THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHOÁ ĐỊNH LOẠI<br />
CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU (ARECACEAE) Ở THÀNH PHỐ HUẾ<br />
DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Ở thành phố Huế, các loài thực vật họ Cau (Arecaceae) có 28 loài<br />
thuộc 22 chi, trong đó có 2 loài chưa xác định được tên là: Archontophoenix sp.<br />
và Licuala sp.,… bổ sung 9 loài: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii,<br />
Dypsis decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp.,<br />
Phoenix canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto (theo Phạm Hoàng Hộ 2003). Trong 28 loài nghiên cứu có 24 loài nhập nội chủ yếu được trồng làm<br />
cảnh ở các công viên, công sở, đường phố, nhà riêng, 4 loài bản địa hầu hết mọc<br />
hoang dại ở các hàng rào, bờ ao. Đa số cây họ Cau có dạng thân cột được dùng<br />
làm cảnh (92,9%), chỉ có 2 loài thuộc chi Calamus có dạng thân leo thường mọc<br />
hoang dại (7,1%) và không có loài nào dạng thân thảo. Ngoài công dụng làm<br />
cảnh, một số loài còn được dùng làm dược liệu (21,4%), thực phẩm (10,7%),<br />
đan lát (7,1%) và vật liệu xây dựng (7,1%).<br />
Từ khóa: Arecaceae, phân loại<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Họ Cau (Arecaceae) phân bố rất rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Những nơi<br />
giàu loài nhất là Đông Nam Á và Nam Mỹ. Việt Nam cũng thuộc vùng nhiệt đới nên số<br />
lượng các loài, chi trong họ Cau rất phong phú và đa dạng. Các loài họ Cau được sử<br />
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: làm cảnh, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, làm<br />
thuốc, vật liệu xây dựng… Họ Cau không những có giá trị về mặt vật chất mà còn mang<br />
giá trị tinh thần rất lớn, gắn liền với đời sống văn hoá Việt. Thành phố Huế là một trong<br />
những nơi mang đậm nét văn hóa đó. Ngày nay xu hướng nhập nội các loài trong họ<br />
này tăng cao do thị hiếu trồng cây cảnh. Vì vậy, số lượng loài cụ thể vẫn chưa được<br />
thống kê chính xác và việc định tên cũng gặp nhiều khó khăn.<br />
Để giúp cho việc nhận biết chính xác và dễ dàng các loài thực vật họ Cau ở thành phố<br />
Huế, cần thiết phải xác định những đặc điểm hình thái cơ bản của các chi, loài trong họ.<br />
Qua nghiên cứu thực tế và tổng hợp tài liệu đã được công bố của các tác giả khác, bài<br />
viết này giới thiệu về thành phần loài và khoá định loại để nhận biết các loài trong họ<br />
Cau ở thành phố Huế.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các loài thực vật họ Cau ở thành phố Huế.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(35)/2015: tr. 70-76<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU...<br />
<br />
71<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa<br />
Phương pháp thu mẫu của R. M. Klein & D. T. Klein (1979)<br />
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm<br />
Sau khi thu mẫu chúng tôi tiến hành phân tích mẫu, và định loại.<br />
- Phân tích mẫu: Phân tích các đặc điểm của mẫu, đặc biệt là hoa dưới kính lúp soi nổi.<br />
- Ép mẫu: theo phương pháp của R. M. Klein & D.T.Klein (1979).<br />
- Định loại dựa trên phương pháp so sánh hình thái và dựa vào các tài liệu tham khảo<br />
sau đây để xác định tên khoa học:<br />
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam quyển III [2].<br />
Roberts Lee Riffle (2008). Timber press pocket guider to Palms [3].<br />
- Chuẩn hoá tên khoa học bằng tài liệu “Danh lục hệ thực vật Việt Nam” (2001- 2003).<br />
2.2.3. Phương pháp xây dựng khoá định loại lưỡng phân<br />
Khoá định loại là dụng cụ được dùng phổ biến và rất hữu ích trong việc xác định tên<br />
khoa học của mẫu vật, trên cơ sở của hệ thống đã được công bố chính thức [1].<br />
Việc xây dựng khoá định loại phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:<br />
- Đặc điểm được dùng để phân loại phải đặc trưng cho mọi cá thể của quần thể, tương<br />
đối ổn định, có thể quan sát chúng một cách trực tiếp mà không cần dùng các dụng cụ<br />
đặc biệt, những đặc điểm là các số đo, đếm thì không nên có những giá trị gối nhau [1].<br />
- Lập bảng thống kê các đặc điểm của mẫu, rút ra những đặc điểm đặc trưng và khác<br />
nhau giữa các taxon để tiến hành xây dựng khoá.<br />
Trong thực tế có nhiều kiểu khoá khác nhau như khoá lưỡng phân, khoá số tổng hợp…<br />
Tuy nhiên, khoá lưỡng phân là kiểu khoá đơn giản và dễ sử dụng. Vì vậy kiểu khóa này<br />
thường được dùng phổ biến.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Thành phần loài<br />
Có 28 loài, thuộc 22 chi. Kết quả được tóm tắt trong bảng sau:<br />
Bảng 1. Thành phần loài các cây họ Cau ở thành phố Huế<br />
<br />
Archontophoenix sp.<br />
<br />
Tên<br />
địa phương<br />
Cau Nhật<br />
<br />
Dạng<br />
thân<br />
Cột<br />
<br />
Công<br />
dụng<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Areca catechu L.<br />
<br />
Cau ăn trầu<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Dược liệu,<br />
làm cảnh.<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Tên chi<br />
<br />
Tên loài<br />
<br />
1<br />
<br />
Archontophoenix<br />
<br />
2<br />
<br />
Areca<br />
<br />
72<br />
<br />
DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG<br />
<br />
3<br />
<br />
Borassus<br />
<br />
Borassus flabellifer L.<br />
<br />
Thốt nốt<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Mây tắt<br />
<br />
Leo<br />
<br />
4<br />
<br />
Calamus<br />
<br />
Calamus faberi Becc.<br />
Calamus salicifolius<br />
Becc.<br />
<br />
Thực<br />
phẩm,<br />
dược liệu,<br />
làm cảnh.<br />
Đan lát<br />
<br />
Mây thủ công<br />
<br />
Leo<br />
<br />
Đan lát<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Dược liệu,<br />
làm cảnh<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Thực<br />
phẩm,<br />
dược liệu,<br />
làm cảnh,<br />
vật liệu<br />
xây dựng<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Thực<br />
phẩm,<br />
dược liệu,<br />
làm cảnh<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Bụi<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
5<br />
<br />
Caryota<br />
<br />
6<br />
<br />
Chamaedorea<br />
<br />
7<br />
<br />
Chrysalidocapus<br />
<br />
8<br />
<br />
Cyrtostachys<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Cocos nucifera L.<br />
<br />
Dypsis<br />
<br />
Dypsis decaryii<br />
(Jum.) H. Beentje & J.<br />
Dransfield<br />
Dypsis leptocheilos<br />
(Hodel) H. Beentje & J.<br />
Dransfield<br />
<br />
Elaeis<br />
<br />
12<br />
<br />
Hyophorbe<br />
<br />
13<br />
<br />
Licuala<br />
<br />
15<br />
<br />
Chamaedorea seifrizii<br />
Buret<br />
Chrysalidocapus<br />
lutescens Wendl.<br />
Cyrtostachys renda<br />
Blume<br />
<br />
Cocos<br />
<br />
11<br />
<br />
14<br />
<br />
Caryota mitis Lour.<br />
<br />
Livistona<br />
<br />
Phoenix<br />
<br />
Đùng đình<br />
ngứa, móc<br />
nương<br />
Cau trúc, cau<br />
Hawai<br />
Cau kiểng<br />
vàng<br />
Cau kiểng đỏ<br />
<br />
Dừa<br />
<br />
Cau<br />
<br />
tam<br />
giác<br />
<br />
Cau<br />
<br />
tam<br />
giác<br />
<br />
Elaeis guineensis Jacq.<br />
<br />
Cọ dầu<br />
<br />
Hyophorbe lagenicaulis<br />
(L. Bailey) H. E. Moore<br />
Licuala grandis Wendl.<br />
Licuala sp.<br />
Livistona chinensis<br />
(Jacq.) R. Br. ex Mart<br />
<br />
Cau sâm<br />
banh<br />
Kè lá to<br />
Cọ lá xẻ<br />
<br />
Livistona saribus<br />
(Lour.) Merr. Chev.<br />
<br />
Kè đỏ, kè<br />
Nam<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Vật liệu<br />
xây dựng,<br />
dược liệu,<br />
làm cảnh<br />
<br />
Chà là cảnh<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Muồng<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Phoenix loureiri<br />
(Becc.) Kunth.<br />
Phoenix humilis Royle.<br />
<br />
Cọ tàu<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU...<br />
<br />
16<br />
<br />
Ptychosperma<br />
<br />
17<br />
<br />
Ravenea<br />
<br />
18<br />
<br />
Rhapis<br />
<br />
19<br />
<br />
Roystonia<br />
<br />
20<br />
<br />
Sabal<br />
<br />
21<br />
<br />
Veitchia<br />
<br />
22<br />
<br />
Washingtonia<br />
<br />
Phoenix canariensis<br />
Hort. ex Chabaud.<br />
Ptychosperma<br />
maccarthuri Wendl.<br />
Ravenea rivularis<br />
Jum. & Perrier<br />
Rhapis excelsa<br />
(Thunb.) Henry ex<br />
Rehd.<br />
Roystonia regia O. F.<br />
Cook<br />
Sabal palmetto<br />
(Walt.) Lodd.<br />
Veitchia merrilli Wendl.<br />
Washingtonia filifera<br />
Wendl.<br />
<br />
73<br />
<br />
Chà là<br />
Canary<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cau cảnh<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cau tam giác<br />
Thái<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm Cảnh<br />
<br />
Mật cật<br />
<br />
Bụi<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cau bụng,<br />
cau vua<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cọ Sabal<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cau trắng<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Cọ Mỹ<br />
<br />
Cột<br />
<br />
Làm cảnh<br />
<br />
Các loài thực vật thuộc họ Cau ở thành phố Huế khá đa dạng. So với kết quả nghiên cứu<br />
hệ thực vật ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2003) [2], nghiên cứu này đã bổ sung<br />
thêm 9 loài thuộc 8 chi. Đó là: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii, Dypsis<br />
decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp., Phoenix<br />
canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto.<br />
Trong 28 loài điều tra được chỉ có 4 loài hoang dại mang nguồn gốc bản địa: Calamus<br />
salicifolius, Calamus faberi, Caryota mitis và Licuala sp., 24 loài còn lại là cây nhập<br />
nội. Đặc biệt, ở Huế có loài Phoenix canariensis với 4 cá thể (3 cây đực và 1 cây cái) đã<br />
được nhập vào trồng trên cả trăm năm. Việt Nam chỉ có duy nhất 4 cá thể thuộc loài này<br />
đang tồn tại ở Huế. Hiện nay chúng đang được công ty cây xanh thành phố Huế chăm<br />
sóc và nhân giống.<br />
Họ Cau ở thành phố Huế hầu hết là cây thân cột (26/28), chỉ có 2 loài thân leo (thuộc<br />
chi Calamus). Lá có 2 dạng chính: lá kép lông chim và lá xẻ chân vịt. Vị trí cụm hoa có<br />
3 kiểu: giữa tán lá, ở nách lá và dưới tán lá, trong đó kiểu cụm hoa mọc giữa tán và<br />
dưới tán chiếm đa số, chỉ có loài Caryota mitis có cụm hoa mọc ở nách lá (chiếm 3.6%).<br />
Ở một số loài có các tua dài thòng với nguồn gốc khác nhau: có thể là do đầu mút các lá<br />
chét kéo dài (Chrysalidocarpus lutescens) hoặc do biến thái của các lá chét (Veitchia<br />
merrilli). Vì vậy, tua không phải là đặc điểm đặc trưng của một loài nào đó. Tuy nhiên,<br />
một số tác giả đã nhầm lẫn giữa 2 loài Veitchia merrilli (Cau trắng) và Dypsis<br />
pinnatifrons (Cau tua) do đã sử dụng tiêu chí trên để định loại. Để phân biệt 2 loài này<br />
chúng ta có thể sử dụng tiêu chí khác, cụ thể là: bẹ lá của loài Veitchia merrilli ôm trọn<br />
thân, cụm quả đứng; ngược lại bẹ lá của loài Dypsis pinnatifrons không ôm trọn thân,<br />
cụm quả thòng.<br />
<br />
74<br />
<br />
DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG<br />
<br />
3.2. Khoá định loại<br />
Khóa định loại các loài thuộc họ Cau phân bố ở thành phố Huế được xây dựng dựa trên<br />
một số đặc điểm dễ nhận biết về hình thái như: dạng thân, dạng lá, cụm hoa, cụm quả.<br />
Khoá định loại được xây dựng như sau:<br />
1A. Dạng thân leo<br />
2A. Lá chét mọc thành từng nhóm 2- 3, roi gai xuất phát từ bẹ lá, quả hình tròn<br />
………………………………………………………….<br />
Calamus saticifolius<br />
2B. Lá chét mọc gần như đối diện nhau, roi gai do gân chính biến đổi thành, quả hình<br />
oval……………………….…………………………..……….. Calamus faberi<br />
1B. Dạng thân cột<br />
2A. Lá kép lông chim<br />
3A. Lá kép lông chim lẻ<br />
4A. Thân mọc đơn độc<br />
5A. Thân gỗ nhỏ…………………………………….. Phoenix loureiri<br />
5B. Thân gỗ lớn……………………………………… Phoenix canariensis<br />
4B. Thân mọc thành bụi………………………………… Phoenix humilis<br />
3B. Lá kép lông chim chẵn<br />
4A. Lá kép lông chim chẵn 2 lần ………………….......... Caryota mitis<br />
4B. Lá kép lông chim chẵn 1 lần<br />
5A. Bẹ lá có lông, bẹ ôm thân tạo thiết diện tam giác<br />
6A. Bẹ lá ôm thân tạo thiết diện tam giác không rõ, có lông phủ màu nâu<br />
đỏ …………………………………………….............<br />
Dypsis<br />
leptocheilos<br />
<br />
6B. Bẹ lá ôm thân tạo thiết diện tam giác rõ rệt, có lông phủ màu xám tro<br />
…............................................................................ Dypsis decaryii<br />
5B. Bẹ lá không có lông<br />
6A. Thân mọc thành bụi<br />
7A. Bẹ lá màu sặc sỡ<br />
8A. Bẹ lá màu vàng ……….........………... Chrysalidocapus<br />
lutescens<br />
<br />
8B. Bẹ lá màu đỏ chói …………………....... Cyrtostachys renda<br />
7B. Bẹ lá màu xanh<br />
8A. Hoa đơn tính, mọc khác gốc ............… Chamaedorea seifrizii<br />
8B. Hoa đơn tính, mọc cùng gốc…............ Ptychosperma<br />
maccarthuri<br />
<br />
6B. Thân mọc đơn độc<br />
7A. Thân phình to<br />
8A. Các lá chét không xếp trên một mặt phẳng<br />
……….…………………………………… Roystonia regia<br />
8B. Các lá chét xếp trên cùng một mặt phẳng<br />
…………………………………………….. Hyophorbe lagenicaulis<br />
7B. Thân không phình to<br />
<br />