Tham gia TPP - cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết này tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây, nhận diện rõ những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tranh thủ những cơ hội, vượt qua những thách thức để góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tham gia TPP - cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
- THAM GIA TPP - CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM1 PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) được coi là hiệp định của thế kỷ XXI sẽ có những tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói riêng. Bài viết này tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây, nhận diện rõ những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tranh thủ những cơ hội, vượt qua những thách thức để góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP. Từ khóa: TPP, xuất khẩu nông sản, cơ hội, thách thức. 1. Tổng quan về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế, tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản đã phản ánh nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển sang nền sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) 1 Trong bài viết này, xuất khẩu hàng nông sản được hiểu theo nghĩa rộng xuất khẩu nông lâm thủy sản 655
- Biểu đồ trên cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đã tăng liên tục, từ 25 tỷ USD năm 2011, tăng lên đến 27,764 tỷ USD năm 2013 và tiếp tục tăng đến 30,1 tỷ USD năm 2015 (giảm nhẹ 0,8% so với năm 2014). Giá trị xuất khẩu hàng nông sản luôn chiếm khoảng 20-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn 2001-2015. Về cơ cấu xuất khẩu, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam luôn giữ vị trí dẫn đầu, đạt khoảng 13-15 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam (Biểu đồ 2). Biểu đồ 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Năm 2015, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính giảm nhẹ so với năm 2014, đạt 13,95 tỷ USD, giảm 2,6%. Trong đó, giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam giảm rất mạnh như cà phê - giảm 28,1%, cao su - giảm 14,4%, chè -giảm 7,4% và gạo -giảm 2,9%. Đứng vị trí thứ hai trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản là nhóm thủy sản. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này năm 2015 chỉ đạt 6,52 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ - giảm tới 23,81%. Giá trị xuất khẩu lâm sản chính tăng 8,2% so với năm 2014, ước tính đạt gần 7,1 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện đứng vị trí cao trên thị trường thế giới trong nhiều năm trở lại đây (Hạt điều, tiêu đen - đứng thứ nhất thế giới cả về khối lượng và giá trị; cà phê nhân và sắn lát khô - đứng vị trí thứ 2 và 2; gạo - đứng vị trí thứ 3 và 4; cao su - đứng vị trí thứ 4 và 4; chè - đứng vị trí thứ 5 và 7). Điểm chú ý là trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cả nước năm 2015 thì có tới 4 mặt hàng nông sản (hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm đồ gỗ, cà phê và gạo). 656
- Thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam chủ yếu tập trung tại các nước trong khu vực, trong khi thị trường các nước TPP có tiềm năng lớn chưa thực sự được chú trọng. Theo số liệu của USDA năm 2012 cho thấy Việt Nam xuất khẩu nông sản sang các nước này chỉ đạt khoảng 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong đó, các thị trường lớn, có sức mua và có mức độ cạnh tranh cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản.v.v.., thì thị phần hàng nông sản Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất thấp, không ổn định. Thực tế, năm 2012, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất, chỉ đạt 1,2 tỷ USD (chiếm tới 41% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường các nước TPP, chiếm 0,4-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ). Đứng vị trí thứ ba về nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam là Nhật Bản, đạt 409 triệu USD (sau Malaysia - nhập khẩu 622 triệu USD), nhưng cũng chỉ chiếm 0,3-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản của Nhật Bản. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tuy có được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với đối thủ cạnh tranh. Cho đến nay chúng ta chưa có những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực tạo ra giá trị gia tăng lớn trên cơ sở áp dụng công nghệ cao và sử dụng lao động có trình độ, kỹ năng. Bộ NN&PTNT cho biết hiện gần 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, mang thương hiệu nước ngoài. Do đó, khi xuất khẩu hàng nông sản, phần giá trị gia tăng thấp và dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh do giá cả sản phẩm thô trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh và thường xuyên biến động với biên độ cao. Một số mặt hàng nông sản của ta tuy đang được xếp ở vị trí cao trên thị trường thế giới nhưng do chất lượng thấp nên thường bán với giá thấp hơn giá thế giới. 2. Cơ hội đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP Thứ nhất, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh linh hoạt cơ cấu và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Với 600 triệu dân có sức mua cao, đóng góp 40% GDP thế giới và chiếm tới hơn 20% giao dịch thương mại toàn cầu, TPP được xem là thị trường tiêu thụ nông sản lớn trên thế giới và đang có xu hướng mở rộng hơn, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Singapore. Kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho thấy các mặt hàng chịu sự tác động tích cực của TPP gồm thủy sản, rau quả (mức độ cao), gạo, cà phê, điều, cao su, gỗ (mức độ trung bình). Hiện tại một số 657
- mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc (nước này nhập tới 85% lượng sắn và sản phẩm từ sắn, 64% lượng rau quả, 48% lượng cao su và 35% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam)2. Sự tập trung xuất khẩu quá mức vào Trung Quốc chứa đựng rủi ro tiềm ẩn khi thị trường này có những biến động gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam, trong khi bỏ lỡ cơ hội khai thác tiềm năng xuất khẩu to lớn do TPP đem lại. Thứ hai, tham gia TPP, hàng nông sản Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh do được hưởng lợi từ những cam kết cắt giảm thuế quan. Đặc biệt, ngay sau khi TPP có hiệu lực, việc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia… giảm ngay thuế nhập khẩu về 0% đối với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tại các nước TPP sẽ mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu nông sản rộng lớn hơn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ của Việt Nam sẽ được hưởng lợi xuất khẩu vào thị trường Nhật do thuế nhập khẩu sẽ được giảm về 0% so với mức trung bình là 6,4% đến 7,2% 3. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các nước xuất khẩu những mặt hàng nông sản cùng loại gồm thủy sản, đồ gỗ, cao su, điều, tiêu,…, nhưng không phải là thành viên của TPP (cụ thể về mặt hàng gạo, do các đối thủ Thái Lan và Ấn Độ chưa tham vào TPP nên sẽ là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam xâm nhập thị trường các nước thành viên TPP khi thuế xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các nước này sẽ giảm, cụ thể tại Hoa Kỳ sẽ giảm từ 7% xuống 0%). Kết quả điều tra khảo sát gần đây về tác động của điều chỉnh thuế suất theo TPP tác động đến doanh nghiệp do Vietnam Report phối hợp với cộng đồng các doanh nghiệp lớn cho thấy có đến 77% doanh nghiệp ngành nông nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn cho rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực4. 2 Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT 3 Với Hoa Kỳ và Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận tiếp cận thị trường đáng kể với khoảng 98% và 99% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản; 92,68% và 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản; 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam…(Nguồn: Bộ NN&PTNT). 4 Kết quả điều tra khảo sát do Vietnam Report phối hợp với cộng đồng các doanh nghiệp lớn trong bảng xếp hạng V1000-1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và VNR500-500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. 658
- Biểu đồ 3. Đánh giá tác động điều chỉnh thuế suất theo TPP đến cộng đồng doanh nghiệp lớn Việt Nam Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp V1000 và VNR500 do Vietnam Report thực hiện, tháng 9/2015 Thứ ba, TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước TPP vào nông nghiệp Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế quan, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Tính chung cả năm 2014, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp còn rất ít với 513 dự án, chỉ chiếm khoảng 1,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam5. Việc thu hút dòng vốn từ nhiều nước thành viên có trình độ phát triển cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Niu-Di -lân vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho xuất khẩu hàng nông sản trong chuỗi sản xuất khu vực. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế tiềm năng và cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thứ tư, TPP sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam khi tiếp cận được các thị trường của các nước thành viên. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường được dự báo sẽ gia tăng nhanh khối lượng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Sức ép cạnh tranh khi tham gia TPP sẽ buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong ngành nông nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ và quản lý tiên tiến trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản để nâng cao sức cạnh tranh. Việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ 5 Số liệu của Bộ NN&PTNT 659
- giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với trọng tâm tái cấu trúc là đưa công nghệ mới, quản lý mới vào phát triển nông nghiệp để thực hiện chủ trương lớn của chính phủ hiện nay. 3. Thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia TPP Bên cạnh những cơ hội, việc tham gia TPP cũng đặt ra không ít những thách thức cần phải giải quyết cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Thứ nhất, việc cắt giảm thuế quan theo TPP sẽ dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng nông sản nhập khẩu, dẫn đến giảm khả năng xuất khẩu. Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam phải mở cửa thị trường trong nước, trong khi nhiều rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao, nên các mặt hàng nông sản trên thị trường nội địa sẽ gặp bất lợi6. Bởi vì, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình là chủ yếu, việc áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế, năng suất lao động còn thấp nên chất lượng nông sản không đồng đều, giá thành sản phẩm còn cao. Hiện cả nước chỉ có khoảng 3.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 1,01% tổng số doanh nghiệp cả nước7. Đa số là doanh nghiệp này thuộc loại nhỏ và vừa, thường sử dụng dưới 10 lao động với số vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65%, điều kiện sản xuất còn hạn chế nên sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường thế giới8. Trong khi đó, đối với một số loại nông sản mà Hoa Kỳ, Úc, Niu-di lân, Chi lê có sức cạnh tranh mạnh (thịt lợn, thịt gà, thịt bò,…) sẽ gây sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thuế đưa đưa về 0%. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Hệ quả là, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần nội địa sẽ bị thu hẹp nếu như không cải thiện chất lượng và giá cả… Thứ hai, những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao từ các nước TPP đã đặt ra những rào cản lớn đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Khi thực hiện TPP, những rào cản này sẽ ngày càng khắt khe hơn từ các nước thành viên, trong khi đây lại là điểm yếu đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam, rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị cản trở bởi các hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt 6 Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, Việt Nam cam kết đưa khoảng hơn 98,3% mặt hàng vào lộ trình xóa bỏ ngay và xóa bỏ theo dần theo lộ trình đến năm thứ 13 tùy loại sản phẩm. 7 Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT 8 Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT 660
- từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Mê-hi-cô...Tính riêng 4 tháng đầu năm 2015, cả nước đã có 36 lô tôm xuất khẩu bị trả về từ ba thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản do có chứa hóa chất, kháng sinh thuộc loại chất cấm, chiếm tới 40% so với con số của cả năm 2014 (Trong đó, có tới 25 lô tôm xuất khẩu bị trả về từ thị trường Hoa Kỳ, chiếm hơn 50% so với cả năm 2014). Ủy ban châu Âu và Nhật Bản cũng đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo đối với các mặt hàng rau, củ quả của Việt Nam, điển hình là mặt hàng tiêu, thanh long, mướp đắng, gạo… thậm chí gỗ làm bao bị đóng hàng xuất khẩu cũng bị vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước này. Kết quả nghiên cứu của IPSARD cho thấy một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức lớn khi tham gia TPP gồm rau quả (đáp ứng các quy định về SPS, công nghệ chế biến), thủy sản (SPS, TBT, công nghệ chế biến), gạo (SPS, TBT), cà phê, điều, cao su (công nghệ chế biến). Thứ ba, thách thức liên quan đến tiêu chuẩn lao động và môi trường cao của TPP. Hiện nay, về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền công tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em. Nhưng hiệu quả thực hiện những chuẩn mực này trên thực tế vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu theo TPP, do đó, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% từ các nước thành viên nếu như các tiêu chuẩn này không được cải thiện. Hiện nay, thu nhập của người lao động Việt Nam trong nông nghiệp nhìn chung còn thấp, mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu và có đến 80% lao động Việt Nam không có tích lũy tiết kiệm hoặc chỉ có mức tích lũy dưới 2 triệu đồng mỗi người một tháng9. Vấn đề tăng ca quá mức tại một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản vẫn thường xuyên diễn ra. Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại đa số các doanh nghiệp này hiện vẫn chưa được đảm bảo, các trang thiết bị, công cụ bảo hộ an toàn cho người lao động còn thiếu thốn. Trong khi đó, chế tài xử phạt của nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm an toàn, vệ sinh lao động chưa có tính răn đe cao. Ngoài ra, với quy mô sản xuất nông nghiệp hộ gia đình là phổ biến có sự tham gia của lao động trẻ em nông thôn, thì việc bị trả lại toàn bộ hàng xuất khẩu được làm từ lao động trẻ em tại biên giới rất dễ bị xảy ra khi thực thi TPP . 9 Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế – Luật (Đại học quốc gia TP HCM). http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-TPP//11814/lao-dong-viet-nam-truoc-nguy-co-that- nghiep-khi-tham-gia-tpp, đăng ngày 9/11/2015 661
- Thứ tư, mặc dù Việt Nam có lợi thế đối với sản xuất nông nghiệp, song đáng lo ngại nhất là ngành chăn nuôi và ngành mía đường cho dù việc giảm thuế đối với ngành này trong TPP có lộ trình. Thực tế Hoa Kỳ, Úc, Niu-Di-lân hiện đang là những nước có ngành chăn nuôi rất phát triển (chiếm tới 70%-80% sản xuất nông nghiệp), do đó, sẽ gây áp lực cạnh tranh khốc liệt cho ngành chăn nuôi Việt Nam khi thuế nhập khẩu thịt bò, thịt gà, thịt lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0% khi thực hiện TPP. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá thành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực. Khi tham gia TPP, Việt Nam có cơ hội nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… từ các nước TPP với giá rẻ hơn do thuế nhập khẩu giảm xuống cho tới 0%. Tuy nhiên, hiện thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng này đã rất thấp nên kỳ vọng sau khi TPP có hiệu lực, giá thành thức ăn chăn nuôi sẽ giảm sâu là khó. Đối với ngành mía đường, gia nhập TPP sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành này, gỡ bỏ hạn ngạch thuế quan. Khi đó, ngành mía đường sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như không cải thiện chi phí sản xuất trong nước hiện đang cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong các nước TPP, Úc đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với chi phí sản xuất chỉ khoảng 20USD/tấn đường, trong khi đó ở Việt Nam là 55-60 USD/tấn đường. Ngoài ra, một số sản phẩm nông nghiệp khác như sữa, đậu tương, ngô… mà Việt Nam đang phải nhập khẩu với số lượng lớn, cũng sẽ gặp khó khăn dù mức độ không lớn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, ứng dụng công nghệ hạn chế và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuối cùng, tham gia TPP bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ về bảo vệ bản quyền như giống, thuốc bảo vệ thực vật, và quy tắc xuất xứ. Điểm đáng lưu ý là, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản phẩm nông sản xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Đặc biệt đối với gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi trong TPP, doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu 55% nội địa, doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ nước ngoài. 4. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nước TPP Để tận dụng những cơ hội và giảm thiểu tác động của các thách thức mà TPP mang lại, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các 662
- mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Muốn vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: Một là, cần phải nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu của các thị trường lớn và tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Muốn vậy, trước hết, đòi hỏi nhà nước cần tập trung đầu tư nghiên cứu lai tạo ra những giống cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện vùng miền; đồng thời mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí loại bỏ những loại giống kém chất lượng; cần có những chính sách chỉ khuyến khích các cơ sở thực hiện nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ gắn với yêu cầu của thị trường; chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng các quy trình sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản tiên tiến để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu trong chuỗi cung ứng khu vực TPP. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các hoạt động này, nên huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ các quỹ khuyến nông, khuyến công... Đồng thời, Nhà nước cần sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách quản lý, kiểm tra chất lượng hàng nông sản xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để các doanh nghiệp lấy đó làm mục tiêu hướng tới trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hai là, nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường hàng nông sản do tác động của TPP. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá cả vật tư, giá hàng nông sản luôn có sự dao động theo hướng tăng hoặc giảm rất khó dự đoán. Khi thực thi TPP, các nước thành viên sẽ có những sự điều chỉnh về pháp luật, chính sách thương mại hoặc chính sách điều hành kinh tế để phù hợp với cam kết trong khuôn khổ Hiệp định, đồng thời đối phó với sự thay đổi về diễn biến cung cầu nông sản trên thị trường. Để có thể chủ động nắm bắt với những thay đổi đó, việc nhà nước cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và dự báo chính xác diễn biến thị trường để từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản có những biện pháp phù hợp để khai thác những cơ hội và vượt qua khó khăn là rất quan trọng. Muốn vậy, nhà nước cần phải tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thống kê, phân tích và dự báo giá cả, cung cầu... hàng nông sản để tránh những thiệt hại và giảm bớt những rủi ro không đáng có đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và nông dân. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại để tăng khả năng tiếp cận thị trường nông sản các nước TPP. Việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hàng nông sản phải dựa trên cơ sở phối hợp có 663
- hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, nông dân để tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước TPP, tránh những lãng phí không cần thiết. Bên cạnh đó, cần đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại hàng nông sản gắn với hiệu quả xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng nông xuất khẩu chủ yếu mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường các nước TPP như tôm, cá ba sa, cà phê, chè, đồ gỗ, hạt tiêu,... Ngoài ra, cần tiếp tục củng cố công tác tổ chức và tăng cường trách nhiệm cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động giới thiệu, quảng bá và trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập được những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản... Bốn là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Muốn vậy, trước hết, Nhà nước cần phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có chất lượng cao, thích ứng với bối cảnh hội nhập TPP. Nhà nước cần đổi mới cơ chế chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút những cán bộ quản lý có năng lực, tâm huyết và có nhiều kinh nghiệm tham gia vào hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu. Đồng thời, nhà nước cần tăng cường đầu tư và xây dựng năng lực cho đội ngũ cung cấp thông tin, phân tích và dự báo thị trường hàng nông sản thường xuyên, hiệu quả thông qua công tác sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng nhiều mặt, kể cả kiến thức về TPP, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp. Chú trọng hơn nữa hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật và kiến thức về kinh tế thị trường cho người lao động tại chỗ, trong đó có lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm là, cần nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước TPP vào lĩnh vực nông nghiệp. Để đón đầu những cơ hội thu hút đầu tư từ các tập đoàn công ty đa quốc gia khi thực hiện TPP, về phía Nhà nước, cần xây dựng chiến lược quốc gia về xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong tình hình mới. Chú trọng xúc tiến thu hút, chọn lọc các dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững, đặc biệt là những dự án chọn tạo nhân giống cho năng suất, chất lượng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường v.v.. Về phía các các địa phương, cần nâng cao tính chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư để lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các nước TPP vào lĩnh vực nông nghiệp cho phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương mình. Đồng thời, tăng cường và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan trung ương, các tỉnh trong vùng, các tổ chức nước 664
- ngoài trong công tác xúc tiến đầu tư theo vùng để nâng cao tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng cơ hội tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư. Cuối cùng, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, khi Nhà nước hầu như không can thiệp vào hoạt động kinh doanh, thì vai trò của các Hiệp hội ngành hàng ngày càng quan trọng và cần thiết trong việc định hướng, phối hợp có hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Để nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội và để có thể tăng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường các nước TPP, các hiệp hội cần phải có cơ chế quản lý chuyên nghiệp với các quy định chặt chẽ về hội viên, về tổ chức bộ máy quản lý giám sát và tài chính của hiệp hội; phối hợp hành động giữa các hội viên về cung cấp, dự báo, trao đổi và xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, hội chợ, triển lãm, khảo sát các thị trường lớn; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các hiệp hội ngành hàng trên thế giới nhằm tranh thủ hỗ trợ tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ERS/USDA (2014), Agriculture in the Trans-Pacific Partnership, Economic Research Report No. (ERR-176) 62 pp. 2. Hội nghị, Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - Triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp, Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội ngày 6/11/2015. 3. Hội thảo “Nông Nghiệp Việt Nam và TPP: Cơ hội và thách thức” do Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 17/11/2015. 4. The office of the United States Trade Representative (2015), TPP Full Text, https://ustr.gov/trade-agreements/free-trade-agreements/trans-pacific - partnership/tpp-full-text. 665
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò và tác động của TPP đối với Việt Nam
5 p | 83 | 7
-
Tác động của việc tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với ngành logistics của Việt Nam
12 p | 53 | 5
-
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những tác động đến thương mại, đầu tư và hoạch định chính sách của Việt Nam
13 p | 33 | 5
-
Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2015 với các nước thành viên TPP
188 p | 21 | 5
-
Thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập hiệp định TPP khi thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ hiện nay - dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền
13 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn