TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
<br />
JOURNAL OF SCIENCE<br />
<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES<br />
ISSN:<br />
1859-3100 Tập 15, Số 2 (2018): 134-146<br />
Vol. 15, No. 2 (2018): 134-146<br />
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br />
<br />
THAM VỌNG KINH TẾ VÀ NHỮNG TOAN TÍNH VỀ CHIẾN LƯỢC<br />
CỦA CÁC NƯỚC LỚN Ở TIỂU VÙNG MEKONG<br />
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI<br />
Nguyễn Chung Thủy*<br />
Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh<br />
Ngày nhận bài: 05-01-2018; ngày nhận bài sửa: 07-02-2018; ngày duyệt đăng: 23-02-2018<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trên cơ sở nêu và phân tích sự gia tăng của quá trình toàn cầu hóa; liên kết khu vực, vị trí,<br />
vai trò, tiềm năng của Tiểu vùng Mekong và nhu cầu tìm kiếm các lợi ích kinh tế của Trung Quốc,<br />
Nhật Bản ở Tiểu vùng này, bài viết tập trung làm rõ những tham vọng kinh tế và tính toán về chiến<br />
lược của các nước lớn trong việc tham gia hợp tác ở Tiểu vùng Mekong những năm đầu thế kỉ XXI.<br />
Từ khóa: kinh tế, chiến lược, nước lớn, Tiểu vùng Mekong.<br />
ABSTRACT<br />
The economic ambitions and strategic intentions of big countries<br />
in Mekong sub-region in the early years of the 21st century<br />
Based on discussion and analysis of the growth of the process of globalization and region<br />
connection; position and potential of economic geography and geostrategy of Mekong Subregion,<br />
the article indicates intention of big countries such as China, Japan, the United States and India in<br />
competition for economic geography and geostrategy in Mekong subregion in the early years of<br />
the 21st century.<br />
Keywords: economic, geostrategy, large countries, Mekong Subregion.<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Những năm đầu thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực diễn ra ngày<br />
càng mạnh mẽ và làm gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, khu<br />
vực Đông Nam Á nói chung và Tiểu vùng Mekong nói riêng đang trở thành địa bàn thu hút<br />
sự chú ý đặc biệt của các nước lớn và các tổ chức quốc tế trong việc tham gia vào các<br />
chương trình, dự án hợp tác xuyên quốc gia ở Tiểu vùng. Sự tham gia của Trung Quốc,<br />
Nhật Bản, Ấn Độ và Mĩ trong hợp tác quốc tế với các nước ở Tiểu vùng Mekong những<br />
năm đầu thế kỉ XXI đã và đang thực sự trở thành một cuộc đua cạnh tranh ảnh hưởng mang<br />
tính chiến lược giữa các nước lớn ở Tiểu vùng Mekong và có tác động không nhỏ tới quan<br />
hệ quốc tế ở khu vực này. Tuy nhiên, sự tham gia của các nước lớn vào hợp tác với các<br />
nước ở tiểu vùng đều ẩn chứa đằng sau đó những tham vọng về kinh tế và những ý đồ về<br />
địa chiến lược riêng của họ. Trên cơ sở phân tích một số khía cạnh như: sự gia tăng của quá<br />
<br />
* Email: nguyenthuydhsp@gmail.com<br />
<br />
134<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Chung Thủy<br />
<br />
trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực; vị trí, vai trò và tiềm năng của Tiểu vùng Mekong<br />
trong hợp tác quốc tế ở tiểu vùng; sự “trỗi dậy” của Trung Quốc và những toan tính chiến<br />
lược của Nhật Bản, Ấn Độ và Mĩ trong việc kiềm chế Trung Quốc… Qua đó, chúng tôi<br />
muốn làm rõ những tham vọng về kinh tế và những toan tính về chiến lược của các nước<br />
lớn khi tham gia hợp tác với các nước ở Tiểu vùng Mekong từ những năm đầu thế kỉ XXI<br />
đến nay.<br />
1.<br />
Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực ở những năm đầu<br />
thế kỉ XXI<br />
Sau những biến đổi to lớn ở những năm cuối thế kỉ XX, thế giới bước sang thế kỉ<br />
XXI tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc đến<br />
nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sự biến đổi ấy<br />
đã tác động đa chiều, đưa đến cả thời cơ cũng như thách thức cho các quốc gia trên thế<br />
giới.<br />
Trong sự biến đổi của tình hình thế giới những năm đầu thế kỉ XXI, cùng với các vấn<br />
đề như sự định hình của cục diện thế giới mới trong quan hệ quốc tế, sự bùng nổ của cách<br />
mạng khoa học công nghệ hiện đại thì bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa<br />
cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt.<br />
Xu thế toàn cầu hóa (mà cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế) không phải là một xu thế mới<br />
xuất hiện gần đây mà nó đã hình thành ngay từ đầu thế kỉ XX, được đẩy nhanh ở hai thập<br />
niên cuối thế kỉ XX và phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XXI (Lê Minh Quân, 2010, tr.33).<br />
Sự kiện Tổ chức Thương mại Thế giới ra đời thay thế cho Hiệp định chung về thương mại<br />
và thuế quan (GATT) năm 1995 là biểu hiện tiêu biểu của tiến trình toàn cầu hóa. Xu thế<br />
toàn cầu hóa gia tăng với các biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của hoạt động tài<br />
chính tiền tệ; sự gia tăng của mậu dịch quốc tế nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế; việc gia tăng làn sóng sát nhập các công ti xuyên quốc gia; vai trò ngày càng quan<br />
trọng của tri thức và sự phát triển của loại hình kinh tế tri thức.<br />
Toàn cầu hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế<br />
giới, chi phối tới quá trình phân công lao động giữa các quốc gia. Cũng có ý kiến cho rằng,<br />
hiện nay thế giới đang bước vào làn sóng toàn cầu hóa lần thứ tư1 dưới sự tác động của<br />
cách mạng khoa học công nghệ. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều xem kinh tế thị<br />
trường là mô hình phát triển tối ưu. Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo thị trường<br />
hóa nền kinh tế của từng quốc gia. Toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra với tốc độ của thời kì<br />
“kĩ thuật số” thúc đẩy sự lưu chuyển tự do ngày càng tăng của các dòng hàng hóa, dịch vụ,<br />
lao động, vốn, công nghệ; sự hình thành của mạng lưới sản xuất với vai trò của các công ti<br />
1<br />
<br />
Làn sóng toàn cầu hóa lần thứ nhất diễn ra sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu (giai đoạn 1870-1914); lần thứ<br />
hai diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên 80 (thế kỉ XX), chịu tác động bởi hệ thống tiền tệ<br />
Bretton Woods; lần thứ ba khởi đầu giữa những năm 1980, sau đó được đẩy mạnh khi chiến tranh Lạnh kết thúc; lần thứ<br />
tư được tính từ những năm đầu thế kỉ XXI.<br />
<br />
135<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 15, Số 2 (2018): 134-146<br />
<br />
xuyên quốc gia; sự cạnh tranh cao độ giữa các công ti độc quyền, giữa các quốc gia hay<br />
giữa các khu vực để giành các ưu thế của toàn cầu hóa và chiếm lĩnh các vị trí mới trong<br />
nền kinh tế thế giới.<br />
Cùng với toàn cầu hóa, xu thế khu vực hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu<br />
vực trên thế giới. Khu vực hóa kinh tế hay liên kết kinh tế khu vực là quá trình nhất thể hóa<br />
giữa các nước, các khu vực khác nhau trong cùng một châu lục hoặc giữa các châu lục với<br />
nhau, trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát<br />
triển, dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, thông qua kí kết các điều ước hoặc hiệp<br />
định, lập ra các chuẩn tắc thống nhất để hoạt động và thực hiện các mục đích kinh tế, chính<br />
trị chung. Tuy nhiên, khác với sự liên kết khu vực ở cuối thế kỉ XX, sự hình thành các khu<br />
vực mậu dịch tự do hiện nay không có sự phân biệt trình độ phát triển kinh tế và chế độ<br />
chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ của các hiệp định<br />
thương mại tự do song phương (FTA). Ở cấp độ khu vực hay toàn cầu thì các FTA sẽ có<br />
những tác động nhiều chiều tới các nền kinh tế cũng như tới quá trình liên kết khu vực.<br />
Các tổ chức liên kết cũng như các FTA thường được dẫn dắt bởi các nền kinh tế lớn, và<br />
điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với các thành viên là các nước có nền kinh tế phát triển<br />
kém hơn.<br />
Ở khu vực Đông Nam Á, những năm đầu thế kỉ XXI, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của<br />
Trung Quốc cùng sự lớn mạnh của Ấn Độ và sự gia tăng can dự của Hoa Kì vào châu Á –<br />
Thái Bình Dương, đã tác động đến tình hình an ninh, kinh tế của các nước trong khu vực.<br />
Đặc biệt, nhu cầu đẩy mạnh hợp tác kinh tế một cách hiệu quả giữa các nước thành viên<br />
