intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tham luận về chủ đề nâng cao năng lực nghe nói cho học sinh học tiếng Nhật

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Tuấn Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

338
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nâng cao năng lực nghe. Đối tượng: học sinh mới bắt đầu học tiếng Nhật Giáo trình: minnanonihongo, choukai tasuku quyển 1 Các hình thức

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tham luận về chủ đề nâng cao năng lực nghe nói cho học sinh học tiếng Nhật

  1. Tham luận về chủ đề nâng cao năng lực nghe nói cho học sinh 1: Nâng cao năng lực nghe. Đối tượng: học sinh mới bắt đầu học tiếng Nhật Giáo trình: minnanonihongo, choukai tasuku quyển 1 Các hình thức nghe: nghe theo bài Nghe tự do Thực chất việc nghe hiểu trong tiếng Nhật là rất khó. cái khó của học sinh khi nghe hiểu đó là không nghe kịp theo băng đĩa đọc cộng thêm với ngữ pháp tiếng nhật có phần ngược với tiếng Việt nên khi băng đĩa đã chạy hết mà không đọng lại được trong đầu các em. Nên ngay từ đầu phải cho học sinh làm quen từ những cái đơn giản nhất . ngay cả là việc nghe đọc phát âm chữ cái và nghe đọc từ vựng.việc các em nghe quen từ vựng sẽ là tiền đề cho các em nghe các câu văn và đoạn văn dài hơn. _ đối với việc nghe theo bài: bản chất của các giáo trình này xoay quanh ngũ pháp và từ vựng của bài học đó. Nên để học sinh tự tin khi nghe thì phải hướng dẫn cho các em hiểu là các em phải thuộc từ vựng, và nắm chắc được ngũ pháp của bài học đó. Khi có được các yếu tố đó phần nghe sẽ đơn giản hơn vì gần như đã được giới hạn.Càng học các bài ngữ pháp cao hơn thì phần nghe sẽ càng khó hơn. Đối với các đoạn dài tôi thường cho nghe nhiều lần, lần 1 cho nghe cả đoạn, không nhất thiết các em phải nghe hiểu được hết nhưng phải nắm được ngữ cảnh của cả đoạn.sau đó ở các lần sau tôi sẽ tách đoạn để các em nghe được cụ thể và đơn giản hơn. có những học sinh năng lực không tốt lắm, hầu như không bắt kịp nhưng với vai trò là giáo viên cũng không được để các em nản chí mà nên cho các em
  2. nghe các phần đơn giản hơn của các bạn khác, thường xuyên động viên, khuyến khích ngay cả khi các em chỉ nghe được 1 số từ vựng. có thể gợi ý nếu các em đã nghe nhiều lần mà vẫn chưa ra kết quả. có những em vì không nghe được nên có tâm lý chán nản và không muốn nghe nên yếu tố tạo không khí sôi nổi trong giờ nghe là rất quan trọng. các em nghe dù đúng hay sai cũng phải đưa ra ý kiến của mình, kiểm tra kết quả nghe của các em để khẳng định trong lớp các em có tập trung nghe. Ngoài ra trước mỗi bài nghe phải hướng dẫn các yêu cầu của đề bài và cách làm bài để tạo cho các em tâm lý sẵn sàng. Đôi khi cho các em nghe lại các phần mà mình đã nghe để kiểm tra lại xem năng lực của các em có tiến bộ lên không. Việc nghe lại được sẽ giúp các em tự tin hơn. _ đối với bài nghe tự do ( tức là không nghe theo bài học) : thường thì chỉ khi các em đã có 1 số kiến thức nhất định thì mới nên cho các em nghe. Việc nghe này giúp các em nâng cao khả năng suy luận và các đoạn nghe này thường sinh động và gần với hội thoại đời thường hơn. 2: Nâng cao kỹ năng nói. Ngay từ đầu phải tập cho các em thói quen luyện nói tiếng Nhật thường xuyên dù là từ những ngữ pháp đơn giản nhất. khi bắt đầu nhận lớp nên cho các em làm quen luôn với các câu khẩu ngữ hay dùng trong lớp học , điều đó sẽ làm cho các em thấy hứng thú với tiếng Nhật. trong lớp phải tạo được không khí sôi nổi, nhịp độ nhanh dần đều để các em có hứng thú phát biểu ý kiến. Ngoài ra tôi thường cho các em đọc nhiều lần các câu ví dụ mẫu trong sách vì đó chính là các mẫu ngữ pháp. Việc hiểu các mẫu câu là 1 phần nhưng việc sử dụng được các mẫu đó 1 mới là quan trọng. để sủ dụng được các mẫu câu đòi hỏi các em phải suy nghĩ,phải tư duy logic, việc đó tốn của các em nhiều thời gian. Nhưng nếu các em có sự luyện tập thường xuyên sẽ làm cho phản xạ và tư duy nhanh hơn.
  3. Với các câu đơn giản nên tập cho các em thành thói quen, không cần mất thời gian tư duy mà vẫn có thể nói được. Trong các giờ hội thoại nên cho các em hội thoại theo cặp theo nhóm.yêu cầu các em phải hiểu ngữ cảnh của hội thoại để có thể thực hiện một cách tự nhiên. Chú ý cho các em hội thoại đúng theo ngữ điệu của người Nhật ( thông qua việc cho các em nghe băng đĩa). Ngoài hội thoại trong sách giáo khoa thì nên mở rộng cho các em các tình huống hội thoại tự do.( hội thoại theo chủ đề mà giáo viên đưa ra ,hội thoại theo chủ đề mà học sinh đưa ra).Khuyến khích các em sử dụng tiếng Nhật không chỉ trong các giờ học tiếng Nhật mà nên sử dụng thường xuyên. Điểm khó khiến các em không tự tin khi hội thoại đó là: không tư duy kịp, sợ nói sai. tuy nhiên không nên làm cho các em căng thẳng, dù học sinh nói sai nhưng vẫn khuyến khích các em tích cực nói. Trong lớp nên cử các em có khả năng hội thoại tốt giúp đỡ các em khác. Khi các em đã học được 1 số kiến thức nhất định thì nên tổ chức cho các em viết theo chủ đề sau đó hùng biện để nâng cao sự tự tin trước mọi người. Kết hợp kỹ năng nghe và nói: sau khi các em đã nghe xong thì nên • cho các em làm lại hội thoại như trong băng đĩa để làm quen với ngữ điệu, cách phát âm, luyện được trí nhớ, khả năng tư duy nhanh. Bên cạnh đó khuyến khích học sinh khá phát triển thêm hội thoại dựa vào đoạn gốc trong băng đĩa Trên đây là một vài ý kiến của tôi về chủ đề : nâng cao khả năng nghe nói của học sinh ! Rất mong giám đốc phòng Nhật Bản và các anh chị trong phòng đọc và cho ý kiến xây dựng. Tôi xin trân thành cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2