YOMEDIA
ADSENSE
Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
12
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này lần đầu tiên công bố về phân loại học (họ, giống, loài) và đặc điểm hình thái của các giống loài thân mềm hai mảnh vỏ được tìm thấy phổ biến tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, từ đó góp phần giải mã vấn đề dinh dưỡng, văn hóa ẩm thực tại Hoàng cung Thăng Long xưa.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
- TẠP TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCHÍ CÔNGKHOA NGHỆHỌC VÀ CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Vương Thị Huyền TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY Tập 32, Số 3 (2023): 74 - 85 Vol. 32, No. 3 (2023): 74 - 85 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ (BIVALVIA) TẠI KHU DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG Vương Thị Huyền1* 1 Viện Nghiên cứu Kinh thành, Hà Nội Ngày nhận bài: 11/8/2023; Ngày chỉnh sửa: 29/8/2023; Ngày duyệt đăng: 05/9/2023 DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.144 Tóm tắt H oàng thành Thăng Long là khu di tích khảo cổ học nổi tiếng tại Việt Nam. Cuộc khai quật tại đây đã phát lộ một quần thể di tích cùng hàng triệu di vật minh chứng sinh động lịch sử phát triển liên tục, lâu dài của Thăng Long - Hà Nội qua 1300 năm, từ thời Tiền Thăng Long (thế kỷ VII - thế kỷ X), đến thời Thăng Long (thế kỷ XI - thế kỷ XVIII). Bên cạnh các dấu tích kiến trúc, nhà ở, hệ thống dòng chảy ao hồ, di vật vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành... ở đây còn tìm thấy số lượng lớn vỏ các loài thân mềm (Mollusca), trong đó chiếm số lượng chủ yếu là các loài hai mảnh vỏ (Mollusca: Bivalve). Việc nghiên cứu về các loài thân mềm ở nước ta đã được thực hiện từ rất sớm nhưng lại có chưa nhiều các công bố khoa học và còn hạn chế trong nghiên cứu phân loại học. Và, dường như không có công trình nghiên cứu nào về chủ đề phân loại học thân mềm trong khảo cổ học. Bài viết này lần đầu tiên công bố về phân loại học (họ, giống, loài) và đặc điểm hình thái của các giống loài thân mềm hai mảnh vỏ được tìm thấy phổ biến tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, từ đó góp phần giải mã vấn đề dinh dưỡng, văn hóa ẩm thực tại Hoàng cung Thăng Long xưa. Từ khóa: Động vật thân mềm (Mullusca), thân mềm hai mảnh vỏ, Hoàng thành Thăng Long. 1. Đặt vấn đề chứng minh lịch sử hình thành và phát triển của Hoàng thành Thăng Long là khu di tích khảo vùng đất Đại La, sau đó là Kinh sư rồi trở thành cổ học nổi tiếng và có quy mô lớn nhất tại Việt Kinh thành và sau này là một đơn vị hành chính Nam. Khu di tích này là hình ảnh minh chứng của triều Nguyễn. Lịch sử ấy kéo dài từ những sinh động về lịch sử ngàn năm vàng son của Kinh thế kỷ đầu sau Công Nguyên đến thế kỷ XVIII. đô Thăng Long hoa lệ. Kết quả khai quật đã làm Bên cạnh những dấu tích kiến trúc và loại hình xuất lộ nền móng của các công trình kiến trúc, di vật phản ánh những giá trị lịch sử, kiến trúc, cống nước, ao hồ và hàng triệu di vật của nhiều mỹ thuật đặc sắc và độc đáo như đồ gốm, sành, loại hình, như vật liệu kiến trúc, đồ sành, đồ gốm vật liệu kiến trúc..., một số lượng lớn vỏ của các sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật,.... Những loài thân mềm cũng được tìm thấy. Cũng giống dấu tích kiến trúc cùng với hệ thống hiện vật đã như các địa điểm khai quật khảo cổ học khác [1], 74 *Email: vuonghuyen.rcic@gmail.com
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 74-85 vỏ thân mềm tìm thấy trong khu di tích Hoàng riêng trong khảo cổ học là một việc không hề dễ thành Thăng Long bao gồm vỏ thân mềm chân dàng bởi sự đa dạng sinh học vô cùng lớn của bụng (Gastropoda) và vỏ thân mềm hai mảnh vỏ chúng và việc phân loại học hoàn toàn sử dụng (Bivalve), trong đó, chiếm đại đa số là vỏ của các các đặc điểm hình thái của vỏ, trong khi một số loài hai mảnh vỏ. đặc điểm có trong mẫu vật tươi sẽ không tồn tại Lớp thân mềm hai mảnh vỏ là lớp lớn thứ hai trong các mẫu vật bị chôn vùi lâu ngày; vỏ bị trong ngành thân mềm với khoảng hơn 8.360 loài mòn, phong hóa - trước, trong và sau khi bị vùi thuộc 93 họ đang tồn tại [2]. Vùng