Thay đổi nhận thức về vai trò của kế toán – kiểm toán nhờ sự hỗ trợ từ điện toán đám mây và những ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết "Thay đổi nhận thức về vai trò của kế toán – kiểm toán nhờ sự hỗ trợ từ điện toán đám mây và những ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam" giúp bạn đọc nhìn nhận rõ vai trò quan trọng của công tác kế toán – kiểm toán trong mỗi đơn vị và lồng ghép sự phát triển của công nghệ vào hoạt động một cách phù hợp. Ngoài ra, cần xóa bỏ những rào cản và thiết kế lại các chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm phù hợp với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thay đổi nhận thức về vai trò của kế toán – kiểm toán nhờ sự hỗ trợ từ điện toán đám mây và những ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
- THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN NHỜ SỰ HỖ TRỢ TỪ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM Hàn Như Thiện1 Tóm tắt Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể các doanh nghiệp tại Việt Nam. Sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động và cả về nội lực của khu vực DNNVV có tác động to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là những đối tượng dễ bị “tổn thương” nhất trong tất cả mọi vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động. Nhằm khắc phục những vấn đề “đau đầu” tồn tại, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chi phí thì giải pháp công nghệ điện toán đám mây là một trong số các công cụ hữu hiệu nhất cần được quan tâm, thúc đẩy. Hơn nữa, cần nhìn nhận rõ vai trò quan trọng của công tác kế toán – kiểm toán trong mỗi đơn vị và lồng ghép sự phát triển của công nghệ vào hoạt động một cách phù hợp. Ngoài ra, cần xóa bỏ những rào cản và thiết kế lại các chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm phù hợp với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Từ khoá: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, điện toán đám mây, kế toán – kiểm toán 1. Đặt vấn đề Trong thế giới hạn chế về năng lực, mọi tối ưu hóa áp dụng cho công việc đều nhận được sự quan tâm. Theo Bizfly Cloud (2020) việc tìm hiểu công nghệ ngày càng gia tăng, phát triển không ngừng và đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Giữ vai trò điều hành doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp buộc phải nhanh chóng nắm được xu hướng phát triển trong tất cả các lĩnh vực công nghệ: từ AI và internet of things cho đến 3D printing, năng lượng tái tạo và làm việc từ xa. Nếu không theo kịp tốc độ phát triển mới nhất trong các lĩnh vực này, doanh nghiệp có nguy cơ bị tụt hậu. Hơn nữa, theo nghiên cứu của American Express, công nghệ thông tin (CNTT) hiện chiếm 19% chi phí kinh doanh. Công nghệ có rất nhiều lợi ích, lợi ích trong hoạt động và gắn kết nhân viên với khách hàng, lợi ích cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm/dịch vụ, lợi ích trong việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công khi tận dụng được những lợi thế của CNTT. Theo một báo cáo của Deloitte (2021), các doanh nghiệp áp dụng công nghệ có mức tăng trưởng doanh thu cao gấp bốn lần so với các công ty không áp dụng. 1 Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Email: hnthien@kontum.udn.vn 387
- Theo báo cáo của VCCI (2020) trong số các hệ thống công nghệ hiện nay thì tại Việt Nam các DNVVN vì thiếu vốn nên thường chọn “đám mây” là công nghệ mà họ đầu tư nhiều nhất (18%) bởi công nghệ này cho phép các DNVVN mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng CNTT. Và công nghệ này được xem không chỉ là một giải pháp có tính xu hướng và cải tiến mà còn là một mô hình kinh doanh tương đối mới, thích hợp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có thể đứng vững và phát triển. CNTT dựa trên đám mây đã thành công trong năm qua khi các doanh nghiệp biết rằng họ có thể di chuyển liên tục công nghệ, các ứng dụng và cơ sở dữ liệu quan trọng vào đám mây. Vì vậy khi đề cập đến mô hình này chắc hẳn các doanh nghiệp lớn đã không còn quá xa lạ trong việc áp dụng công nghệ đám mây cho hoạt động kinh doanh của họ. Và dĩ nhiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ họ cũng hoàn toàn có thể cải thiện cơ sở hạ tầng của mình với sự trợ giúp của công nghệ đám mây. Sự trợ giúp này cho phép người sử dụng lao động cấp cho nhân viên từ xa quyền truy cập vào máy tính để bàn và ứng dụng ảo từ mọi nơi, với tất cả dữ liệu và công cụ mà họ cần để duy trì năng suất và tương tác. Vai trò này càng được nhấn mạnh và dễ dàng nhận thấy rõ ràng nhất trong bối cảnh đại dịch covid hiện nay. Cùng với đó hoạt động này cho phép các doanh nghiệp giảm bớt các yêu cầu về CNTT, cũng như chi phí và các vấn đề đau đầu khác trong quá trình này. Đối với công tác kế toán – kiểm toán, điện toán đám mây ra đời đã có những tác động mạnh và ảnh hưởng rất lớn, nó cho phép quyền truy cập và quản lý dữ liệu khi cần thiết và thông tin được cập nhật liên tục và kịp thời. Điện toán đám mây được coi là cách tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và dĩ nhiên các kế toán, kiểm toán doanh nghiệp cần phải sẵn sàng để tiếp nhận công nghệ mới này. Tuy nhiên, công nghệ này hiện tại không phải là một giải pháp hoàn hảo vì nó có cả lợi ích và rủi ro tiềm tàng trong việc thao tác trực tuyến. Vì vậy cần phải làm rõ thực trạng và đánh giá các rào cản hiện đang tồn tại trong các DNVVN cũng như sức ảnh hưởng của điện toán đám mây. 2. Cơ sở lý thuyết về điện toán đám mây và các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1. Điện toán đám mây 2.1.1. Khái niệm Điện toán đám mây (ĐTĐM) được nhắc tới rất nhiều trong thời kỳ 4.0 hiện nay vì những lợi ích vượt trội mà mô hình này mang lại. ĐTĐM - còn được gọi là Phần mềm như một Dịch vụ (Saas), là một loại ứng dụng kinh doanh mới được xây dựng đặc biệt cho thời đại Internet. Nhà cung cấp ứng dụng phát triển một hệ thống tập thể, có thể mở rộng, được người dùng truy cập thông qua internet mà không cần mua hoặc cài đặt trước bất kỳ tài nguyên phần cứng nào. Các cập nhật được thực hiện thường xuyên bởi nhà 388
- cung cấp đám mây. Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) vào năm 2009, tương ứng là phiên bản cập nhật của nó vào năm 2011 cho rằng “Điện toán đám mây là một mô hình cho phép truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc huỷ bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp từ Nhà cung cấp dịch vụ” Gmail, Google Calender, Hotmail, SaleForce, Google Docs, Google Drive, Dropbox, OneDrive, và icloud,… là những ví dụ điển hình của dịch vụ ĐTĐM bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc trả phí theo nhu cầu bản thân. Họ lưu trữ các tài liệu lên tài khoản “đám mây” của mình và truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào miễn là có kết nối mạng internet. Cùng với đó những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì đây cũng là những tính năng của ĐTĐM. 2.1.2. Lợi thế 1. Bảo mật - gồm 2 mảng: các vấn đề bảo mật của nhà cung cấp điện toán đám mây (các tổ chức cung cấp phần mềm, platform hay cơ sở hạ tầng) gặp phải và các vấn đề bảo mật của khách hàng gặp phải. Các nhà cung cấp điện toán đám mây phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng mà họ cung cấp phải an toàn với ý nghĩa là các dữ liệu và ứng dụng của khách hàng được bảo vệ. Trong khi đó, khách hàng phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp đã áp dụng biện pháp an ninh phù hợp để bảo vệ thông tin của họ. Việc lựa chọn giải pháp kế toán điện toán đám mây giúp giảm đáng kể cả chi phí liên quan đến các hoạt động nêu trên và thời gian được giao để thực hiện các nghiệp vụ tương ứng. 2. Khả năng thích ứng - sử dụng một phần mềm mới khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây dễ dàng hơn nhiều so với cài đặt truyền thống; Hơn nữa, các giải pháp dựa trên điện toán đám mây không yêu cầu cài đặt vật lý trên các trạm làm việc của khách hàng, do đó dẫn đến tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. 3. Quản lý dễ dàng - ứng dụng kế toán có thể dễ dàng truy cập thông qua trình duyệt mà không cần thực hiện kiểm tra tính tương thích giữa hệ thống máy tính được sử dụng và ứng dụng phần mềm kế toán. Hơn nữa, tất cả người dùng đang sử dụng cùng một phiên bản của chương trình kế toán, do đó loại bỏ các vấn đề tiềm ẩn do sự không tương thích của các phiên bản khác nhau. 4. Tuân thủ - các chương trình kế toán chạy qua đám mây tuân thủ nhiều yêu cầu khác nhau, bao gồm cả các tiêu chuẩn kế toán và kiểm soát nội bộ. 389
- 5. Truy cập toàn cầu - nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng có thể truy cập và cập nhật thông tin từ bất kỳ vị trí nào mà không cần phải chuyển đến văn phòng. Vì các ứng dụng kế toán được đưa vào thế hệ “Di động” (Phillips, 2012), nên việc truy cập có thể được thực hiện thông qua bất kỳ thiết bị di động tương thích nào. 6. Thời gian dùng thử - do có rất nhiều ứng dụng hiện có trên đám mây, các nhà cung cấp thường đưa ra thời gian dùng thử cho một số ứng dụng trong số đó. Điều này cho phép thử nghiệm ứng dụng, để thiết lập khả năng tương thích với nhu cầu của công ty. (Nguồn: Phillips, 2012) 2.2. Nhận diện doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những yếu tố tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất, có tác động cơ bản đến sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước (Banyte và cộng sự, 2008). Theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/10/2021 (thay thế Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018) quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể theo từng lĩnh vực hoạt động như sau: Lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, Thương mại, dịch vụ công nghiệp, xây dựng DN nhỏ Có số lao động Tổng doanh thu 50 tỷ Có số lao động Tổng doanh thu 100 tham gia đồng/năm hoặc tổng tham gia tỷ đồng/năm hoặc BHXH 100 nguồn vốn 20 tỷ BHXH 50 tổng nguồn vốn 50 người/năm đồng/năm người/năm tỷ đồng/năm DN vừa Có số lao động Tổng doanh thu 200 Có số lao động Tổng doanh thu 300 tham gia tỷ đồng/năm hoặc tổng tham gia tỷ đồng/năm hoặc BHXH 200 nguồn vốn 100 tỷ BHXH 100 tổng nguồn vốn 100 người/năm đồng/năm người/năm tỷ đồng/năm 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến ĐTĐM, các DNVVN cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán – kiểm toán tại Việt Nam hiện nay và việc ứng dụng ĐTĐM sẽ có những ảnh hưởng như thế 390
- nào. Đi cùng với quá trình đó, bài viết này sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo của các cơ quan, tổ chức khác nhau để thực hiện các phân tích, đánh giá về thực trạng đang tồn tại của các DNVVN tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi, nâng cao cơ sở hạ tầng mới cho các DNNVV. 4. Thực trạng trong các DNVVN tại Việt Nam 4.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động có kết quả kinh doanh và số liệu kết quả hoạt động DNVVN là bộ phận quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân và chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Hiện nay, cả nước có khoảng 541.753 DNNVV đang hoạt động trong nền kinh tế, với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các DN. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động… Mặc dù số lượng DNNVV đông đảo, song quy mô DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, số DN quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% tổng số DNNVV. Chính bởi quy mô nhỏ, nên hoạt động của khu vực DN này đang gặp khá nhiều khó khăn, như là khả năng tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, công nghệ hiện đại, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành DN; khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường ngay trên thị trường nội địa... (Chu Thanh Hải, 2020). Số lượng doanh nghiệp hoạt động có kết quả kinh doanh Năm 2019 theo số liệu Tổng cục Thống kê cả nước có 138.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đạt 1.730,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 1.254,4 nghìn lao động, tăng 5,2% về số doanh nghiệp, tăng 17,1% về vốn đăng ký và tăng 13,3% về số lao động so với năm 2018. Đồng thời, theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021) Số lượng DNNVV tăng qua các năm, doanh nghiệp hoạt động có kết quả kinh doanh năm 2018 với 593.864 (chiếm 97,3%), năm 2019 với 651.138 (chiếm 97,4%). (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021)) 391
- Kết quả hoạt động kinh doanh Trong năm 2018-2019 lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đều âm (doanh nghiệp nhỏ lỗ 3.353 tỷ đồng, kết quả kinh doanh khả quan hơn năm 2018 lỗ -10.517 tỷ đồng; doanh nghiệp siêu nhỏ lỗ 71.252 tỷ đồng, kết quả kinh doanh giảm mạnh so với 2018 lỗ 44.759 tỷ đồng). Doanh nghiệp vừa đóng góp 27.138 lợi nhuận kế toán trước thuế (giảm 975 tỷ đồng so với năm 2018). (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021)) 4.2. Các khó khăn trong tuyển dụng và mức độ vận dụng công nghệ tại các DNVVN 4.2.1. Các khó khăn trong tuyển dụng Trong Báo cáo công bố kết điều tra DNVVN do nhóm nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Đại học Copenhagen và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2016) thực hiện. Hơn 2.600 DNVVN Việt Nam tham gia khảo sát, có tới 83% số DN được điều tra cho biết họ có gặp trở ngại trong kinh doanh, dù đã có hơn 42% thừa nhận họ đã phải chi những khoản chi không chính thức để có thể có được hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. Kết quả cuộc điều tra cho thấy: Có 69% số doanh nghiệp (DN) cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu của mình. Các nguyên nhân khác bao gồm do đề nghị mức lương quá thấp và điều kiện làm việc không hấp dẫn. “Kết quả này cho thấy môi trường kinh doanh chưa được cải thiện nhiều, vẫn còn có những rào cản và nhũng nhiễu với các DN”- bà Smriti Sharama, thành viên nhóm nghiên cứu, đưa ra nhận định. Và gần đây nhất theo kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) thể hiện trong Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam (2018-2020) đã cho thấy các DNNVV gặp một số khó khăn trong tuyển dụng nhân viên ở một số kỹ năng đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử (Hình 1). Với một số kỹ năng có thể nhắc đến như kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án thương mại điện tử; kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu và đặc biệt là kỹ năng tiếp thị trực tuyến. 392
- Hình 1. Tỷ lệ mức độ đáp ứng các KN tại các DN trong tuyển dụng NV qua các năm (đơn vị: %) (Nguồn: Bộ Công thương - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (2018- 2020)) 4.2.2. Mức độ vận dụng công nghệ tại các DNVVN Theo báo cáo của VCCI (2020) thì hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã những bước chuyển trong việc thay đổi nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như quản trị nội bộ, mua hàng, bán hàng, sản xuất, marketing và thanh toán,… Hoạt động này càng được làm nổi bật và được nhìn nhận rõ nhất là khi đại dịch Covid-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và thực hiện các biện pháp dãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp nhanh chóng ứng biến với thời cuộc bằng việc phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình. Hình 2. Tỷ lệ mức độ vận dụng công nghệ qua hai năm 2019 – 2020 (đơn vị: %) (Nguồn: Bộ Công thương - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (2019-2020)) 4.3. Các rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNVVN tại Việt Nam Theo báo cáo của Cisco (2019) tại Việt Nam, các DNVVN đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),… 393
