intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thảo luận nhóm "Chế độ lưu thông tiền tệ và ý nghĩa"

Chia sẻ: Trần Thị Thư | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

1.227
lượt xem
227
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thảo luận nhóm "Chế độ lưu thông tiền tệ và ý nghĩa"

  1. Trường Đại Học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Khoa Kế toán BÀI THẢO LUẬN NHÓM Môn TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Chủ đề: Chế độ lưu thông tiền tệ và ý nghĩa NHÓM 10 Lớp: K5A5 _________________ Thái Nguyên 2010 1
  2. Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được. Chế độ lưu thông tiền tệ * Khái niệm Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tổng giá trị tiền tệ so với tổng giá cả hàng hóa trong từng thời kỳ. Chế độ lưu thông tiền tệ là tổng hợp các quy định mang tính pháp luật có liên quan đến hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của mỗi nước nhằm đưa các nhân tố khác nhau của lưu thông tiền tệ đạt đến sự thống nhất. Sự phát triển của chế độ lưu thông tiền tệ không những tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn được quyết định bởi trình độ tổ chức nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chế độ lưu thông tiền tệ mà Nhà nước ban hành không phải là vấn đề đơn thuần về mặt luật pháp hay xuất phát từ ý thức chủ quan của nhà nước, mà để phát huy tác dụng tích cực của chế độ tiền tệ trong đời sống kinh tế xã hội vì thế khi xây dựng chế độ tiền tệ phải bắt nguồn từ sự tồn tại các quan hệ kinh tế. Các chế độ lưu thông tiền tệ phát triển từ thấp đến cao, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, từ chế độ lưu thông tiền kim loại đến chế độ lưu thông tiền dấu hiệu. * Các chế độ lưu thông tiền tệ gồm có: 2
  3. - Chế độ lưu thông tiền kim loại - Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu 1.Chế độ lưu thông tiền kim loại Đến thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới. a.Khái niệm Tiền kim loại là tiền tệ dưới dạng các kim loại, thường là các kim loại quý như vàng,bạc, đồng.... Ưu điểm: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi.... Nhược điểm: nặng, dễ rơi mất, khó bảo quản, khó khăn cho việc vận chuyển,… Trong thực tiễn lưu thông tiền kim loại, chỉ có vàng trở thành loại tiền tệ được sử dụng phổ biến và lâu dài nhất. Bạc rồi đồng chỉ được sử dụng thay thế khi thiếu vàng dùng làm tiền tệ. b.Phân loại 3
  4. Chế độ lưu thông tiền kim loại gồm có: - Chế độ lưu thông tiền kim loại kém giá - Chế độ lưu thông tiền kim loại đủ giá * Chế độ lưu thông tiền kim loại kém giá Tiền kim loại kém giá là tiền được đúc bằng kim loại có giá trị thấp như kẽm hoặc đồng. Những đồng tiền này được lưu thông trong một thời gian khá dài trước khi CNTB hình thành. * Chế độ lưu thông tiền kim loại đủ giá Khi nền kinh tế TBCN được hình thành và phát triển những đồng tiền kim loại kém giá đã chấm dứt sứ mệnh lịch sử của mình và thay vào đó là những đồng tiền kim loại đủ giá, kim loại có giá trị cao. Lưu thông tiền kim loại đủ giá là lưu thông tiền bạc và tiền vàng. Chế độ lưu thông tiền kim loại đủ giá được phát triển qua các giai đoạn: • Chế độ bản vị bạc Chế độ bản vị bạc là chế độ lưu thông tiền mà theo đó bạc được sử dụng là phương tiện trao đổi hàng hóa và thanh toán các khoản nợ. Chế độ bản vị này được sử dụng rất phổ biến ở các nước Nga, Hà Lan, Ấn Độ, Nhật,… vào nửa cuối thế kỷ XIX. Sau đó do bạc không còn thích hợp với chức năng làm phương tiện lưu thông nữa vì nhiều mỏ bạc được phát hiện ở Mê xi cô cùng với phương thức khai thác và chế biến tiên tiến đã khiến giá trị của bạc giảm xuống. 4
  5. • Chế độ song bản vị Song bản vị là chế độ lưu thông tiền tệ chuyển tiếp từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này cả hai loại tiền tệ được sử dụng và trao đổi thanh toán Tuy nhiên tiền vàng được sử dụng trong những giao dịch có giá trị lớn và thương nghiệp bán buôn, còn bạc thì được sử dụng trong những giao dịch nhỏ và thương nghiệp bán lẻ. Do lượng bạc được khai thác và đưa vào lưu thông ngày càng lớn nên giá trị của nó ngày càng giảm trong khi vàng vẫn giữ được những giá trị khiến tỷ giá giữa hai đồng tiền này có nhiều thay đổi và điều này đã dẫn đến sự hình thành chế độ bản vị song song và chế độ bản vị kép trong chế độ song bản vị. - Chế độ bản vị song song: là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó bạc và vàng cùng lưu thông theo giá trị thực tế của nó trên thị trường, nhà nước không can thiệp. Sự tồn tại song song này dẫn đến việc có hai thước đo giá trị và hai hệ thống giá cả trong lưu thông là hệ thống giá cả theo bạc và hệ thống giá cả theo vàng. Do giá trị của bạc thấp hơn giá trị của vàng nên đã dẫn đến thực tế là vàng trở thành thước do của bạc còn bạc trở thành thước đo của các loại hàng hóa khác. - Chế độ bản vị kép: là chế độ song bản vị nhưng có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc quy định tỷ giá thống nhất giữa tiền vàng và tiền bạc trong phạm vi cả nước. Việc quy định tỷ giá pháp định này là nhằm khắc phục tình trạng rối loạn của giá cả hàng hóa trong lưu thông. Tuy nhiên việc này không mang lại kết quả như ý muốn bởi bạc ngày càng mất giá so với vàng dẫn đến việc nhiều người mang bạc đổi lấy vàng để cất trữ còn bạc thì ngày càng tràn ngập trong lưu thông. Tình trạng này đã trở thành quy luật “tiền xấu đuổi tiền tốt” và được gọi là quy luật Gresham. Ví dụ: Hoa kỳ năm 1972 tý giá pháp định giữa vàng và bạc bằng 1/15 sau đó tỷ giá này đã thay đổi thành 1/17, 1/19, 1/21… Tuy chế độ song bản vị đã bộc lộ những hạn chế nhất định nhưng nó vẫn tồn tại khá lâu ở châu Âu và châu Mĩ cho tới cuối thế kỷ 19 mới chấm dứt khi 5
  6. các nước tư bản chuyển sang một chế độ tiền tệ mới phù hợp hơn với thời đại công nghiệp hóa là chế độ bản vị vàng. • Chế độ bản vị vàng Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền tệ lấy vàng làm bản vị làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm sau: - Nhà nước cho phép công dân tự do đưa vàng đến đúc thành tiền hoặc thành thoi để cất trữ tại các sở đúc tiền của nhà nước theo những tiêu chuẩn giá cả nhất định - Tiền vàng được tự do lưu thông không hạn chế - Các loại tiền kim loại kém giá và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi lấy tiền vàng theo giá trị danh nghĩa của chúng, từ đó sức mua của tiền giấy sẽ ổn định đây là điều kiện quan trọng hàng đầu để ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển - Vàng được tự do luân chuyển giữa các quốc gia. - Hoạt động xuất nhập khẩu có quyền thu chi bằng tiền vàng - Hoạt động xuất nhập khẩu vàng thoi không bị ngăn cấm giữa các quốc gia. Chế độ này phát triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: + Bản vị tiền vàng: Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như: Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX. + Bản vị vàng thỏi: Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành 6
  7. tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928... + Bản vị vàng hối đoái: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh... Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm1928... Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền tệ ổn định bởi tiền vàng có giá trị nội tại giúp cho nền kinh tế tránh được nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên lưu thông tiền vàng cũng bộc lộ những hạn chế như: thiếu vàng để đúc tiền, lãng phí của cải xã hội, nặng… Những hạn chế trên chính là việc dẫn đến thay tiền vàng bằng các loại tiền dấu hiệu trong lưu thông. c.Ý nghĩa Việc ra đời và lưu thông tiền kim loại có ý nghĩa hết sức to lớn đóng vai trò làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông, trao đổi hàng hóa. Bên cạnh những những ưu điểm như: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi.... Thì nó cũng bộc lộ những hạn chế rõ rệt như: nặng, dễ rơi mất, khó bảo quản, khó khăn cho việc vận chuyển,làm hao mòn lượng vàng nhất định của xã hội,… Điều này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của tiền dấu hiệu. 2.Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu là đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền tệ trong giai đoạn phát triển sau này của CNTB.Tuy nhiên trong thời kì phong kiến tiền giấy đã xuất hiện sớm ở Trung Quốc (TK XVII) Trong thời kì phong kiến tiền giấy ra đời từ lý do là nó tạo ra thu nhập do việc in tiền và phát hành tiền cho các Nhà nước phong kiến, ngoài ra do các chế độ cần tập trung kim lọai để chế tạo súng, đạn, khí giới…đó cũng là nguyên nhân khiến tiền giấy ra đời. 7
  8. Đến giai đoạn phát triển của CNTB, lực lượng sản xuất phát triển nhanh nên làm nảy sinh sự khan hiếm tiền kim loại, mặt khác về sử dụng tiềng đúc trong lưu thông cũng có nhiều trở ngại vì nó bị hao mòn, bị biến chất. Và khi hệ thống ngân hàng phát triển thì càng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng. Vậy nguyên nhân ra đời của tiền dấu hiệu là xuất phát từ những đòi hỏi thực tế về lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ dưới tác động của hệ thống ngân hàng. 1. Khái niệm: Tiền dấu hiệu là những phương tiện thay thế cho tiền vàng trong lưu thông. Do tiền dấu hiệu không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị danh nghĩa pháp định nên khả năng thực hiện các chức năng của chúng cũng có những giới hạn nhất định. 2. Phân loại: Tiền dấu hiệu được sử dụng ở các quốc gia gồm những loại sau: * Giấy bạc ngân hàng và tiền xu (Tiền dấu hiệu làm bằng chất liệu kim loại) Là các loại tiền dấu hiệu do ngân hàng trung ương độc quyền phát hành vào lưu thông với các mệnh giá khác nhau trên cơ sở nhu cầu về tiền tệ của nền kinh tế quốc dân. * Ngân phiếu thanh toán Ngân phiếu thanh toán do ngân hàng trung ương phát hành vào lưu thông nhằm làm tăng khối lượng các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế trong những thời điểm nhất định. Trong thời gian còn hiệu lực ngân phiếu thanh toán được coi như giấy bạc ngân hàng theo mệnh giá nhất định * Séc Séc là lệnh của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc người cầm tờ séc đó. 8
  9. Séc là một loại chứng từ thanh toán được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Căn cứ vào tính chất của séc người ta có nhiều cách phân loại séc khác nhau nhưng về cơ bản hiện nay căn cứ theo tính chất chuyển nhượng séc được chia thành hai loại: séc vô danh và séc kí danh (séc đích danh) trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do còn séc kí danh được chuyển nhượng thông qua thủ tục kí hậu chuyển nhượng. Do đó séc không chỉ là công cụ thanh toán đơn giản mà còn có chức năng là công cụ lưu thông. *Tiền điện tử Hiện nay ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển, bên cạnh những loại tiền dấu hiệu thông thường người ta còn sử dụng tiền điện tử trong những hoạt động lưu thông và thanh toán nhất định. Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, internet... và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. 3. Ý nghĩa: Lưu thông tiền dấu hiệu có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Thứ nhất, khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển. 9
  10. Kinh tế thị trường phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ đưa ra lưu thông tăng lên với tốc độ rất lớn. Sự gia tăng khối lượng giá trị trao đổi, đòi hỏi khối lượng tiền cũng phải tăng lên tương ứng. Xã hội sẽ thiếu phương tiện lưu thông, nếu chỉ sử dụng kim loại quý cho mục đích này. Lưu thông dấu hiệu giá trị đã giải quyết được mâu thuẫn trên. Thứ hai, lưu thông dấu hiệu giá trị đáp ứng được tính đa dạng về nhu cầu trao đổi và thanh toán về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Mệnh giá của tiền dấu hiệu không đại diện cho giá trị nội tại của nó. Nó lưu thông theo định luật. Chính vì thế mà trong lưu thông có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, với mức giá cả tương ứng, thì có thể có bấy nhiêu loại tiền dấu hiệu, được phát hành, đáp ứng hợp lý nhất nhu cầu trao đổi. Tính đa dạng của tiền trong lưu thông chỉ có thể có được trong điều kiện lưu thông tiền dấu hiệu Thứ ba, lưu thông dấu hiệu giá trị tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. Do lưu thông dấu hiệu giá trị, nên xã hội không phải sử dụng vàng vào nhu cầu trao đổi hàng hóa. Vì thế đã loại trừ được sự hao mòn vàng không cần thiết. Mặt khác, dấu hiệu giá trị thường có mệnh giá lớn, do đó số lượng giấy bạc phát hành vào lưu thông ì vậy cũng góp phần giảm được chi phí lưu thông. Lưu thông dấu hiệu giá trị cũng có những ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn thể hiện đậm nét tính nhân văn và trình độ công nghệ của quốc gia trên các loại tiền dấu hiệu hiện lưu hành. Tuy nhiên tiền dấu hiệu còn bộc lộ một số nhược điểm, đó là:  Một số loại dấu hiệu giá trị dễ bị làm giả  Giấy bạc ngân hàng thường bị lạm phát.  Những dấu hiệu giá trị hiện đại phụ thuộc nhiều vào những kỹ thuật và trình độ dân trí. Những nhược điểm này các nước đã và đang tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, hiện tại chưa quốc gia nào đạt được kết quả mong muốn. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2