intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần hóa học tinh dầu vỏ quả cam sành (Citrus nobilis)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tinh dầu vỏ quả Cam Sành (Citrus nobilis) Long Xuyên – An Giang được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, được làm khan bằng Na2SO4. Cao trích phân đoạn thu được bằng phương pháp ngâm dầm qua hai dung môi ethanol và chloroform, bay hơi tự nhiên. Bài báo "Thành phần hóa học tinh dầu vỏ quả cam sành (Citrus nobilis)" sẽ cung cấp một số dẫn liệu có hệ thống theo nhóm chất của tinh dầu tách từ vỏ quả Cam sành (Citrus nobilis). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần hóa học tinh dầu vỏ quả cam sành (Citrus nobilis)

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” CHEMICAL COMPOSITION OF CITRUS FRUIT (CITRUS NOBIIS) ESSENTIAL OIL Abstract: Citrus nobilis essential oil from Long Xuyen - An Giang is extracted by steam distillation, anhydrous with Na2SO4. Fractionated extracts were obtained by soaking the beams in two solvents, ethanol and chloroform, and evaporated naturally. The results showed that Orange Sanh rind essential oil was very pale yellow, transparent and had a characteristic strong aroma. Thereby, the physicochemical index of the essential oil, the chemical composition of the essential oil, the ethanol extract and the chloroform extract of the orange peel were investigated. GC–MS mass spectrometry was: D-Limonene (97.83%), α -Pinene (0.39%), β-Myrcene (1.19%), Camphene (0.07%), γ-Terpinene (0.39%), Pentamethoxyflavone (10.66%); trans-p-Mentha-2,8- dienol (2.80%); 2,8-Decadiyne (1.07%)... with different composition and content. The main ingredients are beneficial to human health, having antibacterial, antiviral, antifungal, antioxidant, infectious, and cancerous activities. The main ingredients that contribute to the fragrance of foods, cosmetics and insecticidal preparations. Keywords: Peel oil, Citrus nobilis, An Giang, extract. THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU VỎ QUẢ CAM SÀNH (CITRUS NOBIIS) Nguyễn Phương Thùy 1 và Phạm Thị Kim Phượng 2 Tóm Tắt: Tinh dầu vỏ quả Cam Sành (Citrus nobilis) Long Xuyên – An Giang được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, được làm khan bằng Na2SO4. Cao trích phân đoạn thu được bằng phương pháp ngâm dầm qua hai dung môi ethanol và chloroform, bay hơi tự nhiên. Kết quả cho thấy tinh dầu vỏ quả Cam Sành có màu vàng rất nhạt, trong suốt và có mùi thơm nồng đặc trưng. Qua đó, đã khảo sát chỉ số của vỏ quả Cam Sành phổ khối GC–MS là: D-Limonene (97,83%); 𝛼𝛼-Pinene (0,39%); hóa lý của tinh dầu, thành phần hóa học của tinh dầu, cao ethanol và cao chloroform 𝛽𝛽-Myrcene (1,19%); Camphene (0,07%); 𝛾𝛾-Terpinene (0,39%); Pentamethoxyflavone (10,66%); trans-p-Mentha-2,8-dienol (2,80%); 2,8-Decadiyne (1,07%)... với thành phần và hàm lượng khác nhau. Các thành phần chính đều đem lại lợi ích cho sức khoẻ của con người, có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống oxy hoá, nhiễm trùng, ung thư. Các thành phần chính góp phần tạo mùi hương cho thực phẩm, mỹ phẩm và chế phẩm diệt côn trùng. 1 Sinh viên ngành Sư phạm Hóa học (lớp DH19HH), Khoa Sư phạm, Trường Đại Học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: npthuy_19ly@student.agu.edu.vn; 2 Thạc sĩ, Giảng viên Bộ môn Hóa học, Khoa Sư phạm, Trường Đại Học An Giang, ĐHQG-HCM. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 66
