intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần hóa học tinh dầu của loài gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens M. F. Newman) ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thành phần tinh dầu loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) được thu ở Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 10 năm 2018 (LDL 738). Hàm lượng tinh dầu từ lá và thân rễ tương ứng là 0,21% và 0,45% trọng lượng tươi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần hóa học tinh dầu của loài gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens M. F. Newman) ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000112 THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA LOÀI GỪNG LÁ SÁNG BÓNG (Zingiber nitens M. F. Newman) Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH Lê Duy Linh, Lê Thị Hương* Tóm tắt: Nghiên cứu thành phần tinh dầu loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) được thu ở Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 10 năm 2018 (LDL 738). Hàm lượng tinh dầu từ lá và thân rễ tương ứng là 0,21% và 0,45% trọng lượng tươi. Tinh dầu được phân tích bằng sắc ký khí (GC) và sắc ký khí khối phổ (GC/MS). Ở lá đã xác định được 33 hợp chất, chiếm 92,8% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu lá là α-zingiberen (17,4%), α- pinen (11,2%), β-sesquiphellandren (10,1%) và (E)-nerolidol (10,0%). Trong thân rễ 29 hợp chất được xác định, chiếm 99,2% với camphen (40,4%), bornyl axetat (14,5%), (E)-β-ocimen (12,7%), α-pinen (10,5%) là các thành phần chính của tinh dầu. Từ khóa: Camphen, α-zingiberen, thành phần tinh dầu, gừng lá sáng bóng, Vườn Quốc gia Vũ Quang. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Gừng (Zingiber Miller) là một chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae) có khoảng 180 loài phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc các vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và khắp các đảo trên Thái Bình Dương,… (Nguyễn Quốc Bình, 2017; Lê Thị Hương và nnk., 2019). Ở Việt Nam, chi Gừng có khoảng 35 loài phân bố khắp cả vùng sinh thái trên cả nước (Nguyễn Quốc Bình, 2017; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Lê Thị Hương và nnk, 2019). Nhiều loài trong chi Gừng cho tinh dầu, làm thuốc, gia vị và làm nguyên liệu dầu cho công nghiệp,...(Nguyễn Quốc Bình, 2017). Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) là loài mới phát hiện bổ sung cho Hệ Thực vật Việt Nam (Nguyễn Viết Hùng và nnk., 2017). Loài này gặp trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, dưới tán rừng ẩm, ven suối ở độ cao 300-900 m. Phân bố: Mới ghi nhận ở tỉnh Nghệ An (Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát: Khe Kèm, Khe Bu; Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Huống: xã Bình Chuẩn; Khu BTTN Pù Hoạt: các xã Hạnh Dịch, Châu Thôn, Đồng Văn; huyện Kỳ Sơn: xã Nậm Càn); tỉnh Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang: Dốc Dẻ; huyện Hương Sơn: Khe Nước Sốt xã Sơn Kim I). Còn có ở Lào (Nguyễn Viết Hùng và nnk., 2017). Nghiên cứu về tinh dầu trong chi Gừng ở Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến một số loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau như: Nguyễn Xuân Dũng và nnk., 1993; Đỗ Ngọc Đài và nnk., 2013; Nguyễn Viết Hùng và nnk., 2017; Lê Thị Hương và Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh *Email: lehuong223@gmail.com
  2. 904 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM nnk., 2018, 2019, 2020; Trịnh Thị Hương và nnk., 2019. Bài báo này nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu về tinh dầu loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) ở VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn nguyên liệu Mẫu lá, thân rễ loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) được thu hái ở Dốc Dẻ, VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh vào tháng 10 năm 2018. Độ tuổi thu hái của loài này là 3-4 năm. Mẫu tiêu bản (LDL 738) của loài này đã được định loại và so với mẫu chuẩn và lưu giữ ở phòng mẫu tiêu bản, Trung tâm thực hành thí nghiệm, Trường Đại học Vinh, Nghệ An. Tách tinh dầu Lá, thân rễ (3 kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trong thời gian 2 giờ ở áp suất thường theo Dược điển Việt Nam II, 2003. Phân tích tinh dầu Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1 mL n-hexan tinh khiết loại dùng cho sắc kí và phân tích phổ. Sắc kí khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc kí HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250 oC. Nhiệt độ Detectơ 260 oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60 oC (2 mins), tăng 4 o C/min cho đến 220 oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 mins. Sắc kí khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc kí khí và phổ kí liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP-5MS có kích thước 0,25 m x 30 m x 0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m x 30 m x 0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60 oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4 oC/1 phút cho đến 220 oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20 oC/phút cho đến 260 oC; với He làm khí mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/Chemstation HP. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thành phần hóa học tinh dầu Mẫu lá và thân rễ có hàm lượng tinh dầu đạt 0,21% và 0,45% trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích thành phần hóa học được trình bày ở Bảng 1.
