Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ THỬ NGHIỆM TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG<br />
GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch 1790)<br />
NUÔI TẠI KHÁNH HÒA<br />
PARASITE SPECIES COMPOSITION AND THE TREATMENT TRIALS FOR PARASITIC<br />
DISEASES OF SEABASS (Lates calcarifer Bloch 1790)<br />
CULTURED IN KHANH HOA<br />
Phan Văn Út1<br />
Ngày nhận bài: 21/6/2012; Ngày phản biện thông qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
375 mẫu cá chẽm (Lates calcarifer), chiều dài < 15cm, được thu từ 32 đàn cá nuôi trong khu vực Khánh Hòa đã<br />
được kiểm tra và phát hiện 14 loài ký sinh trùng, trong đó có 9 loài ngoại ký sinh và 5 loài nội ký sinh. Bệnh do trùng bánh<br />
xe (giống Trichodina) và do sán lá đơn chủ (Monogenea) thường xuyên xuất hiện và gây tác hại ở cá chẽm nuôi. Formalin<br />
với các nồng độ từ 150-250 ppm và chiết xuất từ củ tỏi với nồng độ 700-900ppm đã được sử dụng để trị hai bệnh này ở<br />
cá chẽm. Kết quả trị bệnh đã xác định rằng, formalin 250ppm hoặc chiết xuất từ tỏi 900ppm đã đạt hiệu quả cao trong trị<br />
bệnh do trùng bánh xe hoặc sán lá đơn chủ ký sinh ở cá chẽm.<br />
Từ khóa: cá chẽm, ký sinh trùng, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, Formalin<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Three hundred seventy five seabass (Lates calcarifer), < 15cm in length, sampled from 32 fish farms in Khanh<br />
Hoa province were used to examine the infestation of parasites. The result revealed the presence of 14 species, including<br />
9 ecto- and 5 endo-parasites. Trichodinosis and Monogeneasis were found frequently, causing serious impacts on the fishes.<br />
Trials for the control of two diseases were conducted by using formalin at 150-250 ppm and garlic extract at 700-900ppm.<br />
Treatments used formalin at 250ppm and garlic extract at 900ppm showed highly effective against diseases caused by<br />
Trichodina and Monogenean on the fish.<br />
Keywords: Seabass, parasite, trichodinidae, monogenean, Formalin<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tượng nuôi có<br />
giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, được<br />
nuôi chủ yếu ở một số nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển<br />
nghề nuôi cá chẽm là nguy cơ bùng phát dịch bệnh,<br />
đã có rất nhiều báo cáo trên thế giới về ký sinh trùng<br />
gây bệnh trên đối tượng này.<br />
Leong Tak Seng và Wong See Young đã có<br />
một thời gian dài nghiên cứu ký sinh trùng trên cá<br />
chẽm tại nhiều nước Đông Nam Á. Năm 1986, đã<br />
kiểm tra 149 con cá chẽm tại Thái Lan và 43 con tại<br />
Malaysia, tìm thấy 17 loài ký sinh trùng. Năm 1990, đã<br />
kiểm tra 642 con cá chẽm từ Thái Lan và Malaysia,<br />
xác định 16 loài ký sinh trùng, trong đó cá ở Thái Lan<br />
1<br />
<br />
bị cảm nhiễm nặng bởi Trichodina sp., Cryptocaryon<br />
irritans,<br />
Pseudorhabdosynochus<br />
latesi<br />
và<br />
Diplectanum sp. Năm 1992, Leong và Wong kiểm<br />
tra 141 con cá chẽm tại Malaysia đã phát hiện được<br />
6 loài ký sinh trùng thuộc 4 lớp gồm: 2-Monogenea,<br />
2-Trematoda, 1-Nematoda và 1-Acanthocephala.<br />
Năm 1994 Leong Tak Seng đã chỉ ra rằng có nhất 4 loài<br />
sán lá đơn chủ ký sinh trên da cá Lates calcarifer gồm<br />
Pseudorhabdosynochus latesi; P. monosquamodiscus<br />
và 2 loài thuộc giống Diplectanium. Năm 2008,<br />
Rückert và ctv đã nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên<br />
cá chẽm tại La pung (Indonesia), kết quả xác định 19<br />
loài ký sinh trùng, bao gồm: 1-Protozoa, 1-Myxozoan,<br />
3-Digenea, 5-Monogenea, 3-Cestoda, 5-Nematoda và<br />
1-Acanthocephala.<br />
<br />
ThS. Phan Văn Út: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Do vậy nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh<br />
do chúng gây ra sẽ là cơ sở khoa học cho các biện<br />
pháp phòng và trị bệnh trong thực tiễn sản xuất.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
375 mẫu thuộc 32 đàn cá chẽm từ các ao, lồng<br />
nuôi tại Khánh Hòa đã được thu và kiểm tra, chiều dài<br />
trung bình của cá là 7-12cm. Cá được vận chuyển hở<br />
từ vùng nuôi về phòng thí nghiệm có sục khí.<br />
Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá<br />
của Dogiel 1929 và được mô tả lại bởi Hà Ký (1993)<br />
đã được sử dụng trong nghiên cứu này với các bước<br />
chính: Các cơ quan bên ngoài và bên trong của cá<br />
đều được kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng bằng<br />
kính lúp tay và kính hiển vi; Ký sinh trùng được thu<br />
và cố định, đồng thời xác định mức độ cảm nhiễm<br />
trên cá; Phương pháp làm các tiêu bản lưu giữ và<br />
xác định kích thước ký sinh trùng theo Margolis et<br />
al (1982); Ký sinh trùng được định danh dựa vào<br />
các tài liệu Kabata (1992); Lom và Dykova (1992);<br />
Williams và Jones (1994) và nhiều tài liệu khác.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, một số bệnh do ký<br />
sinh trùng gây ra ở cá chẽm nuôi đã được phát hiện,<br />
các bệnh này đã gây tác hại đáng kể cho người nuôi<br />
cá chẽm ở Khánh Hòa, đặc biệt là giai đoạn cá nhỏ.<br />
Do vậy, một số thí nghiệm trị bệnh bằng hóa chất hoặc<br />
dịch chiết rút từ tỏi đã được thực hiện. Thí nghiệm<br />
được thực hiện trong các xô nhựa 60 lít, cá thí nghiệm<br />
được bắt từ ao hoặc lồng đang có hiện tượng chết và<br />
bị nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh như sán lá đơn<br />
chủ (Monogenea) hoặc trùng bánh xe (Trichodinidae)<br />
với mức độ cảm nhiễm cao (tỷ lệ nhiễm 100%;<br />
cường độ nhiễm 18.8 trùng/cá đối với sán lá đơn chủ<br />
ở da và 47.5 trùng/TTK 10X đối với trùng bánh xe),<br />
<br />
Số 4/2013<br />
15 con cá/1 xô. Formalin ở các nồng độ 150ppm,<br />
200ppm, 250ppm và dịch chiết rút từ củ tỏi trong cồn<br />
etylic (tỷ lệ là 100g tỏi tươi trong 100ml cồn etylic, sau<br />
đó làm bay hơi hoàn toàn cồn) với nồng độ 700ppm,<br />
800ppm, 900ppm (chỉ dùng sau khi dung môi đã bay<br />
hết) đã được dùng để trị hai bệnh nêu trên. Mỗi thí<br />
nghiệm có 1 nghiệm thức đối chứng, trong đó cá bệnh<br />
không được chữa trị bằng formalin hoặc dịch chiết rút<br />
từ tỏi. Tất cả các loại hóa dược đều được xác định<br />
liều gây chết 50% (LC50) theo công thức của Reed và<br />
Muench (1983). Cá đã được xác định cường độ nhiễm<br />
ký sinh trùng trước mỗi thí nghiệm (tỷ lệ nhiễm 100%),<br />
tắm 1 lần duy nhất trong 30 phút với formalin hoặc dịch<br />
chiết xuất từ tỏi, sau đó tiếp tục nuôi trong xô nhựa 24h<br />
để theo dõi, xác định mức độ cảm nhiễm sau khi tắm<br />
hóa dược, thí nghiệm được lặp lại cùng thời điểm 2<br />
lần. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm trị bệnh<br />
được ghi nhận là nhiệt độ, độ mặn và pH.<br />
Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá thí nghiệm<br />
được xác định theo hai chỉ tiêu: Tỷ lệ nhiễm (%)<br />
= số cá bị nhiễm/số cá kiểm tra x 100; Cường độ<br />
nhiễm, đối với sán lá đơn chủ được xác định bằng<br />
số trùng/1 con cá, với trùng bánh xe được xác định<br />
bằng số trùng/thị trường kính 10X.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thành phần loài ký sinh trùng ký sinh ở cá<br />
chẽm<br />
Trên 375 con cá chẽm được kiểm tra, có 14 loài,<br />
thuộc 10 giống ký sinh trùng đã được phát hiện ký sinh<br />
ở cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa và trong đó có 8 loài<br />
đã được định danh. Tên loài ký sinh trùng, cơ quan ký<br />
sinh và mức độ nhiễm được trình bày ở bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa (n=375)<br />
STT<br />
<br />
Loài ký sinh trùng<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Trichodina rostrata<br />
Cryptocaryon sp.<br />
Ceratomyxa sp.<br />
Henneguya cerebralis<br />
Goussia sp.<br />
<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Diplectanum latesi<br />
Diplectanum papaverensis<br />
Diplectanum nenue<br />
Diplectanum querni<br />
Neobenedenia melleni<br />
<br />
11<br />
<br />
Lecithochirium neopacificum<br />
<br />
12<br />
<br />
Proteocephalus sp.<br />
<br />
13<br />
<br />
Piscicola sp.<br />
<br />
14<br />
<br />
Caligus epidemicus<br />
<br />
(TTK 10X: Thị trường kính 10X)<br />
<br />
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Cơ quan ký sinh<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm (%)<br />
<br />
Protozoa<br />
Da, mang<br />
50,70<br />
Da, mang<br />
16,13<br />
Mật<br />
17,76<br />
Mang<br />
10,43<br />
Dạ dày<br />
1,24<br />
Metazoa<br />
Lớp Monogenea<br />
<br />
Cường độ nhiễm trung bình<br />
Số lượng<br />
Đơn vị<br />
<br />
35,26<br />
3,60<br />
55,80<br />
12,30<br />
19,78<br />
<br />
Trùng/TTK 10X<br />
Trùng/TTK 10X<br />
Bào tử/TTK 40X<br />
Bào nang/cá<br />
Trùng/lam<br />
<br />
Mang<br />
<br />
59,84<br />
<br />
35,76<br />
<br />
Trùng/cá<br />
<br />
Da<br />
<br />
47,45<br />
<br />
8,50<br />
<br />
Trùng/cá<br />
<br />
4,50<br />
<br />
6,50<br />
<br />
Trùng/cá<br />
<br />
4,68<br />
<br />
1,50<br />
<br />
Trùng/cá<br />
<br />
37,87<br />
<br />
25,63<br />
<br />
Trùng/cá<br />
<br />
39,52<br />
<br />
7,56<br />
<br />
Trùng/cá<br />
<br />
Lớp Digenea<br />
Dạ dày, ruột<br />
Lớp Cestoida<br />
Ruột<br />
Lớp Hirudinea<br />
Da, mang<br />
Lớp Crustacea<br />
Da<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
Ký sinh trùng tìm thấy đa phần là thuộc nhóm<br />
ngoại ký sinh trùng (Ectoparasite), chỉ có 5 loài nội ký<br />
sinh (Endoparasite) là Lecithochirium neopacificum;<br />
Proteocephalus sp.; Ceratomyxa sp.; Goussia sp.<br />
và Henneguya cerebralis. Ký sinh trùng nội ký sinh<br />
ở cá chẽm có thành phần loài và mức độ cảm nhiễm<br />
thấp do các mẫu cá này được thu từ các ao lồng<br />
<br />
nuôi bằng thức ăn viên. Tuy nhiên, hầu hết các đàn<br />
cá nuôi điều bị nhiễm ngoại ký sinh trùng với mức<br />
độ cao, đặc biệt là trùng bánh xe (Trichodinidae)<br />
và sán lá đơn chủ (Monogenea), đây là 2 ký sinh<br />
trùng thường gặp với tỷ lệ và cường độ cao ở cá<br />
chẽm, đã gây chết trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá<br />
chẽm nuôi.<br />
<br />
Hình 1. Động vật đơn bào ký sinh trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa<br />
(1) Henneguya cerebralis ký sinh dạng bào nang ở mang (Mẫu tươi, độ phóng đại 400 lần)<br />
(3) Trichodina rostrata ký sinh ở mang (Hình vẽ)<br />
(5) Goussia sp. Ký sinh dạ dày (Mẫu tươi, 100 lần)<br />
<br />
(2) Ceratomyxa sp. Ký sinh ở mật (Mẫu tươi, 400 lần)<br />
(4) Cryptocaryon sp. Ký sinh ở mang (Mẫu tươi, 100 lần)<br />
<br />
Hình 2. Sán lá song chủ (Digenea), sán dây (Cestoda), giáp xác (Copepoda) và đỉa ký sinh trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa<br />
(1) Lecithochirium neopacificum ký sinh trong dạ dày<br />
(3) Caligus epidemicus ký sinh trên da, mang và khoang miệng<br />
<br />
(2) Proteocephalus sp. ký sinh trong ruột<br />
(4) Piscicola sp. ký sinh trên da, mang và khoang miệng<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
Hình 3. Sán lá đơn chủ ký sinh trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa<br />
(1) Neobenedenia melleni ký sinh trên da (Mẫu tươi)<br />
(3) Diplectanium papaverensis ký sinh ở mang: (3a) Móc giữa (Vẽ: Thanh Nga)<br />
(4) Diplectanium querni: (4a) Móc giữa; (4b) Giác bám kitin (Vẽ: Thanh Nga)<br />
<br />
Trùng bánh xe (Trichodinidae) đã đượ c phát<br />
hiện nhiễm cao và phổ biến ở da, mang và vây<br />
củ a cá chẽm nhỏ (< 12 cm) nuôi trong ao đìa ở<br />
Cam Lâm, Cam Ranh và Ninh Hòa, trong khi đó<br />
sán lá đơn chủ lại thường xuyên xuất hiện trong<br />
các đàn cá chẽ m nuôi lồng ở Ninh Hòa và Vịnh<br />
Nha Trang. Chính các tác nhân này đã gây chết<br />
nhiều loài cá biển ở giai đoạn nhỏ khi chất lượng<br />
nước nuôi kém và độ mặn tăng cao (Yaowanit<br />
Danayadol, 1994). Ngoài ra, các loài ký sinh<br />
trùng thuộc giáp xác như Caligus epidemicus và<br />
đỉa như Piscicola sp có thể gây thương tổn ở bề<br />
mặt cơ thể cá nuôi, là m cá mấ t má u và mẫ n cả m<br />
vớ i các tá c nhân thứ cấ p, tuy nhiên cá c tá c nhân<br />
này thườ ng xuấ t hiệ n vớ i tỷ lệ và cườ ng độ cao<br />
theo mùa vụ.<br />
<br />
(2) Diplectanium latesi ký sinh trên mang: (2a) Móc giữa; (2b) giác bám kitin<br />
(2c) gai giao cấu (Vẽ: Thanh Nga)<br />
(5) Diplectanium nenue: (5a) Móc giữa (Vẽ: Thanh Nga)<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm LC50 của 2 loại hóa dược<br />
đối với cá chẽm có chiều dài 10 – 15 cm, tắm 30<br />
phút, theo dõi trong 24h là formalin 894 ppm và chiết<br />
xuất tỏi 2531 ppm.<br />
2. Kết quả trị một số bệnh ký sinh trùng ở cá chẽm<br />
2.1. Trị bệnh trùng bánh xe<br />
Cá bị bệnh do trùng bánh xe ký sinh đã được tiến<br />
hành trị với formalin (150ppm; 200ppm; 250ppm) và<br />
dịch chiết xuất từ tỏi (700ppm; 800ppm; 900ppm)<br />
trong điều kiện môi trường nước có nhiệt độ<br />
28 – 30oC; pH = 7.6; S‰ = 32‰. Sau 30 phút tắm<br />
bằng hóa chất, cá bệnh được nuôi trong môi trường<br />
nước bình thường và kiểm tra mức độ nhiễm ký sinh<br />
trùng sau 2 ngày. Tỷ lệ (%) ký sinh trùng giảm sau trị<br />
bệnh được trình bày ở hình 4.<br />
<br />
Hình 4. Phần trăm (%) trùng bánh xe giảm đi so với trước khi trị bằng formalin và dịch tỏi<br />
ở các nồng độ khác nhau<br />
<br />
Sau khi tắm, hai loại hóa dược đã dùng đều<br />
có khả năng tiêu diệt >80% trùng bánh xe ký<br />
sinh trên da, vây và mang của cá chẽm, cá hoàn<br />
toàn khỏe và không có dấu hiệu bị sốc. Mức độ<br />
nhiễm trùng bánh xe ở nghiệm thức đối chứng<br />
đã không giảm mà còn tăng cao hơn so với trước<br />
<br />
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
khi thí nghiệm. Tuy nhiên với các nồng độ sử<br />
dụng trong thí nghiệm này chưa tiêu diệt được<br />
100% trùng bánh xe ký sinh. Do vậy, có thể tăng<br />
nồng độ hoặc tăng thời gian tắm cho cá chẽm<br />
bằng dịch chiết xuất từ củ tỏi để hiệu quả trị bệnh<br />
triệt để hơn.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trên thế giới, đã có nghiên cứu dùng chiết xuất<br />
tỏi để trị bệnh trung bánh xe (Trichodina). Chanagun<br />
Chitmanat et al, 2005 thử nghiệm trên cá rô phi<br />
trong 2 tuần với nồng độ 800ppm ở điều kiện nhiệt<br />
độ là 260C và pH là 7-7.2 đã tiêu diệt triệt để ký sinh<br />
trùng này.<br />
2.2. Kết quả trị bệnh sán lá đơn chủ ký sinh trên da<br />
Cá chẽm bị bệnh và chết rãi rác do sán lá đơn<br />
chủ Neobenedenia melleni ký sinh ở da gây ra<br />
<br />
Số 4/2013<br />
(với tỷ lệ nhiễm 100%, cường độ nhiễm 18.8 trùng/cá)<br />
đã được chữa trị bằng formalin (150ppm; 200ppm;<br />
250ppm) và chất chiết xuất từ tỏi (700ppm; 800ppm;<br />
900ppm), ở điều kiện nhiệt độ nước 29-300C,<br />
pH = 7,9-8,1, độ mặn 32‰. Sau 30 phút tắm hóa<br />
chất, cá thí nghiệm được nuôi trong môi trường<br />
nước sạch, kiểm tra mức độ nhiễm sán lá đơn chủ<br />
sau 48h. Tỷ lệ % ký sinh trùng giảm sau thí nghiệm<br />
được trình bày ở hình 5.<br />
<br />
Hình 5. Phần trăm (%) sán đơn chủ giảm so với trước khi tắm cho cá chẽm bằng formalin<br />
và dịch tỏi ở các nồng độ khác nhau<br />
<br />
Sau khi tắm formalin, ở nồng độ 250 ppm,<br />
100% Neobenedenia melleni ký sinh ở cá thí<br />
nghiệm đã bị tiêu diệt, trong khi đó dịch chiết xuất<br />
từ củ tỏi ở nồng độ cao nhất trong thí nghiệm<br />
(900ppm) chỉ tiêu diệt được 86,3% loài sán này.<br />
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước<br />
đây của nhiều tác giả (Yaowanit Danayadol, 1994;<br />
Do Thi Hoa et al, 2007) khi dùng Formalin để trị<br />
sán lá đơn chủ ký sinh trên các loài cá biển. Do<br />
đó có thể khẳng định rằng, formalin rất hiệu quả<br />
khi dùng để trị sán lá đơn chủ ký sinh trên da của<br />
cá biển.<br />
Trong kết quả thử nghiệm này đã chứng tỏ rằng<br />
dịch tỏi có thể dùng để trị sán lá đơn chủ N. melleni,<br />
nhưng để có hiệu quả hơn thì cần phải nâng cao<br />
nồng độ tắm, vì LC50 của cá chẽm đối với thảo<br />
dược này là rất cao (2531ppm), do đó có thể dùng<br />
nồng độ cao hơn mà vẫn an toàn cho cá. Mặt khác,<br />
theo nhiều nghiên cứu trước đây thì tỏi còn có thể<br />
<br />
phòng được các bệnh do vi khuẩn, nấm và virus,<br />
nên dùng dịch tỏi có thể kiểm soát được sự cảm<br />
nhiễm của các tác nhân thứ cấp.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
14 loài ký sinh trùng đã được phát hiện ký sinh<br />
trên cá chẽm nuôi (7-12cm), đa phần là ký sinh<br />
trùng ngoại ký sinh. Ngoài ra, có 4 bệnh do ký sinh<br />
trùng gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá<br />
chẽm nuôi, đó là: bệnh do trùng bánh xe, bệnh do<br />
sán lá đơn chủ, bệnh do đỉa cá và bệnh do giáp xác<br />
ký sinh.<br />
Dùng formalin 250ppm hoặc dịch chiết từ tỏi<br />
nồng độ 900ppm để tắm cho cá bị bệnh do trùng<br />
bánh xe Trichodina sp. hoặc bệnh sán lá đơn chủ ký<br />
sinh ở da của cá chẽm bằng cách tắm trong 30 phút<br />
đã tiêu diệt được từ 86 - 100% hai loại ký sinh trùng<br />
này trong điều kiện nhiệt độ 28 – 30oC; pH = 7.6-8.1;<br />
S‰ = 32‰ mà vẫn an toàn cho cá.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Hà Ký, 1992. Phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng ở cá. Bộ Thủy sản, 112 trang.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Ankri, S. and Mirelman, D., 1999. Antimicrobial properties of allicin from garlic. Microbes Infect 1: 125-129.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Balasuriya, L. K.S.W. & Leong, T.S., 1995. Pseudorhabdosynochus monosquamodiscus n. sp. (Monogenea: Diplectanidae)<br />
from Lates calcarifer cultured in floating cages in Malaysia. Journal of Bioscience 6(1): 30-34.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59<br />
<br />