ASEAN đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, các nước ASEAN nhận thấy cần<br />
phải đẩy mạnh quá trình liên kết giữa các nước. Xu thế “nhất thể hóa” ASEAN cũng được<br />
chính phủ các nước quan tâm và đẩy mạnh xúc tiến.<br />
Tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN đã kí Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II<br />
(Hiệp ước Bali II) và khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các<br />
đối tác bên ngoài vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực.<br />
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều biến động, các nước ASEAN cần phải đẩy<br />
mạnh hợp tác nội khối và ngoại khối với các cường quốc lớn như Hoa Kì, Trung Quốc.<br />
Tháng 01/2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã khẳng định “quyết tâm đẩy nhanh tiến trình<br />
liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, nhất trí về mục tiêu hình<br />
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015”2. Đây là bước chuyển quan trọng trong chính<br />
sách đối nội của ASEAN vì đã quyết tâm rút ngắn thời gian thành lập Cộng đồng ASEAN<br />
(AC) vào năm 2015 (so với kế hoạch là năm 2020). ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây<br />
dựng các Kế hoạch tổng thể (Blueprints) để xây dựng AC gồm 3 trụ cột quan trọng là<br />
Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa<br />
2<br />
<br />
http://asean.mofa.gov.vn/vi/nr130930205728/nr131113222745/ns131113223954/newsitem_print_preview.<br />
<br />
136<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Chung Thủy<br />
<br />
- Xã hội (ASCC). Đây là nỗ lực to lớn của các nước thành viên ASEAN trong việc hướng<br />
đến xây dựng một cộng đồng chung cho cả khu vực. Qua đó, gia tăng sức mạnh về kinh tế<br />
và quân sự, an ninh chính trị cho ASEAN.<br />
Tháng 02/2009, Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 đã thông qua Tuyên bố về Lộ trình<br />
xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng<br />
ASEAN. Trên cơ sở đó, ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức thành lập.<br />
Những năm đầu thế kỉ XXI, quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên trong<br />
ASEAN cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. GDP của ASEAN trong năm 2012 đạt 3620<br />
tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người của khối là 5869 USD3. Đây là một thành tựu<br />
quan trọng trong bước tiến đến thành lập AEC vào năm 2015. Sang năm 2013, thương mại<br />
nội khối ASEAN lên tới 608,6 tỉ USD, chiếm 24,2% tổng thương mại của khu vực, so với<br />
458,1 tỉ USD trong năm 2008 khi Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC bắt đầu được thực<br />
hiện. Mặt khác, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước ASEAN lên tới<br />
122,4 tỉ USD trong năm 2013, cao nhất so với toàn cầu. Các nước ASEAN kì vọng tăng<br />
trưởng kinh tế của khu vực sẽ tăng lên 5,1% trong năm 2014, so với dự báo tăng trưởng<br />
toàn cầu là 3,5% (Website: Cafef.vn, 2015). Những thành tựu này đã biến ASEAN thành<br />
khu vực năng động và phát triển bậc nhất trên thế giới.<br />
2.<br />
Vị trí, vai trò và tiềm năng của Tiểu vùng Mekong trong những toan tính của<br />
các nước lớn<br />
Tiểu vùng Mekong bao gồm 5 quốc gia là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và<br />
Việt Nam. Tiểu vùng có diện tích gần 2 triệu km2, dân số khoảng 250 triệu người (năm<br />
2012). Đây là khu vực tăng trưởng kinh tế năng động trong những năm gần đây. Năm<br />
2015, bình quân tăng trưởng khu vực này đạt mức 6,1%, trong khi tăng trưởng bình quân<br />
của thế giới ở mức 2,5% (Báo điện tử Thế giới và Việt Nam, 2016).<br />
Về vị trí địa lí, đây là khu vực bản lề, là ngã ba giao lưu giữa ba vùng Đông Bắc Á,<br />
Đông Nam Á và Nam Á. Có thể nói, Tiểu vùng Mekong nằm giữa những vùng năng động<br />
và phát triển nhất của châu Á trong thế kỉ tới. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế và khu vực<br />
hiện nay, khi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á đang<br />
diễn ra quyết liệt thì khu vực Tiểu vùng Mekong ngày càng trở lên quan trọng hơn ở khu<br />
vực Đông Nam Á.<br />
