intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu Thuốc lợi tiểu không chỉ chữa triệu chứng mà còn dùng đặc trị một số bệnh. Nếu thiếu sự thận trọng cần thiết chẳng những hiệu quả bị hạn chế mà còn gây tác hại toàn thân. Theo cơ chế tác dụng, có thể chia thuốc lợi tiểu ra nhiều nhóm: ức chế anhydrase carbonic, tác động trên quai Henle, tác động ở ống lượn xa, đối kháng với aldosteron. Chỉ đứng riêng ở tính bài tiết kali, có thể chia thuốc lợi tiểu ra nhóm bài tiết kali và nhóm giữ hay tiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu

  1. Thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu Thuốc lợi tiểu không chỉ chữa triệu chứng mà còn dùng đặc trị một số bệnh. Nếu thiếu sự thận trọng cần thiết chẳng những hiệu quả bị hạn chế mà còn gây tác hại toàn thân. Theo cơ chế tác dụng, có thể chia thuốc lợi tiểu ra nhiều nhóm: ức chế anhydrase carbonic, tác động trên quai Henle, tác động ở ống lượn xa, đối kháng với aldosteron. Chỉ đứng riêng ở tính bài tiết kali, có thể chia thuốc lợi tiểu ra nhóm bài tiết kali và nhóm giữ hay tiết kiệm kali... Tác hại chung Thuốc lợi tiểu có lợi là làm bài tiết các ion natri và nước, đồng thời do mất nước (và do các cơ chế khác) mà làm hạ huyết áp. Khi dùng không đúng thì hai tính năng này sẽ gây hại: làm mất cân bằng nước - điện giải, gây hạ huyết áp đột ngột. Điều này phụ thuộc vào loại, liều dùng. Ví dụ, trước khi tới ống lượn xa có tới 90% ion natri đã được tái hấp thu ở ống lượn gần. Hydroclorothiazid chỉ ức chế tái hấp thu ion natri ở ống lượn xa, nên khả năng bài tiết ion natri và nước, khả năng hạ huyết áp sẽ chỉ ở mức vừa phải, nhưng nếu dùng liều cao thì các tính năng này tăng mạnh, gây tai biến. Tác hại riêng Làm giảm kali huyết: Furosemid, hydrochlorothiazid đều là dẫn chất sulfonamid, gây bài tiết kali nhưng furosemid xảy ra tại quai Henle, hydrochlorothiazid xảy ra tại ống lượn xa và furosemid mạnh hơn. Với liều cao chúng có thể làm hạ kali huyết xuống dưới mức 3,5mol/lit. Điều này thường xảy ra ở những người già và/hoặc suy dinh dưỡng và/hoặc đang dùng cùng lúc nhiều thuốc; xơ gan kèm phù cổ trướng; bị bệnh mạch vành; suy tim. Với những người này, cần kiểm tra đều đặn kali huyết ngay trong tuần bắt đầu điều trị. Nếu cần, phối hợp các chất bổ sung kali hay các thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali. Làm tăng tiết kali huyết: Với liều cao, các thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton, amilorid, triamteren) có thể làm tăng kali huyết. Dấu hiệu cảnh báo hội chứng kali huyết tăng gồm: dị cảm, suy yếu cơ, mệt mỏi, liệt mềm các chi, chậm nhịp tim, sốc và EGC (điện tâm đồ) bất thường. Điều này thường xảy ra ở người cao tuổi, đái tháo đường, người bệnh xơ gan hoặc phù tim (mà biết là có suy thận, có tiên lượng xấu) hoặc đã dùng lợi niệu mạnh. Với những người này, cần phải kiểm tra cẩn thận về lâm sàng, xét
  2. nghiệm, điện tâm đồ (EGC), dĩ nhiên cần kiểm tra cả về mức kali huyết tăng, nhiễm acid. Việc kiểm tra kali huyết là quan trọng bởi vì kali huyết tăng không luôn luôn đi đôi với EGC bất thường. Ngoài ra, một số thuốc lợi niệu còn làm giảm magie huyết, giảm calci huyết góp phần làm rối loạn cân bằng các ion, tạo nên các triệu chứng bất thường do thiếu các chất này; làm tăng acid uric huyết dẫn tới bệnh gut. Hình ảnh cơ quan tiết niệu. Tác hại khi dùng phối hợp Kết hợp hai thuốc lợi niệu: Thường kết hợp một thuốc lợi niệu "bài tiết" kali với một lợi niệu "tiết kiệm" kali như cặp hydrochlorothiazid + amilorid hoặc cặp methyllothiazid + triamteren. Sự kết hợp này sẽ là làm tăng tính lợi niệu và làm giảm sự mất cân bằng kali (do sự bù trừ giữa "bài tiết" và "tiết kiệm" kali của các thành phần). Tuỳ theo trạng thái tăng hay giảm kali huyết của người bệnh mà chọn cách phối hợp thích hợp. Kết hợp với thuốc khác: Thuốc hạ huyết áp ức chế men chuyển (ACEI) vốn làm tăng kali huyết; khi phối hợp với thuốc lợi niệu tiết kiệm kali (spironolacton, triamteren, amilorid) sẽ làm tăng kali huyết. Cần tránh sự phối hợp này, trường hợp cần và có thể phối hợp được (như người có trạng thái giảm kali huyết) thì phải cẩn trọng. Thuốc chữa tiểu đường thuộc nhóm sulfonylure, vốn làm tăng bài tiết natri; khi phối hợp với các thuốc lợi niệu sẽ làm giảm natri huyết; cần tránh sự phối hợp này nhưng nếu cần và có thể phối hợp được thì phải tính liều để khỏi làm cạn kiệt natri Tác hại khi dùng trong một số bệnh Với người bệnh tim mạch: Lợi tiểu là thuốc điều trị bước đầu và cơ bản trong suy tim. Song chúng cũng gây ra tác dụng phụ có hại cho tim: Hydochlorothiazid, furosemid làm giảm kali huyết, giảm magie huyết dẫn tới loạn nhịp tim. Để tránh tác dụng phụ này có
  3. thể dùng các chất bổ sung kalium hay phối hợp tương thích với thuốc lợi niệu tiết kiệm kalium. Lợi tiểu tiết kiệm kalium như spironolacton khi dùng đơn độc, hiệu quả yếu, nhưng nếu tăng lên liều cao có thể gây tăng kali huyết. Thông thường hay dùng liều thấp nếu cần phối hợp với hydrochlorothiazid, hay furosemid nhưng cần có sự tương thích để tránh tác dụng phụ do sự phối hợp gây ra. Với người bệnh xơ gan: Người bệnh có xơ gan và cổ trướng không chịu được sự mất cân bằng điện giải đột ngột. Hầu hết thuốc lợi tiểu với liều cao có thể gây mất cân bằng điện giải. Riêng thuốc lợi niệu làm giảm kali huyết (như hydrochlorothioazid, furosemid) sẽ dẫn đến tăng aldosteron thứ cấp. Khi dùng thuốc lợi niệu này cần kiểm tra kali huyết, cân bằng điện giải và cho lợi tiểu dần dần. Một số thuốc lợi niệu cũng có thể gây nên các bệnh não do gan, nếu có biểu hiện bệnh này (run, rối loạn, hôn mê) cần ngừng thuốc ngay. Với người bệnh đái tháo đường: Trên người bệnh đái tháo đường, đặc biệt người đái tháo đường có bệnh thận mạn hoặc tiền nitơ huyết thận thì việc dùng thuốc lợi niệu tiết kiệm kali dễ làm tăng kali huyết; dẫn tới hậu quả là làm tăng glucose huyết. Vì vậy nếu cần dùng thuốc lợi niệu tiết kiệm kali thì phải cẩn trọng trên người đái tháo đường hoặc nghi ngờ đái tháo đường; chỉ được dùng sau khi đã xác định tình trạng chức năng thận, trong suốt quá trình dùng phải kiểm tra chu đáo kali huyết. Vì vậy thuốc lợi niệu tuy đa số vẫn được dùng trong các bệnh trên (như phù do suy tim, do gan, do thận) nhưng thầy thuốc sẽ căn cứ vào bệnh, tình trạng từng người mà chọn lựa thuốc, liều lượng, cách dùng phù hợp. Người bệnh không nên đơn giản chỉ biết đến tính chống phù mà tuỳ tiện dùng, quên mất các tác hại khác có thể xảy ra. DS. Bùi Văn Uy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1