biển Ấn Độ lấp - có thể là hỏng lớp vỏ, làm nhẵn các đặc - Thái Bình Dương đến nay đã ghi nhận khoảng điểm nhận dạng... Hơn nữa, dường như không có 2.750 loài hai mảnh vỏ [3]. Tại các vùng biển công trình khoa học nào trong nước đề cập đến Việt Nam ghi nhận được khoảng 2.200 loài động phân loại học động vật thân mềm trong khảo cổ vật thân mềm, trong đó, động vật thân mềm hai học, các nhận dạng động vật thân mềm được biên mảnh vỏ ở biển là 815 loài [4]. Trong khi nguồn soạn phục vụ các nhà sinh vật học đều thu thập đa dạng sinh học loài động vật hai mảnh vỏ vô từ mẫu vật hiện đại, chứ không phải từ những cùng phong phú thì nguồn tài liệu phục vụ cho mảnh vỡ, vỏ đã phai màu được tìm thấy từ bối quá trình phân loại lại rất hạn chế. Các tài liệu cảnh khảo cổ [1]. phân loại chủ yếu là của tác giả nước ngoài hoặc Bài viết này sẽ cung cấp thông tin ban đầu các tác giả Việt Nam nhưng được xuất bản ở nước về phân loại, thành phần loài và đặc điểm hình ngoài, ít được công bố rộng rãi, do đó, việc tiếp thái chi tiết vỏ của các loài động vật hai mảnh cận tài liệu nghiên cứu là tương đối khó khăn. vỏ được tìm thấy phổ biến tại khu di tích Hoàng Các tài liệu tiếng Việt được công bố chủ yếu nêu thành Thăng Long, bước đầu góp phần giải mã về thành phần loài tại một khu vực nhất định, vấn đề dinh dưỡng, văn hóa ẩm thực tại Hoàng không nêu các đặc điểm chẩn loại hoặc có nêu cung Thăng Long xưa. nhưng không chi tiết [5]. Bên cạnh đó, động vật thân mềm lại có quá nhiều tên đồng danh cho một 2. Phương pháp nghiên cứu loài, với số lượng tích lũy có thể lên tới 300.000 Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử tên [6]. Tính đến hiện tại, công bố của Hylleberg dụng các phương pháp chính bao gồm: và Kilburn năm 2003 được xem là tài liệu đáng tin cậy nhất nhưng cần được bổ sung, cập nhật 2.1. Phương pháp thu thập và xử lý bảo quản và đánh giá thêm [4]. Trong những năm gần đây, Vỏ thân mềm hai mảnh vỏ được thu thập trong tác giả Đỗ Văn Tứ cùng cộng sự đã công bố 02 suốt quá trình diễn ra các cuộc khai quật tại khu cuốn sách chuyên khảo có mô tả 469 loài động di tích Hoàng thành Thăng Long. Mẫu vật sau vật thân mềm, trong đó bao gồm 196 loài thân khi được phát hiện tại khu khai quật sẽ được làm mềm hai mảnh vỏ [5]. Cuốn sách đã cung cấp các sạch, khô và đánh số ký hiệu. Các mẫu vỏ được thông tin thuật ngữ mô tả hình thái vỏ, đặc điểm đựng trong túi nilon và hộp đựng mẫu kín, bảo chẩn loại, giá trị sử dụng, sinh thái, phân bố kèm quản trong kho lưu trữ sạch để giảm thiểu những các hình ảnh màu mẫu vật tương ứng [5]. Tuy ảnh hưởng của môi trường và chống những tác nhiên, so với danh sách các loài đã được thống hại của sinh vật. kê của Hylleberg và Kilburn năm 2003 thì số loài 2.2. Phương pháp hệ thống hóa tư liệu và chưa được mô tả còn rất nhiều [5]. nghiên cứu khoa học khái niệm Việc nghiên cứu phân loại học các loài thân Do hệ thống tư liệu còn nhiều hạn chế nên cần mềm nói chung và thân mềm hai mảnh vỏ nói có những thu thập, tổng hợp tài liệu, xây dựng hệ 75
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vương Thị Huyền thống khái niệm cơ sở, các thuật ngữ mô tả và của khu khai quật khảo cổ học với các tài liệu, các khóa định loại loài. átlat phân loại động vật, khóa định loại loài... và các tài liệu nghiên cứu về thân mềm trong khảo 2.3. Phương pháp phân loại cổ học tại các nước khác. Trong nghiên cứu khảo cổ học, việc phân Các đặc điểm hình thái giải phẫu vỏ (mặt loại, xác định giống loài động vật hai mảnh vỏ ngoài và mặt trong vỏ) được sử dụng trong chỉ có thể phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo vỏ của phân loại loài hai mảnh vỏ gồm đỉnh vỏ, đường nó được tìm thấy tại các khu khai quật. Do đó, sinh trưởng, tia phóng xạ (nếu có), bản lề (loại phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương răng, dây chằng), vết cơ khép vỏ... [7] (xem pháp so sánh hình thái giải phẫu vỏ thân mềm Hình 1). Hình 1. Cấu tạo mặt ngoài và mặt trong vỏ của loài hai mảnh vỏ Nguồn: Tác giả tổng hợp, tham khảo nguồn www.conchylinet.com Các vết cơ khép vỏ và bộ răng, dây chằng ở vỡ nhỏ, không đủ các đặc điểm chẩn loại sẽ được phía đỉnh vỏ trong khu vực bản lề là những đặc xếp loại ở bậc giống hoặc bậc họ. điểm hình thái đặc thù được sử dụng chính trong Các mẫu vật sau khi đã được định loại loài sẽ quá trình phân loại học các loài thân mềm hai được lập hồ sơ khoa học hiện vật bao gồm việc mảnh vỏ trong khảo cổ học [7, 8]. đo vẽ, chụp ảnh và mô tả hiện vật. Các hình ảnh Có vài hệ thống học động vật thân mềm khác hiện vật sử dụng trong bài viết thuộc hồ sơ khoa nhau, chúng sử dụng các phân nhánh khác nhau. học hiện vật do Viện Nghiên cứu Kinh thành Hệ thống phân loại được sử dụng trong định thực hiện. loài loài thân mềm hai mảnh vỏ ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long theo các ý kiến phân 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận loại trong cơ sở dữ liệu WoRMS (http://www. marinespecies.org/index.php) và được trình bày 3.1. Thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ tại tới cấp độ Họ do chúng được thống nhất cao ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long nhiều hệ thống phân loại (ở cấp độ Bộ vẫn còn Kết quả quá trình phân loại học 135 hộp hiện nhiều tranh luận). vật thân mềm tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Các mảnh vỏ của nhóm thân mềm hai mảnh Thăng Long, tác giả xác định được 22 loài động vỏ được xác định đến tên loài với những mẫu có vật hai mảnh vỏ thuộc 16 giống, 07 họ. Thành đủ các tiêu chuẩn định loại, với những mẫu vật phần các loài hai mảnh vỏ tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long được nêu cụ thể tại Bảng 1. 76
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 74-85 Bảng 1. Thành phần các loài hai mảnh vỏ tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long Tên họ Tên giống Tên loài Tên địa phương Tegillarca granosa (Linnaeus, 1758) Sò huyết Tegillarca Tegillarca nodifera (Martens, 1860) Sò huyết dài Arcidae Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) Sò lông (Họ sò) Anadara Anadara kagoshimensis (Tokunaga, 1906) Sò lông Anadara cornea (Reeve, 1844) Sò lông Cyrendidae Geloina Geloina coaxans (Gmelin, 1791) Vọp, vạng (Họ hến) Corbicula Corbicula fluminea (Müller, 1774) Hến sông Saccostrea Saccostrea cuccullata (Born, 1778) Hàu lá Ostreidae Magallana ariakensis (Fujita, 1913) Hàu cửa sông (Họ hàu) Magallana Magallana gigas (Thunberg, 1793) Hàu ống Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) Ngao dầu Meretrix Veneridae Meretrix lyrata (G. B. Sowerby II, 1851) Ngao vân (Họ ngao) Periglypta Periglypta puerpera (Linnaeus, 1771) Ngao thưng Cyclina Cyclina sinensis (Gmelin, 1791) Ngó đỏ Sinohyriopsis Sinohyriopsis cumingii (I. Lea, 1852) Trai điệp Trùng trục Lanceolaria laevis (E. von Martens, 1902) thân dài Lanceolaria Unionidae Trùng trục Lanceolaria grayii (J. E. Gray, 1833) (Họ trai cánh) thân dài Nodularia Nodularia douglasiae (J. E. Gray, 1833) Trùng trục Pilsbryoconcha Pilsbryoconcha exilis (I. Lea, 1838) Trai nước ngọt Lamprotula Lamprotula sp. Trai cóc Placunidae Placuna Placuna placenta (Linnaeus, 1758) Điệp giấy (Họ điệp) Pectinidae Amusium Amusium pleuronectes (Linnaeus, 1758) Sò điệp (Họ sò điệp) Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên kết quả phân loại học. Thành phần loài hai mảnh vỏ ở khu di tích 3.2. Đặc điểm hình thái vỏ các loài hai mảnh vỏ Hoàng thành Thăng Long là khá phong phú, đa phổ biến tại khu di tích dạng nhưng không đồng đều, có những loài có Mỗi cá thể thuộc lớp hai mảnh vỏ thường được số lượng lên đến hàng trăm, hàng nghìn mẫu (sò, cấu tạo bởi hai vỏ: vỏ trái và vỏ phải. Trong khảo hàu, hến, vọp, ngao...) nhưng có những loài số cổ học, phần lớn các loài thân mềm hai mảnh vỏ lượng mẫu rất ít, chỉ một vài mẫu (trùng trục, sò tìm được đều là các vỏ rời, hiếm khi còn nguyên điệp, trai điệp...). Trong 07 họ động vật nêu trên, vẹn hai vỏ của một cá thể liên kết ở khớp bản lề. nhóm họ sò và nhóm họ hàu chiếm số lượng tới Do đó, rất dễ có thể quan sát được cả đặc điểm hơn 3/4 tổng số lượng thân mềm hai mảnh vỏ bên ngoài cũng như bên trong vỏ. được tìm thấy, đặc biệt trong nhóm này, giống Thông thường, vỏ gồm ba lớp: Lớp sừng - sò huyết Tegillarca, hàu lá, hàu cửa sông có số Periostracum ở ngoài cùng, lớp này thường bị lượng lớn nhất và có mặt ở hầu khắp khu vực mất do mài mòn hoặc bị phong hóa ở các động vật khai quật. Nhóm có số lượng lớn kế tiếp là họ khảo cổ học; Lớp lăng trụ canxi - Porcellaneous hến và họ ngao. ở giữa, dày, thường màu trắng vôi; Lớp xà cừ - 77
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vương Thị Huyền Nacreous ở trong cùng, kết bằng nhiều tấm canxi, có màu sắc lóng lánh, sặc sỡ, tuy nhiên ở các vỏ tại di chỉ khảo cổ học thường bị bào mòn nên không còn thấy rõ được sự sặc sỡ và ít lóng lánh. Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long tìm thấy cả vỏ loài thân mềm có chứa 02 vết cơ khép vỏ (sò, ngao, hến,, vọp...) và loài chỉ có 01 vết cơ khép vỏ (hàu, sò điệp, điệp giấy...); hầu hết các loài đều có đặc điểm dây chằng chẵn, răng không đều (ngao, trai, hến, vọp, trùng trục...), còn lại, các loại thuộc họ hàu Ostreidae có đặc điểm dây Hình 2. Tegillarca granosa chằng ngoài, răng đều; đặc điểm dây chằng kép, Nguồn: Nguyễn Minh Thành răng dãy gặp ở họ sò Arcidae. Dưới đây là mô tả hình thái chi tiết dùng cho quá trình phân loại học (2) Tegillarca nodifera các loài thân mềm hai mảnh vỏ tìm thấy phổ biến Tên đồng danh được chấp nhận: Arca tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. nodifera. 3.2.1. Họ Arcidae [9] Tên địa phương: Sò huyết dài, sò nôdi. Đặc điểm chung: Vỏ đều (vỏ trái, vỏ phải Đặc điểm hình thái: Vỏ dày, ít phồng hơn gặp nhau đúng ở các mép), bao kín cơ thể; Vỏ Tegillarca granosa, hình trứng kéo dài; cạnh có nhiều tia phóng xạ; Đỉnh vỏ quay trước; Mặt trước cung tròn, cạnh bụng lồi, biến đổi rộng ra trong vỏ không có lớp xà cừ; Khớp bản lề dài, thành cạnh sau. Đỉnh cao vừa phải, vùng răng gần như thẳng và có hàng răng nhỏ ngang (răng chủ hơi hẹp. Có 20-30 tia phóng xạ trên mỗi dãy); Dây chằng ở ngoài, thuộc loại dây chằng mảnh vỏ, tia cao, tiết diện hình thang; nốt sần kép; Có 2 vết cơ khép vỏ. hình chữ nhật hoặc tròn, nổi rõ, kích cỡ đều; Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long tìm khoảng đệm hình chữ U, rộng hơn tia một chút, thấy 02 giống thuộc họ sò là giống Tegillarca phía cuối nhẵn. Vết cơ khép vỏ trước hình tròn, (02 loài) và giống Anadara (03 loài). Hai loài sò vết sau lớn hơn hình tứ giác. huyết thuộc giống Tegillarca tìm thấy số lượng nhiều nhất, hầu như có mặt ở hầu hết các hố đào. (1) Tegillarca granosa Tên đồng danh được chấp nhận: Arca granosa. Tên địa phương: sò huyết, sò huyết tròn. Đặc điểm hình thái: Vỏ phồng, dày, dạng hình cầu (trứng tròn); cạnh trước và bụng dạng cung rộng, cạnh sau hơi lồi và kéo dài dọc theo nếp gấp sau-bụng. Mặt ngoài có 18-21 gờ phóng xạ Hình 3. Tegillarca nodifera trên mỗi mảnh vỏ; tia cao, tiết diện hình vuông; Nguồn: Nguyễn Minh Thành nốt sần hình chữ nhật, dày đặc, kích cỡ không đều nhau; khoảng đệm hình chữ U, rộng hơn tia (3) Anadara antiquata (đặc biệt là khu gần sau-bụng). Mép trong vỏ có Tên đồng danh được chấp nhận: Arca các khía tròn rõ tương ứng với các gờ phóng xạ antiquata. mặt ngoài. Vết cơ khép vỏ sau lớn, hình tứ giác, Tên địa phương: Sò lông, sò anti. vết cơ trước nhỏ hơn, hình tam giác. 78
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 74-85 Đặc điểm hình thái: Vỏ chắc, không cân đối, Tên địa phương: Sò lông. hình trứng hơi chéo, phần sau của vỏ kéo dài, góc Đặc điểm hình thái: Vỏ dày, chắc, phồng; sau-bụng nhọn. Mặt ngoài vỏ thô, có 32-37 tia hình gần vuông. Cạnh bụng cong chếch lên về phóng xạ ở mỗi mảnh vỏ, mỗi gờ phóng xạ lớn lại phía trước. Có khoảng 29 - 32 tia phóng xạ trên có nhiều rãnh nhỏ, tia rộng bằng 2 lần khoảng đệm. mỗi vỏ, trên tia không có các nốt sần nổi rõ. Vết Vết cơ khép vỏ trước và sau đều hình móng ngựa. cơ khép vỏ trước nhỏ hình bầu dục nằm sát mép vỏ, vết cơ khép vỏ sau hình tứ giác. Hình 4. Anadara antiquata Nguồn: Nguyễn Minh Thành (4) Anadara kagoshimensis Hình 6. Anadara cornea Tên đồng danh được chấp nhận: Arca Nguồn: Nguyễn Minh Thành kagoshimensis. Tên địa phương: Sò lông. 3.2.2. Họ Ostreidae Đặc điểm hình thái: Vỏ chắc, dày vừa, khá Đặc điểm chung: Vỏ không đều, vỏ trái lớn phồng, không cân đối, hình trứng. Cạnh trước hơn vỏ phải; Dây chằng ngoài; Răng đều; trên cong tròn; cạnh sau xiên tạo với cạnh bụng 1 góc mỗi vỏ có 1 vết cơ khép vỏ. nhọn; cạnh bụng cong rộng. Có khoảng 26 - 32 Họ Ostreidae bao gồm khoảng 70 loài được tia phóng xạ trên mỗi vỏ, trên tia không có các tìm thấy trên toàn thế giới [10], tất cả đều có thể nốt sần nổi rõ. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn, ăn được. Theo thống kê, tại Việt Nam hiện tại có hình bầu dục, vết cơ khép vỏ sau hình tứ giác và khoảng 31 loài hàu [4]. Gần đây, bản sửa đổi hệ lớn hơn. thống cho họ này đã thay đổi tên của nhiều loài nuôi trồng thủy sản quan trọng có nguồn gốc từ châu Á, trong giống Magallana [11, 12]. Vết cơ khép vỏ của hàu là đặc điểm nhận dạng nhanh sự khác biệt hình thái đặc trưng giữa các loài. Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long tìm thấy 02 giống là giống Magallana (02 loài) và giống Saccostrea (01 loài). (1) Magallana ariakensis Tên đồng danh được chấp nhận: Ostrea Hình 5. Anadara kagoshimensis ariakensis. Nguồn: Nguyễn Minh Thành Trong hệ thống phân loại trước đây, hàu cửa sông được gọi với tên khoa học là Crassostrea (5) Anadara cornea rivularis Gould, 1961; tên này nay đã không còn Tên đồng danh được chấp nhận: Arca cornea. được chấp nhận, được chỉnh lý và cập nhật định 79
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vương Thị Huyền loại theo hệ thống WoRMS với tên Magallana thoảng có các đường vân sinh trưởng màu tím, vị ariakensis [13]. trí cơ khép vỏ nằm ở giữa vỏ và lệch hướng về Tên địa phương: Hàu cửa sông. phía lưng. Đặc điểm hình thái: Vỏ có kích thước lớn, hình dạng vỏ thay đổi nhiều, thường có hình bầu dục, các phiến sinh trưởng xếp đồng tâm. Vỏ trái có hình chén sâu và vỏ phải hơi lồi. Vỏ phải tương đối nhẵn với các lớp phức tạp bao gồm các lớp mỏng trùm lắp lên nhau, dễ vỡ và đồng tâm. Không có các gân phóng xạ lồi ra từ bề mặt của mỗi mảnh vỏ. Vết cơ khép vỏ dạng lưỡi liềm, màu đen hoặc nâu nằm lệch về mặt sau của phần bụng. Hình 8. Magallana gigas Nguồn: Nguyễn Minh Thành (3) Saccostrea cuccullata Tên đồng danh được chấp nhận: Ostrea cuccullata. Tên địa phương: Hàu lá. Đặc điểm hình thái: Vỏ có kích thước nhỏ, hình gần tam giác. Đường sinh trưởng thô, gồ ghề, kiểu mái ngói, có các gân phóng xạ lồi ra từ bề mặt trên vỏ trái. Khía mép phát triển tất cả Hình 7. Magallana ariakensis xung quanh phía bên trong của vỏ, bao gồm các Nguồn: Nguyễn Minh Thành nốt trên vỏ bên phải và các lỗ tương ứng trên vỏ (2) Magallana gigas bên trái. Có một vết cơ khép vỏ hình móng ngựa ở giữa vỏ, sát cạnh trước. Tên đồng danh được chấp nhận: Ostrea gigas. Các tài liệu trước đây thường được gọi với tên khoa học là Crassostrea gigas Thunberg, 1793, nay cũng đã được cập nhật theo hệ thống WoRMS [13]. Tên địa phương: Hàu ống, hàu sữa, hàu Thái Bình Dương. Đặc điểm hình thái: Vỏ trái lõm sâu, vỏ phải dẹp và hơi cong, hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Bên trong vỏ màu trắng, vết cơ khép vỏ lớn và kéo dài, Hình 9. Saccostrea cuccullata thường có màu hồng, màu tím đậm, nằm lệch phía mặt sau lưng, trên vết cơ khép vỏ thỉnh Nguồn: Nguyễn Minh Thành 80
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 74-85 3.2.3. Họ Cyrendidae Đặc điểm chung: Vỏ đều, đường sinh trưởng nổi rõ; Đỉnh vỏ quay trước; Dây chằng chẵn; Răng không đều: mỗi vỏ đều có 3 răng chủ và luôn có răng bên trước, răng bên sau; Trên mỗi vỏ có 2 vết cơ khép vỏ. Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long tìm thấy 02 loài thuộc 02 giống như sau: (1) Corbicula fluminea Tên đồng danh được chấp nhận: Tillina Hình 11. Geloina coaxans fluminea. Nguồn: Nguyễn Minh Thành Tên địa phương: Hến sông. Đặc điểm hình thái: Chiều cao vỏ khoảng 10- 3.2.4. Họ Veneridae 20mm. Vỏ cân đối. Đỉnh vỏ nhô cao, phồng, nằm Đặc điểm chung: Vỏ đều; Dây chằng chẵn; gần giữa vỏ. Răng bản lề rõ, răng chủ chẻ đôi, Răng không đều (gồm 3 răng chủ, ít khi có răng bên nhẵn, 1 chiếc răng bên trước và 1 chiếc răng bên trước); Có 2 vết cơ khép vỏ, đỉnh vỏ răng bên sau. Đường mép áo mờ, vịnh màng áo quay trước. khó thấy. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tìm thấy 04 loài thuộc 03 giống của họ này. Tuy nhiên, loài Meretrix lyrata (ngao vân) chỉ tìm thấy 02 mảnh vỏ ở khu E và loài Periglypta puerpera (ngao thưng) chỉ có duy nhất 01 mảnh ở khu C, do đó, bài viết chỉ giới thiệu mô tả 02 loài còn lại, gồm: (1) Meretrix meretrix Tên đồng danh được chấp nhận: Venus meretrix Tên địa phương: Ngao dầu. Hình 10. Corbicula fluminea Đặc điểm hình thái: Vỏ dày chắc, bóng (lớp Nguồn: Nguyễn Minh Thành sừng rất mỏng thường đã bị bong nhưng vẫn (2) Geloina coaxans còn thấy được độ bóng). Mặt vỏ nhẵn, các đường sinh trưởng mịn. Con nhỏ, gần đỉnh vỏ Tên đồng danh được chấp nhận: Venus coaxans. có vân răng cưa hay vân hình phóng xạ. Cạnh lưng vát cong xuống hai bên, cạnh bụng cong Tên địa phương: Vọp, vạng, hến biển. đều. Cạnh trước cong tròn, cạnh sau hơi nhọn. Đặc điểm hình thái: Chiều cao vỏ khoảng 60 Bản lề ngắn, màu nâu đen, nhô lên mặt ngoài mm. Vỏ hình trứng, hơi cân đối. Các đường sinh của vỏ. Mặt khớp rộng. Vỏ phải: có 3 răng chủ trưởng đồng tâm, dày đặc. Phần đỉnh bị mất lớp và 2 răng bên. Vỏ trái: có 3 răng chủ và 1 răng sừng thường bị ăn mòn nặng. Răng bản lề rõ, răng chủ chẻ đôi, răng bên nhẵn, 1 chiếc răng bên trước. Vết cơ khép vỏ sau hình bầu dục, bên trước và 1 chiếc răng bên sau. Đường mép vết cơ khép vỏ trước hình bán nguyệt. Đường áo mờ, vịnh màng áo khó thấy. viền áo rõ, vịnh màng áo nông. 81
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vương Thị Huyền trường nước; Vỏ được dùng để nung vôi, làm đồ dùng và mỹ nghệ (khảm trai) [14]. Về mặt khảo cổ học, thân mềm cung cấp ba loại bằng chứng chính: đầu tiên, bằng chứng giúp tái tạo lại môi trường trong quá khứ, đặc biệt là môi trường trên cạn ở những khu vực khô cạn hơn (nghiên cứu về ốc sên); thứ hai, vỏ của các loài thân mềm là sản phẩm còn lại sau các bữa ăn, là bằng chứng cho chúng ta biết về chế độ ăn uống của con người; cuối cùng, vỏ các loài thân mềm cung cấp bằng Hình 12. Meretrix meretrix chứng về việc được sử dụng là nguyên liệu thô để làm công cụ và đồ trang trí [1]. Nguồn: Nguyễn Minh Thành (2) Cyclina sinensis Tên đồng danh được chấp nhận: Venus sinensis. Tên địa phương: Ngó đỏ. Đặc điểm hình thái: Vỏ hình gần tròn, dày chắc. Các đường sinh trưởng rõ, vùng gần đỉnh vỏ mịn, gần bụng thô. Mép trong của cạnh bụng có dạng các răng cưa nhỏ và lớn dần về 2 phía trước sau. Đường viền áo rõ, vịnh màng áo sâu, hình tam giác. Vết cơ khép vỏ trước dài, nhỏ; vết cơ khép vỏ sau hình bầu dục. Hình 14. Vỏ thân mềm được tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long Nguồn: Bùi Minh Trí, Viện Nghiên cứu Kinh thành Trong quá trình khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ cho biết phần lớn vỏ thân mềm được tìm thấy trong những hố đất đen hoặc tập trung thành một khoảng với mật độ dày (như một phương thức xử lý rác thải) cùng với xương động vật (xem Hình 14). Điều này dẫn Hình 13. Cyclina sinensis đến nhận định rằng số vỏ thân mềm được tìm thấy tại đây chủ yếu là tàn tích thức ăn. Chúng ta Nguồn: Nguyễn Minh Thành biết rằng, thân mềm hai mảnh vỏ là nguồn thực phẩm rất có giá trị, đặc biệt với nhóm sò huyết và 3.3. Thảo luận hàu, đây đều là những loại thực phẩm có giá trị Thông thường, các loài thân mềm được biết dinh dưỡng cao, giúp cung cấp một lượng lớn đến là nhóm động vật có tầm quan trọng đáng kể protein chất lượng cao; hỗ trợ và cải thiện sức như: Là nguồn thực phẩm rất có giá trị và rất phổ khỏe não bộ; ngăn ngừa tình trạng loãng xương; biến đối với nhiều quốc gia; Phần lớn động vật ngăn ngừa các bệnh tim mạch, suy giảm nhận hai mảnh vỏ lọc nước lấy thức ăn, do đó có tác thức và vô sinh do thiếu hụt selen; có tác dụng dụng làm sạch nước, hạn chế sự ô nhiễm môi chống oxy hoá vô cùng mạnh mẽ…[15-17]. 82
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 74-85 Trong hàu và sò huyết có chứa vi lượng kẽm dồi hơn 15 cm, theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness dào, đây là chất rất tốt cho sức khỏe của nam giới (xem Hình 15). Điều này, minh chứng sinh động [16, 17]. Do đó, nghiên cứu về các loài nhuyển rằng, thân mềm hai mảnh vỏ, đặc biệt là sò huyết thể hai mảnh vỏ tại khu di tích Hoàng thành và hàu, là món ăn rất được yêu thích trong Hoàng Thăng Long, trước hết sẽ cung cấp cho chúng ta cung và đã được chọn lựa kỹ càng khi sử dụng các bằng chứng sinh động về văn hóa ẩm thực cho hoàng tộc. trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Ngoài việc xác định được giống loài thân mềm hai mảnh vỏ, trong khảo cổ, việc xác định niên đại, nguồn gốc là điều tất yếu. Việc xác định niên đại chính xác nhất đối với mẫu vật là bằng phương pháp phóng xạ carbon C14. Tuy nhiên, các mẫu vỏ tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa có điều kiện để áp dụng phương pháp trên. Việc xác định niên đại của nhóm loại hình này chủ yếu được dựa vào địa tầng tương đối ổn định và các dấu vết di tích, di vật xung quanh của khu vực phát hiện. Theo các nhà khảo cổ học, các loài thân mềm hai mảnh vỏ được tìm thấy ở hầu hết các lớp đào, có niên đại từ thời Tiền Thăng Long Hình 15. Hàu kích thước lớn tại khu di tích (Đại La, Đinh - Tiền Lê) đến thời kỳ Thăng Long Hoàng thành Thăng Long (Lý, Trần, Lê); trong đó, đại đa số được tìm thấy trong tầng văn hóa thời Đại La và Đinh - Tiền Nguồn: Bùi Minh Trí, Viện Nghiên cứu Kinh thành Lê, niên đại khoảng thế kỷ 9-10, mà chủ yếu là thời Đinh - Tiền Lê, thế kỷ 10. Thời Đinh - Tiền Khi nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến lịch Lê, thế kỷ 10 cũng tìm thấy những con hàu có sử, truyền thống văn hóa trong ăn uống, cụ thể là kích thước lớn tại di tích Cố đô Hoa Lư. Có lẽ, các đồ ăn, thức uống gắn liền với nó là văn hóa vào thời Đinh - Tiền Lê đã rất ưa chuộng thức ăn vùng/miền hay văn hóa khu vực. Và khi nói đến được chế biến từ những con hàu lớn. văn hóa ẩm thực trong Hoàng cung thì không thể Về vấn đề nguồn gốc, đại đa số những loài không nhắc tới những bát đĩa, chén/tước và bình thân mềm hai mảnh vỏ tại đây đều có nguồn gốc rượu các loại được sử dụng trong các bữa ăn. Sử từ vùng nước lợ ven triều, trong khi Thăng Long cũ có ghi lại, trong Hoàng cung của các triều đình - Hà Nội xưa không nằm ở khu vực gần biển, do Đại Việt xưa có sự phân biệt khá rõ về đồ dùng đó, những nghiên cứu, tìm hiểu về xuất xứ của dành riêng cho vua, hoàng hậu, hoàng tử và công các loại thực phẩm có nguồn gốc từ các loài thân chúa. Chắc chắn cũng sẽ có sự phân biệt rõ ràng mềm hai mảnh vỏ này cùng với các loại hình di trong đồ ăn, thức uống dành cho vua, hoàng hậu vật cùng thời kỳ khác sẽ góp phần đưa ra bức và các hoàng tộc. Tuy nhiên, trong sử sách rất ít tranh về các mối giao lưu thương mại giữa các thông tin về các bữa ăn của cung đình xưa, chỉ vùng miền trong đất nước hay với các nước khác biết chắc rằng những món ăn được sử dụng đều trên thế giới. Đây là những vấn đề nghiên cứu rất thuộc loại cao lương mỹ vị, được chế biến công thú vị, sẽ được công bố ở trong thời gian tới. phu, cầu kỳ nhằm đạt đến những chuẩn mực cao nhất là vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng và vừa bổ 4. Kết luận dưỡng. Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được những mẫu vật hàu có chiều Nghiên cứu bộ sưu tập vỏ thân mềm hai mảnh cao từ 32-35cm, gần bằng kích thước con hàu to vỏ tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã nhất thế giới có chiều cao 36 cm và chiều rộng phân loại được 22 loài động vật hai mảnh vỏ 83
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vương Thị Huyền thuộc 16 giống, 07 họ. Hầu hết các loài đều có [7] Vương Thị Huyền (2022). Động vật hai mảnh vỏ nguồn gốc từ vùng nước lợ ven triều, một số ít tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long: Tư liệu có nguồn gốc nước ngọt. Thành phần loài khá và phương pháp tiếp cận. Trong: Kinh thành cổ đa dạng nhưng số lượng tìm thấy tại khu di tích Việt Nam (tr. 210-227). Nhà xuất bản Khoa học lại không đồng đều. Những loài có số lượng lớn, xã hội, Hà Nội. được tìm thấy ở hầu khắp các hố khai quật gồm [8] Somerville, L., Light, J., & Allen, M. J. (2017). Marine molluscs from archaeological contexts: các loài sò, hàu, hến, ngao,... Những loài còn lại how they can inform interpretations of former số lượng mẫu rất ít, chỉ một vài mẫu. economies and environments. In: M. J. Allen (Ed.), Các mẫu vật thân mềm hai mảnh vỏ tại đây Molluscs in Archaeology: Methods, Approaches được nhận định là các tàn tích thức ăn. Những and Applications (Vol. 3, pp. 214–237). Oxbow nghiên cứu