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Từ khóa: Tinh dầu, Citrus nobilis, An Giang, cao trích. 1. Đặt vấn đề Chi Citrus bao gồm các loài như cam, quýt, chanh, bưởi ... là những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và được trồng phổ biến từ lâu trên các vùng địa lý khác nhau ở nước ta. Vỏ quả, hoa và lá của nhiều giống cam chanh dùng để cất tinh dầu có hoạt tính sinh học cao như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế các tế bào ưng thư và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch [1,6]. Ngoài ra, phần lớn tinh dầu ở chi cam chanh là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm, dược phẩm và hương liệu [7]. Tinh dầu của các loài và giống cam chanh được nhiều công trình nghiên cứu và công bố về thành phần hóa học, dưới hình thức hệ thống các nhóm chất terpene, alcohol, sesquiterpene chủ yếu được thực hiện trên lá một số loài [8]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hệ thống các nhóm chất trên vỏ quả của chi Citrus vẫn còn hạn chế. Bài báo sẽ cung cấp một số dẫn liệu có hệ thống theo nhóm chất của tinh dầu tách từ vỏ quả Cam sành (Citrus nobilis). 2. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định. Phương pháp này có ưu điểm về năng lượng do nhiệt độ sôi của hỗn hợp thấp hơn nhiệt độ sôi của nước (100 0C) trong khi nhiệt độ sôi của tinh dầu lớn hơn 100 0C ở áp suất khí quyển. Chưng cất lôi cuốn hơi nước không đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp, nhưng có khả năng cất gần như triệt để tinh dầu có trong nguyên liệu. Ngoài ra, phương pháp còn cho phép phân ly các cấu tử có trong tinh dầu thành những phần riêng biệt có độ tinh khiết cao hơn dựa vào sự khác biệt về tính chất bay hơi [3,5]. Phương pháp ngâm dầm là phương pháp ngâm bột cây trong một bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép không rỉ, có nắp đậy. Rót dung môi phủ ngập lớp bột cây, để yên khoảng một ngày ở nhiệt độ phòng, để dung môi xuyên thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Sau một ngày dung môi trích được rót ra; lọc qua giấy lọc; thu hồi dung môi sẽ được cao thô. Bột cây còn lại được rót dung môi mới vào và tiếp tục quá trình trích, thực hiện nhiều lần như thế [5]. 3. Nội dung nghiên cứu Tinh dầu vỏ quả Cam Sành (Citrus nobilis) thuộc họ Rutaceae, thu mua ở Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Với 250 gam vỏ quả Cam Sành sau khi xử lý được xay nhuyễn cho vào bình cầu 2000 mL. Sau đó, cho từ từ nước cất vào bình cầu sao cho lượng nước ngập mặt của mẫu là 600 mL. Lắp hệ thống chưng cất thật kín để tránh bay hơi và thu được hiệu suất TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 67
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” ly trích tinh dầu cao. Chỉnh nhiệt độ ban đầu sao cho phù hợp để hỗn hợp trong bình cầu không sôi mạnh sẽ làm cho mẫu tràn qua ống dẫn. Sau khi chưng cất, hỗn hợp thu được bao gồm tinh dầu vỏ quả Cam Sành và nước. Loại bỏ dịch nước và thu tinh dầu lớp trên. Làm khan bằng Na2SO4. Cân sản phẩm thu được, tính hiệu suất của quá trình chưng cất. Sử dụng tinh dầu để xác định các chỉ số hoá – lý và đồng thời gửi mẫu thu được phân tích thành phần hóa học bằng phổ GC – MS. Trích cao phân đoạn bằng phương pháp ngâm dầm: Lượng vỏ quả được ngâm 200 gam cho vào bình thủy tinh tối màu có nắp đậy kín, tiếp tục thêm dung môi sao cho ngập hơn bề mặt nguyên liệu. Các dung môi dùng ngâm dầm lần lượt là: ethanol và chloroform. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều và đậy kín nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng dùng đũa khuấy trộn để dung môi hòa tan mẫu tốt hơn. Ngâm mẫu trong dung môi 24 giờ. Sau đó, lọc lấy dịch chiết. Phần bã được cho vào bình chứa, tiếp tục ngâm và chiết nhiều lần. Phần dịch chiết được để khô tự nhiên thu được cao thô, gửi mẫu thu được phân tích thành phần hóa học bằng phổ GC – MS. Xác định tỉ trọng bằng tỉ trọng kế thủy tinh. Chỉ số hóa lý của tinh dầu như: Chỉ số acid (IA), chỉ số ester (IE), chỉ số savon hóa (IS) của tinh dầu vỏ quả Cam Sành. Thành phần hóa học của tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) tại trung tâm phân tích Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thành phố Hồ Chí Minh. Sắc ký khí 6890 N trên máy Agilent (USA); bao gồm bộ tiêm tự động, buồng tiêm, lò cột, đầu dò MS 5972. Đặc điểm cột HP5 MS (30 m x 0.25 mm, x 0.25 km). Nhiệt độ buồng tiêm 280 °C, với chế độ tiêm split; tỉ lệ chia dòng 50:1 và nhiệt độ đầu dò 150°C. Chương trình nhiệt thực hiện như sau: nhiệt độ cột 50-300 °C, tốc độ tăng nhiệt 0-10 °C/phút thời gian giữ nhiệt 5 phút. Tốc độ khí mang 1.0 mL phút sử dụng khí He với thế ion 1900 EMV. Các thành phần tinh dầu được xác nhận bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố trong thư viện NIST 14. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Kết quả Tinh dầu vỏ quả Cam sành (Citrus nobilis) Long Xuyên, An Giang sau khi được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước, sau đó làm khan bằng Na2SO4 có hàm lượng là 2,555%, có màu vàng nhạt, mùi hương đặc trưng, dễ chịu, giúp thanh lọc không khí, thư giãn. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu vỏ quả Cam Sành có tỉ trọng nhỏ hơn 1, nhẹ hơn nước. Do vậy, khi chưng cất tinh dầu vỏ quả Cam Sành thu được nằm ở lớp trên, nước nằm ở lớp dưới. Chỉ số acide thu được là 1,403 khá thấp cho thấy tinh dầu Cam Sành thu được có mùi và thành phần tinh dầu vẫn đảm bảo chất lượng của một tinh dầu mới ly trích. Chỉ số savon hóa thu được là 3,254 có phần cao hơn các loại tinh dầu khác. Tuy nhiên vẫn lưu giữ được mùi hương tinh dầu nguyên chất. Chỉ số ester thu được là 1,851 tương đối thấp chứng tỏ hàm lượng hoặc thành phần ester trong tinh dầu Cam Sành thấp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 68
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 1. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả Cam sành được xác định bằng phương pháp GC-MS thể hiện qua sắc ký đồ (hình 1). Sau khi kết hợp với ngân hàng phổ NIT 14 trình bày ở bảng 1, bảng 2 và bảng 3. Bảng 1. Thành phần hóa học tinh dầu vỏ quả Cam Sành. Thời gian Hàm lượng STT lưu (R) Tên hợp chất CTPT (%) 𝛾𝛾-Terpinene (Phút) 𝛼𝛼-Pinene 1 8,743 C10H16 0,39 2 8,743 C10H16 0,39 3 9,497 Cyclohexene, 4-methylene-1-(1- C10H18 0,08 𝜷𝜷- Myrcene methylethyl)- 4 9,760 C10H16 1,19 5 9,862 Benzene, 1– ethyl–4 – methyl- C9H12 0,04 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 69
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Thời gian Hàm lượng STT lưu (R) Tên hợp chất CTPT (Phút) (%) 6 9,954 2-Pentyn-1-ol C5 H 8 O 0,05 7 10,605 Limonene; D-Limonene C10H16 97,83 8 10,776 1,9-Decadiyne C10H14 0,08 9 11,130 (S)-3-Ethyl-4-methylpentanol C8H18O 0,07 10 11,655 2,7-Octadiene-1,6-diol,2,6- C10H18O2 0,13 dimethyl-, (Z)- 11 13,208 Camphene C10H16 0,07 12 13,322 2-Nonynoic acid C9H14O2 0,08 Bảng 2. Thành phần hoá học có trong cao chloroform. Thời gian lưu STT Tên hợp chất CTPT Hàm lượng (%) (R) (Phút) 6,10,14-Trimethyl- 1 8,194 C18H38O 0,34 pentadecan-2-ol 2 9,769 Pyridine, 4-methyl- (C5H4N)CH3 0,84 3 9,975 Oxalic acid, allyl heptyl ester C12H20O4 0,27 4 10,534 D-Limonene C10H16 73,22 Acrylic acid, (5- 5 11,653 C10H16O2 0,66 cyclopropylidenepentyl) ester 6 12,076 trans-p-Mentha-2,8-dienol C10H6O 2,80 7 12,304 2-Allylphenol C9H10O 1,36 8 12,887 Bicyclo[3.3.0]oct-1(5)-ene C8H12 0,40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 70
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Thời gian lưu STT Tên hợp chất CTPT Hàm lượng (%) (R) (Phút) 9 13,161 2,8-Decadiyne C10H14 1,07 (1R,3S,4R,5S)-1-Isopropyl-4- methyl 10 13,218 bicyclo[3.1.0]hexan-3-yl C12H22O2 0,58 acetate-r el- 11 13,629 1,12-Tridecadiene C13H24 0,78 12 13,629 (E)-2-Butenylcyclopropane C7H12 0,95 Cyclopropane, 1,2- 13 13,754 C6H10 1,37 dimethyl-3-methylene-, cis- 14 13,789 3,4-Pentadienal C5H6O 1,42 15 14,028 1,3,6-Heptatriene, 5-methyl- C8H12 0,73 Pentanal, 5- 16 14,679 C9H14O 0,30 (methylenecyclopropyl) 17 15,833 E-1,6-Undecadiene C11H20 0,25 18 22,409 2-Pentadecyn-1-ol C15H28O 0,29 Terephthalic acid, isobutyl 6- 19 26,554 C20H30O4 0,38 methylhept-2-yl ester 1,3-Benzenedicarboxylic 20 29,180 acid, bis( C24H38O4 0,46 2-ethylhexyl) ester 3,3-Diisopropoxy-1,1,1,5,5,5- 21 34,593 C12H32O4Si3 0,35 hexamethyltrisiloxane 4',5,6,7,8- 22 34,741 C20H20O7 10,66 Pentamethoxyflavone TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 71
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Thời gian lưu STT Tên hợp chất CTPT Hàm lượng (%) (R) (Phút) 23 35,141 4',5,7,8-Tetramethoxyflavone C19H18O7 0,52 Bảng 3. Thành phần hoá học có trong cao ethanol. Thời gian lưu STT Tên hợp chất CTPT Hàm lượng (%) (R) (Phút) 1 10,505 D-Limonene C10H16 100% 4.2. Thảo luận Kết quả phân tích bằng phổ GC-MS (bảng 1) cho thấy hàm lượng chất hoá học chiếm nhiều nhất trong tinh dầu vỏ quả Cam Sành là 97,83% với thời gian lưu 10,605 kết hợp với ngân hàng phổ chuẩn NIST 14 xác nhận được hợp chất limonene, nhận thấy kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nevcihan Gursoy, năm 2010 và Vũ Thiên Ý cùng cộng sự, 2011; tinh dầu vỏ quả Cam sành (C. nobilis) có thành phần chính là Limonene chiếm hàm lượng cao nhất 97%. Ngoài ra, còn một số là: β- myrcene (RT = 9,760 phút, chiếm 1,19%); γ-terpinene và α-pinene (RT = 8,743 thành phần hoá học khác có trong tinh dầu được sắp xếp theo hàm lượng từ cao đến thấp phút, chiếm 0,39%); 4-methylene-1-(1-methylethyl) -cyclohexene có RT = 9,497 phút, chiếm 0,08%, camphene có RT = 13,208 phút, chiếm 0,07%; 2-pentyn-1-ol có RT = 9,954 và 9,862 phút, chiếm 0,05% và 0,04%. Những cấu tử này cũng có mặt trong các kết quả nghiên cứu của Jorry Dharmawan, 2009 [2] và Nevcihan Gursoy, 2010 [4]. Điều này chứng tỏ cây trồng ở các địa hình khác nhau thì vẫn có thành phần hóa học tương tự nhau. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt về hàm lượng của từng chất. Đây là các thành phần hoá học chính góp phần tạo nên mùi hương đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả Cam Sành được thu mua tại Long Xuyên – An Giang. Các thành phần chính trong kết quả của đề tài phù hợp với những nghiên cứu trước, chứng tỏ kết quả của đề tài rất đáng tin cậy. Đối với cao ethanol (bảng 2) cho một peak duy nhất với thời gian lưu 10,505 kết hợp với ngân hàng phổ NIST 14 kết quả đạt 100%; cho biết thành phần hoá học chính trong cao ethanol là D-Limonene. Đây cũng là thành phần chính trong tinh dầu vỏ quả Cam Sành được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hợp chất này thuộc loại monotẹrpen đơn vòng là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất trong chi Citrus. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 72
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Từ kết quả phân tích GC-MS (bảng 3) kết hợp với phổ chuẩn NIST 14 cho thấy, cao chloroform với tổng số 23 peak xuất hiện từ khoảng thời gian 8,194 - 35,141 phút. Thành phần hoá học chính được tìm thấy vẫn là D-Limonene đạt cực đại với thời gian lưu 10,534 chiếm 73,22%; tại RT = 34,741 tìm được hợp chất 4',5,6,7,8- Pentamethoxyflavone có hàm lượng chiếm 10,66%. Ngoài ra, vẫn xuất hiện những thành phần hoá học sau: trans-p-Mentha-2,8-dienol có RT = 12,076 chiếm 2,80%; Cyclopropane, 1,2-dimethyl -3-methylene-, cis- có RT = 13,754 chiếm 1,37%; với RT = 12,304 xuất hiện 2-Allylphenol, chiếm 1,36%; 3,4-Pentadienal tại RT = 13,789, chiếm 1,42%; 2,8-Decadiyne (RT = 13,161 phút, chiếm 1,07%); (E)-2-Butenylcyclopropane (RT = 13,629 phút, chiếm 0,95%); Pyridine, 4-methyl- (RT = 9,769 phút, chiếm 0,84%); 1,3,6-Heptatriene, 5-methyl- (RT = 14,028 phút, chiếm 34,741; chiếm 0,58%); vẫn tồn tại một số thành phần hoá học khác, nhưng hàm lượng chiếm không nhiều. Nhận thấy, cao chloroform có thể lôi cuốn các hợp chất có độ phân cực kém như cyclopropane đến phân cực trung bình khá. Bao gồm thành phần chứa trong tinh dầu vỏ quả Cam Sành như: D-Limonene; trans-p-Mentha-2,8-dienol và một số hợp chất khác có độ phân cực trung bình khá như 4',5,6,7,8-Pentame-thoxyflavone, 2-Allylphenol, 3,4- Pentadienal…. bởi chloroform là dung môi có độ phân cực trung bình. 5. Kết luận Trích ly tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trên 250 gam vỏ quả Cam Sành xay nhuyễn, với 600 mL nước, thời gian tối ưu cho quá trình chưng cất là 7 giờ và tổng hiệu suất của cả quá trình khảo sát là 2,555%. Tinh dầu thu được có màu vàng rất nhạt, trong suốt và có mùi thơm nồng đặc trưng. Các chỉ số hóa lý như sau: Tỉ trọng là 0,821 < 1, nên nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước; Chỉ số acid và chỉ số ester thu được lần lượt là 1,403 và 1,851 và chỉ số savon hóa là 3,254. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả Cam Sành thu được bằng phương pháp như sau: Limonene (97,83%); 𝛾𝛾-Terpinene (0,39%); 𝛼𝛼-Pinene (0,39%); 𝛽𝛽- Myrcene chưng cất hơi nước cũng như cao ethanol và chloroform có chứa những hợp chất chính (1,19%); Camphene (0,07%); Cao ethanol có chứa D-Limonene (100%) và Cao Chloroform có chứa D-Limonene (73,22%); 4',5,6,7,8 Pentamethoxyflavone (10,66%); trans-p-Mentha-2,8-dienol (2,80%); 2,8-Decadiyne (1,07%). Đa phần các hợp chất chính đều đem lại lợi ích cho sức khoẻ của con người, với hoạt tính: kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống oxy hoá, chống viêm, chống nhiễm trùng, chống ung thư. Góp phần tạo mùi hương cho thực phẩm, mỹ phẩm và chế phẩm diệt côn trùng, vi khuẩn [2,4]. Sử dụng vỏ quả Cam Sành không chỉ góp phần làm phong phú thêm ngân hàng tinh mùi của Việt Nam mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 73
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phăm Văn Hiến, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai Phạm Kim Mãm, Đoàn Thị Nhu, Nguyên Tập & Trần Toàn. (2006). Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Ở Việt Nam Tập 2. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội. [2] Jorry Dharmawan, Stefan Kasapis, Praveena Sriramula, Martin J. Lear và Philip Curran. (2009). Evaluation of Aroma-Active Compounds in Pontianak Orange Peel [3] Lê Ngọc Thạch. (2003). Tinh dầu. NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. [4] Nevcihan Gursoy, Bektas Tepe & Munevver Sokmen. 2010). Evaluation of the Chemical Composition and Antioxidant Activity of the Peel Oil of Citrus nobilis. International Journal of Food Properties. Volume 13. Pages 983-991. Truy cập từ https://doi.org/10.1080/10942910902927136. [5] Nguyễn Kim Phi Phụng. (2007). Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. [6] Nguyễn Thượng Dong. (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng được lý từ thảo dược. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [7] Pandi Anandakuma, Sattu Kamaraj, Manickam Kalappan Vanitha. (2020). D- limonene: A multifunctional compound with potent therapeutic effects. Truy cập từ (PDF) D‐limonene: A multifunctional compound with potent therapeutic effects (researchgate.net) [8] Vũ Thiên Ý, Nguyễn Thị Thảo Trân, Lê Ngọc Thạch. (2011). Khảo sát tinh dầu vỏ trái và lá Cam sành. Tạp chí dược liệu. Tập 16, số 5/2011. Trang 314-322. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0