors: from biochemical processing to metabolic engineering. Phytochem. Rev., Vol. 6(2), pp. 435-457. STUDY ON EFFECT OF CULTURE MEDIA ON GROWTH OF Curcuma Zedoaria Roscoe CALLUS Truong Thi Phuong Lan1,2*, Le Thi Anh Thu2, Nguyen Thi Ha Ngan2 1University of Medicine and Pharmacy, Hue University 2University of Sciences, Hue University *Email: huylangon06@yahoo.com.vn ABSTRACT Curcuma zedoaria Roscoe is a value medicinal plant containing curcumin as major component. To produce material for the processing, of suspension cell culture the in vitro cells propagation was investigated. The results indicated that the optimal medium for callus generation was basic MS medium supplemented with 1.0 mg/L 2,4-D and 1.5 mg/L KIN, resulting in the size of calli of 1.564 cm, 0.904 g fresh weight and 0.084 g dry weight. Medium containing 1.0 mg/L 2,4-D and 1,5 mg/mL SA was the optimal medium of cell growth under effect of elicitors, resulting in the size of calli of 1.53 cm, 0.832 g fresh weight and 0.078 g dry weight after 4 weeks of culture. Keywords: Callus, curcumin, Curcuma zedoaria. 72
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) Trƣơng Thị Phƣơng Lan Sinh ngày 30 tháng 01 năm 1973 tại Thành phố Huế. Năm 1998, bà tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Trường Đại học Khoa học Huế. Năm 2002, bà tốt nghiệp Thạc sĩ Sinh học và cử nhân Tiếng Anh tại chức tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 1998 bà tham gia giảng dạy và hiện là giảng viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, và đang là NCS ngành Sinh lý thực vật, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Tế bào, Sinh lý, sinh hóa thực vật. Lê Thị Anh Thƣ sinh ngày 12 tháng 12 năm 1993 tại Quảng Nam. Năm 2016, bà tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ Sinh học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ Sinh học. Nguyễn Thị Hà Ngân sinh ngày 13 tháng 3 năm 1995 tại Quảng Nam. Hiện đang học ngành kỹ sư công nghệ sinh học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ Sinh học. 73
- Thăm dò ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của callus nghệ đen … 74
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ảnh hưởng của mật độ và thời gian thu hoạch đến sinh trưởng và năng suất tinh dầu Bạc Hà (Mentha piperita L.)
0 p | 115 | 13
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và dị hình của ấu trùng cá chim vây vàng Trahinotus blochii
7 p | 89 | 9
-
Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long
7 p | 180 | 8
-
Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu
8 p | 81 | 7
-
Ảnh hưởng của giá thể trồng và nồng độ đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) trồng trong chậu
7 p | 110 | 7
-
Ảnh hưởng của các mức đạm bón và mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp lai Hua518
10 p | 93 | 6
-
Ảnh hưởng của mật độ copepoda (cyclops vicinus) lên sự phát triển artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau
7 p | 82 | 5
-
Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn hương chi trong quá trình bảo quản lạnh
10 p | 106 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy, ẩm độ đến sinh trưởng, phát triển của nấm Pyricularia oryzae
7 p | 23 | 4
-
Ảnh hưởng của nồng độ co 2 cao trong nước lên cân bằng acid và base của lươn đồng, monopterus albus (zuiew, 1973)
9 p | 70 | 3
-
Ảnh hưởng của ánh sáng đèn led đỏ, xanh và trắng đến sự sinh trưởng và phát triển cây cúc Tiger (Chrysanthemu sp.) trong nhân giống in vitro và vườn ươm
8 p | 72 | 3
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng LED đến sinh trưởng, hàm lượng sắc tố và hoạt tính sinh học của sinh khối Spirulina maxima nuôi nước lợ
6 p | 15 | 3
-
Ảnh hưởng của sấy nóng lên thành phần hóa lý và chất lượng cảm quan màu sắc của khoai nghệ vàng (Ipomoea batatas l. lam.)
7 p | 81 | 3
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hoạt động sinh lí của cà chua giống savior trong quá trình chín sau thu hoạch
7 p | 84 | 2
-
Ảnh hưởng của điều kiện mặn đến sinh trưởng và năng suất của cây diêm mạch ở giai đoạn ra hoa
7 p | 91 | 2
-
Ảnh hưởng của chất xúc tác muối nhôm megie đến cường độ kéo dọc thớ của ván mỏng biến tính
0 p | 64 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng hấp thu đạm, lân của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)
9 p | 95 | 2
-
Ảnh hưởng của độ tuổi đến một số tính chất độ bền cơ học của Trúc sào
0 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn