intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thảo luận nhóm môn Luật thuế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

146
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thảo luận nhóm môn Luật thuế gồm các câu hỏi ôn tập có lời giải chi tiết và một số tình huống về Luật thuế. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thảo luận nhóm môn Luật thuế

  1. THẢO LUẬN MÔN LUẬT THUẾ STT Họ tên Mã số sinh viên 1 Trần Phước Thiện 1953801015206 2 Trần Thị Yến Vy 1953801015274 3 Phạm Thị Thuỳ Trang 1953801015235 4 Nguyễn Sơn Thiện 1953801015204
  2. CHƯƠNG 2 CÂU HỎI ÔN TẬP (TT) Câu 10. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế  xuất khẩu , mặc dù thuế  suất   thuế xuất khẩu đối với đa số mặt hàng xuất khẩu hiện nay là 0%?   Bởi vì thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn  hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể  nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể  nhằm  hạn chế xuất khẩu để  giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể  nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ  trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được   Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là   biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế  xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Câu 11. Có mấy loại thuế  suất thuế  nhập khẩu? Tại sao cùng một chủng   loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ  các quốc gia khác nhau thì thuế   suất thuế nhập khẩu lại khác nhau? Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo mức thuế  suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt   và thuế suất thông thường: ­ Thuế  suất  ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ  từ  nước,   nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ  thực hiện quy chế  tối huệ  quốc (MFN) trong  quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy  định cụ  thể  cho từng mặt hàng trong biểu thuế  nhập khẩu  ưu đãi do cơ  quan  chức năng ban hành. ­ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ  nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ  thực hiện  ưu đãi đặc biệt về  thuế  nhập   khẩu với quốc gia đó theo thể  chế  khu vực thương mại tự  do, liên minh thuế  quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu   đãi đặc biệt khác.
  3. ­ Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ  từ  nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ  không thực hiện quy chế  tối huệ  quốc  cũng như không thực hiện  ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó.  Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất  ưu đãi và thuế suất  ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó. • Cùng một chủng loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia khác  nhau thì  thuế suất thuế nhập khẩu lại khác nhau bởi vì: Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã gia nhập vào các tổ  chức quốc tế và khu vực như WTO, ASEAN và các hiệp định đa phương, song  phương như  CPTPP, EVFTA. Khi gia nhập các tổ  chức và hiệp định quốc tế  như  vậy, Việt Nam phải cam kết những mức thuế suất  ưu đãi hơn mức thông  thường và có xu hướng ngày càng  ưu đãi hơn, dấn đến việc cùng một chủng  loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia khác nhau thì thuế suất   thuế nhập khẩu khác nhau. Câu 12. Thế  nào là hàng rào thuế  quan, hàng rào phi thuế quan? Trình bày   xu hướng phát triển của hàng rào thuế  quan, hàng rào phi thuế  quan hiện   nay ở Việt Nam?  ­ Hàng rào thuế quan: Khi hai quốc gia buôn bán hàng hóa, một số tiền nhất định  sẽ  được quốc gia đó tính phí như  một khoản phí mà hàng hóa được nhập vào,  để  cung cấp doanh thu cho chính phủ  cũng như  nâng giá hàng hóa nước ngoài,  để  các công ty trong nước có thể  dễ  dàng cạnh tranh với các mặt hàng nước   ngoài. Phí này dưới dạng thuế hoặc thuế, được gọi là hàng rào thuế quan. ­ Hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan đề cập đến các biện pháp phi   thuế được chính phủ  của quốc gia đó sử  dụng để  hạn chế  nhập khẩu từ  nước  ngoài. Nó bao gồm những hạn chế dẫn đến cấm, thủ  tục hoặc điều kiện, làm   cho việc nhập khẩu hàng hóa trở  nên khó khăn và giảm cơ  hội thị  trường cho   các mặt hàng nước ngoài. Đây là những kiểm soát định lượng và trao đổi có ảnh   hưởng đến khối lượng hoặc giá cả  thương mại hoặc cả hai. Nó có thể  ở dạng  luật, chính sách, thông lệ, điều kiện, yêu cầu, v.v., được chính phủ quy định để  hạn chế nhập khẩu.
  4. • Xu hướng phát triển của hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan hiện nay ở  Việt Nam: Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần, các nước lại gia tăng rào cản phi  thuế  quan (NTM), đặc biệt là hàng rào kỹ  thuật đối với thương mại, các biện   pháp vệ sinh dịch tễ, chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ. Việc các nước đặt   ra rào cản kỹ  thuật rất khắt khe là thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt   Nam. Bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia  tăng như kỳ vọng. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ  tranh chấp thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi  các   bên  liên  quan  phải   có  sự  am  hiểu  về   luật  thương  mại,  các   nguyên  tắc   thương mại, các án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và   giá thành kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các doanh nghiệp  Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Mặc dù   Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng lao động có tay nghề cao  lại rất ít và hiện nay, đang có sự  chuyển dịch lao động lớn, do mức tiền lương  công nhân quá thấp (chẳng hạn như ngành dệt may, da giày). Việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất  khẩu của doanh nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả  năng bị  kiện ồ ạt theo hiệu  ứng dây chuyền. Thực tế cho thấy, sản phẩm bị khởi kiện   ngày càng đa dạng, trước đây chỉ mặt hàng có kim ngạch lớn, như thủy sản, da   giầy, nhưng hiện nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch chỉ vài chục triệu  USD (như  lò xo, giường ngủ,...) cũng phải đối mặt với các tranh chấp thương   mại. Tóm lại, thách thức với xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn khi mà Việt Nam   chưa giành được thế chủ  động trong xuất khẩu hàng hóa cả về  thị trường, sản   phẩm, công nghệ  sản xuất... Việc đưa nông sản Việt Nam vượt rào, tiến sâu  vào thị trường thế giới đang là bài toán mà ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và  cả nông dân phải hợp sức cùng giải quyết.
  5. Câu 13. Chính sách thuế  xuất khẩu, thuế  nhập khẩu áp dụng đối với khu   phi thuế quan và thị  trường nội địa khác nhau như  thế  nào? Giải thích tại   sao lại có sự khác biệt đó? − Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế  quan thuê doanh nghiệp trong  khu phi thuế  quan khác gia công thì hàng hóa đưa đi gia công tại doanh nghiệp   trong khu phi thuế quan khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế  nhập khẩu. − Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế  quan nhận gia công cho doanh   nghiệp nội địa, khi nhận lại sản phẩm đặt gia công từ  doanh nghiệp trong khu   phi thuế  quan thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế  nhập khẩu theo  quy   định   tại   khoản   8   Điều   16   Luật   thuế   xuất   khẩu,   thuế   nhập   khẩu   số  107/2016/QH13, khoản 2 Điều 22 Nghị  định số  134/2016/NĐ­CP. Trị  giá tính  thuế  nhập khẩu thực hiện theo quy  định tại khoản 3  Điều 17 Thông tư  số  39/2015/TT­BTC, không tính vào trị  giá hải quan sản phẩm sau gia công trị  giá  của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp nội địa đã đưa đi gia công tại doanh  nghiệp trong khu phi thuế quan theo hợp đồng gia công. • Có sự khác biệt này bởi vì: Khu phi thuế  quan là các khu thường sử  dụng để  gia công, sản xuất, thường   xuyên phải nhập­ xuất khẩu nguyên liệu, hàng hóa, vì vậy tránh gánh nặng về  thuế và thủ tục liên quan đến xuất­ nhập khẩu như thị trường nội địa. Xem khu phi thuế quan là một khu gia công, sản xuất. Nếu khu phi thuế quan có  dân cư  sinh sống thì sẽ  không thể  phân biệt được đâu dùng cho khu phi thuế  quan đâu dùng cho dân cư, nên không được miễn thuế. Câu  14. Những trường hợp nào  được miễn thuế  xuất khẩu, thuế  nhập   khẩu? Tại sao các trường hợp đó được quy định miễn thuế xuất khẩu, thuế   nhập khẩu mà không qui định là trường hợp không chịu thuế  xuất khẩu,   thuế  nhập khẩu dù hệ  quả  pháp lý của cả  hai trường hợp là đều không   phải nộp tiền thuế cho Nhà nước?
  6. Căn cứ Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về những  trường hợp được miễn thuế: “ 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ  chức, cá nhân nước ngoài được  hưởng quyền  ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều  ước quốc tế  mà Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa  trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa   nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế. 2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ  chức, cá nhân  nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số  lượng hoặc trị  giá vượt quá định   mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là  cơ quan, tổ chức được ngân sách nha n ̀ ươc b ́ ảo đảm kinh phi ho ́ ạt động và được  cơ  quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì Mục đích nhân   đạo, từ thiện. 3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư  dân biên giới thuộc Danh  Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân   biên giới. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử  dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập  khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh  ở  chợ  biên giới thì   phải nộp thuế. 4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế  mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu. 6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để  gia công sản phẩm xuất khẩu;   sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để  gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia  công xuất khẩu.
  7. Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước  có thuế  xuất khẩu thì không được miễn thuế  đối với phần trị  giá nguyên liệu,   vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu để  gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu  và thuế  nhập khẩu tính trên phần trị  giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu   thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để  gia công sau đó nhập   khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản   cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không   được miễn thuế. 7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế  quan không sử  dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ  nước ngoài khi nhập khẩu vào thị  trường trong nước. 9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất   định, bao gồm: a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội  chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoăc̣   ́ ự  kiên khac; máy móc, thi cac s ̣ ́ ết bị  tạm nhập, tái xuất để  thử  nghiệm, nghiên  cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái  xuất, tạm xuất, tái nhập để  phục vụ  công việc trong thời hạn nhất định hoặc   phục vụ  gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ  trường hợp máy móc, thiết   bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ  chức, cá nhân được phép tạm   nhập, tái xuất để  thực hiện các dự  án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công   trình, phục vụ sản xuất; b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ  tùng tạm nhập để  thay thế, sửa chữa tàu  biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay  Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển,  tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
  8. c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa,  thay thế; d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,  tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thơi han tam nhâp, tai xuât (bao ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́   gồm cả thời gian gia hạn) được tô ch ̉ ưc tin dung bao lanh ho ́ ́ ̣ ̉ ̃ ặc đã đặt cọc một   Khoản tiền tương đương số  tiền thuế  nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái  xuất. 10. Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng  mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng   nhỏ. 11. Hàng hóa nhập khẩu để  tạo tài sản cố  định của đối tượng được hưởng ưu   đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng đê l ̉ ắp ráp đồng  bộ  hoặc sử  dụng đồng bộ  với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư  dùng để  chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ  tùng của máy móc, thiết bị; b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ  sử  dụng trực   tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản này   được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. 12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ  thực vật trong  nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản  lý nhà nước có thẩm quyền. 13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để  sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư  hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế ­ xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của 
  9. pháp luật về  đầu tư, doanh nghiệp công nghệ  cao, doanh nghiệp khoa học và  công nghệ, tổ  chức khoa học và công nghệ  được miễn thuế  nhập khẩu trong  thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại Khoản này không áp dụng đối với dự  án đầu tư  khai thác khoáng sản; dự  án sản xuất sản phẩm có tổng trị  giá tài   nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ  51% giá thành sản   phẩm trở  lên; dự  án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ  thuộc đối tượng  chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được  của dự  án đầu tư  để  sản xuất, lắp ráp trang thiết bị  y tế  được  ưu tiên nghiên   cứu, chế  tạo được miễn thuế  nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể  từ  khi bắt   đầu sản xuất. 15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phụ  tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần  thiết cho hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất; b) Linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng đê l̉ ắp ráp đồng bộ  hoặc sử  dụng   đồng bộ  với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư  dùng để  chế  tạo máy móc,   thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc,   thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí; c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được. 16. Dự án, cơ sở đong tau thu ́ ̀ ộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của   pháp luật về đầu tư được miên thuê đôi v ̃ ́ ́ ới: a) Hàng hóa nhập khẩu để tao tai san cô đinh c ̣ ̀ ̉ ́ ̣ ủa cơ sở đóng tàu, bao gôm: máy ̀   móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng đê l ̉ ắp ráp đồng bộ hoặc  sử  dụng đồng bộ  với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư  dùng để  chế  tạo  máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của   máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ  phục vụ  trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư  xây dựng trong nước chưa sản xuất   được;
  10. b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán  thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phuc vu cho viêc đong tau; ̣ ̣ ̣ ́ ̀ c) Tàu biển xuất khẩu. 17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ  phận, phụ  tùng nhập  khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền. 18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản   xuất được phục vụ  trực tiếp cho hoạt  động sản xuất sản phẩm công nghệ  thông tin, nội dung số, phần mềm. 19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư  chuyên dùng nhập khẩu   trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước   thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng   tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường; b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. 20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ  trực tiếp cho giáo dục. 21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong   nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực   tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm  tạo công nghệ,  ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công  nghệ. 22.  Hàng   hóa  nhập  khẩu  chuyên   dùng  phục   vụ  trực  tiếp  cho  an  ninh,  quốc  phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa   sản xuất được. 23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để  phuc vu b ̣ ̣ ảo đảm an sinh xã hội, khắc  phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác. 24. Chính phủ quy định chi Tiết Điều này.
  11. Các trường hợp trên được quy định miễn thuế  mà không quy định không chịu  thuế: Vì các trường hợp miễn thuế xuất­ nhập khẩu đều có những điều kiện rát  cụ thể, người nộp thuế phải tự chứng minh, và vẫn phải kê khai và đăng ký =>  dễ kiểm soát, tránh trường hợp trốn thuế, còn không thuộc đối tượng chịu thuế  thì không cần kê khai, đăng ký. Câu 15. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để  xuất   khẩu có phải chịu thuế TTĐB không? Tại sao? Căn cứ theo Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 : “Người nộp thuế tiêu thụ  đặc biệt là tổ  chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch   vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá  thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để  xuất khẩu nhưng   không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh   doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.” Có thể  hiểu là hàng hóa trong danh mục hàng hóa tiêu thụ  đặc biệt được sản  xuất để  xuất khẩu, nhưng hàng hóa đó được cá nhân, tổ  chức kinh doanh xuất   khẩu đưa vào tiêu thụ   ở  thị  trường trong nước thì vẫn phải nộp thuế  tiêu thụ  đặc biệt. Và chủ  thể  nộp thuế  trong trường hợp này là cá nhân, tổ  chức kinh  doanh xuất khẩu. Câu 16. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt? Tại   sao pháp luật quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc   biệt?  Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất hiện nay. 11 nhóm hàng hóa và 6 nhóm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt  quy định tại Điều 2 Luật 27/2008/QH12 sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt   trong các trường hợp sau.  1. Đối tượng không chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt là các loại hàng hóa do cơ  sở  sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán,  ủy thác cho cơ  sở  kinh doanh  khác để xuất khẩu. Bao gồm:
  12.  * Hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất. (Ngoại trừ hàng hóa đó là  ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất)  – Bộ hồ sơ đầy đủ  để  hàng hóa này thuộc đối tượng không chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt.     + Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc gia công hàng hóa với nước ngoài.     + Hoá đơn bán hàng hoặc trả hàng, hóa đơn thanh toán tiền gia công hàng hóa.     +Tờ khai hàng hoá xuất khẩu.     + Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.  – MỘT SỐ LƯU Ý.  + Nếu bên mua sử dụng hình hình thức thanh toán trả chậm. Bên bán và bên mua phải có thỏa thuận bằng văn bản ghi trong hợp đồng xuất  khẩu về  việc thanh toán trả  chậm này. Khi đến thời hạn thanh toán yêu cầu   phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.  + Nếu là uỷ thác xuất khẩu: bên nhận uỷ thác xuất khẩu cũng phải có chứng từ  thanh toán không dùng tiền mặt.  * Trường hợp cơ sở sản xuất tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm   xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế  nhập khẩu thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB. Tuy nhiên khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này thì sẽ phải nộp thuế TTĐB.  * Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu  để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. – Bộ  hồ  sơ  đầy đủ  để  hàng hóa này thuộc đối tượng không chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt.:      + Hợp đồng mua bán hàng hoá để  xuất khẩu. (hoặc hợp đồng ủy thác xuất  khẩu giữa cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh xuất khẩu đối với trường hợp uỷ  thác xuất khẩu).
  13.     + Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuất khẩu.      + Biên bản thanh lý hợp đồng bán hàng hoá để  xuất khẩu. (hoặc biên bản   thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu). LƯU Ý: Đối với hàng hoá cơ  sở  xuất khẩu mua, nhận uỷ  thác xuất khẩu để  xuất khẩu. Nhưng sau đó không xuất khẩu mà tiêu thụ  trong nước. Thì cơ  sở  kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi  tiêu thụ trong nước.  * Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Tuy nhiên cần phải có đầy đủ bộ hồ sơ như sau:     + Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.     + Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về hàng hoá  đã xuất khẩu.     + Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm.     + Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoá bán tại hội chợ triển lãm, trường   hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định thì phải khai báo với cơ  quan Hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngân hàng theo quy định hiện hành. 2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt. Bao gồm hàng hóa nhập khẩu ở các trường hợp dưới đây: – Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu. – Hàng quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng   hóa chuyển khẩu. – Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu. Trường hợp thực tái xuất khẩu trong thời  hạn không phải nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng   với số hàng thực tái xuất khẩu.
  14. – Hàng tạm nhập khẩu để  dự  hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong  thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định. Hết thời gian hội  chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải   kê khai, nộp thuế TTĐB;  – Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao. – Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá   nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu   Việt Nam. – Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế. ­ 3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,   hành khách, kinh doanh du lịch và tàu bay sử  dụng cho mục đích an ninh, quốc   phòng. – Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị  định 14/2019/NĐ­CP có bổ  sung thêm:  Tàu bày tàu bay sử  dụng cho mục đích: phun thuốc trừ  sâu, chữa cháy, quay   phim, chụp  ảnh, đo đạc bản đồ  cũng thuộc đối tượng không chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt. 4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở  phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế  vừa có chỗ  ngồi, vừa có chỗ  đứng chở  được từ  24 người trở  lên; xe ô tô chạy   trong khu vui chơi, giải trí, thể  thao không đăng ký lưu hành và không tham gia   giao thông.   5. Đối tượng không chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt là điều hoà nhiệt độ  có công   suất từ 90.000 BTU trở  xuống chỉ để  lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô  tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay. 6. Các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khác cần chú ý. ­ Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan.
  15. ­ Hàng hoá từ  nội địa bán vào khu phi thuế  quan và chỉ  sử  dụng trong khu phi  thuế quan, ­ Hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, Ngoại trừ  trường hợp: hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế  khu  phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người   dưới 24 chỗ. Trên đây là các hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo   quy định mới nhất hiện nay. Tuy nhiên để  không bị  đánh thuế  tiêu thụ  đặc biệt  thì các cở sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, cơ sở  ủy thác phải có đầy đủ  bộ  hồ  sơ. Bên cạnh đó các hàng hóa nhập khẩu phải sử  dụng đúng mục đích theo  quy định của pháp luật. Câu 17. Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để  sản xuất hàng hóa chịu   thuế  TTĐB và nguyên liệu này cũng là đối tượng chịu thuế  TTĐB thì khi   tính thuế  TTĐB đối với hàng hoá được sản xuất có được khấu trừ  phần   thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nguyên liệu hay không? Tại sao?   1. Các trường hợp được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp Tại Điều 8 Thông tư  05/2012/TT­BTC quy định về  các trường hợp được khấu  trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp như sau: Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ  đặc biệt  bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ  đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu  mua trực tiếp từ  cơ  sở  sản xuất trong nước khi xác định số  thuế  tiêu thụ  đặc   biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế  tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Trường hợp người nộp thuế  sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi  hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế  tiêu thụ  đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả  đối với   nguyên liệu mua trực tiếp từ  cơ  sở  sản xuất trong nước khi xác định số  thuế  tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng 
  16. với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử  dụng để  sản xuất hàng hóa  bán ra. 2. Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp Điều 8 Thông tư  05/2012/TT­BTC quy định về  điều kiện khấu trừ  thuế  TTĐB  như sau: 2.1 Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế  TTĐB để  sản xuất   hàng hóa chịu thuế  TTĐB thì chứng từ  để  làm căn cứ  khấu trừ  thuế  TTĐB là  chứng từ nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu 2.2. Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước Chứng từ làm căn cứ khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: Hợp đồng mua bán hàng hóa Chứng từ thanh toán qua ngân hàng Hóa đơn GTGT khi mua hàng Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ  đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế  tiêu  thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức sau: Số thuế TTĐB phải nộp =  Số  thuế TTĐB phải nộp của hàng hoá chịu thuế  TTĐB xuất kho tiêu thụ  trong   kì ­ Số thuế TTĐB đã nộp hoặc trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với  số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kì. 3. Ví dụ minh họa Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau: Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế  TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu  đồng Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu
  17. Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai  rượu xuất bán là 350 triệu đồng Số  thuế  TTĐB đã nộp  ở  khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ  cho 9.000 cha  rượu đã bán ra là 150 triệu đồng Số thuế TTĐB cơ sở B phải nộp trong kỳ là: 350 triệu đồng – 150 triệu đồng =   200 triệu đồng • Lưu ý: Trường hợp chưa xác định được chính xác số  thuế  TTĐB đã nộp (hoặc đã trả)  cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể  căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác   định theo số  thực tế  vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số  thuế  TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số  thuế  TTĐB tính cho phần  nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản   xuất phải đăng ký định mức kinh tế  kỹ  thuật của sản phẩm với cơ  quan thuế  trực tiếp quản lý cơ sở. Câu 18. Trường hợp cơ  sở  kinh doanh sử  dụng hàng hóa thuộc diện chịu   thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biểu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ   thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao? Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT­BTC thì trường  hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ  đặc biệt   do cơ sở sản xuất để biểu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì vẫn phải nộp thuế tiêu  thụ đặc biệt. Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa trong trường hợp này là giá tính  thuế  TTĐB của hàng hóa, dịch vụ  cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm  phát sinh các hoạt động này. • Trường hợp này vẫn phải nộp thuế bởi vì: − Để tránh tình trạng trốn thuế của các chủ thuể có nghĩa vụ nộp thuế − Về bản chất, dù là hàng biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ nhưng hàng hóa vẫn  được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
  18. − Ngoài ra còn dễ dàng cho việc kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường. 19. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu vẫn phải chịu thuế TTĐB? Trả lời: Thuế  tiêu thụ  đặc biệt là loại thuế  gián thu, thu vào hành vi sản xuất, nhập   khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế  tiêu thụ  đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ  chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo Điều 3  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008  quy định  về đối tượng không chịu thuế, trong đó có khoản: “Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài  vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế  quan, hàng hóa được mua giữa khu phi thuế  quan với nhau,   trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ”. Sở dĩ có điều này là vì những lý do sau: ­ Thứ nhất, ô tô dưới 24 chỗ ngồi là mặt hàng khá xa xỉ so với mức sống trung bình của đại bộ phận người dân hiện nay, do vậy, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này trước hết nhằm điều tiết một phần thu nhập của người sử dụng loại ô tô này, thường là những người có thu nhập cao, vào ngân sách Nhà nước. ­ Thứ hai, việc đánh thuế như vậy còn xuất phát từ điều kiện đặc thù ở Việt
  19. Nam là cơ sở hạ tầng đường bộ còn khá hiếu, chưa phát triển, nên việc gia tăng số lượng xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi trở lên đã và đang là nguyên nhân quan trọng gay kẹt xe và ô nhiễm môi trường. ­ Thứ ba, thực tế ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan nó không chỉ dùng trong khu phi thuế quan mà còn được tham gia giao thông trong phạm vi cả nước 20. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh(chị) điều này có mâu thuẫn với Điều 2 Luật thuế GTGT qui định: “ Thuế  GTGT là thuế  tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không? Trả lời: Theo Điều 3 Luật thuế GTGT thì đối tượng chịu thuế  GTGT là hàng hóa, dịch   vụ sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Như vậy, nếu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhằm phục vụ  cho quá trình sản   xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên thị trường Việt Nam thì vẫn là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT. Quy định này không mâu thuẫn với Điều 2 vì thuế GTGT tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam, nếu hàng hóa nhập khẩu nhằm phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam tức là nó đóng vai trò nhất định vào quá trình sản
  20. xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam thì hành hóa nhập khẩu vẫn chịu thuế GTGT là hợp lý, điều này cũng giúp đảm bảo sự thống nhất, hoàn thiện về đối tượng chịu thuế GTGT. 21. Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu? Trả lời: Sự khác biệt cơ bản, đối với thuế nhập khẩu thì đối tượng chịu thuế là những loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào biên giới Việt Nam và không chú trọng đến việc loại hàng hóa đó có mục đích sử dụng như thế nào. Còn ở thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu thì đối tượng chịu thuế là những hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam và dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh thị trường Việt Nam. 22. Mức thuế suất GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của mức thuế suất GTGT là 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu? Trả lời: ­ Luật Thuế GTGT hiện hành quy định áp dụng 03 mức thuế suất: 0%, 5% và 10% với những quy định cụ thể như sau: + Thuế suất 0% được áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa không chịu thuế GTGT. Thông tư 130/216/TT­BTC hướng dẫn cụ thể các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%: Tái bảo hiểm; chuyển giao công nghệ ra nước ngoài; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu; …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2