- Hình 3. Tỷ lệ các rào cản công nghệ tồn tại trong các DNVVN (đơn vị: %) (Nguồn: Cisco. (2019)) Mặc dù, các DNNVV vẫn chiếm 95 - 96% số lượng doanh nghiệp nhưng đây vẫn là nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số nhất. Tuy đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số nhưng do khả năng sản xuất còn hạn chế, mức độ tự động hóa còn chưa cao nên khó áp dụng chuyển đổi số. 5. Giải pháp nhằm đối phó với những khó khăn thường hay phát sinh tại các DNVVN Thứ nhất: Sự hỗ trợ của Chính phủ Dựa vào bộ dữ liệu khảo sát DNVVN năm 2015 được thu thập bởi Viện khoa học lao động và xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch & đầu tư (MPI), và Khoa kinh tế (DoE) thuộc Đại học Copenhagen cùng Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Trong 2649 DNNVV được khảo sát thì có 2520 doanh nghiệp không đổi mới công nghệ (chiếm 95,1%), chỉ có 129 DNNVV đổi mới công nghệ (chiếm 4,9%). Hình 4. Tỷ lệ DNVVN đổi mới công nghệ (Nguồn: Nguyễn.T.A.Vân, Nguyễn.K.Hiếu (2020)) Quy mô DN dù lớn hay nhỏ thì cũng phải quản lý hồ sơ và tổ chức quản lý tài chính hợp lý nên nhu cầu triển khai hệ thống thông tin kế toán vẫn luôn tồn tại và ngày càng lớn. Hệ thống kế toán dựa trên web có thể giúp tăng khả năng xử lý, tạo ra nhiều công việc hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, các 394
- DNVVN chậm hơn các doanh nghiệp lớn trong việc áp dụng công nghệ mới. Không phải lúc nào các DNVVN cũng có cơ hội sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Yếu tố hạn chế chính là tài chính. Việc bảo trì chất lượng cao và được cấu hình chuyên nghiệp, nhất quán và phù hợp là rất tốn kém. Vì vậy sự hỗ trợ của chính phủ càng cao thì tỷ lệ đạt doanh nghiệp đổi mới công nghệ càng cao. Cụ thể, nếu chính phủ có hỗ trợ thì tỷ lệ đạt đổi mới công nghệ là 29,4%. Ngược lại tỷ lệ sẽ là 4,7% nếu chính phủ không hỗ trợ. Hình 5. Mối quan hệ sự hỗ trợ của chính phủ và khả năng đổi mới công nghệ (Nguồn: Nguyễn.T.A.Vân, Nguyễn.K.Hiếu (2020)) Vì vậy, dựa vào kết quả khảo sát ta có thể thấy sự hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến việc doanh nghiệp có đổi mới công nghệ hay không, chính vì vậy chính phủ cần có nhiều chính sách hỗ trợ DNVVN về tài chính để doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ chuyển giao, đổi mới công nghệ dựa trên ứng dụng,… đây có thể được coi là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên đẩy mạnh nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Thứ hai: Nâng cao nhận thức về công tác kế toán – kiểm toán và mối quan hệ cộng hưởng từ điện toán đám mây Doanh nghiệp sử dụng thông tin kế toán hàng ngày để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định chính xác; Đồng thời, lập các kế hoạch cho tương lai và kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm các phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh của họ. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được xác định bằng những thông tin khách quan, kịp thời do hệ thống kế toán cung cấp. Mục tiêu chính của hệ thống kế toán là thu thập và ghi chép dữ liệu và thông tin liên quan đến các sự kiện có ảnh hưởng kinh tế đến các tổ chức và duy trì, xử lý và truyền đạt thông tin cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài (Jovarauskiene và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, thật không may, CNTT đã thay đổi bản chất của kinh doanh một cách đáng kể và kế toán cũng không phải là một ngoại lệ (Consoli, 2010). Điều này dẫn đến việc hệ thống kế toán thường không hỗ trợ 395
- hoạt động kinh doanh đúng cách. Nguyên nhân có thể là: hầu hết các hệ thống quá lớn và phức tạp để có thể hiểu được toàn bộ hoặc hệ thống CNTT truyền thống không hiệu quả. Khi CNTT đang phát triển nhanh chóng thì hệ thống kế toán truyền thống thường lại không hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể là: không phải lúc nào họ cũng quản lý hồ sơ một cách chính xác hoặc trình bày thông tin chi tiết, tương ứng với các yêu cầu của luật thay đổi liên tục. Vì vậy để hoạt động hiệu quả và đẩy mạnh sức cạnh tranh hơn, các DNVVN cần phải áp dụng CNTT mới nhất. Một trong những xu hướng mới nhất trong thế giới CNTT là các hệ thống dựa trên đám mây. Chuyển kế toán sang "đám mây" là một giải pháp mới và sáng tạo có thể giúp tiết kiệm đáng kể nguồn vốn cho các DNVVN. Một số cải thiện về chi phí có thể kể đến như: không cần đầu tư một số vốn khổng lồ ngay lập tức, giảm thiểu chi phí lập trình khi nâng cấp, giảm chi tiêu cho đội ngũ CNTT, tính liên tục kinh doanh được triển khai sâu trong điều kiện đám mây, Nguồn vốn dự trữ tăng,... Nhìn chung, giảm chi phí và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh, tính linh hoạt và an ninh mạng là những ưu điểm chính của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp. Sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến cho phép các DNVVN có thể nhận được rất nhiều lợi thế, có thể quản lý dữ liệu ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối với internet với tần suất vừa phải và không cần phải thuê máy chủ . Vì vậy nên bạn sẽ không bị giới hạn về thời gian và vị trí, do đó nguồn dữ liệu sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng giúp công việc được xử lý một cách hiệu quả nhất. Hệ thống kế toán dựa trên đám mây về cơ bản là một cách để chạy các tài khoản doanh nghiệp hoàn toàn trực tuyến và được cung cấp dưới dạng một dịch vụ thực sự là từ “đám mây” theo yêu cầu của khách hàng và có thể được gọi là kế toán trực tuyến. Đây là sự hỗ trợ qua lại cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Một mặt, người tiêu dùng sẽ có thể truy cập tất cả dữ liệu kế toán của họ từ bất kỳ thiết bị nào như máy tính xách tay cá nhân hoặc điện thoại di động (Nesbit, 2009). Mặt khác, các công ty sẽ có thể thuê phần mềm từ một nhà cung cấp dịch vụ và trả tiền theo yêu cầu. (Nguồn: Phillips, 2012) 396
- Như có thể thấy trong hình 5, phương pháp được sử dụng trong giai đoạn 1990- 2000 là không hiệu quả, vì nó có độ phức tạp cao, với chi phí cao do các yêu cầu về thời gian và kết nối của khách hàng. Bảo mật dữ liệu kém hoặc không ổn định và nguy cơ thiếu đồng bộ hóa dữ liệu là rất phổ biến. Không giống như phương pháp này, phương pháp 2000-2010 và cho đến nay hiệu quả hơn, vì giao tiếp giữa khách hàng và kế toán (hoặc công ty kế toán) luôn có thể được thực hiện thông qua đám mây, bảo mật của dữ liệu được đảm bảo bởi nhà cung cấp đám mây và rủi ro dữ liệu không đồng bộ bị loại bỏ. Hình 6. Các mô hình giao tiếp giữa kế toán (hoặc công ty kế toán) và khách hàng (Nguồn: Phillips, 2012) Trong khi các nền tảng truyền thống được thiết kế để được giới hạn ở một số lượng tương đối nhỏ người dùng, tùy thuộc vào quy mô của công ty thì các nền tảng đám mây có thể hỗ trợ nhiều người dùng ở quy mô rộng hơn, được gọi là “Quy mô Internet” (Etro, 2009). Phần mềm kế toán dựa trên web có thể được mua dưới dạng giấy phép phần mềm truyền thống hoặc đi kèm với môi trường hoạt động và các dịch vụ như giải pháp dựa trên đám mây. Acumatica (2011) và Christauskas và Miseviciene (2012) nêu bật sự khác biệt giữa các chương trình kế toán truyền thống và các giải pháp kế toán dựa trên điện toán đám mây. Bảng 1. So sánh giữa phần mềm kế toán truyền thống với phần mềm kế toán đám mây (Nguồn: Christauskas và Miseviciene, 2012) 397
- Chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động xử lý kế toán vào đám mây là một giải pháp mới có thể tiết kiệm chi phí cho các công ty vừa và nhỏ. (Beckham, 2010). Các giải pháp dựa trên điện toán đám mây mang lại một lợi ích thiết yếu: tính linh hoạt được cung cấp bởi đặc tính trả tiền khi sử dụng, cho phép điều chỉnh năng động, dựa trên các nguồn lực cần thiết và phản ứng của thị trường, do đó loại bỏ các rủi ro do quyết định đầu tư. Thứ ba: Thay đổi về quy mô, điều chỉnh cấu trúc, quy trình hoặc văn hóa kinh doanh Toàn bộ nền kinh tế đang đối mặt với một sự thay đổi căn bản do các công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh chóng (Ebert & Duarte, 2016). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi cố gắng tồn tại và đạt được những lợi thế cạnh tranh khác nhau (Bharadwaj, 2000). Chuyển đổi kỹ thuật số là một thách thức, đặc biệt là đối với các DNVVN, vì nó tích hợp con người, hệ thống và các đối tượng một cách phức tạp và tinh vi (Bauernhansl, 2014). Triển khai hệ thống thông tin tự động giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên trong việc thực hiện các quy trình kinh doanh, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh (Juozapavičius và cộng sự, 2009). Bên cạnh giúp giảm thời gian của nhân viên, điều này rõ ràng là dẫn đến việc tiết kiệm chi phí trả lương từ đó cải thiện triển vọng tăng trưởng thu nhập bằng cách mở rộng thị trường và cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó, có thể khái quát rằng hệ thống thông tin tự động góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh chính là lợi nhuận dài hạn bằng cách giảm chi phí và tăng thu nhập. Theo kết quả của khảo “Thực trạng Chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 cho thấy kỳ vọng lớn của đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi số. Có tới 98% doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trội trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là khả năng giúp giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71%, giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ (61,4%) dưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%). Hình 7. Kỳ vọng của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số theo quy mô (Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp, VCCI, 2020) 398
- Đồng thời, hiện nay với sự xuất hiện đa dạng các sàn thương mại điện tử, như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… và các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Fanpage, Zalo, Tiktok, Instagram… các DNNVV cần xây dựng chiến lược phân bổ nguồn lực có kỹ năng và trình độ công nghệ để phù hợp với mô hình kinh doanh mới. Các nền tảng thương mại điện tử là kênh giao tiếp giữa người bán và người mua trên cơ sở xây dựng niềm tin và uy tín để thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa cung và cầu; vì vậy, khi chuyển sang mô hình kinh doanh mới, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đủ kỹ năng số và thay đổi tư duy để phù hợp với phương thức kinh doanh mới. Bên cạnh đó trong từng giai đoạn chuyển đổi, phát triển các DNVVN nên vạch ra các kế hoạch định hướng chiến lược, gia tăng năng lực quản trị mang tính chiến lược về nhân sự, về bộ máy quản lý, về các hoạt động kinh doanh,… phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp vẫn luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cuối cùng, Tăng cường năng lực đào tạo và thực hành nghề cho người lao động. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau mà các doanh nghiệp tự lựa chọn cho mình giải pháp để phát triển ổn định, bền vững. Chẳng hạn, gia tăng các cơ hội tiếp cận công nghệ của đội ngũ nhân viên, Có những chính sách động viên, khuyến khích người lao động đổi mới, tăng cường các quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ trong và ngoài nước. Và luôn luôn trong tư thế sẵn sàng học hỏi, tiếp cận với những thay đổi của công nghệ và những biến chuyển của nền kinh tế thị trường,…thay đổi tư duy, mở rộng cơ hội – chung quy lại con đường tương lai, sự thành công của doanh nghiệp sẽ ngày càng được rộng mở. 6. Kết luận Đại dịch Covid-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng đến sức khỏe cộng đồng mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về tính không bền vững và suy thoái môi trường trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu. Và đối tượng dễ bị “tổn thương” nhất trong cú sốc kinh tế nghiêm trọng này lại là chính các DNVVN. Vì vậy nếu muốn không 399
- bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt và bỏ lại phía sau thì các DNVVN phải liên tục thay đổi, bắt kịp với xu hướng thị trường và đón đầu công nghệ. Và luôn luôn hiểu rõ rằng công nghệ và đổi mới luôn đi đôi với nhau. Việc đầu tư cho công nghệ sẽ luôn mang lại cho doanh nghiệp sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài, tạo ra được nhiều lợi thế hơn so với đối thủ. Đồng thời, nâng cao việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tóm lại, nhìn chung sự thành công của doanh nghiệp không chỉ được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp sản xuất hiệu quả mà còn bằng sự phối hợp, đồng lòng, nhất trí của cả một tổ chức. Cho nên dù doanh nghiệp đưa ra bất kỳ sự lựa chọn nào cho mục tiêu đầu tư và phát triển doanh nghiệp thì các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, những người đưa ra quyết định,… cần phải trang bị cho mình một khung kiến thức để hiểu và sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin. Có như vậy, các nội dung đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và thực hiện hóa được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banyte, J., & Salickaite, R. (2008). Successful Diffusion and Adoption of Innovation as a Means to Increase Competitiveness of Enterprises. 2. Beckham, J. (2010), “Cloud Computing: What it is and How Your Small Business Can Benefit.” 3. Bizfly Cloud (2020) Đám mây năm 2020: Xu hướng thị trường chính 4. Bộ Công thương - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (2018-2020). Sách trắng thương mại điện tử Việt nam 2018-2020. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. Christauskas, C. and Martinkus, B. (2004). “Information System for Accounting” 7. Christauskas, C. and Miseviciene R. (2012), “Cloud Computing Based Accounting for Small to Medium Sized Business” 8. Christauskas, C.; Misevicience, R. (2012) Cloud computing based accounting for small to medium sized business. 9. Chu Thanh Hải (2020) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay 10. Cisco(2019). Cisco APAC SMB Digital Maturity Index. USA: Cisco. 11. Consoli, D. (2010a). Analysis of use Web 2.0 Technology in Small and Medium Companies to Implement Enterprise 2.0 12. Deloitte (2021), Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi 13. Etro, F. (2009). The Economic Impact of Cloud Computing on Business Creation, Employment and Output in Europe. 400
- 14. Feng, J. (2015) Cloud accounting: The transition of accounting information model in the big data background. 15. https://bizflycloud.vn/tin-tuc/4-ly-do-tai-sao-cac-cong-ty-can-dau-tu-vao-cong nghe 20200727141004284.htm 16.https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/phat-trien-doanh- nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam-hien-nay-96 17. https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/SME2015-report-Vietnamese.pdf 18. Ionescu, B.; Ionescu, I.; Bendovschi, A.; Tudoran, L. (2013) Traditional accounting vs. cloud accounting. 19. Jovarauskiene, D., & Pilinkiene, V. (2009). E-Business or E-Technology? 20. Juozapavičius, A., Mickus, K., Mikaliūnas, G., Pelanis, M., Urbonas, E. (2009). “Informacinių technologijų rinkos analizė automatizuotų organizacinių procesų valdymo požiūriu 21. Nesbit, T. (2009). Web-Based Accounting Information Systems for Small Businesses: a Proposed Model. 22. Nguyễn.T.A.Vân, Nguyễn.K.Hiếu (2020), Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 167-179 23. Phillips, B.A. (2012) How Cloud Computing Will Change Accounting Forever. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2020), Chuyển đổi số: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-9 và phát triển. 401
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng về môn tài chính tiền tệ
65 p | 169 | 25
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Trần Văn Của
69 p | 64 | 15
-
Quá trình phát triển hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam
12 p | 58 | 7
-
Huy động nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững
4 p | 76 | 6
-
Thực trạng công tác định giá đất ở tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
12 p | 9 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 0 - ThS. Hoàng Huy Cường
5 p | 78 | 4
-
Thực thi kế toán quản trị trong các doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay
3 p | 28 | 3
-
Cơ hội nào cho nhân sự quản trị kinh doanh trong ngành ngân hàng
12 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn