Thành phần hóa học của cây cỏ mực (Eclipta prostrata) ở tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 5
download
Từ cao chiết etyl axetat của cây cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hợp chất luteolin đã được phân lập. Bài viết trình bày kết quả phân lập và xác định cấu trúc của hợp chất flavonoit từ cao chiết etyl axetat và thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây cỏ mực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thành phần hóa học của cây cỏ mực (Eclipta prostrata) ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATA) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN ĐỊNH - LÊ QUỐC THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Từ cao chiết etyl axetat của cây cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hợp chất luteolin đã được phân lập. Cấu trúc của luteolin được xác định bằng các phương pháp phổ: IR, 1H-NMR, 13C-NMR và so sánh với số liệu đã công bố. Ngoài ra, thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n- hexan của cây cỏ mực cũng đã được xác định bằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC/MS). Từ khóa: Eclipta prostrata (L.) L., luteolin. 1. MỞ ĐẦU Cỏ mực còn có tên là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, tên khoa học Eclipta prostrata (L.) L., là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), được phân bố rộng khắp ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ mực là một loài cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80 cm, thân có lông cứng màu lục, đôi khi hơi đỏ tía. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2 – 8 cm, rộng 5 - 15 mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6 mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, đầu cụt. Cây ra hoa từ tháng 7 – 9, quả tháng 9 – 10. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta [1, 4]. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, lá cỏ mực được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng ruột, sưng gan, vàng da. Lá tươi có tác dụng chống sưng và nhiễm độc; ở Việt Nam cỏ mực được sử dụng để điều trị các chứng: nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, viêm gan mãn tính, viêm ruột, lỵ, viêm da, trẻ em suy dinh dưỡng, ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh, bệnh nấm ngoài da, eczema, vết loét [4]. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy thành phần hóa học chủ yếu của cây cỏ mực là các hợp chất coumarin [8], triterpenoit saponin [7], flavonoit, thiophen [6] và steroid [3]. Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả phân lập và xác định cấu trúc của hợp chất flavonoit từ cao chiết etyl axetat và thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây cỏ mực. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H- và 13C-NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz được đo tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TMS làm chất nội chuẩn (cho 1H-NMR) và tín hiệu dung môi CD3OD C 49,2 ppm (cho 13C-NMR). Phổ hồ ng ngoa ̣i IR (KBr) được ghi trên máy IR PRESTIGE-21 của hãng Shimadzu tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. Sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) được thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 202-205
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATA)... 203 Sắc ký bản mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng silica gel Merck 60 F254. Sắc ký cột sử dụng silical gel 60 cỡ hạt 0,04 - 0,063 mm (Merck) và silical gel 40 cỡ hạt 0,063 - 0,200 mm (Merck). Phát hiện vết chất trên bản mỏng bằng thuốc thử vanillin/H2SO4 đặc. 2.2. Mẫu thực vật Mẫu cây cỏ mực được thu hái vào tháng 11/2013 ở phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên khoa học do Nguyễn Thế Anh (Viện Hóa học) và Ngô Văn Trại (Viện Dược liệu) xác định. Tiêu bản số NN-001 được lưu giữ tại phòng Tổng hợp hữu cơ – Viện Hóa học. 2.3. Xác định thành phần hóa học và phân lập các hợp chất Cỏ mực sau khi thu hái, được rửa sạch, để ráo, có khối lượng 1 kg. Sau đó cắt nhỏ, sấy khô rồi xay mịn, khối lượng mẫu khô thu được là 250 g. Ngâm chiết mẫu khô lần lượt trong các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, clorofom, etyl axetat, metanol; mỗi loại dung môi tiến hành ngâm ba lần, thời gian mỗi lần ngâm 24 giờ. Các dịch chiết được đuổi dung môi ở nhiệt độ thấp thu được các cao chiết tương ứng có khối lượng lần lượt là 7,82 g; 12,40g; 4,19g và 19,29 g. - Xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây cỏ mực bằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC/MS): Từ cao chiết n-hexan, trích một lượng nhỏ (100 mg) rồi hòa tan trong 5 mL n-hexan (Merck), lọc qua đầu lọc để loại hết chất bẩn. Dịch chiết thu được đem đi phân tích bằng GC/MS, kết quả được chỉ ra ở bảng 1. - Phân lập các chất từ cao chiết etyl axetat + Cao chiết etyl axetat (4,19 g) được phân tích bằng sắc ký cột trên silica gel, dung môi rửa giải là hỗn hợp clorofom : metanol (9 : 1 - 7 : 3) thu được 24 phân đoạn (E1 – E24). + Từ phân đoạn E12 (188 mg) bằng sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải là clorofom : etyl axetat thu được 9,7 mg chất sạch, ký hiệu E12.8. Phổ FT-IR (KBr) max, cm-1: 3387, 2947, 2839, 1659, 1458, 1419, 1026; số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR (bảng 2). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần hóa học dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan Kết quả phân tích GC/MS của dịch chiết n-hexan xác định được 6 cấu tử (bảng 1) Bảng 1. Các cấu tử dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây cỏ mực STT Hợp chất Thời gian lưu RT (phút) Hàm lượng % * 1 α-Pinene 8,646 52,39 2 1-Methyl-2-pyrrolidinone 12,287 20,87 3 δ-Guaiene 24,886 9,83 4 trans-Caryophyllene 25,837 4,52 5 α-Humulene 27,094 7,15 6 β-Farnesene 27,228 5,23 (*) Hàm lượng % tương đối của các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan Kết quả phân tích GC/MS cho thấy, các hợp chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây cỏ mực chủ yếu là các tecpen không chứa oxi.
- 204 TRẦN ĐỊNH – LÊ QUỐC THẮNG 3.2. Hợp chất flavonoit phân lập được từ cây cỏ mực Từ cao chiết etyl axetat, sau khi tiến hành sắc ký cột nhiều lần và kết tinh lại chúng tôi thu được hợp chất sạch, ký hiệu E12.8. Cấu trúc của hợp chất E12.8 được xác định bằng kết hợp các phương pháp phổ: IR, 1H- và 13C-NMR và so sánh với số liệu đã công bố. E12.8 là tinh thể hình kim, màu vàng. Phổ hồng ngoại có pic hấp thụ mạnh ở 3387 cm-1 cho thấy sự có mặt của nhóm hydroxyl. Pic hấp thụ ở 1659 cm-1 đặc trưng cho nhóm cacbonyl dạng α, β chưa bão hòa. Phổ 13C-NMR của chất E12.8 có tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon đặc trưng cho khung flavonoit, bao gồm: 6xCH và 9xCq; trong đó có 1 tín hiệu của nhóm cacbonyl ở C 183,7 ppm, gợi ý cho thấy đây là một flavon. Phổ 1H-NMR phía trường thấp có tín hiệu của 6 proton thơm phù hợp với phổ 13C-NMR và DEPT, bao gồm: cặp doublet ở H 6,24 và 6,45 ppm có hằng số tương tác J = 2,0 Hz cho thấ y vòng A có 2 proton ở vi ̣ trí meta với nhau; tín hiê ̣u của 3 proton ở H 6,92 ppm (d, J = 9,0 Hz; H-5’), H 7,40 ppm (dd, J = 2,0; 9,0 Hz, H-6’) và H 7,39 ppm (d, J = 2,0 Hz; H-2’), cho biế t vòng B có nhóm thế ở C-3’ và C-4’. So sánh số liê ̣u phổ của E12.8 với số liê ̣u đã công bố [5] (bảng 2), cấu trúc của E12.8 được xác định là 5,7,3′,4′-tetrahydroxyflavon (luteolin). Luteolin được biết đến là hợp chất có hoạt tính chống virus viêm gan C (HCV) [2], hoạt tính kháng viêm, chống co thắt và kháng HIV [9]. Luteolin cũng đã được tách ra từ cây cỏ mực ở Ấn Độ và một số loài thực vật khác [2, 5]. OH 3' OH 2' 4' B 8 1' HO 9 O 5' 2 7 6' A C 6 10 3 5 4 OH O Hình 1. Luteolin Bảng 2. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của chất E12.8 (CD3OD, 500/125 MHz) và luteolin (CD3OD, 500/125 MHz) [5] Vị trí E12.8 Luteolin [5] δH (ppm), J (Hz) δC (ppm) δH (ppm), J (Hz) δC (ppm) 2 - 166,0 - 164,3 3 6,55 s 103,9 6,67 s 103,2 4 - 183,9 - 182,0 5 - 166,3 - 164,5 6 6,45 d (2,0) 100,1 6,45 d (2,1) 99,2 7 - 163,2 - 161,9 8 6,24 d (2,0) 95,0 6,20 d (2,1) 94,3 9 - 159,4 - 157,7 10 - 105,3 - 104,1 1’ - 123,7 - 121,9 2’ 7,39 d (2,0) 114,2 7,40 d (2,3) 113,8 3’ - 147,0 - 146,1 4’ - 150,9 - 150,1 5’ 6,92 d (9,0) 116,8 6,90 d (8,1) 116,4 6’ 7,40 dd (8,0; 2,0) 120,3 7,2 dd (8,3; 2,3) 119,3
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATA)... 205 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy cây cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phần hóa học các chất dễ bay hơi chủ yếu là các monotecpen và secquitecpen không chứa oxi. Bên cạnh đó, việc phát hiện hoạt chất luteolin trong mẫu nghiên cứu cũng góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng loài cây này trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Võ Văn Chi (1998). Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 279. [2] Dinesh Manvar, Mahesh Mishra, Suriender Kumar, Virendra N. Pandey (2012). “Identification and evaluation of anti Hepatitis C virus phytochemicals from Eclipta alba”, Journal of Ethnopharmacology, 144, 545-554. [3] Han Y, Xia C, Cheng XY, Xiang RD, Liu H, Yan Q, Xu DY (1998). “Preliminary studies on chemical constituents and pharmacological action of Eclipta prostrata L.”, China J Mater Med, 23(11), 680 – 683. [4] Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 325 - 326. [5] Tae Joung Ha, Jin Hwan Lee, Myoung-Hee Lee, Byeong Won Lee, Hyun Sook Kwon, Chang-Hwan Park, Kang-Bo Shim, Hyun-Tae Kim, In-Youl Baek, Dae Sik Jang (2012). “Isolation and identification of phenolic compounds from the seeds of Perilla frutescens (L.) and their inhibitory activities against α-glucosidase and aldose reductase”, Food chemistry, 135, 1397-1403. [6] Wu J, Hou WB, Zhang TJ, Han YM (2008). “Chemical constituents of Eclipta prostrata”, Chin Tradit Herb Drugs, 39(6), 814 – 816. [7] Yahara S, Ding N, Nohara T (1994). “Oleanane glycosides from Eclipta alba”, Chem Pharm Bull, 42(6), 1336 – 1338. [8] Zhang JS, Guo QM (2001). “Studies on the chemical constituents of Eclipta prostrata”, Acta Pharm Sin, 36(1), 34 – 37. [9] Từ điển Hợp chất thiên nhiên (Dictionary of Natural Products, DVD, Copyright©1982-2012 Chapman & Hall/CRC 2009). Title: CHEMICAL CONSTITUENTS OF ECLIPTA PROSTRATA IN THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: From the ethyl acetate extract of Eclipta prostrata (L.) L. growing in Thua Thien Hue province, a flavone named luteolin was isolated. Its structure was identified on the basis of spectral data including IR, 1H- and 13C-NMR and was compared with reported data. Besides, volatile constituents of the n-hexane extract of this plant were identified by gas chromatography/mass spectrometry (GC/MS). Keywords: Eclipta prostrata (L.) L., luteolin. TRẦN ĐỊNH Học viên Cao học, chuyên ngành Hóa, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0168 239 4490, Email: trandinhsp@gmail.com TS. LÊ QUỐC THẮNG Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Huế ĐT: 0914 202 111, Email: lequocthang3112@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây rau sâng (zanthoxylum scabrum guil l.) ở Thanh Hóa
5 p | 116 | 10
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại An Giang
12 p | 147 | 8
-
Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học của cây Bằng Lăng Nước (Lagerstroemia Speciosa)
4 p | 148 | 6
-
Thành phần hóa học của tinh dầu một số loài trong chi hoa tiên ở Việt Nam
6 p | 119 | 6
-
Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu lá cây sầu đâu cứt chuột (brucea javanica (l.) merr.) ở Nghệ An
3 p | 66 | 5
-
Thành phần hóa học lá cây thanh phong chụm (Sabia fasciculata, Sabiaceae)
6 p | 65 | 4
-
Sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa và thành phần hóa học của rễ cây Quăng (Alangium salviifolium (L.F.) wangerin alangiaceae)
6 p | 10 | 4
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây na xiêm (Annonam muricata L.) ở Thanh Hóa
6 p | 44 | 4
-
Thành phần hóa học của cây Tam thất trồng ở Việt Nam
5 p | 50 | 4
-
Thành phần hóa học của tinh dầu thông Pà Cò Pinus Kwangtungensis Chun ex Tsiang ở Việt Nam
3 p | 50 | 4
-
Khảo sát thành phần hóa học của cây rau ngổ Enhydra Fluctuans Lour., họ cúc (Asteraceae)
4 p | 67 | 4
-
Thành phần hóa học của tinh dầu lanh mèo (Cannabis Sativa SSP. Sativa) ở Việt Nam
3 p | 47 | 3
-
Thành phần hóa học của cây mộc ký ngũ hùng Dendrophtoe Pentandra (L.), họ chùm gửi (Loranthaceae) ký sinh trên cây mít (Artocarpus Integrifolia)
5 p | 55 | 3
-
Thành phần hóa học của tinh dầu từ hoa của cây hoa dẻ (Desmos Chinensis Lour.) ở Việt Nam
3 p | 45 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
47 p | 72 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học quả cây Amomum celsum Lamxay & M.F. Newman của Việt Nam
4 p | 64 | 3
-
Thành phần hóa học của cây đại bi (Blumea balsamifera)
6 p | 8 | 3
-
Tổng quan về đặc điểm sinh học, thành phần hoá học và các ứng dụng của cây tía tô ở Việt Nam
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn