THAY CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT TRONG NHÀ TRẮNG
lượt xem 4
download
Barack Obama không những đang triển khai các chính sách về chăm sóc sức khoẻ, qui chế tài chính, tra tấn tù nhân và môi trường mà còn thay đổi cả bộ sưu tầm mỹ thuật trong Nhà Trắng nữa. HENRY OSSAWA-Cồn cát buổi hoàng hôn Cả hai vợ chồng Tổng thống Obama đều đang gửi thông điệp khắp thế giới mỹ thuật Hoa Kỳ khi họ đưa ra lời kêu gọi các bảo tàng, các galleries và các nhà sưu tầm tư nhân rằng họ muốn mượn cho Nhà Trắng các tác phẩm mỹ thuật của các nghệ sĩ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THAY CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT TRONG NHÀ TRẮNG
- THAY CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT TRONG NHÀ TRẮNG Barack Obama không những đang triển khai các chính sách về chăm sóc sức khoẻ, qui chế tài chính, tra tấn tù nhân và môi trường mà còn thay đổi cả bộ sưu tầm mỹ thuật trong Nhà Trắng nữa. HENRY OSSAWA-Cồn cát buổi Cả hai vợ chồng Tổng thống hoàng hôn Obama đều đang gửi thông điệp khắp thế giới mỹ thuật Hoa Kỳ khi họ đưa ra lời kêu gọi các bảo tàng, các galleries và các nhà sưu tầm tư nhân rằng họ muốn mượn cho Nhà Trắng các tác phẩm mỹ thuật của các nghệ sĩ Mỹ gốc Phi, gốc Châu á, gốc Tây Ban Nha và cả các nữ nghệ sĩ nữa. Thế hẳn vào chỗ các tác phẩm tĩnh vật, tranh đồng quê và các bức chân dung thế kỷ 19 ngự trị tại các Phòng Công cộng trong Nhà Trắng, họ muốn tuyển chọn các tác phẩm mỹ thuật trừu tượng táo bạo và độc đáo. Việc thay đổi toàn bộ mỹ thuật trong Nhà Trắng này là một sự kiện quan trọng đối với thị trường mỹ thuật. Sự tuyển chọn của vợ chồng
- Tổng thống Obama có thể ảnh hưởng tới giá trị trên thị trường của các tác phẩm và các nghệ sĩ mà họ quyết định trưng bày. Các viện bảo tàng và các nhà sưu tầm tư nhân đã và đang hoạt động ráo riết và nhanh chóng mời chào các tác phẩm để được tuyển chọn và trưng bày tại không gian đầy chất tượng trưng này. Dĩ nhiên các quyết định của vợ chồng Tổng thống Obama cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa chính trị nữa và có thể là một công cụ đầy hiểu biết nhằm phát đi một thông điệp về một chính quyền rộng mở vòng tay đoàn kết hơn. Trước đây, vợ chồng Tổng thống Clinton đã nhận được sự ngợi ca, tán tụng về chính trị sau khi họ tuyển chọn Simmie Knox, một nghệ sĩ Mỹ gốc Phi sống tại Bang Alabama, để vẽ chân dung chính thức của họ. Chính quyền Bush đã tranh thủ được sự chấp thuận để có được bức Những người thợ xây (The Builders), một tác phẩm của Jacob Lawrence, một nghệ sĩ Mỹ gốc Phi, nhưng cũng có những lời chỉ trích tác phẩm miêu tả toàn những người da đen làm những công việc lao động chân tay cực nhọc. Tuần trước, đệ nhất gia nước Mỹ đã treo 7 tác phẩm mượn được của Viện Bảo tàng Hirshhorn và Công viên Điêu khắc ở Washington, trong khu nhà riêng của Nhà Trắng, gồm các tác phẩm Cửa Vòm (Sky Light) và Watusi, một cặp tranh trừu tượng xanh-vàng của Alma Thomas, một nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi, sáng tác tranh trừu tượng ít người biết đến, được hoan nghênh vì những tác phẩm hậu chiến của chị, chuyên vẽ các hình kỷ hà bằng những màu tươi sáng, rực rỡ.
- Viện Bảo tàng Quốc gia đã cho gia đình Tổng thống Obama mượn ít nhất 5 tác phẩm trong năm nay, gồm những bức Những con số từ 0 đến 9 (Numerals, 0 through 9), một bức phù điêu hàng đầu của Jasper Johns: Berkeley số 52 (Berkeley No.52), một bức tranh đầy sức cuốn hút cỡ lớn của Richard Diebenkorn, và một bức sơn dầu trên vải bố màu đỏ tươi, do Edward Ruscha vẽ toàn các từ ngữ, Tôi cho rằng... có thể... tôi sẽ (I think...maybe... I...ll), rất hợp với một tổng thống nổi tiếng về say sưa thưởng ngoạn các tác phẩm mỹ thuật rất lâu. Bức điêu khắc của Jasper Johns được đặt tại Nhà riêng vào đúng ngày nhậm chức, cùng với những tác phẩm hiện đại của Robert Rauschenberg và Louise Nevelson, cũng mượn được của Viện Bảo tàng Quốc gia . Các nhà sưu tầm cho rằng những tác phẩm mỹ thuật được vợ chồng Tổng thống Obama tuyển chọn chắc chắn sẽ tác động tới “giá trị thị trường” của các nghệ sĩ hoặc ít nhất cũng nâng cao tầm vóc của họ lên. Sau khi George W. Bush trưng bày tranh rút ra từ bộ sưu tầm El Paso, gồm các tác phẩm “Sông Cái” (Rio Grande), của Tom Lea, nghệ sĩ sinh ra ở Bang Texas. Rio Grande là tranh phong cảnh vẽ như chụp ảnh thực một cây xương rồng nổi bật trên nền mây xám, treo trong Văn phòng hình Bầu dục của Tổng thống), thì giá các tác phẩm của họa sĩ này đã tăng vọt khoảng 300%, theo lời Adair Margo, chủ nhân của El Paso Gallery chuyên bán các tác phẩm của họa sĩ Tom Lea. (Tom Lea qua đời năm 2001, cũng đã làm tăng giá trị thị trường của các tác phẩm của ông). Mối quan tâm tới mỹ thuật hiện đại của vợ chồng Tổng thống Obama
- thể hiện trước khi họ chuyển đến Washington. Ngôi nhà của cặp vợ chồng này ở Công viên Hyde (Hyde Park), Chicago, treo các tác phẩm mỹ thuật hiện đại, các bức ảnh đen-trắng, theo một số bạn của họ ở Chicago cho biết. Vào một trong những cuộc hẹn hò đầu tiên, Obama đã dẫn Michelle Robinson tới thăm Viện Mỹ thuật Chicago. Một nữ phát ngôn Nhà Trắng cho biết vợ chồng Tổng thống Obama thưởng thức tất cả các loại hình mỹ thuật nhưng muốn “bổ sung cho đầy đủ bộ sưu tầm thường trực này” và “phát lên những tiếng nói mới” về các nghệ sĩ Mỹ hiện đại thuộc tất cả các chủng tộc và tất cả các thành phần xã hội. Những thay đổi về mỹ thuật của Nhà Trắng diễn ra trong lúc Chính quyền Obama tìm mọi cách vận động tài trợ cho mỹ thuật. Ông Obama đã gộp khoản 50 triệu đô-la trong gói kích cầu kinh tế của ông cho Chương trình Quốc gia Đầu tư cho Nghệ thuật (National Endowment for the Arts), và vừa qua Bà Obama đã phát biểu nhận xét tại buổỉ lễ mở cửa trở lại Bộ phận dành cho mỹ thuật Hoa Kỳ của Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố New York. Theo William Allman, giám tuyển mỹ thuật Nhà Trắng, cho biết, vợ chồng Tổng thống Obama đã bắt đầu triển khai cuộc săn lùng các tác phẩm mỹ thuật ngay sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11, và Michael Smith, một họa sĩ trang trí nội thất, trụ sở ở Los Angeles, đã được vợ chồng Tổng thống Obama thuê trang trí lại khu nhà riêng, cộng tác với Allman, thư ký xã hội của Nhà Trắng Desirée Rogers và những người
- khác thuộc nhóm “Obama quá độ” (Obama transition team), nhằm xác định xem những tác phẩm nào sẽ giúp gia đình Tổng thống Obama sống tại Washington mà vẫn cảm thấy tự nhiên như ở nhà (tại Chicago thành phố quê nhà). Theo Kerry Brougher, phó giám đốc và trưởng giám tuyển mỹ thuật của Viện Bảo tàng Hirshhorn thuộc Viện Nghiên cứu Smithsonian, cho biết Ông Smith và Bà Obama đã lên một danh sách muốn mượn tác phẩm của khoảng 40 nghệ sĩ và gửi thư yêu cầu cho mượn tới Viện Bảo tàng này. Ông Brougher nói Ông Smith khăng khăng chỉ mượn những tác phẩm trong bộ sưu tầm đang được lưu giữ trong kho của bảo tàng, chứ không rút từ trong số các tranh hiện đang được treo trên tường của các phòng trưng bày. Ông Smith nói: “Bộ sưu tầm thường trực của Nhà Trắng là một ghi chép diệu kỳ về những điểm mạnh mỹ thuật cổ điển thế kỷ 18 và 19 của Hoa Kỳ . Còn các tác phẩm hiện được tuyển chọn để mượn chính là chiếc cầu nối giữa di sản mỹ thuật lịch sử ấy với những tiếng nói phong phú của các nghệ sĩ thế kỷ 20 và 21.” Tuần trước, vợ chồng Tổng thống Obama quyết định mượn bức Nice, Nice, một tác phẩm trừu tượng sáng tác năm 1954 của họa sĩ Mỹ gốc Nga Nicolas de Staél, vẽ các hình chữ nhật đỏ, đen và xanh rêu, đôi ba bức vuông vức của họa sĩ Mỹ gốc Đức Josef Albers, thuộc series nổi tiếng của ông nhan đề Tôn vinh hình vuông (Homage to the Square) toàn những sắc màu thuộc tông vàng, đỏ và xanh nhạt nhuốm đỏ; cùng
- hai bức tượng đồng cao ngang mặt bàn Vũ nữ đang đi tất (Dancer Putting on Stocking) và Vũ nữ cúi chào khán giả (The Bow) của Edgar Degas. Viện Bảo tàng cũng gửi đến tác phẩm của Glenn Ligon, một họa sĩ ở New York, nhan đề Đen như Tôi (Black like Me), một tác phẩm chì, về miền Nam nước Mỹ vẫn còn phân biệt chủng tộc, trong số nhiều tác phẩm khác nữa, mà vợ chồng Tổng thống Obama vẫn còn đang cân nhắc, theo một nữ phát ngôn Nhà Trắng cho biết. Các tác phẩm hiện đang trưng bày trong Văn phòng hình Bầu dục gồm có tác phẩm Thung lũng Tetons (The Three Tetons), một bức tranh phong cảnh của Thomas Moran vẽ năm 1895, và bức Người thuần Ngựa bất kham (The Bronco Buster), do Frederic Remington sáng tác năm 1903. Tống thống có thể treo bất cứ thứ gì ông muốn trong khu nhà riêng và các văn phòng, kể cả Văn phòng hình Bầu dục, nhưng các tác phẩm mỹ thuật đặt trong các Phòng Công cộng, như Phòng màu Xanh chẳng hạn, trước hết phải được sự chấp thuận của giám tuyển mỹ thuật Nhà Trắng và Uỷ ban Bảo tồn Nhà Trắng, là ban tư vấn, có đệ nhất phu nhân làm chủ tịch danh dự. Bất cứ những tác phẩm nào dự kiến đưa vào bộ sưu tầm thường trực của Nhà Trắng đều phải thông qua sự cứu xét ngặt nghèo và thường kéo dài rất lâu trước khi Nhà Trắng chấp nhận chúng là tặng phẩm, hoặc có khi mua sắm chúng làm quà tặng cá nhân, theo lời ông Allman là người đã phục vụ với tư cách trưởng giám tuyển, một chức vụ
- thường trực trong Nhà Trắng, từ năm 2002 và công tác trong văn phòng giám tuyển từ năm 1976 đến nay. Những bổ sung tiềm tàng cho bộ sưu tầm thường trực phải ít nhất 25 năm tuổi, và Nhà Trắng điển hình không chấp nhận tác phẩm nào của nghệ sĩ vẫn còn sống để đưa vào bộ sưu tầm của mình, bởi vì làm như vậy có thể tác động đến giá trị thị trường của nghệ sĩ. Kết quả là, theo ông Allman, không có nhiều tác phẩm hiện đại mấy trong bộ sưu tầm này. Ông nói: “Chúng tôi không phải là một gallery. Chúng tôi không phải là một viện bảo tàng. Mọi người vào thăm Nhà Trắng cả đời người mới có một lần và có ý niệm nhất định nào đó về những gì họ sắp xem.” Hiện giờ, bộ sưu tầm thường trực có khoảng 450 tác phẩm bao gồm 5 tác phẩm của các nghệ sĩ da đen: đó là Chân dung vợ chồng Tổng thống Clinton do họa sĩ Knox vẽ, Những người Thợ xây (The Builders) của Lawrence, Cồn cát buổi Hoàng hôn, Thành phố Atlantic (Sand Dunes at Sunset, Atlantic City) của Henry Ossawa Tanner được treo trong Phòng Xanh và được mua năm 1995, theo sự hối thúc của Hillary Clinton, và bức Cặp bến bên trang trại (The Farm Landing), một bức phong cảnh êm đềm do Edward Bannister ở Rhode Island vẽ năm 1982, được mua bằng tiền quyên góp năm 2006. Nhà Trắng cũng có thể tạm thời giảm bớt số tác phẩm mượn từ các viện bảo tàng, các gallery và các nhà sưu tầm để trưng bày trong khu nhà riêng hoặc các Phòng Công cộng. Các tổng thống phải hoàn trả các
- tác phẩm đã mượn vào cuối nhiệm kỳ cuối cùng của mình. Nhiều người trong số các nhà sưu tầm giàu sụ, những người đã từng giúp Obama gây quỹ cho chiến dịch tranh cử tổng thống, giờ đây lại đang đem tặng tác phẩm của họ. E.T. Williams, một nhà sưu tầm ở New York chuyên về mỹ thuật Mỹ gốc Phi, có chân trong các ban quản lý bảo tàng, kể cả Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại ở New York, là một trong số các nhà góp tặng trong tương lai ấy. Hồi đầu tháng, Ông Williams, một nhà kinh doanh ngân hàng đã nghỉ hưu kiêm nhà đầu tư bất động sản, đã đi dạo trong căn hộ của ông ở Manhattan và dừng bước trước một tác phẩm lung linh nhất trong bộ sưu tầm của ông, đó là bức chân dung màu xám của một người đội mũ phớt mềm do họa sĩ Loi Mailou Jones vẽ. Tác phẩm này ước giá 150.000 đô-la Mỹ nhưng ông nói ông sẽ vui lòng tặng cho bộ sưu tầm thường trực của Nhà Trắng. Ông cũng nói rằng vợ chồng Tổng thống Obama có thể “mượn bất cứ tác phẩm nào họ thích” trong bộ sưu tầm của ông, kể cả các tác phẩm của Romare Bearden và Hale Woodruff. Ông Williams nói dẫu rằng việc cho mượn hay tặng tranh cho Nhà Trắng có thể nâng cao vị thế của bộ sưu tầm của ông, nhưng việc ông tặng tranh xuất phát từ động cơ mong muốn được ủng hộ, cổ vũ cho tổng thống. Một nữ phát ngôn Nhà Trắng nói rằng bất cứ các tác phẩm hiến tặng tiềm tàng nào cho bộ sưu tầm thường trực đều phải thông qua văn phòng giám tuyển mỹ thuật. Đặc biệt, các nhà sưu tầm người Mỹ gốc Phi quan tâm chú ý ngay khi có tin rằng Ông Obama có thể mượn
- các tác phẩm mỹ thuật, theo Bridgette McCullough Alexander, một nhà tư vấn mỹ thuật ở Chicago, người đã từng học cùng trường trung học với đệ nhất phu nhân. Bà Bridgette cho biết một số khách hàng sưu tầm mỹ thuật của bà đều bày tỏ quan tâm muốn cho Nhà Trắng mượn tác phẩm cả. “Đối với các nhà sưu tầm, đó cũng như một lời kêu gọi rằng vợ chồng Tổng thống đang cần chất đầy thực phẩm vào chiếc tủ lạnh của họ. Và thế là danh sách thực phẩm của các nghệ sĩ lập tức được vạch ra ngay,” bà nói. Từ trước tới nay, Nhà Trắng vẫn là chiếc cửa quay của những ưu tiên mỹ thuật. Dolley Madison nổi tiếng là đã cứu bức Chân dung George Washington trong cuộc Chiến tranh 1812 của Gilbert Stuart. Jacqueline Kennedy nổi tiếng đã nâng tầm của bộ sưu tầm mỹ thuật của Nhà Trắng khi bà lôi ra được trong kho lưu giữ 8 tác phẩm của Cézanne thuộc bộ sưu tầm thường trực này. Các chính quyền về sau này đã nỗ lực điền vào những chỗ trống trong bộ sưu tầm thường trực mỹ thuật Mỹ. Hillary Clinton đã thành công trong việc hối thúc Uỷ ban Bảo tồn Nhà Trắng chấp thuận tác phẩm trừu tượng sáng tác năm 1930 của Georgia O’Keeffe, nhan đề Núi non Hồ Gấu ở Taos (Mountain at Bear Lake, Taos). Các nhà phê bình cho rằng nó không hợp với tính cách trang nhã, thanh tao của Phòng Xanh. Laura Bush đã thuyết phục Uỷ ban chấp thuận một tác phẩm của Andrew Wyeth do chính tác giả hiến tặng, một trường hợp ngoại lệ
- hiếm có đối với nguyên tắc cấm nhận tác phẩm của các nghệ sĩ vẫn còn sống. “Ơn Chúa, họ đã chấp nhận tác phẩm ấy vì đúng lúc đó tác giả qua đời, chứ nếu không họ sẽ chẳng bao giờ có khả năng mua tác phẩm ấy cả,” theo lời nhà sử học mỹ thuật William Kloss, người đã từng phục vụ Uỷ ban Bảo tồn Nhà Trắng từ 1990 đến nay. Năm 2007, Quỹ Mua sắm Nhà Trắng, một quỹ phi lợi nhuận chuyên tài trợ cho các vụ mua sắm với sự chấp thuận của Uỷ ban Bảo tồn, đã chi 2.5 triệu đô-la cho tác phẩm cắt dán màu gỉ sắt của Jacob Lawrence, miêu tả các công nhân trên một công trường xây dựng, cao hơn mức dự toán 4 lần, đồng thời vượt xa giá tranh kỷ lục 968.000 đô-la bán đấu giá của tác giả lúc bấy giờ, theo lời kể của Eric Widing, phụ trách Ban Hội họa Hoa Kỳ của nhà bán đấu giá Christie. Vụ mua tranh này rất có thể đã đội giá tranh của Jacob Lawrence trên thị trường lên rất nhiều. Mùa xuân sau đó, một nhà sưu tầm đã chi cho Christie 881.000 đô-la để có được một tác phẩm khác của Lawrence, giá cao ngật ngưỡng thứ ba cho một tác phẩm của nghệ sĩ này. Vụ mua bức phong cảnh bãi biển Atlantic City của Henry Ossawa Tanner năm 1995 lại có tác dụng ngược lại. Nhà Trắng đã mua được tác phẩm đó từ cháu gái của họa sĩ, chỉ với giá 100.000 đô-la, dưới mức đặt giá 1 triệu đô-la cho các tác phẩm tương tự của Tanner. Mức giá khiêm tốn của vụ mua bán được quảng bá rộng rãi ấy đã khiến tranh của Tanner bị trượt giá, theo ý kiến nhiều chủ gallery cho biết. Phu nhân của Tổng thống Bush treo một bức tranh hiện đại của Helen
- Frankenthaler trong khu nhà riêng và vận động cho việc mua tranh của Lawrence, trong khi bản thân Tổng thống Bush treo đầy văn phòng của ông ít nhất 6 bức phong cảnh Texas. Anita McBride, nguyên chánh văn phòng Phu nhân Tổng thống Bush cho biết: “Tổng thống Bush rất thích những thứ gợi nhớ đến Bang Texas và thường nói ông muốn Văn phòng hình Bầu dục trông giống như một người lạc quan đang công tác ở đó.McBride cho biết tất cả những tác phẩm mà gia đình Tổng thống Bush mượn đã được hoàn trả đầy đủ. Mấy tuần sau khi nhậm chức tổng thống, Ông Obama đã khiến dư luận xôn xao khi ông bỏ bức tượng bán thân Winston Churchill bằng đồng, mượn được của Sứ quán Anh, khỏi Văn phòng hình Bầu dục, và thay vào đó là bức tượng bán thân Martin Luther King Jr., tác phẩm của nhà điêu khắc Mỹ gốc Phi Charles Alson, do Bảo tàng Chân dung Quốc gia của Viện Nghiên cứu Smithsonian cho mượn. Tháng tới, vợ chồng Tổng thống Obama sẽ nghiên cứu xét mượn 4 tác phẩm của nghệ sĩ Mỹ gốc Phi William H. Johnson, trong đó có bức Huyền thoại Booker T. Washington, một bức sơn dầu trên gỗ dán, màu sắc rực rỡ, mượn được của Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, miêu tả người nô lệ trước kia đang dạy một nhóm học sinh da đen. Viện Mỹ thuật Chicago dự định sẽ gửi tới 10 tác phẩm để vợ chồng Tổng thống xem xét, bao gồm những tác phẩm của Beauford Delaney, một họa sĩ hiện đại chủ nghĩa Mỹ gốc Phi, và Franz Kline,
- một nghệ sĩ trừu tượng biểu hiện chủ nghĩa. Steve Stuart, một sử gia nghiệp dư đã từng nghiên cứu về Nhà Trắng trong 3 thập niên, cho rằng vợ chồng Tổng thống Obama không cần thiết phải bị trói buộc thái quá vì truyền thống. Ông nói: “Bạn không việc gì cứ phải ngắm khuôn mặt của Bà Hoovers ngay trên đầu giường của bạn trong suốt 4 năm trời, nếu bạn không thích.” Điền Thanh (sưu tầm và giới thiệu theo bài “Changing the Art on the White House Walls” đăng trên Nhật Báo Phố Uôn, ngày 22. 5. 2009 )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mỹ thuật 8 - Thường thức Mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây
6 p | 353 | 42
-
Mỹ thuật 6 - Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại
5 p | 364 | 35
-
TÍNH PHỒN THỰC TRONG TÁC PHẨM MỸ THUẬT-DẤU ẤN CỦA MỘT BÌNH DIỆN VĂN HÓA VIỆT NAM
17 p | 178 | 28
-
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG phần II
14 p | 167 | 23
-
Mỹ thuật 8 - Thường thức mĩ thuật Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê
6 p | 574 | 23
-
SỰ ĐỔI MỚI CỦA MỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ TRÍ THỨC CỦA NGHỆ SĨ
19 p | 114 | 15
-
10 tác phẩm điêu khắc gỗ mềm mại đến khó tin
10 p | 94 | 10
-
MỸ THUẬT VÀ TẦM NHÌN LỊCH SỬ MỸ THUẬT
10 p | 92 | 9
-
MỘT THOÁNG MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
9 p | 100 | 9
-
TRIỂN LÃM TÁC PHẨM CỦA BÙI XUÂN PHÁI
4 p | 139 | 8
-
NHÌN LẠI MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI CHÂU Á 2010: CUỘC TRANH GIÀNH ĐỊA VỊ ĐỘC TÔN
9 p | 91 | 8
-
Tập bài giảng môn Điêu khắc - Hệ Đại học Sư phạm Mỹ Thuật
30 p | 42 | 6
-
Một tác phẩm của Đặng Huyền Thông dưới triều Mạc
9 p | 80 | 5
-
Tác phẩm điêu khắc cổ xưa nhất thế giới
3 p | 118 | 5
-
TÁC PHẨM MỸ THUẬT ĐƯỢC GIẢI NĂM 2006 CỦA BÁO INERNATRONAL ARTIST MAGAZINÉS VÀ BÁO ARTISTS SEARLE
9 p | 90 | 4
-
TẤM LÒNG CỦA CÁC NHÀ GIÁO-HỌA SĨ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VỚI BÁC HỒ
6 p | 105 | 4
-
XEM TRANH PHÙNG PHẨM
5 p | 150 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn