intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lập dừa dứa là tên quen thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam Phước (Châu Thành) đã đặt cho anh Hồ Văn Lập. Bởi, toàn xã chỉ có khoảng 5 ha diện tích trồng dừa dứa, anh Lập là một trong những người đầu tiên của xã đến với mô hình này. Theo anh Lập, dừa dứa trồng 27 tháng cho trái, trước khi trồng phải chọn giống kỹ, để phân biệt các loại dừa giống khác, dừa dứa có đặc điểm lá, rễ đều có mùi thơm lá dứa. Vì vậy, khi mua để tránh nhầm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao

  1. Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao Lập dừa dứa là tên quen thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam Phước (Châu Thành) đã đặt cho anh Hồ Văn Lập. Bởi, toàn xã chỉ có khoảng 5 ha diện tích trồng dừa dứa, anh Lập là một trong những người đầu tiên của xã đến với mô hình này. Theo anh Lập, dừa dứa trồng 27 tháng cho trái, trước khi trồng phải chọn giống kỹ, để phân biệt các loại dừa giống khác, dừa dứa có đặc điểm lá, rễ đều có mùi thơm lá dứa. Vì vậy, khi mua để tránh nhầm lẫn nên vò lá, rễ từng cây một. Ngoài đặc tính nước ngọt thanh chung của dừa, thì dừa dứa còn có đặc tính riêng là hương thơm dứa. Đó cũng là một trong những ưu điểm làm tăng thêm giá trị của dừa dứa. Hiện tại, anh có 8.500 m2 đất trồng dừa dứa. Trong đó, dừa hơn 5 năm tuổi đang cho trái ổn định khoảng 6.000m2 đất, còn lại dừa 2 năm tuổi cũng cho những trái đầu tiên. Dừa giống trước đây được anh mua từ Trung tâm giống cây trồng của tỉnh, Trung tâm dừa Đồng Gò. Về kỹ thuật trồng dừa dứa anh Lập cho biết cũng không khác gì so với các loại dừa khác. Trong vườn dừa cây nào cũng ngay hàng thẳng lối và cho sai trái do anh Lập trồng khoảng cách là 6,5m x 6,5m (khoảng 250 cây/ha), có hệ thống thoát nước tốt, tùy theo đất cao hay đất thấp mà xẻ mương cho thích hợp. Đối với đất cao mương thoát nước là 1,5m, và rộng hơn đối với
  2. đất thấp. Không riêng gì dừa dứa mà hầu hết các loại dừa thường bị bọ dừa, kiến vương, bệnh thối bẹ,… vì vậy phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để dừa có năng suất cao, độ ngọt và mùi thơm được ổn định còn tùy thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Chế độ và cách bón phân cũng tùy vào từng loại đất mà có liều lượng và loại phân thích hợp. Nên sử dụng phân đơn kết hợp với phân hữu cơ trong canh tác dừa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đa trung vi lượng cho dừa, như: đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, bo,… nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng. Lượng phân trung bình được anh Lập sử dụng là 1 cây/năm khoảng 1kg urea + 1kg lân nung chảy + 1kg lân super + 1kg kali + 10-20kg phân hữu cơ hoai và ít phân vi lượng khác. Chia thành 6 lần để bón trong năm, cách bón phân là xung quanh gốc, cách gốc khoảng 1-2m. Sau khi bón phân xong, tưới nước cho phân tan, dừa dễ hấp thu. Đó là lượng phân dùng cho dừa lớn, đối với dừa khoảng 2 năm tuổi, lượng phân = 1/2 và cách bón cũng chia đều tương tự.
  3. Anh Hồ Văn Lập phấn khởi với cây dừa dứa 2 năm tuổi cho trái chiến. Hiện nay, không ít nhà vườn trồng dừa dứa băn khoăn bởi mùi thơm và độ ngọt của nước không ổn định. Anh Lập luôn tự tin về điều này và phấn khởi nói: “Cách bón phân là chia đều thành nhiều lần trong năm, giúp sai trái, duy trì độ ngọt nước và mùi thơm ổn định, đặc biệt giai đoạn cây cho trái, cứ 2 tháng bón phân 1 lần. Đó là một trong những bí quyết thành công”. Nhìn bên ngoài, trái dừa dứa cũng không có điểm gì nổi bật so với các loại dừa khác. Vì vậy, anh Lập khuyến cáo nên đến vườn hoặc những nơi bán lẻ có uy tín, đáng tin cậy để mua không bị nhầm. Trong lần đầu tiên thương lái vào vườn mua cũng thử từng cây một để xem có phải dừa dứa không. Từ đó về sau, cứ khoảng 20 ngày thương lái vào tận vườn mua, 1 lần thu hoạch khoảng 500-600 trái, giá 7.000-8.000 đồng/trái vào mùa nắng có khi lên tới 14.000-15.000 đồng/trái không cần phải thử như lần đầu tiên- anh Lập nói.
  4. Theo tính toán của anh Lập, mỗi cây dừa dứa trung bình cho khoảng 100 trái/năm, chi phí thấp, khoảng 50 ngàn đồng/cây/năm (công chăm sóc, phân, thuốc,…). Người trồng dừa dứa lợi nhuận gấp đôi so với các loại dừa uống nước khác. Ngày nay, dừa không còn là cây trồng truyền thống của người dân Bến Tre mà đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực được ngành chức năng quan tâm, đầu tư để khai thác tiềm năng, lợi thế của nó. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) cũng đã triển khai thực hiện dự án: “Du nhập trồng và phát triển 500 ha dừa dứa tại tỉnh Bến Tre” từ năm 2006, giai đoạn đầu là mô hình 50 ha và trong giai đoạn nhân rộng cũng thực hiện thành công được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu dự án “Thực hiện giai đoạn nhân rộng dự án du nhập, trồng và phát triển 200 ha dừa dứa tại Bến Tre” tháng 10/2011.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2