intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thần kinh suy nhược (Thần Kinh Suy Nhược – Neurasthenie – Neurasthenia)

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'thần kinh suy nhược (thần kinh suy nhược – neurasthenie – neurasthenia)', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thần kinh suy nhược (Thần Kinh Suy Nhược – Neurasthenie – Neurasthenia)

  1. Thần kinh suy nhược (Thần Kinh Suy Nhược – Neurasthenie – Neurasthenia) A. Đại cương Là một bệnh rối loạn chức năng của vo? não, Chủ yếu là sự mất thăng bằng nơi hai quá trình hoạt động hưng phấn và ức chế. Các chứng Mất ngủ (Thất miên, Bất m), Tim đập hồi hộp (Chinh xung), Lo sợ (Kinh Quý), Hay quên (Kiện vong), chứng Uất, Đầu nhức, Hư tổn, Di Mộng tinh của YHCT có những triệu chứng của bệnh Thần kinh suy nhược. Thường gặp nơi thanh và tráng niên. B. Nguyên nhân
  2. - Chủ yếu là do thất tình: lo buồn, suy nghĩ, uất ức, sợ hãi, phẫn nộ, ưu tư… quá mức đều có thể gây ra bệnh. - Thường là hậu qua? của 1 bệnh mạn tính làm a?nh hưở ng đến Tâm, Can, Tỳ, Thận. Các tạng này suy, gây nên bịnh. C. Triệu chứng Thường thấy choáng váng, đầu căng, nặng, tai ù, mắt mờ, trí nhớ giảm sút, tinh thần mỏi mệt, thích ngủ, chân tay mỏi yếu, mất ngủ, hay mơ, dễ bị xúc động, hồi hộp, run rẩy, chân tay lạnh, không muốn ăn, muốn ói, ói mửa, bụng trên đầy trướng, di tinh, tiết tinh. Tuy nhiên, theo YHCT có thể phân làm 4 loại sau: 1 – CAN TỲ KHÔNG HÒA: tinh thần uất ức, dễ cáu giận, ngực nặng, sườn đau, muốn ói, ói mửa, bồn chồn không yên, bụng đầy trướng, đau, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền. 2 – THẬN ÂM HƯ – CAN HỎA VƯỢNG: mất ngủ, hay chiêm bao, di tinh, vùng tim và ngực nặng, nóng, đầu choáng váng, hồi hộp, run rẩy, chất lưỡi hồng, mạch Tế, Huyền, Sác. 3 – THẬN KHÍ HƯ SUY: lưng đau, di tinh, tả o tinh, tiết tinh, liệt dương, chân tay lạnh, đầu choáng, mắt hoa, tinh thần mỏi mệt, chân tay mỏi yếu, mạch Trầm, Tế, Nhược. 4 – TÂM TỲ LƯỠNG (ĐỀU) HƯ: mất ngủ, đầu đau, hay chiêm bao, hồi hộp, ăn uống kém, ngắn hơi, mệt mỏi, lưỡi có rêu, mạch Tế, Nhược.
  3. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: An Tâm thần, bổ Thận khí, điều Can Tỳ. • Huyệt chính: Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn + Ấn Đường xuyên đến vùng Tâm + An Miên + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Khê (Th.3) . . Can Tỳ không hòa: thêm Hành Gian (C.2) + Trung Quản (Nh.12) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20). . Âm Hư Dương Thịnh: thêm Tâm Du (Bq.15), Khích Môn (Tb.4) + Thận Du (Bq.23) + Phong Trì (Đ.20) + Ty Trúc Không (Ttu.23). . Thận khí Suy: thêm cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6). Kích thích vừa, lưu kim khoảng 10 phút. Ý nghĩa: Bá Hội, Thái Xung, Nội Quan, Thái Khê để bổ Thận, bình Can, an tâm thần, thanh Tâm; Thận Du, Mệnh Môn, Quan Nguyên để ôn bổ cho Thận khí; Bá Hội, Nội Quan, Túc Tam Lý, Tam Âm Giao để bổ Tâm Tỳ. 2- Cứu Trung Quản (Nh.12) 50 tráng + Quan Nguyên (Nh.4) 100 tráng (Biển Thước Tâm Thư). 3- Mục Song (Đ.16) + Lạc Khước (Bq.8) + Bá Hội (Đc.20) + Thân Mạch (Bq.62) + Chí Âm (Bq.67) (Thần Ứng Kinh). 4- Ngư Tế (P.10) + Thiếu Thương (P.11) + Công Tôn (Ty.4) + Giải Khê (Vi.41) + Chí Âm (Bq.67) + Uyển Cốt (Ttr.4). Nếu mộng, di tinh, cứu Trung Phong (C.4) 100 tráng hợp với Chí Thất (Bq.52), Cao Hoang (Bq.43) (Phổ Tế Phương).
  4. 5- Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 6- Nhóm 1: Phong Trì (Đ.20) + Đại Trữ (Bq.11) + Tâm Du (Bq.15) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Quan Nguyên (Nh.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) Nhóm 2: Thiên Trụ (Bq.10) + Thân Trụ (Đc.12) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Thông Lý (Tm.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học). 7- Nhóm 1: Thiên Trụ (Bq.10) + Phong Trì (Đ.20) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Can Du (Bq.18) + Đở m Du (Bq.19) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.19) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6). Nhóm 2: Tiền Đỉnh (Đc.21) + Bá Hội (Đc.20) + Tín Hội (Đc.22) + Đầu Lâm Khấp (Đ.15) + Dương Bạch (Đ.14) + Đầu Duy (Vi.8) + Bản Thần (Đ. 13) + Suất Cốc (Đ.8). Hoặc: Hậu Đỉnh (Đc19) + Phong Phủ (Đc.16) + Á Môn (Đc.15) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Phong Trì (Đ.20) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thiên Liêu (Ttu.15) + Khúc Viên (Ttr.13) + Phế Du (Bq.13) + Cao Hoang (Bq.43) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). 8- An Miên + Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tb.6), châm kích thích vừa, hoặc mạnh, lúc đi ngủ, ngày 1 lần.
  5. Nếu không đỡ, thêm Ế Minh, Túc Tam Lý (Vi.36), Tam Âm Giao (Ty.6) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách). 9- An Miên 1 + An Miên 2 (Châm Cứu Học HongKong). 10- Bình Can, tiền dương, tư âm, giáng Hoả, bổ Thận hoặc bổ Tâm tỳ, an thần. -Thận Âm Hư, Can Dương Vượng: Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) + Thái Khê (Th.3) đều châm tả . -Thận Khí suy: Bá Hội (Đc.20) +Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) đều châm bổ hoặc cứu. -Tâm Tỳ Đều Hư: Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6), châm bổ (Châm Cứu Học Việt Nam). 11- Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3). Dùng huyệt Nội Quan làm chính, tùy bệnh chứng phối hợp với các huyệt khác cho thích hợp (‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí’ số 75/1985).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2