Về mặt tiềm năng hợp tác, do sự giàu có của các nguồn lực tự nhiên và xã hội, Tiểu<br />
vùng Mekong là khu vực có tiềm năng to lớn cho hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.<br />
Trước hết, về tiềm năng tự nhiên, có thể nói bên cạnh sự giàu có về tài nguyên đất,<br />
khoáng sản, đây là khu vực rất giàu có về tiềm năng thủy điện và thủy sản. Với lợi thế từ<br />
sông Mekong – con sông có chiều dài 4880 km (dài thứ 12 trên thế giới và dài nhất Đông<br />
Nam Á) với tổng lượng nước hàng năm đổ ra Biển Đông khoảng 475 tỉ m3 và được xếp<br />
3<br />
<br />
http://www.vietnamplus.vn/gdp-asean-van-manh-me-nho-su-ho-tro-cua-dich-vu/226327.vnp.<br />
<br />
137<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 15, Số 2 (2018): 134-146<br />
<br />
hạng thứ 8 trên thế giới về lượng nước. Do vậy, trữ lượng thủy điện của sông Mekong rất<br />
dồi dào, với công suất 30.000 MW. Ngoài tiềm năng thủy điện, tiềm năng về trữ lượng<br />
thủy hải sản cũng rất lớn. Theo các công trình nghiên cứu, đây là “nhà” của hơn 1300 loài<br />
thủy sản (với khoảng 240 loài cá, trong đó, cá nheo lớn có thể dài tới 3 mét và nặng 300kg<br />
(tên khoa học là Pagasianodon gisgas); cá heo Irrawaddy có thể dài 2,5m và nặng 150kg đã<br />
được ghi vào danh sách những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh Thế<br />
giới Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) năm 2003) (Nguyễn Thị Hoàn, 2009, tr.303). Vì vậy,<br />
hàng năm, sông Mekong cung cấp sản lượng thủy sản đến hơn 1,5 triệu tấn.<br />
Về nguồn lực xã hội, Tiểu vùng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, với khoảng 50% số<br />
dân trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, trình độ, kĩ năng nghề nghiệp còn thấp, rất cần hợp<br />
tác để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, với hơn 300 triệu dân (năm 2012),<br />
đây là một thị trường khá lớn cho hợp tác buôn bán thương mại và là nguồn thị trường<br />
nhân công giá rẻ cho các nước phát triển khai thác trong quá trình hợp tác. Bên cạnh đó,<br />
đây là khu vực đang phát triển khá năng động. Nếu trước đây, đặc điểm kinh tế nổi bật<br />
chung cả tiểu vùng còn rất lạc hậu, thì gần đây, với những cải cách kinh tế theo hướng thị<br />
trường, nhìn chung các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong đã đạt được mức tăng<br />
trưởng kinh tế nhanh, vào khoảng 6%/năm. Năm 2000, tổng GDP của nền kinh tế trong<br />
Tiểu vùng đạt khoảng 300 tỉ USD. Mức GDP bình quân theo đầu người đạt khoảng từ 350<br />
USD tới 3100 USD và mức trung bình trong toàn khu vực gần đạt tới 1200 USD (Bộ<br />
Thương mại, 2006, tr.14).<br />
Trong bối cảnh của tình hình khu vực và thế giới những năm đầu thế kỉ XXI, nhất là<br />
ở khu vực Đông Nam Á, với sự lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của<br />
tổ chức ASEAN, quá trình hợp tác và liên kết giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực<br />
đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia ở Tiểu vùng Mekong với vị trí địa lí quan trọng, sự<br />
giàu có về các tiềm năng tự nhiên, nhân lực và thị trường, đang giữ vai trò ngày càng quan<br />
trọng trên bản đồ khu vực Đông Nam Á. Những yếu tố đó đã làm cho khu vực này trở<br />
thành địa bàn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn trong những toan tính<br />
của họ khi tham gia hợp tác ở tiểu vùng.<br />
3.<br />
Những tính toán chiến lược của Nhật Bản, Mĩ và Ấn Độ trong việc kiềm chế<br />
Trung Quốc<br />
(i) Trước hết là về sự “trỗi dậy” của nhân tố Trung Quốc<br />
Sau hơn hai thập niên thực hiện chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế (kể từ<br />
năm 1978), Trung Quốc đã gặt hái được những kết quả quan trọng trong việc phát triển<br />
kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò và vị thế của mình trên trường quốc tế. Đặc biệt, từ đầu<br />
thế kỉ XXI đến nay, thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy một cách ngoạn mục của Trung<br />
Quốc. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để vươn lên trở thành nền kinh tế<br />
đứng thứ hai trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương xây dựng Trung Quốc<br />
<br />
138<br />
<br />