intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thất thoát hư hỏng đối với lúa giống và lương thực sau thu hoạch và giải pháp giảm nhẹ: Phần 2

Chia sẻ: Hocuong Hocuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thất thoát hư hỏng đối với lúa giống và lương thực sau thu hoạch và giải pháp giảm nhẹ: Phần 2 trình bày về thực trạng công nghệ và những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sấy giống, lương thực và giải pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thất thoát hư hỏng đối với lúa giống và lương thực sau thu hoạch và giải pháp giảm nhẹ: Phần 2

  1. THẤT THOÁT HƯ HỎNG ĐỐI VỚI LÚA GIỐNG VÀ LƯƠNG THỰC SAU THU HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ --------------- PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN TRONG QUÁ TRÌNH SẤY GIỐNG, LƯƠNG THỰC VÀ GIẢI PHÁP 1. DẪN NHẬP Sản lượng lúa của ĐBSCL liên tục tăng từ 4,2 triệu tấn vào năm 1975 lên đến hơn 17,4 triệu tấn vào năm 2000 và 21 triệu tấn năm 2010, vựa lúa này đã tăng sản lượng đến 05 lần (so với mới giải phóng). Tuy nhiên, theo thống kê ở ĐBSCL, vụ lúa hè thu năm 2011 đã gieo sạ 1,6 triệu ha lúa, đến nay đã thu hoạch hơn 210.000ha, năng suất thu hoạch bình quân đạt 5 tấn/ha, số lượng lúa gạo hao hụt sau thu hoạch bình quân 13,7%, cá biệt có nơi lên đến 20% do mưa dầm. Đến thời điểm hiện nay, toàn vùng ĐBSCL đã trang bị được hơn 6.435 máy sấy các loại, tương đương hơn 9.220 lò quy chuẩn loại SH4 4 tấn/mẻ đang sử dụng, chỉ sấy được khoảng 31% sản lượng lúa hè thu; trong đó, Kiên Giang có hơn 1.700 lò; An Giang hơn 1.464 lò; Cần Thơ hơn 1.200 lò; Hậu Giang, Sóc Trăng mỗi tỉnh có trên 800 lò, Cà Mau, Bến Tre mỗi tỉnh hơn 40 lò... Cứ mỗi vụ hè thu, ĐBSCL lại hao hụt 13,7% của 8 triệu tấn lúa, thì có gần 110.000 tấn lúa bị thất thoát, tương đương 660 tỷ đồng, do phơi sấy không kịp. Mưa nhiều ở vụ hè thu dẫn đến chuyện hao hụt, chất lượng gạo xấu. Hiện tượng lúa mọc mộng gần 3 - 4 cm, ẩm vàng trên khắp các sân phơi trong những năm 1997, 1998, 1999 ở các huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ), Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú (An Giang), Trà ôn (Vĩnh Long)... là một quá khứ đau buồn làm nông dân không thể nào quên. Các địa phương có diện tích trồng lúa lớn ở ĐBSCL như An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, thành phố Cần Thơ... vào thời điểm này nhìn bà con nông dân xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt sấy lúa mới thấy được giá trị của lò sấy. Nhiều đợt thu hoạch trong vụ Hè Thu, đang cắt lúa lại gặp trời áp thấp nhiệt đới mưa dầm hơn 3 ngày. Lúa vào bao vác lên bờ, đi tới đâu nước tuôn ra đến đó. Phải mang đến lò sấy, chờ thêm hơn 2 ngày mới tới lượt sấy, mở bao ra lúa đã lên mộng trắng đầy. Tại Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho ĐBSCL diễn ra tại thành phố Cần Thơ vào ngày 30/6/2011. Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổn thất sau thu hoạch lúa tại ĐBSCL lên đến 635 triệu USD/năm. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa hiện nay còn khá cao, trong đó cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%; thu hoạch 3%; xay xát 3%; bảo quản 2,6%; vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Những thiệt hại về chất cũng rất lớn, chưa được xem xét hết. Cụ thể như chất lượng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc cấp thấp chiếm đa số, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan và Mỹ từ 80 - 100 USD/tấn (trích nguồn: Báo Đảng CSVN số thứ 4 ngày 6 tháng 7 năm 2011). Trong khi đó đối với lúa giống, việc sản xuất và thu hoạch thường được nhưng nhà hoạch định chuẩn bị trước công tác sau thu hoạch bao gồm đầu tư trang bị các hệ thống sấy, phân loại làm sạch và đóng gói như một phần tất yếu trong công tác sản xuất giống. Tuy nhiên trong xu thế chung của toàn vùng nói riêng và toàn quốc nói chung, công nghệ sấy, chế biến thường có khác biệt tương đối rõ giữa hai nhóm giống và lương thực, từ đó đòi hỏi phải có thiết bị riêng cho nhóm giống. Tuy nhiên do sản lượng giống ở những năm trước 2010 không quá lớn nên chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo các nhà thiết kế chế tạo máy riêng cho ngành giống nên ở vào công đoạn giữa hai nhóm ngành thường dùng chung thiết bị như máy sấy nhưng chính điều này làm cho chất
  2. lượng lúa giống luôn tiềm ẩm nhiều rủi ro trong công tác bảo quản và chất lượng hạt giống không cao cũng như tỷ lệ thất thoát khá cao. 2. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG NGHỆ Như đã nêu trên, hiện tại có đến 95-98% tổng sản lượng lúa kể cả lúa lượng thực và lúa giống tại ĐBSCL được sấy khô sau khi thu hoạch thông qua các máy sấy được trang bị trong toàn vùng, trong đó đa phần là máy sấy Vỉ ngang theo mẫu của Philippin được ĐHNL chép mẫu và thiết kế lại rồi được các nhà thiết kế chế tạo Việt Nam cải tiến và cơ giới hóa dần, chỉ một phần sản lượng lúa lương thực được sấy trên các hệ thống sấy tháp hiện đại được các Nhà xuất khẩu gạo hàng đầu đầu tư mua sắm. Đối với những cá nhân và đơn vị đã từng lắp đặt và vận hành các máy sấy tỉnh sẽ hiểu rõ vì sao ở giai đoạn đầu máy sấy vỉ ngang phát triển rất chậm ở ĐBSCL. Có thể nêu ra những hạn chế về công nghệ và giá thành sản phẩm sau sấy như sau: - Giai đoạn đầu từ những năm 1992-2000 đa số các máy sấy vỉ ngang đều có công suất không quá 10 tấn/mẻ, chủ yếu sử dụng động cơ diesel để kéo quạt chính nên áp suất và lưu lượng quạt không ổn định do đó chênh lệch ẩm giữa các lớp trên và dưới, giữa các vùng trên bin sấy là khá cao nên buộc các nhà sản xuất thường khuyến cáo chủ đầu tư phải đảo trộn ở giữa giai đoạn sấy nhằm giảm bớt chênh lệch ẩm giữa các lớp vật liệu sấy, chính đều này đã làm tăng chi phí sấy, ngoài ra việc đảo trộn và vô ra sấy tốn khá nhiều công lao động và công nhân phải làm việc rất vất vã, từ đó khiến chủ đầu tư e ngại và làm chậm tốc độ phát triển máy sấy trên toàn vùng trong giai đoạn đó. - Giai đoạn sau những năm 2000 đến nay, ở giai đoạn này sản lượng lương thực ở ĐBSCL tăng vọt, kéo theo nhu cầu máy sấy tăng cao chưa từng thấy, tuy nhiên máy sấy chủ đạo trong giai đoạn này cũng đa phần là máy sấy vỉ ngang và một phần là máy sấy tháp. Hình 1: Hệ thống sấy tháp kết hợp sấy tầng sôi giải đoạn những năm 2000-2010 + Máy sấy Tháp: Do những hạn chế về công nghệ và tính chất của nguyên liệu sấy như ẩm độ nguyên liệu sấy quá cao, thu hoạch gặp mưa bão kéo dài nên máy sấy tháp ngày càng tục hậu do nguyên liệu bếch chặt vào thành bin khiến dòng chảy bị tắc nghẽn từ đó lúa sấy không đều và mọc mầm hoặc thối rữa ngay trong quá trình sấy, hạn chế tiếp theo của các máy sấy tháp lớn trong giai đoạn đầu là năng suất sấy lớn trong khi lúa nguyên liệu thu hoạch không đồng bộ và thu nhiều ngày khiến cho máy sấy tháp không thể sấy khi khối lượng sấy quá nhỏ hoặc không đạt công suất thiết kế. 2
  3. Tăng %Nứt Tăng %Nứt Giống lúa Nhiệt độ sấy, oC Ẩm độ Đầu--Cuối Không ủ Có Ủ 65 18--12,5 51,0 21,7 65 14--12,5 4,7 1,5 CL XL745 45 18--12,5 37,7 17,5 45 14--12,5 5,9 4,1 65 18--12,5 17,0 6,8 65 14--12,5 2,5 1,1 Diamond 45 18--12,5 8,7 3,0 45 14--12,5 1,3 0,9 Bảng 1: Ảnh hưởng của công đoạn sấy-ủ đến độ giảm ẩm và tỷ lệ bể vở hạt (Trích bản tin Cơ Khí và Công nghệ Nông Nghiệp do ĐHNL thực hiện) Ngoài ra, khi sấy tháp nhiệt độ sấy thường rất cao nên tỷ lệ hạt bị rạn gẫy thường lớn hơn 10% làm cho tỷ lệ thu hồi gạo nguyên giảm thảm hại, chất lượng gạo không cao nên khó xuất khẩu vào các thị trường cao cấp. Tỉ lệ Tỉ lệ Tỷ lệ sau Ngày nhập sấy Sau sấy (phơi) dập vỏ gạo sấy/hạt Trước sấy (phơi) (%) (%) tươi (%) Tên TT giống Tạp Rạn Rạn Tổng Thời Ẩm độ KL ra Ẩm độ Ngày nhập KL nhập chất Gãy Gãy gian sấy sấy (kg) (giờ) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 28/11/19 87.45 30,191 24.9 3.6 4.0 24,840 9.7 11.0 82.28 28/11/19 89.20 29,980 24.2 3.3 4,15 25,041 9.5 12.0 83.53 1 Lài Cam 1.7 1.6 28/11/19 89.20 30,662 24.6 3.4 4,35 24,547 9.8 11.0 80.06 29/11/19 74.00 29,704 24.5 3.4 4,55 25,302 9.7 11.0 85.18 1/12/19 39.00 29,767 26.2 6.3 1,0 24,957 13.9 3,0 83.84 2/12/19 32.10 29,433 26.2 4.1 1,0 25,575 13.9 3,0 1,7 0,3 86.89 2/12/19 32.00 29,482 26.3 4.1 2,0 25,485 14.0 4,0 86.44 2 RVT 06/12/19 31.40 28,621 26.1 6.0 1.0 24,709 13.9 3.0 86.33 6/12/19 31.00 28,512 25.7 5.3 1.0 24,685 13.9 3.0 2.0 0,5 86.58 6/12/19 34.00 27,284 25.5 4.5 1.0 23,452 13.9 3.0 85.96 TỔNG 293,636 248,593 84.66 Bảng 2: Tỷ lệ hạt rạn gẫy, bong võ, dập hạt và tỷ lệ thu hồi khô/tươi của 2 giống lúa sấy trên máy sấy tháp hiện đại Từ những hạn chế về kỹ thuật và công nghệ máy sấy tháp dần được các nhà đầu tư nâng cấp theo hướng dầu tư thêm máy sấy tầng sôi để khắc chế các loại nguyên liệu có ẩm độ quá cao hoặc bị ướt hẵn trong quá trình thu hoạch gặp mưa bão hoặc ngập úng, máy sấy tầng sôi đã góp phần làm giảm tỷ lệ hạt ẩm vàng và hạt mốc đen do thời gian sấy nhanh, tuy nhiên máy sấy tầng sôi không hẵn làm giải pháp tốt nhất để giúp cải thiện hiện trạng chung của hạt gạo Việt Nam, tỷ lệ hạt rạn gẫy tăng rất cao do nhiệt sấy quá lớn và nhược điểm lớn nhất của máy sấy tầng sôi là 3
  4. tiêu thụ điện năng quá nhiều, làm giảm hiệu suất và làm tăng chi phí sấy rất cao, từ đó máy sấy tầng sôi kết hợp máy sấy tháp không còn được các nhà đầu tư chú trọng khi đầu tư mới thiết bị sấy nhưng máy sấy tháp vẫn tiếp tục tồn tại và được cải tiến dần. Bảng 3: Tỷ lệ thu hồi lúa khô/ tươi N2020 của một số giống lúa xuất khẩu + Máy sấy vỉ ngang cải tiến: khác với giai đoạn đầu mới phát triển, ở giai đoạn này các máy sấy vỉ ngang được cải tiến rất nhiều với mục đích tăng năng suất sấy, tăng khả năng cơ giới hóa và giảm chi phí sấy để phù hợp với nhu cầu sấy, do máy sấy tháp có nhiều nhược điềm và do đặc điểm nguyên liệu sấy tại ĐBSCL khác biệt rất lớn so với các tỉnh phía bắc Trung bộ hoặc đồng bằng Bắc bộ nên các đơn vị xuất khẩu gạo đã được các đơn vị thiết kế tư vấn kết hợp sấy tỉnh Vỉ ngang hạ ẩm đến 20-22% sau đó sẽ chuyển sang sấy tháp sấy tiếp cho đến khô hoàn toàn đạt ẩm độ từ 12-13,5%, ưu điểm của phương án này là độ đồng đều ẩm độ của nguyên liệu sau sấy cao nhưng nhược điểm là chi phí sấy cũng rất lớn do phải sấy 2 giai đoạn và khả năng cơ giới hóa khi đó cũng chưa cao nên tốn rất nhiều công lao động, phương án này cũng mai một dần, đặc biệt là các tháp sấy bị thế chỗ bởi các máy sấy vỉ ngang có khả năng cơ giới hóa cao hơn rất nhiều, năng suất sấy lớn hơn. Cụ thể lúa nguyên liệu được đổ xá xuống ghe và được vít tải bến rút lên qua hệ thống băng tải nạp vào bin và được cang phẵng bởi hệ thống vít tải di động trên bin. Phương án cơ giới này bắt đầu phát triển từ những năm 2008 đến nay gần như hoàn thiện, nhiều nhà thiết kế còn lắp thêm các hệ thống đảo trộn lúa tự động nhằm khắc phục nhược điểm ẩm độ chênh lệch cao giữa lớp mặt và lớp đáy và giữa các vùng với nhau. Tuy nhiên, chênh lệch ẩm độ giữa các vùng trên bin sấy và giữa đáy và lớp mặt thường rất cao từ 1,8 -2,5% tùy theo chiều dày lớp liệu và không có thiết bị nào có thể cải thiện hiệu quả. Sự sai lệch ẩm làm cho lúa nguyên liệu chỉ bảo quản từ 2-4 tháng đã phát sinh mọt và tăng ẩm cục bộ, việc tăng ẩm cục bộ thường xảy ra một cách âm thầm, lặng lẻ trong các silo chứa hoặc các bồn chứa có thể tích lớn, đây chính là nguy cơ và thường gây tổn thất rất lớn cho các nhà xuất khẩu gạo, làm chất lượng gạo Việt Nam luôn ở mức thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến tỳ lệ thu hồi gạo nguyên. Song song với sự chênh lệch ẩm cao, máy sấy vỉ ngang còn tồn tại một nhược điểm rất lớn đó là bụi phát sinh trong quá trình ra và nhập sấy là rất lớn, tiêu tốn nhiều không gian kho, nhà đầu tư thường phải mất rất nhiều chi phí cho diện tích nhà xưởng mà suất đầu tư cho nhà xưởng và mặt bằng cho xây dựng thường rất cao. 4
  5. Hình 2: Một trong các máy sấy vỉ ngang hiện đại bật nhất ở ĐBSCL thời điểm 2020 Cùng với sự phát triển của máy sấy vỉ ngang, công nghệ sấy lúa giống cũng phát triển theo nhu cầu tăng trưởng của gạo xuất khẩu, trong giai đoạn đầu các máy sấy vỉ ngang cho giống cũng chỉ có năng suất sấy không cao, giao động quanh 4-12 tấn/bin, nhiều đơn vị sản xuất giống lớn phải đầu tư khá nhiều máy. Các máy sấy này chủ yếu có khả năng cơ giới hóa rất kém, hầu như tất cả đều phải làm thủ công từ khâu nhập hạt đến khi đảo trộn, trở mẻ rồi ra sấy tất cả đều do người lao động thực hiện bằng tay, ngoài ra các máy sấy loại này gần như không có hệ thống kiểm soát nhiệt sấy tự động nên chất lượng lúa giống sấy trong giai đoạn thường không nhiều và năng suất thấp do phải sấy chậm. Bảng 4: Tương quan giữa vùng sản xuất, tháng thu và tỷ lệ thu hồi của gạo Đài thơm 8 5
  6. Ở giai đoạn sau, khi các máy sấy vỉ ngang đã được cơ giới hóa hoàn chỉnh thì công nghệ sấy giống mới thật sự nhẩy vọt, trong giai đoạn này năng suất sấy tăng cao, nhiều đơn vị đã đầu tư nâng công suất sấy lên đến 300 tấn/mẻ, lắp thêm nhiều hệ thống phụ trợ như xilo tạm trữ lúa tươi, xilo chứa lúa khô có công suất 500-600 tấn, góp phần nâng tầm công nghệ sấy lúa giống lên một tầm cao mới. Tuy nhiên như đã nêu, máy sấy vỉ ngang dù đã được cơ giới hóa đến mức gần như hoàn thiện vẫn tồn tại các nhược điểm chết người, ảnh hưởng lớn và trực tiếp đế chất lượng lúa giống đó là sự chênh lệch ẩm độ giữa các vùng trên bin sấy, sự chênh lệch này càng lớn khi diện tích bin liên tục được tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng năng suất sấy, ngoài ra chênh lệch giữa các tầng đáy và mặt của nguyên liệu sấy cũng rất cao từ 1,5-2,5%, cũng giống như lúa lương thực, sự chênh lệch ẩm đã nêu là một “sát thủ” âm thầm hủy hoại chất lượng lúa giống một cách nhanh chóng, đầu tiên là mọt tấn công. Thông thường lúa giống mới thu hoạch có thể sấy và tồn trữ từ 2-3 tháng mà không phải lo mọt phát sinh nhưng do ẩm độ cao cục bộ sẽ làm cho lúa giống hư hỏng nhanh chóng và là môi trường lý tưởng để mọt thâm nhập, từ đó làm cho chất lượng lúa giống giảm nhanh, khiến cho các nhà chuyên môn trong công tác bảo quản lúng túng vì chi phí xử lý mọt tăng cao và kéo dài, tuy nhiên xử lý mọt chỉ là giải quyết vấn đề đằng ngọn, cái gốc của vấn đề là chất lượng lúa nguyên liệu sau sấy không đồng đều, ẩm độ lúa sau sấy chênh lệch lớn nên chỉ sau thời gian ngắn ẩm độ trung bình toàn lô hoặc riêng lẻ trong các bao nếu bảo quản kín sẽ tăng nhanh và cân bằng ở mức cao, sau đó chất lượng lúa bảo quản bắt đầu suy giảm nhanh và là môi trường tốt để mọt phát triển. Bảng 5: Tỷ lệ thu hồi thành phẩm/ nguyên liệu tươi của lúa giống yếu tố ảnh hưởng làm giảm chất lượng lúa giống, máy sấy vỉ ngang còn làm phát sinh bụi bẩn rất lớn trong các công đoạn nhập và ra sấy, việc xử lý bụi cho các máy sấy vỉ ngang gần như không thể thực hiện do nhiều vấn đề như diện tích bin lớn, chiều dài thiết bị ra sấy, lượng bụi bị tích lũy thêm do tàng tro dưới buồng sấy lắng đọng trực tiếp trong lúa nguyên liệu, bụi lúa cũng là một trường lý tưởng cho mọt, mạt phát triển và lây lan sang các lô giống có trong kho. Nhược điểm cuối cùng nhưng rất quan trọng của máy sấy vỉ ngang đó là chiếm rất nhiều diện tích xây dựng, khiến cho nhà đầu tư phải bỏ ra khoảng kinh phí rất lớn cho việc mua đất và xây dựng nhà xưởng, làm cho gánh năng chi phí khấu hao như một cái gông trói buộc sự phát triển của công nghệ và tăng giá thành chế biến lương thực nói chung và giống nói riêng. 6
  7. Vùng Vùng Vùng Vùng Vùng Vùng Chênh STT TÊN GiỐNG KHỐI LƯỢNG BIN SẤY ẨM ĐỘ 1 2 3 4 5 6 lệch Trên 12,2 12,5 12,2 12,2 12,3 12,4 0,3 1 ĐÀI THƠM 33.104 BIN 1 Dưới 10,5 10,5 10,7 11,1 11,1 11 0,6 Chênh lệch 1,7 2 1,5 1,1 1,2 1,4 Trên 11,8 11,7 11,9 12 11,7 11,7 0,3 2 ĐÀI THƠM 32.917 BIN 2 Dưới 11,1 11 11,3 11,2 11,2 11,1 0,1 Chênh lệch 0,7 0,7 0,6 0,8 0,5 0,6 Trên 13,8 13,4 13,3 13,2 12,8 12,5 1,3 3 ĐÀI THƠM 31.000 BIN 3 Dưới 11,5 11,4 11,3 10,9 10,9 10,9 0,6 Chênh lệch 2,3 2 2 2,3 1,9 1,6 Trên 13,1 12,2 11,9 12,5 11,7 11,9 1,2 4 ĐÀI THƠM 28.765 BIN 4 Dưới 11,3 11,1 11 11,3 11 11,1 0,2 Chênh lệch 1,8 1,1 0,9 1,2 0,7 0,8 Trên 12,8 12,5 12,2 12,4 11,9 12,4 0,4 5 ĐÀI THƠM 27.620 BIN 5 Dưới 10,8 10,8 10,8 10,7 10,8 10,7 0,1 Chênh lệch 2 1,7 1,4 1,7 1,1 1,7 Trên 12,3 12,3 12,1 12,6 12,3 12,2 0,5 6 ĐÀI THƠM 30.000 BIN 6 Dưới 11,3 11,4 11,6 11,9 11,8 11,8 0,6 Chênh lệch 1 0,9 0,5 0,7 0,5 0,4 Bảng 6: Chênh lệch ẩm giữa các vùng và giữa các lớp trên và dưới của bin sấy vỉ ngang 3. CÁC GIẢI PHÁP “Để giảm tổn thất sau thu hoạch đối với sản xuất lúa, theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận định, “…nhất thiết phải đầu tư cơ giới hóa từ lúc gieo trồng đến tận khi thu hoạch và ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Đầu tư công nghệ sau thu hoạch, trực tiếp là đầu tư lò sấy lúa, không chỉ đơn thuần vấn đề vốn, mà cần có cơ chế đồng bộ cho người sản xuất, sử dụng nhằm góp phần tăng chất lượng lúa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân”. Như vậy, lúa thu hoạch trong mùa mưa bão nếu được sấy tốt thì tỷ lệ hao hụt thất thoát được giảm, đảm bảo nâng cao chất lượng hạt lúa thương phẩm, lúa làm giống, nông dân dự trữ dễ dàng, không bị ẩm mốc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi khả năng cạnh tranh thị trường của hạt gạo Việt Nam trên quốc tế” (hết trích). Hiện nay nhiều đơn vị sản xuất lớn, với tiềm năng xuất khẩu gạo hùng mạnh đã mạnh dạn đầu tư lớn vào công nghệ sấy lúa lương thực với năng suất sấy vài trăm tấn lúa nguyên liệu trên ngày, kết hợp với hệ thống xilo tồn trữ hiện đại nhằm giảm tối đa các hư hỏng trong quá trình sấy. Trong khi đó ở quy mô không quá lớn, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ vẫn loay hoay với việc giảm thất thoát và tăng tỷ lệ thu hồi trong quá trình sấy, phần lớn trong số đó tiếp tục chọn máy sấy vỉ ngang cải tiến làm thiết bị sấy chính cho doanh nghiệp, ngoài ra các doanh nghiệp sấy gia công cũng chọn máy sấy vỉ ngang thay vì tháp sấy như giai đoạn trước. Sau đây xin có vài phân tích để thấy rõ hơn lợi thế của thiết bị và giúp nhà đầu tư mạnh dạn lựa chọn thiết bị đúng. - Hệ thống sấy tháp 7
  8. Cần có các cải tiến sâu rộng cho các máy sấy tháp hiện nay kể cả các tháp sấy được cho là rất hiện đại của Satake - Nhật hay Suncue – Đài Loan sản xuất trong các năm gần đây. Chi tiết cụ thể có thể kể ra như sau: Hình 3: Máy sấy tháp cải tiến được lắp đặt tại An Giang + Cải tiến kết cấu buồng sấy sao cho lúa tươi không tồn đọng bên trong gây hư hỏng, thất thoát, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc nhiệt của buồng trao đổi nhiệt ẩm. + Cải tiến hệ thống gàu tải đảo trộn, nhằm giảm tỷ lệ hạt lúa bị bong tróc vỏ và gạo bị gãy, tỷ lệ này trong thực tế thường giao động trong khoảng 5-7%. Đối với những cá nhân và tổ chức đã từng vận hành hệ thống sấy tháp sẽ biết rất rõ điều này, như đã biết sấy tháp là hệ thống sấy động, nguyên liệu liên tục được di chuyển qua tầng trao đồi nhiệt rồi lại được nạp lên tầng chờ, cứ như thế quá trình sấy diễn ra liên tục. Do đặc điểm cấu tạo của gàu tải nên khi hoạt động liên tục sẽ làm bong tróc vỏ lúa và hạt gạo bị tổn thương. Hình 4: Hệ thống sấy tháp cải tiến với lò đốt gián tiếp và hệ thống lọc bụi túi vải 8
  9. + Cải tiến hệ thống trục rãi, vít tải ra xả liệu, kết cấu của 2 bộ phận này đã ngăn chặn dòng chảy của nguyên liệu không như mong muốn của người sử dụng, như đã nói trên nguyên liệu với áp lực nén lớn cộng với độ ẩm cao khiến cho lúa nguyên liệu bị vón cục và bám chặt vào thành bin ở những vị trí có góc lượn hoặc chỉ cần 1 đầu bulong đưa ra cũng ảnh hưởng. + Giảm nhiệt độ sấy và duy trì ở mức không quá 45oC đối với lúa lương thực và không quá 43oC đối với giai đoạn sau cùng của lúa giống, tốt nhất nên lập trình cài đặt nhiệt độ sấy theo các giai đoạn giảm ẩm của nguyên liệu để tốc độ thoát ẩm là tối ưu. + Thiết kế thêm hệ thống bin ủ như một bin đệm (buffer tank) để giúp nguyên liệu cân bằng ẩm, giảm tối đa hạt bị rạn nứt trong quá trình gia nhiệt. - Hệ thống sấy tỉnh Vỉ ngang cải tiến Như đã nêu hệ thống sấy tỉnh vỉ ngang cải tiến đang được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh ĐBSCL với các đặc điểm như: - Chi phí sấy thấp, phù hợp cho sấy gia công, có thể sấy cho lúa lương thực và cả lúa giống, đây là quan điểm của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có trang bị máy sấy phục vụ cho sấy gia công. Tuy nhiên người viết không đồng tình với quan điểm này vì nếu tính đầy đủ chi phí khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng, đất xây dựng vào giá thành thì chi phí sấy gia công của máy sấy vỉ ngang cải tiến không hề thấp, có thể còn cao hơn cả máy sấy tháp hiện đại, thấm chí còn cao hơn nhiều nếu đất nền và suất đầu từ tăng cao. - Ưu điểm nữa của loại máy sấy này là có thể sấy lúa ẩm độ cao và thậm chí lúa ướt mưa hoặc ngập lụt, tuy nhiên cần phải xem lại khả năng này vì khi sấy với lúa ẩm độ cực cao cần phải liên tục đảo trộn nhưng khả năng này đối với các máy sấy vỉ ngang cải tiến hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, một vài hệ thống đã trang bị hệ thống đảo trộn cơ giới nhưng vận hành vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm là chính. - Xét trường hợp đầu tư 1 Hệ thống sấy có công suất 150 tấn/mẻ bao gồm các thiết bị đi kèm như thùng lúa khô, cân tự động, hệ sàng sơ bộ và gàu tải các loại, phân tích ở bảng sau sẽ cho thấy rõ. Stt Hạng mục ĐVT Máy sấy Vỉ ngang Máy sấy Tháp 01 Công suất sấy Tấn/mẻ 150 150 02 Số Bin sấy Bin 05 05 03 Diện tích cần sử dụng gồm máy m² 25m x 95m 23 m x 32m sấy và bồn chứa đệm. 04 Chiều cao nhà xưởng Mét 10 mét 15 mét 05 Suất đầu tư cho 1m² nhà xưởng Đồng 1.000.000 1.200.000 06 Kinh phí đầu tư nhà xưởng Đồng 2.375.000.000 883.200.000 07 Kinh phí đầu tư máy sấy Đồng 5.154.000.000 5.990.000.000 08 Tổng đầu tư nhà xưởng và máy Đồng 7.529.000.000 6.873.200.000 09 Phần trăm chênh lệch tháp/VN % 91,3 Bảng 7: So sánh kính phí đầu từ của hai loại máy sấy vỉ ngang và sấy tháp Bảng trên cho thấy với cùng công suất sấy khi đầu tư máy sấy tháp cải tiến sẽ có kính phí thấp hơn gần 10% và máy sấy tháp có nhiều ưu điểm hơn hẵn so với sấy vỉ ngang như: độ chêch lệch ẩm thấp, độ đồng đều cao, ít hao nhiên liệu và điện năng hơn, dễ dàng xử lý bụi dẫn đến kho tàng sạch sẽ, có thể sấy cả giống và lương thực nếu đầu tư máy sấy tháp cải tiến của Công ty TNHH MTV Tấn Phước…vv. 9
  10. Trong bảng trên suất đầu tư nhà xưởng cũng được tính toán với kết cấu cho 2 loại máy sấy là như nhau chỉ khác nhau ở chiều cao lớn hơn khi xây dựng nhà bao che cho máy sấy tháp. 4. THẢO LUẬN Có thể nói, để các dự án máy sấy có khả năng thực thi hiệu quả, theo chúng tôi, một số tỉnh ĐBSCL cần làm thí điểm cụm máy sấy lớn, và muốn máy sấy lớn hoạt động hết công suất, vùng nguyên liệu xung quanh máy phải lớn, lúa được chở về nhanh giảm hao hụt do vận chuyển. Tuy nhiên, đường sá ở ĐBSCL lại trắc trở và máy lớn thường đặt ở khu trung tâm, xa đồng ruộng. Đồng thời, máy sấy lớn đòi hỏi chế tạo chính xác, người sử dụng thạo, khi gặp sự cố có thợ sửa chữa và có phụ tùng thay thế. Tránh để tình trạng lúa đang ở trong buồng thì máy trục trặc, coi như mẻ sấy đó lỗ nặng. Mặt khác, khi chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển theo Nghị quyết của Đảng, người dân sẽ tìm loại máy sấy mới sử dụng. Ngay thời điểm này phải nhanh chóng nghiên cứu mẫu thiết kế máy mới tương xứng với trình độ sản xuất cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (trích nguồn: Báo Đảng CSVN số thứ 4 ngày 6 tháng 7 năm 2011). Phân tích ở phần 3 cho thấy các nhược điểm của thiết bị sấy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lúa giống trong quá trình tồn trữ do chênh lệch ẩm độ giữa các tầng và các vùng sấy trên bin vỉ ngang là rất cao từ 1-2,7%, sự chênh lệch này là không đồng đều, khi kiểm tra phân tích theo kiểu lấy mẫu đại diện, người kiểm tra phân tích không có chuyên môn và kinh nghiệm về Chế biến bảo quản sẽ không hiểu được vì sao có sự chênh lệch đó vì khi phân tích mẫu kết quả ẩm độ đều đạt tiêu chuẩn và điều nguy hiểm nhất đối với các máy sấy cho lúa giống đó là lúa khô sau sấy sẽ được đóng vào bao PE và buộc kín, chính việc này đã làm trầm trọng hơn sự hư hỏng của lúa nguyên liệu, trực tiếp làm suy giảm tuổi thọ hạt giống và là môi trường lý tưởng để mọt phát sinh nhanh do ẩm độ cao cục bộ trong lô giống, trực tiếp gây hư hỏng, thất thoát hao hụt trong quá trình sấy đối với lúa giống. Đối với lúa lương thực chất lượng sự chênh lệch ẩm độ trong các máy sấy vỉ ngang còn lớn hơn nhiều do chủ lò sấy thường có xu hướng sấy nhiều để giảm chi phí làm cho các bin đa số đều trong tình trạng quá tải, chêch lệch ẩm độ giữa các tầng và các vùng cực kỳ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đế chất lượng lúa lương thực và tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, nhiều trường hợp lúa khô tồn trữ trong các xilo chứa chỉ được 3-4 tháng đã xẩy ra việc tăng ẩm cục bộ làm hư hỏng cả khối lúa đang tồn trữ, các nhà sản xuất gạo buộc phải trộn lô, từ đó chất lượng gạo và giá trị hạt gạo trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp như đã phân tích ở các phần trên. Vấn đề cũng không tốt hơn khi lúa lương thực được sấy trên cac máy sấy tháp hiện đại nhất hiện nay như SunCue, Satake, Eveton, như đã phân tích trên phần 3, các máy sấy tháp hiện nay có độ đồng đều ẩm độ rất cao, thường chỉ chêch lệch không quá 0,5% ẩm độ. Tuy nhiên ở các máy sấy này việc rạn gẫy gạo do sấy nhiệt cao và do đảo trộn quá nhiều đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thu hồi gạo nguyên. Đối với lúa giống, các máy sấy tháp hiện nay dù hiện đại nhất do các nước phát triển thiết kế chế tạo như Mỹ Âu hoặc Nhật, Đài Loan, cũng không thể cho kết quả tốt hơn máy sấy vỉ ngang khi sấy giống. Từ các vấn đề nói trên, hiểu được các nhược điểm, Kỹ Sư Nguyễn Anh Tuấn đã có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn Lộc Trời với các dự án khảo nghiệm máy sấy tháp liên kết với Satake, nghiên cứu vào cho ra đời mẫu máy sấy tháp có nhiều cải tiến vượt bật, đáp ứng được các yêu cầu khắc khe đối với sấy giống và giữ được tỷ lệ thu hồi của gạo nguyên ở mức cao do khắc phục được hầu hết các nhược điểm của máy sấy tháp. Ngoài ra, máy còn có thiết kế gọn, sạch bụi do có hệ thống thu và lọc bụi theo kiểu túi vải. 5. Kết Luận Máy sấy tháp cải tiến đã chỉ đúng các điểm nhạy cảm nhất, những hạn chế lớn nhất mà các nhà nghiên cứu trong nước nhắm mắt bỏ qua, họ cứ tự an ủi mình rằng đã có máy sấy tháp hiện 10
  11. đại của Âu Mỹ hoặc Nhật Bản, Đài Loan đang làm tốt các việc mà trước đây các nhà sản xuất trong nước không thể thực hiện được. Tuy nhiên, thực chất của vấn đề là các máy sấy tháp dần tụi hậu do thiếu cải tiến và máy sấy vỉ ngang đang dần thay thế hầu hết các máy sấy tháp do dễ sử dụng, có thể sấy nhiều loại khác nhau, trực quan dễ thấy nên dễ xử lý các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sấy. Tuy nhiên, suất đầu tư cho máy sấy vỉ ngang không hề thấp và máy sấy vỉ ngang cũng không đáp ứng được nhiều mong muốn của các nhà xuất khẩu gạo, chất lượng gạo Việt Nam vẫn không thể sánh bằng Thái Lan. Đầu tư cho máy sấy vỉ ngang là bước thụt lùi của công nghệ, ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng và nhiên liệu, chất lượng nguyên liệu lượng thực hoặc giống sau sấy sẽ suy giảm nhanh chóng, kinh phí đầu tư không hề rẻ nhưng mọi người vẫn nghĩ. Máy sấy tháp cải tiến sẽ là luồn gió mới giúp nâng tầm chất lượng gạo Việt Nam, giúp nhà sản xuất gao cải thiện tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, giúp cải thiện chất lượng lúa giống, giảm chi phí xử lý mọt, giảm ô nhiểm môi trường, giảm chi phí sấy một cách hợp lý, nâng chất lượng hạt giống tồn trữ. TP.HCM ngày 01 tháng 07 năm 2023 Người Viết Hồ Việt Cường 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2