intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thẳng thắn nhưng không mất lòng

Chia sẻ: Pham Ba | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

151
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các sếp rất dễ bị xem là kém cỏi và không khéo léo khi "nói toạc móng heo" những gì họ đang nghĩ trong đầu với đối tác hoặc nhân viên. Chỉ cần người nghe lĩnh hội theo cách khác với ý định ban đầu thì cuộc hội thoại sẽ trở nên kém hiệu quả và mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thẳng thắn nhưng không mất lòng

  1. Thẳng thắn mà không mất lòng Cập nhật: 22/02/2007 Các sếp rất dễ bị xem là kém cỏi và không khéo léo khi "nói toạc móng heo" những gì họ đang nghĩ trong đầu với đối tác hoặc nhân viên. Chỉ cần người nghe lĩnh hội theo cách khác với ý định ban đầu thì cuộc hội thoại sẽ trở nên kém hiệu quả và mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong quan hệ công việc, kỹ năng giao tiếp luôn được đòi hỏi ở mức độ chuyên nghiệp khá cao. Điều đó buộc các sếp phải tự tạo cho mình phong cách giao tiếp, phát ngôn chỉn chu, dung hoà giữa tính thẳng thắn của mình với một chút khéo léo, lịch thiệp. Sau đây là một vài mẹo nhỏ để giúp bạn tự trau chuốt lại kỹ năng ăn nói của mình, để vừa tỏ ra thẳng thắn, thể hiện rõ ràng được quan điểm vừa lịch sự, khéo léo và thu hút người nghe: Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi phát ngôn Với nhiều thông tin thu thập được từ đối phương, bạn sẽ củng cố được tính chính xác cho lời nói của mình, do đó tránh đi việc người nghe sẽ hiểu không hay về bạn. Bên cạnh đó, một khi chưa nắm bắt được toàn bộ diễn tiến, nội dung của vấn đề, các sếp khoan hãy đem ra kết luận của mình và khăng khăng đó là cách
  2. đúng đắn duy nhất. - Cụ thể: Sẽ là không hay chút nào nếu nhà lãnh đạo nhận định: “Ý kiến này khó có thể làm nên chuyện”. Thay vào đó, hãy nói: “Thực tình tôi cũng chưa hiểu hết đề xuất của anh để xem xét liệu nó có góp phần tăng lợi nhuận lên nhiều hơn không. Anh trình bày rõ ràng thêm được không?”. Kiểm tra lại tất cả những giả thiết mà bạn nghĩ đến trong khi đối thoại Nếu như bạn chợt nghĩ đến một khả năng nào đó, hãy hỏi lại ngay đối phương. Bản năng bộ lọc thông tin của chúng ta trong khi giao tiếp thường đôi khi dẫn đến việc mình hiểu nhầm lời nói hoặc mục đích của người khác. Bởi vậy, tốt nhất là bạn hãy làm rõ ràng tất cả những giả thiết trước khi chúng gây hiểu nhầm và rắc rối to. - Cụ thể: Sếp không nên “đùng đùng” nổi giận: “Anh cho tôi là kẻ ngoại đạo, và đang xem thường tôi lắm chứ gì?”. Bạn hãy bình tĩnh hơn: “Tôi chợt nghĩ là hình như anh cho rằng tôi không nên tham gia vào kế hoạch bởi tôi không thể khá hơn anh trong lĩnh vực này, đúng vậy không nhỉ?”. Tìm cách tập trung mọi người vào chỉ tiêu và mục đích công việc Hãy tạo nên nhiều điểm tương đồng chung giữa tất cả
  3. mọi người, và từ đó thể hiện, chia sẻ quan điểm chính thức của bạn. Có vậy, mọi người mới thực sự lĩnh hội ý định của bạn mà không đánh mất đi những nội dung chính bạn muốn nhắm vào. - Cụ thể: Nếu bạn nói với nhân viên là: “Tôi không đồng ý kiểu làm ăn thế này, tôi muốn tiêu chuẩn cao hơn nữa”, liệu có cụ thể được điều gì với cấp dưới của bạn? Hãy tạo một không gian chia sẻ vì mục đích chung: “Tôi rất lo lắng về cách làm việc của chúng ta hiện nay, nó dễ gây phản cảm cho khách hàng. Tôi muốn các bạn cùng tôi đề xuất những cách thức hay hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra”. Hãy tỏ ra khiêm tốn hơn Cuộc hội thoại giữa hai người sẽ chẳng đâu vào đâu nếu bạn chỉ lo tập trung cố gắng thuyết phục người khác rằng ý kiến và quan điểm của bạn là đúng đắn. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo hãy tạo thói quen đặt mình vào vị trí của người khác, và chứng minh tại sao mình lại có quan điểm như vậy. Hãy luôn nhận thức rằng quan điểm của mình không phải bao giờ cũng đúng đắn, cho dù bạn là lãnh đạo. Tinh thần khiêm tốn ấy sẽ giúp bạn dễ dàng hoà mình vào các cuộc đối thoại và thu hút, hiệu quả hơn trong giao tiếp. - Cụ thể: Sếp sẽ bị cho là bảo thủ nếu phát ngôn: “Rõ ràng là chúng ta không thể triển khai ý kiến đó được.
  4. Mọi người hãy làm theo cách của tôi đi, nếu không mọi chuyện sẽ chẳng đâu vào đâu!”. Thái độ khiêm tốn sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn: “Anh hãy trình bày rõ ý kiến của anh đi, để chúng ta cùng xem nó có ích gì không. Sau đó, tôi sẽ đề xuất ý kiến khác của tôi”. Lưu ý cách vào đề Đừng quá chú trọng chứng minh là “tôi đang nói thật đấy”. Hãy khéo léo dẫn dắt mọi người vào vấn đề mà bạn đang muốn thảo luận, gợi cho họ một vài dự đoán về những gì mà bạn sắp nói ra. - Cụ thể: Khi sếp nói: “Sau đây tôi xin trình bày một vài điều mà tôi cảm nhận và suy nghĩ…”, nghe chẳng hấp dẫn chút nào. Hãy nói: “Trước khi chúng ta bắt đầu thảo luận, tôi muốn các bạn hiểu rằng những gì tôi sắp nói là rất thực tâm. Các bạn hoàn toàn thoải mái để nghe tôi nói thật chứ?” Văn hóa từ chối Cập nhật: 12/02/2007 Trong cuộc sống, có không ít trường hợp bắt buộc chúng ta phải đưa ra lời từ chối. Nhưng có lẽ khó nhất vẫn là từ chối những món quà và lời tỏ tình của một người mà mình không yêu. Làm thế nào để khi từ chối một ai đó mình vẫn đạt được mục đích mà không làm người khác tổn thương? Làm sao để người bị từ chối vẫn cảm
  5. thấy vui vẻ và tôn trọng mình? Đó là một nét văn hóa ứng xử mà các bạn gái cần chú ý. Quả thật là ai chẳng khó chịu và phiền toái khi có một "kẻ" nhìn cái mặt thấy "ghét" luôn theo đuổi quấy rầy mình ở mọi nơi mọi lúc, mặc dù lý do sự hiện diện của hắn rất đáng được tha thứ. Hắn yêu bạn, không ít bạn gái đã không ngần ngại đắn đo khi mắng vào mặt kẻ đang ấp úng tỏ tình với mình rằng: "Anh có điên không đấy? Bao giờ thì anh mới hiểu cho là tôi không bao giờ yêu một kẻ dở hơi như anh!" hay: "Không có lòng tự trọng à. Đã nói rồi mà vẫn cứ bám dai như đĩa"...Thậm chí những món quà người đó mang đến cũng bị từ chối thẳng thừng với những câu nói như "văng" vào mặt người tặng. "Đồ hâm, mang về đi", hoặc "Đồ dở hơi, ai nhận mà tặng", có người còn vứt toẹt bó hoa vào sọt rác ngay trước mặt người vừa trao tặng nó... Bạn hãy dừng lại vài giây nhìn vào vẻ mặt thảm hại và bẻ bàng của kẻ khốn khổ đó đi, bạn sẽ thấy mình xử sự thật quá đáng! Hình như các bạn gái thường cho rằng, khi không yêu người ta thì phải tỏ thái độ dứt khoát, thậm chí là tàn nhẫn để người kia hoàn toàn mất hết hy vọng mà nhanh chóng "buông tha cho bạn". Cách xử sự như vậy có thể giúp bạn đạt được mục đích làm cho người ta thực sự chán ghét và xa lánh bạn, nhưng đồng thời bạn đã xúc phạm và làm tổn thương người khác khiến họ mang một mối hận trong lòng. Như vậy bạn không những đã bớt đi một người có khả năng trở thành bạn mà còn làm cho mình có thêm một kẻ thù cách xử sự
  6. thiếu lịch sự, thiếu tế nhị đó còn làm xấu đi hình ảnh của chính bạn nữa. Bạn hoàn toàn có quyền từ chối tình cảm của một người mà bạn không yêu, hay một món quà mà bạn cho rằng mình không nên nhận. Nhưng bạn cần có thái độ bình tĩnh, kiềm chế trước khi bật ra những phản ứng đầu tiên. Hãy học cách đặt mình vào vị trí của "đối phương", thông cảm với tâm trạng của họ. Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm với mình, ví dụ như sự xúc phạm, thái độ giễu cợt, coi thường, ý định chà đạp, biến đối phương thành kẻ vô duyên... Dù đó là một anh chàng nhút nhát, khờ khạo, hay là một kẻ tính toán thực dụng, nhưng khi anh ta đã đứng trước mặt bạn với một bó hoa hay một gói quà trong tay thì bạn cũng nên ghi nhận tấm thịnh tình và thiện chí của họ. Họ cũng là con người, cũng có một trái tim dễ xúc động, dễ bị tổn thương, vì vậy bạn cũng nên tôn trọng tình cảm mà người đó dành cho mình. Dù trong lòng bạn lúc đó cảm thấy ra sao, bạn cũng nên lấy phép lịch sử tối thiểu và đơn giản để đối đãi với họ. Từ chối cũng có nhiều cách , nhưng hãy dùng cách nào để vẫn làm đẹp lòng người bị từ chối mà bạn thì không phải hạ thấp mình. Bất luận trong hoàn cảnh nào bạn cũng không nên to tiếng xỉ vả người ta rồi quay ngoắt bỏ đi hoặc đóng sầm cửa lại. Bạn nên lịch sự mời người ta vào nhà, hoặc cùng ngồi xuống bên một chiếc bàn rồi hãy bình tĩnh nói chuyện. Lần đầu tiên bạn có thể nhận món quà nhỏ hoặc bó hoa của anh ta kèm theo một câu nói
  7. từ tốn: "Lần sau anh không cần phải tặng quà cho tôi như thế này đâu", và dùng kiểu nói chuyện hơi "công thức" một chút nhưng an toàn như: "Cám ơn những tình cảm anh đã dành cho tôi. Nhưng quả thực điều này tôi chưa nghĩ đến (hoặc chưa thể trả lời anh ngay được). Hay chúng ta cứ là bạn và để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên". Lần sau bạn lại kiếm những lý do khác để từ chối kiểu: "Hôm nay tôi hơi bận. Xin lỗi anh để dịp khác...", món quà này quả là tôi không dám nhận đâu. Mong anh đừng làm thế". Dần dần đối phương sẽ nhận ra mọi sự cố gắng của mình đều không có kết quả, lúc đó bạn hãy dành cho anh ta một con đường "rút lui trong danh dự". "Văn hóa chối từ" cũng là một nét đẹp của người lịch sự trong một xã hội văn minh. Bạn nhớ nhé. Cách cảm ơn Cập nhật: 06/03/2007 Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống bạn phải sử dụng đến lời cảm ơn như một vũ khí sống hữu hiệu. Ngoài lời cảm ơn thông thường và "hơi khách sáo", bạn có thể có những hành động trả ơn thiết thực hơn, hãy cũng tham khảo 9 tình huống dưới đây nhé: 1. Tình huống: Bạn thân của gia đình luôn mời bạn và "ông xã" đến ăn tối vào cuối tuần. - Cách cảm ơn: Đừng quên mang theo một món quà nho nhỏ. Đó có thể là giỏ trái cây hay chiếc bánh kem.
  8. 2. Tình huống: Khi bạn vắng nhà, hàng xóm nhận hộ tạp chí mà bạn đặt dài hạn. Ngoài ra, họ cũng sẵn lòng chăm sóc cây cảnh, nuôi giúp chú cún cưng của bạn. - Cách cảm ơn: Hãy tặng người hàng xóm đáng yêu của bạn vài CD nhạc mới nhất, hoặc một lọ cắm hoa thật dễ thương. 3. Tình huống: Bạn bận bịu đến nỗi không thể đi chợ. Cô bạn ở gần nhà vui vẻ mau giúp bạn nhiều thứ. - Cách cảm ơn: Hãy tặng cô ấy một đĩa thức ăn thật ngon do chính tay bạn nấu. 4. Tình huống: Vợ chồng bạn đi ăn tiệc và phải gửi con ở nhà hàng xóm đến tận khuya. - Cách cảm ơn: Hãy mời họ đi chơi cuối tuần với gia đình bạn. Tốt nhất, bạn nên tổ chức cắm trại để lũ trẻ có nơi chơi đùa. 5. Tình huống: Mặc dù công việc bận rộn nhưng chị của bạn vẫn đến thăm em gái đều đặn mỗi tuần. - Cách cảm ơn: Hãy sắp xếp một ngày nào đó đến nhà chị ấy. Nhớ mua vài món quà có thể làm nên bữa tiệc nho nhỏ như bánh mì, chả lụa, phatê, chả giò đông lạnh... 6. Tình huống: Ông xã bạn muốn đãi khách ở nhà. Bạn chỉ có một mình nên khó xoay xở được mọi việc. Người hàng xóm tình nguyện nhiệt tình giúp bạn một
  9. tay. - Cách cảm ơn: Hãy một một xấp vải thật đẹp hoặc một món trang sức xinh xắn, bỏ vào hộp có thắt nơ và trao tận tay người hàng xóm dễ thương ấy. 7. Tình huống: Bạn và người hàng xóm đều nuôi chó. Thế nhưng bạn có ít thời gian tắm rửa hay dắt chó đi dạo. Người hàng xóm đề nghị giúp bạn vì đằng nào cô ấy cũng phải chăm sóc cho cún cưng. - Cách cảm ơn: Rủ cô bạn dễ thươgn ấy đi siêu thị. Bạn nên mua một lọ kem dưỡng da tay để tặng cô ấy. Đừng quên hộp thực phẩm lớn dành cho chú cún của nhà hàng xóm nữa. 8. Tình huống: Thỉnh thoảng do công việc, bạn và ông xã không thể đón con đúng giờ. Một người bạn ở gần nhà bạn: "Để đó tôi đón cho". Khi bạn về nhà, cục cưng đã được tắm rửa sạch sẽ. - Cách cảm ơn: Lâu lâu, bạn có thể rủ người bạn ấy đi "làm đẹp" như masage, gội đầu. Một chai nước hoa cũng sẽ làm cô ấy thích đấy. 9. Tình huống: Công việc dồn dập khiến bạn mờ cả mắt. Cô bạn đồng nghiệp để nghị hỗ trợ ngay. - Cách cảm ơn: Rủ cô ấy đi ăn sáng vào hôm sau. Chú ý công việc của cô ấy để tìm cơ hội trả ơn. Những cách cư xử "đẹp" luôn được đáp lại bằng thái độ đẹp không kém. Bạn nhớ nhé!.
  10. Chân thành - sự khôn ngoan cao cấp Cập nhật: 24/01/2007 Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt... Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng "Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành". Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý. Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối. Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.
  11. Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh... Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác. Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ ''khôn" để cầu lợi. Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế. Lời nói có thể không phải là tất cả… Cập nhật: 27/01/2007 Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ. Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình. Một chàng trai đã từng viết “chỉ cần nắm tay, hai mắt gặp nhau và một
  12. nụ hôn nhẹ là đã có ý nghĩa với anh hơn cả ngàn lời nói”. Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói “đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói”. Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Có rất nhiều học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là học thuyết tâm lí tinh thần và học thuyết hành vi cư xử. Trong học thuyết tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều có sáu trạng thái tâm lí (hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai dạng là tự nhiên và xã giao có mục đích. Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng của não đến các nét mặt của con người, thực nghiệm đã cho thấy khi các cơ mặt bị tê liệt người ta không thể cười có mục đích (như để tạo sự thân mật) nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất ngờ. Và ngược lại cũng có trường hợp một người có thể cười một cách xã giao nhưng lại không thể cười một cách thoải mái được. Tuy nhiên, học thuyết này lại nêu ra nhiều điều tranh
  13. cãi. Trên đây chỉ là những từ ngữ được qui ước để chỉ các trạng thái tâm lí, bản thân các trạng thái tâm lí này lại không được định nghĩa một cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại hình sách vở nào. Còn đối với học thuyết hành vi cư xử, các nhà khoa học lại cho thấy không có mối xúc cảm cơ bản cũng như không có các biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là những hành vi cư xử mang mục đích xã hội. Nét mặt chính là biểu hiện của những việc chúng ta muốn làm hay có ý định làm. Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận (như học thuyết tâm lí tinh thần đã nêu) chính là sự mô tả về hành vi sẵn sàng để tấn công đối thủ. Nhưng nói một cách khác, không phải lúc nào cử chỉ của con người cũng mang thông điệp hay chủ đích như vậy. Giả sử như chúng ta đang rất chăm chú đến chương trình biểu diễn nhưng bất chợt chúng ta ngáp, điều này lại khiến cho ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm thấy chán, buồn ngủ với nội dung chương trình. Giao tiếp phi ngôn ngữ mang trong mình rất nhiều thông điệp về các mối quan hệ con người. Một đứa trẻ chỉ cần nhìn cử chỉ của mẹ là đã có thể biết người đang nói chuyện với mẹ là bạn mẹ hay người lạ. Cũng như vậy trong một gia đình những nét mặt, ánh mắt của người chồng hay người vợ cũng nói lên gia đình đó có hạnh phúc hay không. Do vậy trước khi giao tiếp hay muốn tìm hiểu về những người xung quanh thì không thể bỏ qua những biểu hiện này. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa
  14. tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ. Bạn mở đầu bài nói của mình bằng một cử chỉ hài hước thì chắc chắn không khí hội trường sẽ thay đổi và cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn. Trong một nghiên cứu mới đây, có đến 90% sự mở đầu của các bài diễn thuyết có kèm điệu bộ của cơ thể. Mỗi điệu bộ này lại có ý nghĩa rất phong phú. Riêng tư thế của đầu đã bao hàm các dấu hiệu của sự đồng thuận hay không hoặc cũng có thể thay cho các từ như rất “nhiều”, “sẵn sàng”, “tất cả mọi người” hay “tất cả mọi thứ”. Trên thực tế, chính từ ngữ và điệu bộ đã cùng tạo nên nghĩa của câu. Giao tiếp phi ngôn ngữ chính là một cách để những người không có khả năng nói giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Họ dùng tay và các hành động của cơ thể để trao đổi thông tin và tình cảm của mình. Họ không còn thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn với mọi người. Giao tiếp phi ngôn ngữ đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Chúng giúp cho giao tiếp của chúng ta thêm hoàn thiện và phong phú. Nếu nắm bắt được những chi tiết của cuộc sống, sẽ chẳng có ai coi thường, phớt lờ những nét mặt, ánh mắt hay điệu bộ của người khác. Mỗi hành vi xã hội đều được dạy và được học, hãy nắm bắt nó như một kĩ năng sống. Cuộc sống của chúng ta là những quá trình tìm tòi và học hỏi. Không chỉ có những điều lớn lao mới nên tiếp
  15. thu mà hãy nên bắt đầu từ những điều nhỏ bé mà quan trọng. Hãy nhìn cuộc sống xung quanh một cách kĩ lưỡng hơn đi bạn sẽ nhận thấy mình biết được những gì. Chân thành - sự khôn ngoan cao cấp Cập nhật: 24/01/2007 Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt... Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng "Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành". Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý. Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối.
  16. Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục. Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh... Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác. Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ ''khôn" để cầu lợi. Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2