THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA BƠI (PORTUNIDAE)<br />
Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA<br />
LÊ THỊ THU HUỆ<br />
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế<br />
NGUYỄN VĂN CHUNG<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
Tóm tắt: Bài báo đã đưa ra danh mục thành phần loài họ cua Bơi<br />
(Portunidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa, bao gồm 35 loài thuộc 6 giống của<br />
3 phân họ, được thu thập từ 7 điểm thu mẫu dọc các tuyến ven biển Khánh<br />
Hòa. Trong đó có 5 loài mới bổ sung vào danh lục thành phần loài của họ<br />
cua bơi ở biển Việt Nam. Mỗi loài đều đã được xác định tên, mô tả đặc điểm<br />
hình thái và phân bố của các loài theo độ sâu và chất đáy.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cua là một trong những thành phần quan trọng của động vật đáy ở biển, phân bố từ<br />
vùng triều đến vùng biển sâu và rất đa dạng về thành phần loài. Trong đó họ cua Bơi<br />
(Portunidae) là họ cua có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài trong họ cua Bơi là thực phẩm<br />
hải sản cao cấp của con người. Các loài khác là thức ăn của nhiều đối tượng thủy sản<br />
đang được nuôi trồng hiện nay. Do vậy, chúng là đối tượng quan trọng của nghề khai<br />
thác hải sản và nuôi trồng.<br />
Việc nghiên cứu thành phần loài của họ cua Bơi (Portunidae) ở vùng ven biển Khánh<br />
Hòa là rất cần thiết, nhằm mục đích cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm<br />
phân bố... làm cơ sở cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trong hệ sinh<br />
thái biển theo định hướng phát triển bền vững.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Ngành Chân Khớp: Phylum Arthropoda<br />
- Phân ngành Giáp Xác: Subphylum Crustacae<br />
- Lớp Vỏ Mềm: Class Malacostraca<br />
- Bộ Mười Chân: Order Decapoda<br />
- Họ Cua Bơi: Family Portunidae Rafinesque, 1815<br />
2.2. Địa điểm nghiên cứu<br />
Quá trình thu mẫu và điều tra được tiến hành ở 7 điểm thu mẫu chính dọc theo tuyến<br />
ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa: Vịnh Văn Phong - Bến Gỏi ở Vạn Ninh, Vịnh Nha<br />
Trang - Đầm Nha Phu, vùng biển Cam Ranh.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 43-48<br />
<br />
44<br />
<br />
LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN CHUNG<br />
<br />
2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, trong đó quá trình thu<br />
mẫu chia làm 2 đợt theo hai mùa: mùa mưa (9-12/2008) và mùa khô (1-8/2009).<br />
2.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Ngoài thực địa<br />
- Thu mẫu tại các ghe thuyền chuyên đánh bắt vùng ven biển.<br />
- Thu mẫu bổ sung tại các cảng cá, vùng nuôi cua...<br />
- Sau khi thu mẫu: dùng máy ảnh, phiếu ghi để ghi lại hình ảnh mẫu tươi sống và<br />
đầy đủ thông tin về thời gian và địa điểm thu mẫu để làm cơ sở cho xử lý số liệu<br />
sau này.<br />
- Xử lý mẫu: mỗi loài thu từ 3-5 cá thể được ngâm bảo quản bằng cồn 700.<br />
Trong phòng thí nghiệm:<br />
• Phân tích các chỉ tiêu phân loại:<br />
- Mô tả hình dạng, các đặc điểm của vỏ đầu ngực, chân hàm, chân bò, chân<br />
bụng.<br />
- Đặc điểm của cơ quan sinh dục đực và cái.<br />
• Định loại các loài thuộc họ cua Bơi (Portunidae) dựa vào khóa định loại và mô tả<br />
của Sakai T. 1976, Lovett Donald L. 1981, Stephenson W. 1956, 1957, 1972, Dai<br />
Ai-yun and Yang Si-liang 1991, Miyake S. 1998 và Nguyễn Văn Chung 2001,<br />
2002, 2005.<br />
• Xác định đặc điểm phân bố của các loài dựa trên việc điều tra độ sâu khai thác của<br />
các tàu thuyền, dựa vào bản đồ phân bố chất đáy ở vùng biển Khánh Hòa và các<br />
tài liệu của Nguyễn Văn Chung, Sakai T., Miyake S, Stephenson W.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Thành phần loài họ cua Bơi (Portunidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 35 loài thuộc 6 giống của 3 phân họ trong<br />
họ cua Bơi (Portunidae) ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa. Trong đó chiếm số lượng loài<br />
nhiều nhất là giống Portunus (có 13 loài chiếm 37,14%) và giống Charybdis (12 loài<br />
chiếm 34,29%), tiếp đến là giống Thalamita (5 loài chiếm 14,29%). Xếp thứ ba là giống<br />
Scylla và giống Podophthalmus (mỗi giống có 2 loài chiếm 5,71%). Và cuối cùng là<br />
giống Lissocarcinus chỉ có 1 loài chiếm 2,86%. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, dùng<br />
làm thực phẩm như: Scylla serrata, S. paramamosain, Portunus pelagicus, P.<br />
sanguinolentus, Charybdis feriata... Có 1 loài: C. feriata có mặt trong sách đỏ Việt Nam<br />
(phân hạng Vu A1c,d B2a + 3a). Ngoài ra nhóm cua này còn là thức ăn quan trọng cho<br />
nhiều loài hải sản và làm thức ăn gia súc.<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA BƠI (PORTUNIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA<br />
<br />
45<br />
<br />
Trong 35 loài cua bơi ở biển Khánh Hòa, 28 loài có tên trong danh mục thành phần loài<br />
họ cua Bơi ở biển Việt Nam (Nguyễn Văn Chung 2003) ; 23 loài có tên trong danh mục<br />
thành phần loài họ cua Bơi ở Vịnh Bắc bộ (Gurjanova E. F. 1972). Có 5 loài không có<br />
tên trong hai danh mục này. Đó là các loài: Lissocarcinus laevis, Charybdis granulata,<br />
Portunus haanii, Portunus granulatus, Portunus tenuipes. Đây là những loài mới bổ<br />
sung vào danh lục thành phần loài của họ cua Bơi ở biển Việt Nam. Có 1 loài thuộc<br />
giống Portunus chưa xác định được tên.<br />
Thành phần loài họ cua Bơi (Portunidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa<br />
Stt<br />
<br />
I<br />
1<br />
II<br />
2<br />
3<br />
III<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
IV<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
<br />
TÊN KHOA HỌC<br />
Family Portunidae Rafinesque, 1815<br />
Subfamily Caphyrinae Alcock, 1899<br />
Genus Lissocarcinus Adams and White, 1848<br />
Lissocarcinus laevis Miers, 1886<br />
Subfamily Podophthalminae Borradaile, 1907<br />
Genus Podophthalmus Lamarck, 1801<br />
Podophthalmus vigil (Fabricius, 1798)<br />
Podophthalmus nacreus Alcock, 1899<br />
Subfamily Portuninae Stephenson and Campbell, 1960<br />
Genus Charybdis de Haan, 1833<br />
C. (Charybdis) affinis Dana, 1852<br />
C. (Charybdis) anisodon (de Haan, 1835)<br />
C. (Charybdis) callianassa (Herbst, 1789)<br />
C. (Charybdis) feriata (Linnaeus, 1758)<br />
C. (Charybdis) granulata (de Haan, 1833)<br />
C. (Charybdis) hellerii (A. Milne - Edwards, 1867)<br />
C. (Charybdis) miles (de Haan, 1835)<br />
C. (Charybdis) natator (Herbst, 1789)<br />
C. (Charybdis) variegata (Fabricius, 1798)<br />
C. (Goniohellenus) hongkongensis Shen, 1934<br />
C. (Goniohellenus) vadorum Alcock, 1899<br />
C. (Gonioneptunus) bimaculata (Miers,1886)<br />
Genus Portunus Weber, 1795<br />
P. (Amphitrite) gladiator Fabricius, 1798<br />
P.(Cycloachelous) granulatus (H. Milne - Edwards,1934)<br />
P. (Hellenus) pulchricristatus (Gordon, 1931)<br />
P. (Hellenus) tweediei Shen, 1937<br />
P. (Monomia) argentatus (White, 1847)<br />
P. (Monomia) brocki (de Man, 1887)<br />
P.(Monomia) haanii (Stimpson, 1858)<br />
P.(Monomia) tenuipes de Haan, 1833<br />
P. (Portunus) gracilimanus (Stimpson, 1858)<br />
P. (Portunus) pelagicus (Linnaeus, 1758)<br />
P. (Portunus) sanguinolentus (Herbst, 1783)<br />
P. (Xiphonectes) hastatoides Fabricius, 1798<br />
<br />
TÊN VIỆT NAM<br />
Họ cua Bơi Portunidae<br />
Phân họ Caphyrinae<br />
Giống Lissocarcinus<br />
Cua Le vit<br />
Phân họ cuống mắt rất dài<br />
Giống cuống mắt rất dài<br />
Cua Vi gi<br />
Cua Nac re<br />
Phân họ Portuninae<br />
Giống Ghẹ Charybdis<br />
Ghẹ A phi<br />
Ghẹ Răng khác<br />
Ghẹ Ca li<br />
Ghẹ Chữ Thập<br />
Ghẹ Gơ ra<br />
Ghẹ He le<br />
Ghẹ Mi le<br />
Ghẹ Na ta<br />
Ghẹ Va ri<br />
Ghẹ Hồng Kông<br />
Ghẹ Va do<br />
Ghẹ Bi ma<br />
Giống Ghẹ Portunus<br />
Ghẹ Gơ la<br />
Cua Gơ ra<br />
Cua Phul chi<br />
Cua Ten di<br />
Cua A gen<br />
Cua Broc<br />
Cua Ha ni<br />
Cua Te nu<br />
Cua Gra ci<br />
Ghẹ Xanh (ghẹ hoa)<br />
Ghẹ Ba Chấm<br />
Cua Ha ta<br />
<br />
46<br />
<br />
LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN CHUNG<br />
<br />
28<br />
V<br />
29<br />
30<br />
VI<br />
31<br />
32<br />
33<br />
34<br />
35<br />
<br />
Portunus sp<br />
Scylla De Haan, 1833<br />
Scylla paramamosain (Estampador, 1949)<br />
Scylla serrata (Forskal, 1775)<br />
Thalamita Latreille, 1829<br />
T. crenata (Latreille, 1829)<br />
T. danae Stimpson, 1858<br />
T. integra Dana, 1852<br />
T. prymna (Herbst, 1803)<br />
T. sima H. Milne - Edwards, 1834<br />
<br />
Giống cua Xanh<br />
Cua Bùn (cua Lăn)<br />
Cua xanh (cua lửa)<br />
Giống Thalamita<br />
Ghẹ Cơ re<br />
Ghẹ Da na<br />
Ghẹ In tơ<br />
Ghẹ Pơ ri<br />
Ghẹ Si ma<br />
<br />
3.2. Sự phân bố của các loài trong họ cua Bơi (Portunidae) theo độ sâu và chất đáy<br />
• Nhóm phân bố biển nông<br />
Đây là nhóm có số lượng loài đông nhất, bao gồm các loài cua sống chủ yếu từ bờ<br />
đến độ sâu khoảng 40m. Đặc biệt quan trọng là hầu hết các loài cua có giá trị kinh<br />
tế đều tập trung ở nhóm này. Ngoài ra nhóm cua này còn là thức ăn cho nhiều loại<br />
hải sản nuôi trồng và thức ăn chăn nuôi. Đây chính là một trong những điều kiện<br />
thuận lợi cho nghề khai thác cua ở nước ta hiện nay. Trong nhóm này có thể chia<br />
thành các nhóm nhỏ thích nghi với các kiểu chất đáy khác nhau:<br />
- Nhóm thường sống nơi có đáy bùn, bùn cát: C. affinis, C. anisodon, C.<br />
callinassa, C. hellerii, C. variegata, C. hongkongensis, P. brocki, P.<br />
gracilimanus, T. sima…<br />
- Nhóm thường sống nơi có đáy cát, cát sỏi, vỏ sinh vật: C. feriata, C. miles, C.<br />
natator, C. bimaculata, P. tenuipes, T. crenata, T. danae, Lissocarcinus<br />
laevis...<br />
- Nhóm sống ven đảo, rạn san hô, rạn đá: Podophthalmus nacreus, C. feriata, P.<br />
granulatus, P. tweediei, T. prymna…<br />
- Nhóm phân bố rộng từ ao, đầm nước lợ, cửa sông đến ven biển: P. pelagicus,<br />
P. sanguinolentus, các loài trong giống Scylla.<br />
• Nhóm phân bố biển sâu<br />
Một số ít loài trong họ cua Bơi phân bố ở độ sâu từ 50m đến 100m, có chất đáy<br />
cát, cát sỏi, vỏ sinh vật, xác san hô. Điển hình có các loài: C. granulata, C.<br />
vadorum, P. hastatoides…<br />
• Nhóm phân bố rộng theo độ sâu<br />
Một số loài trong họ cua Bơi lại thích nghi rộng từ ven bờ đến độ sâu 100m, có<br />
chất đáy bùn cát như: Podophthalmus vigil, P. gladiator, P. pulchricristatus, P.<br />
argentatus, P. haanii…<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA BƠI (PORTUNIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA<br />
<br />
47<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
- Chúng tôi đã xác định được 35 loài thuộc 6 giống của 3 phân họ trong họ cua Bơi<br />
(Portunidae) ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa. Trong đó chiếm số lượng loài<br />
nhiều nhất là giống Portunus (có 13 loài) và giống Charybdis (12 loài). Trong đó<br />
nhiều loài có giá trị kinh tế cao dùng làm thực phẩm, phần lớn các loài đều là<br />
thức ăn cho nhiều loài cá và hải sản nuôi trồng.<br />
- Phần lớn các loài trong họ cua Bơi phân bố ở vùng biển nông (từ ven bờ đến độ<br />
sâu 40m), một số ít loài phân bố ở vùng biển sâu hơn (từ 50-100m), một số loài có<br />
khả năng phân bố rộng (từ ven bờ đến những vùng biển sâu 100m).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
[6]<br />
[7]<br />
[8]<br />
[9]<br />
[10]<br />
[11]<br />
[12]<br />
[13]<br />
[14]<br />
<br />
Nguyễn Văn Chung (2001), Giống Ghẹ Portunus (Crustacea: Portunidae) ở Việt<br />
Nam, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập XI, tr. 145-156, NXB Khoa học và Kỹ thuật.<br />
Nguyễn Văn Chung (2003), Họ cua bơi - Portunidae (Crustacea) ở biển Việt Nam,<br />
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và kỹ thuật.<br />
Barnard K. H. (1950), Descriptive catalogue of the South African decapoda<br />
Crustacea. Ann. S. Afr. Mus. Vol. 38, pp. 1-837.<br />
Dai A. Y. and Yang S. L. (1991), Crabs of the China Seas, China Ocean Press,<br />
Beijing, p. 196-262.<br />
Gurjanova E. F. (1972), The fauna of the Tonking Gulf and conditions of life in it,<br />
Academy of sciences of the USSR Zoological institute, pp. 76-77.<br />
Lovett D. L. (1981), A guide to the shrimps, prawns, lobsters, and crabs of Malaysia<br />
and Singapore, Faculty of Fisheries and Marine Science Universiti Pertanian<br />
Malaysia Serdang, Selangor, Malaysia, Occational Publication No 2, pp. 11-149.<br />
Nguyen Van Chung (2002), The genus Charybdis (Crustacea: Portunidae) in<br />
Vietnam, Collection of Marine Research Works, Volume XII, pp. 167-187, Science<br />
and Technique Publishing House.<br />
Miyake S. (1998), Japanese crustacean Decapods and Stomatopods in color, Vol II.<br />
Brachyura (crabs), Hoikusha Publishing Co. DTD, pp. 75-219.<br />
Sakai T. (1976), Crabs of Japan and the adjacent Seas, Kodansha Ltd, pp. 1-725, pls:<br />
1-151.<br />
Shen T. R. and Dai A. Y. (1964), Illustrations of animals in China, Crustacea Part II,<br />
Crabs, Perking, pp. 45-64.<br />
Stephenson W. (1983), Genus Charybdis de Haan, Nagareport, Vol 4, part 1-2,<br />
Scientific sesults of Marine investigation of the South China seas and Gulf of<br />
Thailand.<br />
Stephenson W. and Joy J. Hudson (1956), The genus Thalamita, The Australian<br />
Portunids (Crustacea; Portunidae), Australian Journal of Marine and Freshwater<br />
Research, Vol 8. No 3, pp. 312-368, pls: 1-10.<br />
Stephenson W., Joy J. Hudson and B. Campbell (1957), The genus Charybdis. The<br />
Australian Portunids (Crustacea; Portunidae), Australian Journal of Marine and<br />
Freshwater Research, Vol 8. No 3, pp. 492-507, pls: 1-5.<br />
Stephenson W. (1972), An annotated check list and key to the Indo - West - Pacific<br />
swimming crabs (Crustacea: Decapoda: Portunidae), Bul No. 10.<br />
<br />