intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thảo luận nhóm: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

Chia sẻ: Mai Thị Ngọc Trinh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

269
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thảo luận nhóm "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012" được nghiên cứu với mục tiêu: Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty thông qua việc nghiên cứu tính chất của từng khoản mục chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… tìm ra nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thảo luận nhóm: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

  1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA........5 1.1. Giới thiệu chung..........................................................................................5 1.2. Bộ máy làm việc của công ty.....................................................................8 1.3. Phân tích ma trận SWOT...........................................................................9 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY   CỔ PHẦN THÉP POMINA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 ­ 2011..................11    2.1. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ giữa các khoản mục   trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....................................12        2.1.1. Tiến trình phân tích.............................................................................12 2.1.1.1. Phân tich theo phương pháp so sánh ngang...........................................12 ́             2.1.1.2. Phân tich theo phương pháp so sánh dọc..................................16 ́        2.1.2. Giải phápchung..................................................................................16 2.2. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ  giữa các khoản mục   trong bảng cân đối kế toán.............................................................................20
  2.        2.2.1. Tiến trình phân tích............................................................................20 2.2.1.1. Phân tích theo phương pháp so sánh ngang..........................................20       2.2.1.2. Phân tich theo phương pháp so sánh dọc.......................................22 ́        2.2.2. Giải phápchung..................................................................................24    2.3. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ giữa các khoản mục  trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.........................................................25 2.3.1. Phân tich theo phương pháp so sánh ngang.............................................25 ́        2.3.2. Giải phápchung..................................................................................28 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY   CỔ PHẦN THÉP POMINA TRONG GIAI ĐOẠN 2011 ­ 2012..................28    3.1. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ giữa các khoản mục   trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....................................28        3.1.1. Tiến trình phân tích.............................................................................28 3.1.1.1. Phân tich theo phương pháp so sánh ngang..........................................28 ́             3.1.1.2. Phân tich theo phương pháp so sánh dọc..................................31 ́        3.1.2. Giải phápchung..................................................................................32 3.2.Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ  giữa các khoản mục   trong bảng cân đối kế toán.............................................................................33        3.2.1. Tiến trình phân tích............................................................................33 3.2.1.1. Phân tích theo phương pháp so sánh ngang..........................................33
  3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012       3.2.1.2. Phân tich theo phương pháp so sánh dọc.......................................36 ́        3.2.2. Giải phápchung..................................................................................38    3.3. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ giữa các khoản mục  trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.........................................................39 3.3.1. Phân tich theo phương pháp so sánh ngang.............................................39 ́        3.3.2. Giải phápchung..................................................................................41 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.......................................................41        4.1.Các tỷ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán........................41        4.2.Tỷ số phản ánh khả năng hoạt động...............................................45 CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ CHUNGVÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU  QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.................................49      5.1.Đánh giá chung.......................................................................................49      5.2. Giải pháp...............................................................................................53 KẾT LUẬN........................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................56
  4. LỜI MỞ ĐẦU    Trong những năm gần đây, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế  theo cơ  chế  thị  trường, cũng như  xu thế  khu vực hóa, toàn cầu hóa đang  diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại   thế  giới WTO, nền kinh tế  của nước ta đang phát triển một cách nhanh   chóng. Điều này cũng có nghĩa là đặt Việt Nam trước thách thức phải mở  cửa nền kinh tế  theo như  hiệp định đã thỏa thuận. Cùng với đó, hòa với  dòng chảy hội nhập của cả nước, là sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh  nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề. Lẽ tất nhiên là các công ty phải  chịu áp lực cạnh tranh rất gay gắt từ mọi phía. Vì vậy, một câu hỏi đặt ra   mà không một doanh nghiệp nào khi bước chân ra thị trường mà không suy   nghĩ đến, đó là làm thế nào để đứng vững và phát triển. Và thông qua hiệu   quả  hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty sẽ  trả  lời được câu hỏi   này. Thật vậy, để  có thể  tồn tại và phát triển trong thị  trường cạnh tranh   gay gắt được ví là “Thương trường như chiến trường” các công ty, doanh  nghiệp phải tập trung, chú trọng vào giải quyết ba vấn đề cơ bản là : sản   xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như  thế  nào? Các công ty phải tự  quản lý mọi vấn đề  của công ty từ  vốn, nguyên vật liệu, công nghệ, lao   động, bán hàng,…. Tất cả  đều hướng tới một mục tiêu là tối đa hoá lợi  nhuận. Đây là những yếu tố  quan trọng quyết định rằng công ty sẽ  phát   triển haygiải thể. Vì vậy, các công ty phải sử  dụng hiệu quả  các nguồn   lực của bản thân doanh nghiệp cũng như công ty cần nắm bắt đầy đủ, kịp  thời mọi thông tin về  tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị  để phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng  cao hiệu quả    luôn là vấn đề  được doanh nghiệp quan tâm và trở  thành  điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 
  5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 Chính những lý do trên, nhóm 1 đã lựa chọn đề tài:  “Phân tích hiệu quả  hoạt động kinh doanh Công ty Cổ  Phần Thép   POMINA, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012” Mục tiêu của bài báo cáo này là phân tích hiệu quả hoạt động của công  ty thông qua việc nghiên cứu tính chất của từng khoản mục chi phí, doanh   thu, lợi nhuận,…, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao   hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ  thể  trong phạm vi của bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ  tập  trung vào phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bên cạnh   đó cũng sẽ  phân tích một số  chỉ  tiêu trong cân đối kế  toán, bảng báo cáo  lưu chuyển tiền tệ của công ty trong giai đoạn 2010 ­ 2012. Bằng cách thu   thập, xử  lývà phân tích, so sánh số  liệu của công ty theo hàng dọc (phân   tích, so sánh cơ  cấu, tỷ  trọng), và hàng ngang (phân tích về  tốc độ  tăng  hoặc giảm). Để  có thể  tìm ra được các yếu tố  có  ảnh hưởng tốt, yếu tố  nào  ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời dựa   vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế trong và ngoài công ty,   để có thể đưa ra các nguyên nhân từ  đó đề  ra các giải pháp nâng cao hiêu   quả hoạt động sản xuất kinh doanh.         Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình thảo luận và biên soạn, bài tiểu   luận này chắc chắn vẫn còn nhiều sơ  sót. Mong Cô và các bạn đóng góp thêm ý   kiến quý giá để nhóm hoàn chỉnh hơn bài làm của mình Chân thành cảm ơn! Thân Cửu Nghĩa, Tháng 4 năm 2014
  6.  CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA        2.1. Giới thiệu chung:        Công ty Cổ  phần Thép Pomina là một công ty hoạt động trong lĩnh vực  sản xuất sắt thép gang; tái chế phế liệu kim loại; kinh doanh các sản phẩm từ  thép. Ngày 17 tháng 07 năm 2008, Công ty được Sở  Kế  Hoạch Và Đầu Tư  tỉnh Bình Dương cấp giấy phép Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty  cổ phần số 4603000570, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam. ­   Tên   giao   dịch   đầy   đủ   bằng   Tiếng   Việt:   CÔNG   TY   CỔ   PHẦN   THÉP   POMINA ­ Tên giao dịch đối ngoại: POMINA STEEL CORPORATION. ­ Tên giao dịch viết tắt: CÔNG TY THÉP POMINA. ­ Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất các sản phẩm từ thép, gang, kim loại, các sản  phẩm từ phế liệu. ­ Trụ sở giao dịch của công ty: + Địa chỉ: đường 27, KCN sóng thần II, dĩ an, bình dương. + Điện thoại: 0650­3710 051­ 3710052  + Fax:0650 – 3740 862 + Email: pominasteel@hcm.vnn.vn + Website: www.pomina­steel.com
  7. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 ­ Vốn điều lệ hiện tại (thực góp): 1.630.000.000.000 đồng (một ngàn sáu trăm  ba mươi tỷ đồng).             Năm 1999, nhà máy cán thép POMINA Bình Dương được thành lập,  với công nghệ  hiện đại bậc nhất thế  giới về  sản xuất thép của Ý và Đức.  Thương hiệu POMINA đã trở  thành biểu tượng của chất lượng hàng đầu  trong lĩnh vực thép của Việt Nam, đồng thời tạo được sự  uy tín và sự  tin  tưởng tuyệt đối với khách hàng.         Năm 2002, POMINA có khả năng cung cấp cho thị trường 600.000 tấn   thép cán/năm.         Năm 2005, POMINA đầu tư vào khu công nghiệp Phú Mỹ, với nhà máy  luyện phôi công suất 500.000 ngàn tấn luyện/ năm, đây là nhà máy đầu tiên  tại Việt Nam và cũng là nhà máy thứ  20 trên thế  giới trang bị  công nghệ  Consteelcông nghệ hiện đại bậc nhất thế giới của Đức.              Năm  2007, tổng công suất của nhà máy POMINA đạt 500.000 tấn  luyện/năm và 600.000 tấn cán/năm.       Tháng 6/2009, POMINA tiếp tục hoàn thành nhà máy         Thành lập vào năm 1999, POMINA hiện nay là một chuỗi ba nhà máy   luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn  thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi. POMINA là nhà sản xuất thép xây dựng  lớn nhất Việt Nam, riêng nhà máy luyện công suất 1 triệu tấn/ năm là nhà  máy luyện phôi có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Nhà máy POMINA 3 đang   tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 với công suất 1 triệu tấn thép mỗi năm, nâng   công suất cán của toàn hệ thống lên 2,1 triệu tấn thép xây dựng/ năm.
  8.        Với mục tiêu mang lại những sản phẩm là “cốt lõi sự  sống”, POMINA  luôn là nhà sản xuất tiên phong trong việc đầu tư  vào các dây chuyền, công  nghệ  sản xuất hiện đại nhất thế  giới từ  các nhà cung cấp thiết bị  sản xuất   hàng đầu như Techint, Tenova, SMS Concast, Siemens – VAI. POMINA là nhà  máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống nạp liệu liên tục ngang thân lò  Consteel® ­ một hệ  thống sản xuất thân thiện với môi trường, mức tự  động  hóa cao, đảm bảo an toàn trong sản xuất và tiết kiệm nhiên liệu. Với sự đầu   tư  đồng bộ, POMINA tự  hào mang lại những sản phẩm thép chất lượng  ổn  định, an toàn và bền vững. Ngay từ nguồn phôi nguyên liệu trước khi đưa vào cán đều phải qua công  đoạn kiểm định chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm. Quá trình  kiểm định nguyên liệu nghiêm ngặt cùng với công nghệ luyện cán thép hiện  đại của POMINA đã cho ra những sản phẩm có ưu điểm vượt trội về cường  độ chịu lực, độ bền, phù hợp với các công trình xây dựng công nghiệp và dân  dụng.            Ngoài ra, hệ thống nhà máy Pomina được trang bị hệ thống xử lý chất  thải và nước theo tiêu chuẩn tuần hoàn khép kín. Các chất thải dạng rắn sẽ  được giữ lại tại hệ thống lọc chất thải, còn nguồn nước sau khi xử lý đạt  tiêu chuẩn quy định sẽ được tái sử dụng, không thải ra môi trường. Pomina là  nhà máy thép đầu tiên tại khực phía Nam có chứng nhận bảo vệ môi trường  ISO 14001: 2004. 2.2. Bộ máy làm việc của công ty:
  9. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 1.3. Phân tích ma trận SWOT: ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU ­ Thương hiệu thép có uy tín. ­   Từ   nay   đến   Quý   3/2011,   khi   Thép  ­   Mạng   lưới   phân   phối   sản   phẩm,  Thép Việt đã đưa thêm một nhà máy  dịch vụ rộng khắp: bao gồm 07 Tổng  cán   đi   vào   hoạt   động   (07/2009)   với  đại lý và hơn 800 đại lý cấp II. Chi  công suất 500.000 tấn/ năm, thì công  phí   sản   xuất   thấp   nhờ   vào   quy   mô  suất luyện của Nhà máy Thép Thép  công suất lớn. Việt chỉ  mới đáp  ứng 45% công suất  ­ Công nghệ  sản xuất hiện  đại, giá  cán của toàn Pomina, do đó Công ty  thành cạnh tranh. vẫn còn phải nhập nguyên liệu sản  ­   Chủ   động   nguồn   nguyên   liệu   sản  xuất   trong   khi   Nhà   máy   luyện   phôi  xuất nhờ vào Nhà máy luyện phôi của  thép   chưa   đi   vào   hoạt   động.   (Điều  Thép   Thép   Việt   công   suất   500.000  này sẽ  không còn khi nhà máy luyện  tấn/ năm hoạt động từ tháng 10/2007. phôi đi vào hoạt động). ­   Hơn   nữa,   Pomina   đang   trong   quá  trình xây dựng và lắp đặt thêm 1 nhà  máy có công suất 1 triệu tấn luyện và  0.5 triệu tấn cán, công suất  khi nhà  máy đi vào hoạt động: 1.5 triệu tấn  cán và 1.6 triệu tấn luyện  trở thành 
  10. Công   ty   có   công   suất   sản   xuất   lớn  nhất Việt Nam và Đông Nam Á. ­ Kế hoạch đầu tư dự án nói trên của  Pomina là nhằm tham gia vào chuỗi  giá   trị   gia   tăng   toàn   cầu   của   ngành  thép. Theo đó, các doanh nghiệp sản  xuất thép được khuyến khích đầu tư  ngay tại nguồn để  tạo nguồn nguyên  liệu   ổn   đinh,  tiết   kiệm   ngoại   tệ   từ  việc giảm nhập khẩu phôi thép. ­   Hệ   thống   quản   lý:   SAP   toàn   hệ  thống tất cả các nghiệp vụ. ­   Đội   ngũ   ban   lãnh   đạo   và   cán   bộ  công   nhân   viên   nhiều   kinh   nghiệm  trong   ngành,   chuyên   nghiệp   và   luôn  được đào tạo liên tục. CƠ HỘI THÁCH THỨC ­ Kinh tế  thế  giới  có  nhiều chuyển  ­ Nhu cầu ngành thép là khó dự đoán,  biến   tích   cực,   được   dự   báo   là   đã  phụ  thuộc vào sức khỏe nền kinh tế.  chạm đáy khủng hoảng, làm tăng nhu  Khi kinh tế  đi xuống, tình trạng dư  cầu cho ngành thép. thừa thép xảy ra. ­ Nền kinh tế  Việt Nam  đang nhận  ­   Tuy   nhiên,   trong   giai   đoạn   khủng  được nhiều sự  quan tâm từ  phía nhà  hoảng   vừa   qua,   với   nguồn   vốn   lưu   đầu tư  nước ngoài, đây chính là yếu  động sẵn có, Pomina vẫn duy trì hoạt  tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm  động khá tốt, và còn có thể  tận dụng  thép trong thời gian tới. được thời cơ  mà khủng hoảng mang  ­ Chính sách kích cầu của Chính Phủ  lại (đầu tư  nhà máy mới ngay  ở  thời   Việt Nam và giá cả  tương đối thấp  điểm này để  tranh thủ nguồn vốn giá  vào thời điểm hiện tại của Vật liệu  rẻ, mua sắm máy móc, thiết bị với giá  Xây dựng đã kích thích các nhà đầu tư  thấp và đón trước cơ  hội thị  trường  nhanh chóng triển khai dự án. xây dựng sẽ  phục hồi mạnh sau vài  ­ Hiện nay việt nam phải nhập gần  năm nữa). 50%   lượng   phôi   cho   hoạt   động   cán    Như   vậy,   với   tiềm   lực   tài   chính  thép   thì   tiềm   năng   cho   các   doanh  mạnh,   nguy   cơ   khi   nền   kinh   tế   đi  nghiệp đầu tư  vào ngành thép là rất  xuống   không   ảnh   hưởng   nghiêm  lớn. trọng đến hoạt động Công ty. CHƯƠNG 2 
  11. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY   CỔ PHẦN THÉP POMINA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2011 Dưới đây là phân tích các bảng báo cáo tài chính (bao gồm: bảng cân đối kế  toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) và các tỷ  số  tài chính của   công ty trong giai đoạn: 2010 – 2011. Thông qua đó, phản ánh được thực trạng  hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian phân tích. 2.1. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ  giữa các khoản mục  trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:         2.1.1. Tiến trình phân tích: 2.1.1.1. Phân tich theo phương pháp so sánh ngang: ́ Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu trong   doanh thu thuần Năm 2010 so với năm 2011: ­ Doanh thu thuần về  bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng 7,13%, tương  ứng  tăng 799.711 triệu đồng; ­ Giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng 9,52%, tương ứng tăng 937.556  triệu đồng; ­ Lợi nhuận gộp về  bán hàng và cung cấp dịch vụ: giảm  10,71%, tương  ứng  giảm 145.077 triệu đồng;
  12. ­ Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp: tăng 56,14%, tương ứng tăng 36.821  triệu đồng; ­ Tổng lợi nhuận trước thuế: giảm   37,28%, tương  ứng giảm 255.183 triệu  đồng; ­ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm  38,52%, tương  ứng giảm  254.231 triệu đồng. Nhận xét và phân tích nguyên nhân:         Đi sâu vào phân tíchbảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên, cho  thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  tăng, nhưng giá vốn,   cùng với các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng làm  cho lợi nhuận trước thuế  lẫn sau thuế  thu nhập doanh nghiệp của công ty   giảm.   Giá vốn hàng bán tăng do các nguyên nhân chủ  yếu sau:  năm 2010 và  2011, công ty đã đi vào sản xuất  ổn định với sản lượng tăng hằng năm khiến   cho chi phí về  nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí về  nhân công trực tiếp,…   tăng theo. Để  có thể  phân tích cụ  thể  hơn nguyên nhân của sự  gia tăng này,  chúng ta sẽ đi vào phân tích từng chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT):           Nguyên vật liệu là yếu tố  đầu vào quan trọng nhất của giá vốn hàng   bán và. Vì vậy, nếu CP NVL TT tăng mạnh sẽ  tác động đến sự gia tăng của   giá vốn hàng bán.           Khi nguồn cung nguyên vật liệu bị lệ thuộc quá nhiều vào bên ngoài thì   cũng sẽ   ảnh hưởng đến chi phí. Mà nguyên vật liệu dùng để  sản xuất thép  của công ty phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và  một số đối tác Châu Âu nên chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu từ xa cao. Một 
  13. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 nguyên nhân cụ  thể, là các doanh nghiệp Trung Quốc dùng biện pháp kinh   doanh rất khôn khéo. Bằng việc bán cho các doanh nghiệp Việt Nam nguyên   liệu phôi ở mức giá “trên trời”  thì lại tự sản xuất ra các loại thép có mức giá  thấp nhất. Cho dù đắn đo như  thế  nào, thì các doanh nghiệp sản xuất thép  trong nước cũng khó có lựa chọn nào khác, bởi vì phôi thép là nguyên liệu chủ  yếu để  sản xuất thép hàng hoá, công ty cũng bị   ảnh hưởng bởi việc kinh   doanh khôn khéo này từ  phía các đối tác Trung Quốc. Hơn nữa, trong những  năm gần đây, công ty mở rộng sản xuất, nên công suất hoạt động tăng lên. Do  đó, chi phí nguyên vật liệu tăng lên là một điều tất yếu. Mặt khác, giá mua   nguyên vật liệu tăng còn có một nguyên nhân, một phần là giá dầu mỏ  tăng   cao trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, cộng  với lạm phát,  ảnh hưởng xấu của tỷ  giá hối đoái, kinh tế  thế  giới bất  ổn,..  đây là những yếu tố cơ bản khiến giá nguyên vật liệu tăng cao.  Chi phí nhân công trực tiếp:          Chi phí nhân công trực tiếp cũng ảnh hưởng lớn trong việc giá vốn hàng  bán tăng, nguồn chi phí này gia tăng chủ yếu là do hai nguyên nhân:  Quy mô sản xuất mở rộng, đòi hỏi phải tăng số luợng công nhân trực tiếp   sản xuất để đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Trong giai đoạn này, công ty   cần một lượng công nhân mới vào sản xuất để  đáp  ứng đủ  công suất chỉ  tiêu.   Công ty thực hiện chính sách nâng lương qua từng năm và thực hiện đầy đủ  các chế  độ  chính sách, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí  công đoàn,…. Đồng thời công ty còn tổ  chức khám sức khỏe định kỳ  cho  toàn bộ 100%  công nhân viên, cán bộ trong toàn công ty.
  14.   Các nguyên nhân trên dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp đã gia tăng  trong giai đoạn này. Chi phí sản xuất chung:          Trong cơ cấu giá vốn hàng bán, thì chi phí sản xuất chung thường chiếm  tỉ  trọng nhỏ  nhất, nhưng cũng  ảnh hưởng không nhỏ  đến việc tăng giá vốn  hàng bán. Trong chi phí sản xuất chung thì có hai chi phí chính là chi phí khấu  hao và chi phí dịch vụ mua ngoài. Trong giai đoạn vừa qua, khi mà quy mô sản   xuất kinh doanh của công ty gia tăng với việc nhà máy luyện phôi thép mới   chuẩn bị  đi vào hoạt động, thì chi phí khấu hao sẽ  tăng cao, và để  phục vụ  nhu cầu sản xuất thì dịch vụ  mua ngoài cũng tăng theo. Cụ  thể, công ty sử  dụng các loại máy móc hiện đại, nên cũng đòi hỏi phải đầu tư, trang bị thêm   một số  thiết bị  phụ  kiện, máy móc bổ  trợ  và chi phí vận hành, sửa chữa để  những máy móc này đạt hiệu quả tối đa. Mặt khác, các loại máy móc, thiết bị  này đều được nhập khẩu ở nước ngoài nên giá mua rất cao. Hai nguyên nhân  này làm cho chi phí mua ngoài tăng cao, đồng thời cũng làm gia tăng chi phí   khấu hao hàng năm, dẫn tới sự gia tăng của chi phí sản xuất chung và giá vốn.  ́ ̉ ́ ̣  Chi phi ban hang và chi phi quan ly doanh nghiêp: ́ ́ ̀           Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là chi phí rất quan trọng, nó   phản ánh tình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay không, chi   phí này bao gồm các chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương, các  khoản dự  phòng,…Qua bảng trên cho thấy, tốc độ  tăng trưởng của loại chi   phí này có tăng. Cũng giống như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí  quản lý doanh nghiệp tăng do trong giai đoạn này công ty đang  ở  giai đoạn  cuối để đưa nhà máy mới vào vận hành sản xuất và mở rộng kinh doanh, nên   công ty cần phải đầu tư thêm các chi phí kèm theo để phục vụ quản lý, phục  vụ bán hàng. Một khi quy mô mở rộng, thì mạng lưới tiêu thụ, chi nhánh của  
  15. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 công ty cần phải mở  rộng thêm để  đảm bảo hàng bán ra được tiêu thụ   ổn  định. Do đó, chi phí bán hàng cũng tăng theo.  Từ phân tích các nguyên nhân trên, có thể  thấy rằng các loại chi phí đang   gia tăng mạnh, làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  tuy có tăng,  nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm đáng kể.   2.1.1.2. Phân tich theo phương pháp so sánh dọc: ́         Tỉ trọng các chỉ tiêu trong doanh thu thuần bán hàng và dịch cụ cung cấp   dịch vụ như sau: ­ Tỷ  trọng lợi nhuận gộp về  bán hàng và cung cấp dịch vụ  chiếm 10,09%,   giảm 7,38%. Nguyên nhân là do, tỷ  trọng   giá vốn hàng bán tăng 1,62% và  chiếm đến 89,91% trong cơ cấu doanh thu thuần; ­ Tỷ  trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ  trọng   nhỏ nhưng tăng lần lượt là: 0,08%, 5,36%; ­ Tỷ trọng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 9,23%, giảm   7,65%.  Nhận xét và phân tích nguyên nhân:          Cũng giống như phần trên, nếu so sánh về  tốc độ  tăng trưởng của các   chỉ tiêu, thì  các mức doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động của công ty đều  giảm so với năm trước.  Ở  phần so sánh này, khi so sánh về  kết cấu trong  doanh thu bán hàng và dịch vụ cung cấp thì các phần lợi nhuận có được của  công ty có sự biến động giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do, tỷ  trọng  của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  giảm cùng với tỷ  trọng  
  16. của giá vốn hàng bán tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng, kéo theo   đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống. 2.1.2. Giải phápchung:           Thông qua việc phân tích các nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm  ở  trên, có thể nhận thấy rằng, công ty rất cần thiết phải thực hiện các giải pháp  để   ổn định nguồn thu, qua đó  ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh của   mình. Đồng thời khắc phục sự  gia tăng nhanh của giá vốn hàng bán, chi phí  quản lý, chi phí bán hàng để tiết kiệm chi phí ở mức hợp lý. Dưới đây là một   số giải pháp chủ yếu cần tập trung:           Thứ nhất, Công ty nên tiếp tục phát huy những mặt tích cực trong việc  bán hàng và cung cấp dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải   áp dụng các biện pháp như:   Không ngừng đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị, nắm bắt nhu cầu thị  trường xây dựng, bất động sản, giới thiệu quảng bá thương hiệu cũng như  những loại sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng và các nhà phân  phối, đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó, công ty nên tích cực  tham gia các hội thảo, triển lãm, hội nghị  chuyên đề  giới thiệu về  các sản  phẩm của mình. Thông qua đó các sản phẩm chủ  lực của công ty như  các   loại thép, sắt, gang và kim loại tái chế... được giới thiệu và quảng bá rộng  rãi đến các khách hàng và nhà phân phối. Mục đích chủ yếu là tạo nên uy tín  thương hiệu đối với các đơn vị đối tác, khách hàng thân thiết.   Hoàn thiện kênh phân phối trong và ngoài nước. Đặc biệt, các đại lý  vật liệu xây dựng nhỏ  lẻ  đều là những kênh phân phối trực tiếp, nên cần  phải xác định đây vừa là nhà hàng hoá, vừa là hình ảnh của công ty. Nên cần   thiết phải tặng các bảng hiệu quảng cáo có hình ảnh của công ty, tặng quà,  trích hoa hồng ở mức  ưu đãi cho các đại lý đã tạo sự an tâm cho các đối tác 
  17. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 này kinh doanh các sản phẩm của công ty. Tất cả đã tạo ra sự thuận tiện cho   việc phân phối, quảng bá, và giới thiệu sản phẩm của công ty.   Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không   ngừng được mở rộng. Công ty xây dựng nhà máy luyện phôi thép với công  suất 1 triệu tấn phôi và cán 0,5 triệu tấn thép xây dựng. Do đó, việc hàng  hoá của công ty có bán chạy hay không cũng có sự   ảnh hưởng rất lớn  ở  chất lượng của nó. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có giải pháp   nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để hàng bán ra vừa ít được trả lại   làm ảnh hưởng đến doanh thu, vừa tạo sự tin tưởng ở những nhà thầu.      Thứ hai, để hạ giá thành sản phẩm, giảm giá vốn hàng bán, tiết kiệm   chi phí ở mức hợp lý và sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư, cần phải áp   dụng đồng bộ các giải pháp:  Chủ  động tìm mua nguyên vật liệu để  sản xuất thép, gang và các phế  liệu để tái chế  sản phẩm giá rẻ. Với nguồn lực tài chính mạnh của mình,   công ty có thể  mua với số  lượng lớn những nguyên vật liệu này ở  những   nơi cung cấp gần để hạn chế chi phí vận chuyển, giá cả hợp lý. Đặc biệt,   nên chọn mua  ở  những nơi có uy tín, cung cấp nguyên vật liệu đồng bộ.   Mặt khác, công ty cần có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu linh hoạt, phù  hợp với tình hình biến động của giá cả theo hướng có lợi nhất cho mình;  Về việc đầu tư máy móc thiết bị: cần chú trọng ở khâu đầu tư ban đầu.  Vì để sản xuất thép có chất lượng dẫn đầu thị trường và cạnh tranh được  với các sản phẩm cùng loại, công ty cần phải trang bị cho mình những loại  máy móc, thiết bị tiên tiến trên thế giới là điều tất yếu. Do đó, khi mua máy  móc thiết bị cần phải tính toán đến tính hiệu quả, tính hợp lý và công suất   tối đa mà các loại máy móc này đạt được, để chọn những loại máy móc có 
  18. tuổi thọ  và hiệu quả  tối  ưu. Đồng thời cũng phải chú trọng công tác bảo  trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, để  chúng có thể  vận hành tốt tạo ra các  sản phẩm có chất lượng cao nhất có thể;  Về công tác tuyển chọn người lao động, nhân công ở các bộ phận: ở bộ  phận quản lý cần đầu tư tuyển chọn lao động có hàm lượng chất xám cao,  trình độ  chuyên sâu, đáp ứng tốt với công tác quản lý đặc thù của công ty.   Đặc biệt,  ở bộ phận này, có thể  áp dụng tốt mô hình một người làm việc  bằng hai người để  tiết kiệm chi phí lương nếu như  những người được  tuyển chọn đáp  ứng tốt các tiêu chuẩn của công ty.  Ở  bộ  phận trực sản   xuất  và công nhân lao động ở  các nhà máy, thì cần tuyển dụng những lao   động có trình độ tay nghề cao, có năng lực và có sức khoẻ tốt để có thể làm  việc được trong môi trường nặng nhọc trong nhà máy.  Ở  bộ  phận bán  hàng, cần chọn lựa những người mối quan hệ  rộng và kỹ  năng bán hàng  giỏi để  đáp  ứng tốt về  đầu ra cho sản phẩm, đáp ứng kế  hoạch mở  rộng   thị  trường của công ty (do mở  rộng việc sản xuất  ở  các nhà máy). Bên  cạnh đó, công ty cũng phải chú ý đến công tác chi trả lương, thưởng, phúc  lợi cho người công nhân và việc khuyến khích người lao động có điều kiện  nâng cao trình độ  chuyên môn của mình để  có thể   ổn định cuộc sống, an  tâm làm việc với tinh thần hăng hái.  Cần xây dựng quy trình sản xuất thuận tiện, phù hợp để tiết kiệm thời  gian sản xuất sản phẩm. Mặt khác, cần phải kiểm soát tốt quá trình đầu  tư, sử dụng vốn và thực hiện đánh giá hiệu quả  của các khoản đầu tư  để  qua đó có cơ sở cho việc đầu tư sản xuất ở các giai đoạn sau.
  19. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép POMINA, giai đoạn  từ năm 2010 đến năm 2012 2.2. Phân tích tình hình biến động và mối liên hệ  giữa các khoản mục   trong bảng cân đối kế toán:        2.2.1. Tiến trình phân tích: 2.2.1.1. Phân tích theo phương pháp so sánh ngang: Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán bao gồm: Phần tài sản: Tổng tài sản tăng 1.009.138 triệu đồng, tương ứng với tăng 13,17%. Cụ thể: Tổng tài sản ngắn hạn giảm   736.447triệu đồng, tương  ứng giảm  12,99%.  Mức giảm này chủ yếu do:  Tiền và các khoản tương đương tiền: giảm  569.599 triệu đồng, tương  ứng giảm 71,07%;  Các khoản phải thu: giảm 210.641 triệu đồng, tương ứng giảm 8,97%;  Tài   sản   ngắn   hạn   khác:  giảm  17.878   triệu   đồng,   tương   ứng   giảm  36,00%;  Chỉ  có hàng tồn kho là tăng, với mức tăng 61.671 triệu đồng, tương  ứng  tăng 2,5%. Tổng tài sản dài hạn tăng 1.745.585 triệu đồng, tương ứng tăng 87,48%.  Mức tăng như vậy do:
  20.  Các   khoản   đầu   tư   tài   chính   dài   hạn:   tăng   với   tốc   độ   cao   nhất,  tăng  346,97%, tương ứng tăng 44.277 triệu đồng;  Các chỉ  tiêu còn lại đều tăng. Chẳng hạn như: tài sản cố  định và tài sản  dài   hạn   khác  tăng   lần   lượt   với   tốc   độ:  93,34%   (tương   ứng   tăng  1.698.246 triệu đồng) và 1,88% (tương ứng tăng 3.061 triệu đồng). Phần nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng  1.009.138 triệu đồng (tương đương tăng 13,17%).  Trong đó: Nợ  phải trả  tăng  975.057 triệu đồng, tương  ứng tăng 20,16%. Trong đó, nợ  ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng lần lượt là: 5,38% (tương ứng tăng 217.946  triệu đồng) và 96,16% (tương ứng tăng 757.111 triệu đồng). Phần còn lại trong tổng nguồn vốn cũng tăng, nhưng với mức tăng nhỏ  hơn.   Cụ thể, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1,2% (tương ứng tăng  33.973 triệu đồng)  và Lợi ích của cổ đông thiểu số tăng 1,85% (tương ứng tăng 108 triệu đồng).  Nhận xét và phân tích nguyên nhân:              Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty trong giai  đoạn 2010 – 2011, tăng với tốc độ  khá cao. Tất cả  cho thấy, trong thời gian   qua, công ty đang tiến hàng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Thông qua  các khoản đầu tư  đầu tư  dài hạn, đầu tư  vào tài sản cố  định với giá trị  cao,  giúp công ty thực hiện hiệu quả hơn trong việc bổ sung nguồn tài trợ cho các  hoạt động như: nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, cùng với   nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật. Từ đó góp phần tạo uy tín cho công ty  và gia tăng chất lượng sản phẩm bán ra.             Mặt khác, các khoản nợ  dài hạn và nợ  ngắn hạn trong thời gian qua   tăng với giá trị  cũng khá cao ( tăng 975.057 triệu đồng), cho thấy công ty sử 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2