  3. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 905 Bảng 1. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) Tỉ lệ (%) TT Hợp chất RI Lá Thân rễ 1 Tricyclen 928 - 0,9 2 α-pinen 939 11,2 10,5 3 α- fenchen 953 - 0,9 4 Camphen 955 0,3 40,4 5 Sabinen 979 1,7 0,2 6 β-pinen 984 6,0 1,1 7 Myrcen 992 0,4 2,0 8 α-phellandren 1011 - 0,2 9 Limonen 1034 0,9 4,6 10 β-phellandren 1036 0,2 - 11 (Z)-β-ocimen 1038 0,2 0,9 12 (E)-β-ocimen 1049 2,1 12,7 13 -terpinen 1064 - 0,1 14 Terpinolen 1097 - 0,8 15 Fenchon 1097 - 0,2 16 Linalool 1103 0,4 - 17 Borneol 1178 - 0,8 18 Fenchyl axetat 1228 - 3,3 19 Bornyl axetat 1295 - 14,5 20 Cis-β-elemen 1404 0,8 0,2 21 Sesquithujen 1413 0,1 - 22 (Z)-β-farnesen 1461 0,3 - 23 (E)-β-rarnesen 1465 0,2 - 24 9-epi-(E)-caryophyllen 1479 0,2 - 25 ar-curcumen 1492 5,2 0,2 26 Germacren D 1498 0,7 - 27 Aristolochen 1502 - 0,3 28 α-zingiberen 1505 17,4 1,6 29 Bicyclogermacren 1514 1,5 - 30 β-bisabolen 1518 3,7 0,2 31 β-sesquiphellandren 1536 10,1 0,6 32 (E)--bisabolen 1543 0,2 - 33 (E)-nerolidol 1572 10,0 1,1 34 ar-turmerol 1592 0,2 - 35 Germacren D-4-ol 1595 0,9 - 36 Spathulenol 1599 0,6 - 37 Caryophyllen oxit 1605 - 0,1 38 Zingiberenol 1627 7,2 0,2 39 acorenol 1644 3,3 0,2 40 α-cadinol 1675 0,4 - 41 neo-intermedeol 1678 0,7 0,2 42 Intermedeol 1684 - 0,2 43 α-bisabolol 1701 4,1 -
  4. 906 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Tỉ lệ (%) TT Hợp chất RI Lá Thân rễ 44 (Z,Z)-farnesol 1711 0,9 - 45 6a-hydroxygermacra-1(10),4-dien 1716 0,7 - Tổng 92,8 99,2 Monotecpen chứa hydrocacbon 23,0 74,4 Monotecpen chứa oxy 0,4 19,7 Sesquitecpen chứa hydrocacbon 41,1 3,1 Sesquitecpen chứa oxy 28,3 2,0 Ghi chú: RI (Retention index: Thời gian lưu. Bảng 1 cho thấy, trong 2 bộ phận lá và thân rễ thì ở lá các monotecpen chiếm tỷ lệ rất thấp với 23,4% còn ở thân rễ khá cao với 92,2%; ngược lại các sesquitecpen ở lá lại khá cao (69,4%) còn ở thân rễ lại thấp chiếm 5,1% tổng lượng tinh dầu. Tinh dầu từ lá đã xác định được 33 hợp chất, chiếm 92,8% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất chính của tinh dầu là α-zingiberen (17,4%), α-pinen (11,2%), β- sesquiphellandren (10,1%), (E)-nerolidol (10,0%) và zingiberenol (7,2%). Ở thân rễ với 29 hợp chất được xác định, chiếm 99,2% tổng lượng tinh dầu. Camphen (40,4%), bornyl axetat (14,5%), (E)-β-ocimen (12,7%) và α-pinen (10,5%) là các hợp chất chính của tinh dầu. Các hợp chất khác nhỏ hơn là limonen (4,6%), fenchyl acetat (3,3%), myrcen (2,0%), α-zingiberen (1,6%), (E)-nerolidol (1,1%) và β-pinen (1,1%). Như vậy, khi so sánh thành phần, hàm lượng tinh dầu của 2 bộ phận lá và thân rễ của cùng loài này thì cho thấy có sự khác biệt nhau như: camphen là thành phần chính trong thân rễ khá cao (40,4%), ở lá lại rất thấp, chỉ chiếm 0,3%; ngược lại trong lá thì hàm lượng α-zingiberen là thành phần chính chiếm 17,4%, trong khi đó ở thân rễ lại chỉ chiếm 1,6%. Ngoài ra, một số hợp chất khác cũng có sự biến đổi tương tự như β-sesquiphellandren, (E)-nerolidol. So sánh kết quả nghiên cứu với công trình nghiên cứu của Nguyễn Viết Hùng, 2016 và nnk., công bố loài này ở Vườn Quốc gia Pù Mát thì có sự khác biệt, ở lá mẫu được nghiên cứu được đặc trưng bởi α-zingiberen (17,4%), trong khi mẫu công bố trước đó là δ-elemen (17,0%) và một số thành phần chính khác cũng biến đổi khá lớn như α-pinen, β-sesquiphellandren hay δ-elemen và β-pinen. Trong thân rễ thì mẫu nghiên cứu với camphen chiếm tỷ lệ tương đối lớn (40,4%), mẫu trước đó lại được đặc trưng bởi δ- elemen chiếm 20,1%. Như vậy, trong cùng 1 loài ở các bộ phận khác nhau và ở cùng một bộ phận ở các địa điểm khác nhau thì hàm lượng, thành phần hóa học của tinh dầu cũng có sự khác nhau. Có sự khác nhau này là do chế độ thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu đã ảnh hưởng đến sự tích lũy của tinh dầu. 4. KẾT LUẬN Hàm lượng tinh dầu từ lá và thân rễ loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens) tương ứng là 0,21% và 0,45% khối lượng tươi. Tinh dầu được phân tích bằng sắc ký khí (GC) và
  5. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 907 sắc ký khí khối phổ (GC/MS). Các thành phần chính trong tinh dầu của lá là α-zingiberen (17,4%), α-pinen (11,2%), β-sesquiphellandren (10,1%), (E)-nerolidol (10,0%) và zingiberenol (7,2%). Trong thân rễ với camphen (40,4%), bornyl axetat (14,5%), (E)-β- ocimen (12,7%) và α-pinen (10,5%) là các thành phần chính của tinh dầu. Lời cảm ơn: Đề tài được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam (NAFOSTED) Mã số: 106.03.2017.328. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Quốc Bình, 2017. Thực vật chí Việt Nam, Họ Gừng - Zingiberaceae. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Bộ Y tế, 2003. Dược điển Việt Nam II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. D. N. Dai, T. D. Thang, L. T.M. Chau and I.A. Ogunwande, 2013. Chemical constituents of the root essential oils of Zingiber rubens Roxb. and Zingiber zerumbet (L.) Smith. American Journal of Plant Sciences, 4(1): 7-10. N. X. Dung, T. D. Chinh, D. D. Rang, P. A. Leclercq, 1993. The constituents of the rhizome oil of Zingiber zerumbet (L.) Sm. from Vietnam. Journal of Essential Oil Research, 5(5): 553-555. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Quyển III, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Nguyen D. Hung, Le T. Huong, Ly N. Sam, Tran M. Hoi, Isiaka A. Ogunwande, 2019. Essential oil of Zingiber nudicarpum from Vietnam. Chemistry Natural Compounds, 55(2): 361-363. Nguyen V. Hung, Do N. Dai, Tran H. Thai, Nguyen D. San, Isiaka A. Ogunwande, 2017. Zingiber nitens M.F. Newman: A new species and its essential oil constituent. Journal of Essential Oil Bearing Plants, 20(1): 69-75 Nguyễn Viết Hùng, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, Lý Ngọc Sâm, Nguyễn Trung Thành, 2017. Bổ sung loài Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens M. F. Newman) (Zingiberaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 33(2): 46-50. Le T. Huong, Hoang V. Chinh, Nguyen T.G. An, Nguyen T. Viet, Nguyen H. Hung, Nguyen T.H. Thuong, and Isiaka A. Ogunwande, 2020. Antimicrobial activity, mosquito larvicidal activities and chemical compositions of the essential oils of Zingiber zerumbet in Vietnam. European Journal of Medicinal Plants, 30(4): 1-12. Le T. Huong, Trinh T. Huong, Nguyen T.T. Huong, Nguyen H. Hung, Pham T.T. Dat, Ngo X. Luong, and Isiaka A. Ogunwande, 2020. Mosquito larvicidal activities of the essential oil of Zingiber collinsii against Aedes albopictus and Culex quinquefasciatus. Journal of Oleo Science, 69(2): 153-160 Le Thi Huong, Trinh Thi Huong, Do Ngoc Dai, Nguyen Viet Hung, Ly Ngoc Sam, 2019. Zingiber vuquangense (Sect. Cryptanthium: Zingiberaceae), a new species from North Central coast region in Vietnam, Phytotaxa, 338(4): 295-300. Trinh T. Huong, Le T. Huong, Ly N. Sam, Isiaka A. Ogunwande, 2019. Essential oil of Leaves, Stems, Roots and Rhizome of Zingiber mekongense from Vietnam. Journal of Essential Bearing Plants, 22(4): 1123-1128.
  6. 908 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Le T. Huong, Trinh T. Huong, Nguyen T. T. Huong, Dao T. M. Chau, Ly N. Sam, Isiaka A. Ogunwande, 2018. Essential oil of Zingiber vuquangensis and Zingiber castaneum (Zingiberaceae) from Vietnam. Natural Product Communications, 13(6): 763-766. ESSENTIAL OIL COMPOSITION OF Zingiber nitens FROM VU QUANG NATIONAL PARK, HA TINH PROVINCE *Le Duy Linh, Le Thi Huong* Abstract: Leaves and rhizome of Zingiber nitens were collected from the Vu Quang National Park, Ha Tinh Province. The leaf and rhizome samples were hydrodistilled to give essential oils, which were analyzed by GC-MS and GC-FID. The major components in the essential oils of leaves were α-zingiberene (17.4%), α-pinene (11.2%), β-sesquiphellandrene (10.1%), (E)-nerolidol (10.0%) and zingiberenol (7.2%). Camphene (40.4%), bornyl acetate (14.5%), (E)-β- ocimene (12.7%) and α-pinene (10.5%) are major components of rhizome. Keywords: Zingiber nitens, α-zingiberene, Camphene, essential oil composition, Vu Quang. School of Natural Science Education, Vinh University *Email: lehuong223@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2