bước đầu từ tàn tích thức ăn cùng Books. https://doi.org/10.2307/j.ctvh1dk5s.19 những kết quả nghiên cứu đồ đun nấu, đồ gốm - [9] Evseev G.A., Lutaenko K.A. (1998). Bivalves of các đồ dùng, vật dụng phục vụ bữa ăn cho Hoàng the subfamily Anadarinae (Arcidae) from Vietnam cung phát hiện tại khu di tích Hoàng thành Thăng // Malacological Review. Suppl 7, 1–37. Long và những ký sự đương thời, những nhận [10] Horton T et al. (2020) World Register of định về nguồn gốc xuất xứ của những loài thân Marine Species. Available from https:// www. mềm hai mảnh vỏ, kết hợp các tư liệu lịch sử marinespecies.org at VLIZ. Accessed 2020–12– sẽ đưa ra những lý giải ban đầu về văn hóa ẩm 08. thực trong Hoàng cung Thăng Long, các mối [11] Salvi D, Mariottini P (2017) Molecular taxonomy giao thương, buôn bán giữa các vùng miền. Đó in 2D: a novel ITS2 rRNA sequence-structure approach guides the description of the oysters’ là những vấn đề lịch sử đầy thú vị sẽ được nghiên subfamily Saccostreinae and the genus Magallana cứu làm rõ và công bố trong thời gian tới. (Bivalvia: Ostreidae). Zool J Linn Soc 179(2):263– 276. [nomenclatural availability: 2016]. Tài liệu tham khảo [12] Salvi D, Mariottini P (2020) Revision shock in [1] Allen, M. J., & Payne, B. (2017). Molluscs in Pacific oysters taxonomy: the genus Magallana archaeology: an introduction. In: M. J. Allen (Ed.), (formerly Crassostrea in part) is well-founded and Molluscs in Archaeology: Methods, Approaches necessary. Zool J Linn Soc 192(1): 43–58. and Applications (Vol. 3, pp. 1–4). Oxbow Books. [13] Cao Văn Nguyện, Bùi Quang Nghị (2022). Chỉnh https://doi.org/10.2307/j.ctvh1dk5s.6 lý và cập nhật tên khoa học các loài hàu đang nuôi [2] Huber M. (2015). Compendium of Bivalves, ở vùng biển Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Biển Volume 2 (pp. 907). ConchBooks. Đông 2022 (tr. 209-218). Nha Trang. [3] Huber M. (2010). Compendium of Bivalves, [14] Lê Trọng Sơn (2006). Giáo trình động vật học, Đại Volume 1 (pp. 901). ConchBooks. học Huế. [4] Hylleberg J., Kilburn R.N. (2003). Marine molluscs [15] Vinmec (2022). Ăn hàu nhiều có tốt không? Truy of VietNam. Annotations, voucher material, and cập ngày 08/05/2023, từ . [5] Đỗ Văn Tứ (cb), Takenori Sasaki, Lê Hùng Anh, [16] Thu Nga (2009). Sò huyết bổ máu, tăng sức Hoàng Ngọc Khắc (2021). Ghi nhận thêm các loài dẻo dai. Truy cập ngày 08/05/2023, từ . học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [17] AIA Việt Nam (2023). Ăn hàu có tác dụng gì? [6] Bouchet P. (2006). The magnitude of marine Sự thật về lợi ích sinh lý cho nam? Truy cập biodiversity. In: C.M. Duarte (Ed.), The ngày 08/05/2023, từ . Fundación BBVA. 84
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 33, Số 3 (2023): 74-85 BIVALVE MOLLUSCS DISCOVERED AT THE THANG LONG IMPERIAL CITADEL SITE Vuong Thi Huyen1 1 Institute of Imperial Citadel Studies (IICS) Abstract T hang Long Imperial Citadel is a well-known archaeological site in Vietnam. In this area, excavations have uncovered a complex of artifacts and millions of artifacts that clearly illustrate the 1300-year history of Thang Long-Hanoi’s growth, from the Pre-Thang Long period (the 7th to the 10th century) to the Thang Long period (the 11th to the 18th century). Aside from architectural remnants, dwellings, ponds and lakes, relics of architectural materials, pottery, crockery, and so on, there are also a great number of mollusk shells, the majority of which are Bivalve species. Although research on mollusks in Vietnam has been done fairly early on, there are still severe restrictions on taxonomic research and there are relatively few scholarly publications. And there doesn’t appear to be any study on the taxonomy of mollusks in archaeology. This article contributed to the understanding of dietary practices and culinary culture at the historic Thang Long Imperial Citadel by publishing the taxonomic (family, genus, species) and physical traits of bivalve mollusk species commonly found in the Imperial Citadel of Thang Long. Keywords: Molluscs, bivalves, Imperial Citadel of Thang Long. 85
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn