YOMEDIA
ADSENSE
thế giới 5000 năm: phần 2
51
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm các nội dung: cái chết của giáo chủ, thập tự quân nhi đồng, vị giáo sư trên giàn hỏa thiêu, những hàng hóa sống,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: thế giới 5000 năm: phần 2
CÁI CHẾT CỦA GIÁO CHỦ<br />
Catêrin, Giáo chủ xứ Lăng (Pháp) vừa từ nước Anh trở về. Ông đi gặp nhà vua Anh để<br />
quyên tiền. Mọi việc đều thuận lợi. Ông trở về thành phố trong tâm trạng rất vui.<br />
Nhưng hai vị Phó giáo chủ đi đón ông thì lòng dạ bứt rứt không yên. Sau mấy lời thăm hỏi<br />
Giáo chủ, hai vị Phó giáo chủ giọng rụt rè:<br />
- Thưa Giáo chủ, xin ngài tha thứ cho chúng tôi. Trong thời gian Ngài đi vắng, chúng tôi<br />
đã thay mặt Ngài - vị chúa tể của thành phố, ký với đại biểu dân chúng một hiệp định về<br />
vấn đề trung thành tin cậy lẫn nhau.<br />
Giáo chủ vui vẻ hỏi:<br />
- Hiệp định gì vậy?<br />
- Thế này ạ - Phó giáo chủ vẻ mặt tươi tỉnh - Các đại biểu của nhân dân thành phố họ xin<br />
mỗi năm sẽ nộp cho chúng ta một khoản tiền lớn và chúng ta thì giao thành phố cho họ<br />
quản lý. Từ nay về sau, mọi thứ thuế khóa, lao dịch, tư pháp, hành chính chúng ta sẽ<br />
không quản nữa. Thưa Giáo chủ, Ngài sẽ được rất thảnh thơi ạ!<br />
Số là từ đầu thế kỷ thứ XII, các thành thị trong vương quốc Pháp đều thuộc lãnh chúa. Thị<br />
dân đều là nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa. Giáo chủ đồng thời cũng là lãnh chúa, thành<br />
phố do ông ta quản. Để tăng thu nhập, lãnh chúa không từ một thủ đoạn nào vơ vét của cải<br />
của người dân thành phố, cho nên người dân đành thà cam chịu nộp cho lãnh chúa một<br />
khoản tiền lớn, xây dựng được một hình thức tổ chức xã hội là công xã thành thị để giành<br />
lấy quyền tự mình quản lý mình còn hơn. Cuộc đấu tranh nhằm làm cho các thành thị<br />
phong kiến thời trung cổ trở thành một thành phố tự do dĩ nhiên có ý nghĩa tiến bộ đối với<br />
sự phát triển thành phố. Nhưng dưới con mắt của Giáo chủ Catêrin thì đó là một điều quái<br />
gở, gây tổn thất to lớn đến lợi ích và cả thể diện của ông. Vị Phó giáo chủ vừa dứt lời, ông<br />
đã sa sầm nét mặt, giận dữ nói:<br />
- Các ông to gan thật! Việc đại sự như thế mà các ông dám tự ý quyết định khi tôi vắng<br />
mặt. Tôi sẽ tâu với đại giáo chủ truy cứu trách nhiệm của các ông!<br />
Vị Phó giáo chủ giọng tỏ ra không nao núng:<br />
- Xin Giáo chủ bớt giận. Việc đó đúng là trọng đại thật, nhưng để cho bình dân xây dựng<br />
công xã, tự quản lý lấy thành phố thì đã có tiền lệ, đâu phải là sáng kiến đầu tiên của thành<br />
phố ta. Các thành phố Côblê, Xanh Côngtăng chẳng phải đã thực hiện rồi đó sao? Hơn<br />
nữa, Quốc vương cũng đã hứa sẽ bảo đảm quyền lợi đó của họ. Thấy bảo họ đã dâng cho<br />
Quốc vương rất nhiều lễ vật…<br />
Nghe nói Quốc vương cũng đồng ý cho thành phố Lăng tự trị, giáo chủ sững sờ người.<br />
Nhưng cuối cùng, khi nghe hai vị phó giáo chủ công bố con số không lồ mà dân thành phố<br />
giao nộp để đổi lấy tự do thì vị Giáo chủ đã hết cơn giận dữ. Tiếp đó, cũng như Quốc<br />
vương, Giáo chủ tuyên thệ bảo hộ mọi quyền lợi của công xã.<br />
Giáo chủ Catêrin không phải chỉ có lòng tham vô độ, mà còn là một con người không giữ<br />
tín nghĩa. Sau khi tiêu hết số tiền dân nộp, ông ta bắt tay thực hiện âm mưu phá hoại công<br />
xã để tiếp tục nhũng nhiễu dân chúng. Để thực hiện âm mưu ấy tất nhiên phải được nhà<br />
<br />
vua đồng ý. Mùa xuân năm 1112, giáo chủ Catêrin mời Quốc vương đến thành phố Lăng<br />
để dự lễ “Tuần tuẫn nạn của Chúa cứu thể” (Tuần lễ Kitô giáo kỷ niệm Chúa Giêsu bị<br />
đóng đinh trên cây thánh giá), xúi giục Quốc vương hủy bỏ lời tuyên thệ, thủ tiêu công xã,<br />
thu hẹp quyền lực của thành phố như trước đây. Dân trong thành phố biết tin liền cử người<br />
đến tâu với Quốc vương, tự nguyện góp thêm một khoản tiền lớn cho nhà vua, đề nghị<br />
Quốc vương tiếp tục thực hiện lời hứa cũ. Nhưng Giáo chủ và bọn lãnh chúa lại nhận lời<br />
đưa cho Quốc vương một khoản tiền lớn hơn. Vị Quốc vương tham lam đương nhiên đứng<br />
về phía nào cấp cho ông ta nhiều hơn. Kết quả ông đã tuyên bố phế bỏ hiệp định.<br />
Bọn lãnh chúa hết sức lo lắng về khoản tiền phải nộp cho nhà vua, nhưng ngược lại Giáo<br />
chủ vỗ ngực bảo họ không phải lo lắng gì:<br />
- Nếu Cha không thực hiện được lời hứa thì các con giam cha vào nhà tù của quốc vương.<br />
Lại còn nói rằng:<br />
- Ai bỏ bao nhiêu tiền để xây dựng công xã thì cũng phải bỏ bấy nhiêu tiền để thủ tiêu nó!<br />
Những tin tức đó nhanh chóng bay đến tai dân chúng, cả thành phố lập tức náo động. Tất<br />
cả các viên chức đều nghỉ việc, các cửa hàng cửa hiệu đều đóng cửa. Dân quyết định phải<br />
dùng bạo lực để dồn giáo chủ và bọn đồng mưu đến chỗ chết.<br />
Buổi tối trước ngày Lễ Phục sinh (ngày lễ Kitô giáo kỷ niệm Giêsu sống lại), thị trưởng<br />
Lăng báo cho Giáo chủ Catêrin biết tin quần chúng chuẩn bị bạo động, cảnh báo cho Giáo<br />
chủ ngày mai không nên đến làm lễ ở nhà thờ. Nghe báo vậy, vị Giáo chủ ngông cuồng<br />
quát tướng lên:<br />
- Hầm! Ta mà lại có thể chết trong tay lũ chúng ư?<br />
Mạnh mồm vậy thôi, ngày hôm sau quả nhiên không thấy ông ta dám bén mảng đến nhà<br />
thờ.<br />
Năm ngày sau lễ Phục sinh, đúng lúc Giáo chủ Catêrin đang ở nhà bàn bạc với các Phó<br />
Giáo chủ về việc thu tiền của dân như thế nào thì nghe ngoài cửa có tiếng người ồn ào lẫn<br />
tiếng hô “Công xã! Công xã!” Trong chốc lát, dân thành phố người cầm gươm cầm rìu,<br />
người thì cung nỏ gậy gộc, giáo mác… đã tiền gần nhà Giáo chủ. Một người gác nhà Giáo<br />
chủ vừa vác giáo bước qua cổng bị ngay một nhát rìu hai lưỡi hạ gục; một tên lãnh chúa<br />
định chạy vào cũng bị một nhát giáo đâm xuyên lưng; một vệ sĩ khác thương tích đầy<br />
mình vừa đánh vừa rút, cuối cùng trúng một mũi tên ngã ngục bên bàn ăn của Giáo chủ.<br />
Đội ngũ vũ trang của thị dân đã phóng hỏa đốt, thi thể của những kẻ trung thành với Giáo<br />
chủ lập tức bị ném vào đám lửa đang rần rật cháy…<br />
Những người bảo vệ Giáo chủ cố sức chống trả, dùng đá và gỗ ném vào dám người đang<br />
tấn công nhưng đã nhanh chóng bị thị dân tiêu diệt. Thấy tình thế chẳng lành, giáo chủ vội<br />
cải trang thành đầy tớ chui xuống hầm rượu trốn, sai người hầu đóng chặt cửa lại:<br />
- Hãy mau mau bắt lấy tên giáo chủ tráo trở! - Mọi người giận dữ la thét, lùng sục khắp<br />
nơi tìm kẻ thù nhưng không hề thấy bóng dáng giáo chủ đâu cả.<br />
Thị dân tìm được người đầy tớ hầu hạ Giáo chủ nhưng hắn không nói Giáo chủ trốn ở đâu.<br />
Vừa hay một nô bộc đứng trong hàng ngũ công xã đề nghị xuống lục soát hầm rượu. Họ<br />
kéo nhau xuống hầm, mở nắp từng thùng và cuối cùng tìm thấy Catêrin đang nấp trong<br />
<br />
một thùng rượu. Khi bật nắp thùng rượu, Catêrin mồm há hốc, đôi môi nhợt nhạt vì run sợ,<br />
lắp bắp:<br />
- Tù binh ở đây! - Lão còn trừng mắt giận dữ như muốn nói: “Lũ chó sói chúng mày!”<br />
- Ồ thì ra giáo chủ đại nhân, ngài ở đây à! - Có ai đó nói.<br />
Mọi người túm giáo chủ kéo ra khỏi thùng rượu và lôi xềnh xệch tận ngoài đường. Mặc<br />
cho giáo chủ thảm thiết van xin thề thốt với mọi người từ nay về sau không bao giờ làm<br />
Giáo chủ của họ nữa, tự nguyện nộp một khoản tiền lớn và đi khỏi thành phố Lăng, nhưng<br />
những người nông nô của lão quyết định không tha thứ cho con chó sói độc ác bội tín bội<br />
nghĩa, lừa trước dối sau đó. Một nông nô giơ cao chiếc rìu hai lưỡi giận dữ bổ xuống đầu<br />
Giáo chủ; một người khác vung kiếm chặt đứt những ngón tay của giáo chủ, tháo chiếc<br />
nhẫn ra khỏi tay. Họ lột hết quần áo trên người Catêrin - nhân vật được tôn kính nhất ở<br />
thành Lăng một thời, rồi quăng xác lão ra đường. Những người qua đường không ai không<br />
nguyền rủa và ném đất vào xác lão, cũng chẳng có ai muốn chôn cất lão.<br />
Sau đó, thị dân trong thành phố bị nhà vua đàn áp. Vị Giáo chủ mới khi đến nhậm chức<br />
tuyên bố. “Thánh đồ Pitơ (một trong 12 tông đồ của Giêsu trong Kinh Thánh của Kitô<br />
giáo) dạy rằng, những người nô lệ phải phục tùng trung thành với chủ của mình. Những<br />
người nông nô bất chấp luật lệ của Chúa và nhân loại, trong công xã lại dùng sức mạnh để<br />
thoát khỏi quyền lực hợp pháp của chủ, những người đó phải khai trừ khỏi Giáo hội và<br />
phải bị trừng phạt”.<br />
Song những người bình dân thành Lăng bỏ ngoài tai những lời đe doạ của vị giáo chủ mới,<br />
tiếp tục phát động khởi nghĩa. Cuối cùng, vị Giáo chủ mới buộc phải nhượng bộ, đồng ý<br />
để thị dân thành phố được tự trị, chỉ đổi tên “công xã” thành “Tổ chức hòa bình!” Cả<br />
Quốc vương cũng nhận thấy thành thị tự trị có lợi cho việc chống lại các lãnh chúa cát cứ,<br />
tăng cường quyền lực tập trung của nhà vua, vì vậy năm 1128 đã phê chuẩn sự nhượng bộ<br />
đó. Mãi hơn 200 năm sau, Quốc vương Pháp mới bãi bỏ quyết định này.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PARI<br />
Ở thời kỳ đầu trung thế kỷ, nền văn hóa giáo dục châu Âu còn rất lạc hậu. Hầu hết<br />
người dân đều mù chữ, các kỵ sĩ cũng không mấy người biết, ngay cả một số đại thần quý<br />
tộc cũng chẳng hiểu biết gì. Công văn của nhà nước, thư từ về ngoại giao đều được viết<br />
bằng chữ La-tinh, thứ chữ lúc bấy giờ cũng chỉ có một số ít giáo sĩ biết. Toàn bộ văn hóa<br />
giáo dục đều bị Giáo hội lũng đoạn.<br />
Cùng với sự phát triển của thành thị và công thương nghiệp ngày càng phồn vinh<br />
dần dần đã xuất hiện các trường học ở thành phố. Những trường đó chính là cơ sở cho các<br />
trường đại học trong thời trung thế kỷ sau này.<br />
Trong các trường đại học cổ xưa của Tây Âu, nổi tiếng nhất và điển hình nhất phải<br />
kể đến Trường đại học Pari, của Pháp.<br />
Vào nửa đầu của thế kỷ XII, Trường đại học Pari đã hình thành. Năm 1200, Vua<br />
Pháp là Philíp II đã ban chiếu phê chuẩn pháp lệnh thành lập trường đại học này. Trường<br />
đại học Pari chính thức ra đời.<br />
Trường đại học Pari nhanh chóng trở thành nơi tập hợp sĩ tử khắp châu Âu đến đây<br />
học tập. Nghe nói có thời kỳ sĩ tử của trường đại học Pari lên tới hơn 5 vạn người. Trường<br />
<br />
đại học này sở dĩ thu hút được đông thanh niên như vậy, bởi vì sau khi tốt nghiệp họ được<br />
xếp vào ngạch chức sắc tôn giáo và được hưởng rất nhiều đặc quyền: không bị nhà nước<br />
ràng buộc, không phải nộp thuế, chỉ có Tòa án của Giáo hội mới được xét xử v.v… Cũng<br />
như các trường đại học khác ở phương Tây, Trường đại học Pari hoàn toàn dùng tiếng Latinh để giảng dạy. Cho nên nó có thể tiếp nhận bất cứ học sinh nước nào thông hiểu tiếng<br />
La-tinh.<br />
Trường đại học Pari do học sinh và thầy giáo hợp tác với nhau xây dựng nên. Ngoài<br />
ra, những người phục vụ cho nhà trường như bán sách, đưa thư, hiệu thuốc, làm công việc<br />
sao chép, thậm chí cả chủ trọ đều được coi là thành viên của nhà trường. Các thầy giáo tùy<br />
theo tài năng của mình có năng lực dạy môn khoa học nào thì kết thành những tổ chức<br />
giống như “khoa” trong các trường đại học hiện nay. Hồi đó cả trường có tất cả 4 môn<br />
học: văn nghệ, y học, pháp luật và thần học. Môn “văn nghệ” là môn học phổ thông nhất,<br />
học về 7 ngành: ngữ pháp (bao gồm tiếng la-tinh và văn học), biện chứng pháp (tức lôgic<br />
học), tu từ (bao gồm tản văn, thơ, tập viết văn và pháp luật), kỷ hà (bao gồm địa lý và lịch<br />
sử tự nhiên), toán học, âm nhạc và thiên văn học (bao gồm vật lý học và hóa học). Môn<br />
học này có số lượng người theo học đông nhất, học hết chương trình có thể được phong<br />
học vị “học sĩ”. Ba môn còn lại thuộc những môn cao cấp. Chỉ những học sinh nào tốt<br />
nghiệp các môn phổ thông mới được vào học, học xong có thể được nhận học vị “thạc sĩ”.<br />
Sau khi được nhận học vị mới có quyền giảng dạy ở trường đại học. Nhưng số người được<br />
nhận học vị không nhiều: Học vị “học sĩ” không quá 1/3, học vị “thạc sĩ” chỉ chiếm<br />
khoảng 1/16.<br />
Trong sinh viên cũng có các tổ chức phân chia theo nguyên quán và được gọi là<br />
“học quán”. Mỗi “học quán” đều có ký túc xá, nhà ăn, một nhà thờ nhỏ, và các thầy giáo<br />
dạy dỗ mình. Hình thức “học quán” đó sau này phát triển thành “học viện”, và tên gọi đó<br />
thông dụng cho đến ngày nay.<br />
Sáng sáng, sinh viên đến nhà thờ cầu kinh, sau đó đến lớp học. Phương thức học chủ<br />
yếu là nghe giảng, ghi chép. Giáo trình phần lớn là những cuốn sách nổi tiếng từ xưa<br />
truyền lại. Thầy giáo vừa đọc vừa giải thích, không cho phép sinh viên được thắc mắc và<br />
hầu như không làm thí nghiệm. Giảng về y học mà hoàn toàn không được thực nghiệm<br />
giải phẫu trên cơ thể sống, bởi vì thời trung cổ người ta tuyệt đối cấm không được giải<br />
phẫu cơ thể người. Một số tri thức về giải phẫu học thường được viện dẫn từ trong các<br />
sách vở của người Ảrập.<br />
Hình thức được các thầy giáo và học sinh hứng thú nhất là những buổi thảo luận và<br />
tranh luận. Những sinh viên nào luận có học vị thường phải trải qua những buổi thuyết<br />
trình và tranh luận công khai. Trường đại học Pari thường xuyên tổ chức những buổi tranh<br />
luận như vậy. Trong các buổi tranh luận, các thầy giáo trong trường tham gia là chính,<br />
cũng có lúc mời thêm các thầy giáo ở các trường đại học khác. Có lần, một vị thạc sĩ ở<br />
trường đại học Ôcxpho của Anh đến trường đại học Pari dự một buổi tranh luận. Ông đã<br />
nghe khoảng 200 ý kiến phản đối, ông nhớ được tất cả và ngay tại chỗ lập tức phản bác lại<br />
từng ý kiến một. Không khí tranh luận rất sôi nổi, có lúc cả hai bên đều bị kích động, thậm<br />
chí đã sảy ra ẩu đả.<br />
Giáo hội Kitô hết sức căm ghét trường đại học Pari không chịu trực thuộc Giáo hội,<br />
luôn tìm cách vận dụng những quyền lực của tôn giáo để khống chế, tìm cách hãm hại<br />
những thầy giáo giảng trái với giáo lý Kitô giáo. Trường đại học Pari có một thầy giáo tên<br />
<br />
là Amôri đưa ra quan điểm triết học “phiếm thần luận”, cho rằng thần tồn tại trong mọi sự<br />
vật của giới tự nhiên, không hề có vị chúa tể hay một lực lượng tinh thần nào siêu tự nhiên<br />
cả. Sau khi vị giáo sư ấy qua đời, học trò của ông đã phát triển quan điểm đó, cho rằng<br />
Thượng đế hiển hiện cùng với các bản chất chứ không phải như Thượng đế mà lâu nay<br />
Giáo hội Kitô vẫn tuyên truyền. Họ còn chủ trương Giáo hội nên vứt bỏ những giáo lý và<br />
Thánh lễ hiện hành. Hành động này động chạm đến nền tảng sống còn của Giáo hội. Vin<br />
vào cớ đó, Giáo hội đã áp dụng những biện pháp nghiêm khắc. Năm 1210, Tòa án Giáo<br />
hội đã “xử” hình phạt thiêu sống 10 học trò của Amôri, thậm chí còn quật mả của Amôri,<br />
lôi xác ông lên đốt. Ít lâu sau, Giáo hoàng hạ lệnh cấm học các sách của nhà học giả cổ Hy<br />
Lạp Arixtốt viết về siêu hình học và vật lý học. Giáo sư trường đại học Pari Xêghen vì tiếp<br />
tục truyền bá những cuốn sách đó đã bị bắt và bị đánh chết trong nhà tù của Giáo hội.<br />
Đến giữa thế kỷ XIII, trường đại học Pari bị Giáo hội thao túng hoàn toàn. Rất nhiều<br />
giáo sư của trường có tư tưởng tự do nếu không bị hãm hại một cách tàn khốc, thì cũng bị<br />
Giáo hội đuổi đi. Môn thần học trong nhà trường đều do các cha cố Thiên chúa giáo giảng<br />
dạy. Những lời răn dạy đều lấy từ Kinh Thánh chứ không phải là những tri thức chân<br />
chính. Họ coi thường kinh nghiệm, sùng bái quyền uy của Giáo hội, đàn áp tư tưởng tự do.<br />
Đó chính là cái gọi là “triết học kinh viện”.<br />
Ngoài trường đại học Pari, những trường đại học cổ xưa của châu Âu còn có trường<br />
đại học Bôlônha ở Italia, trường đại học Ôcxpho và Kembơritgiơ ở Anh, trường đại học<br />
Xaramanga ở Tây Ban Nha v.v… Những trường đại học đó đều ra đời trong khoảng từ thế<br />
kỷ XII đến thế kỷ XIV. Đến cuối thế kỷ XV, ở châu Âu đã có hơn 40 trường đại học.<br />
RÔGIÊ BÂYCƠN<br />
- Này, trường đại học Ôcxpho (Anh) có một giáo sư tên là Rôgiê Bâycơn, cậu đã<br />
nghe nói chưa? Ông đã chế tạo ra một tượng đầu người bằng đồng, cậu hỏi gì nó cũng trả<br />
lời vanh vách.<br />
- Thật hả?<br />
- Tất nhiên rồi. Nghe nói ông ta còn dùng phương pháp ngưng kết không khí, tạo ra<br />
một chiếc cầu vượt biển dài tới 30 dặm vượt qua eo biển Anh. Sau khi sang qua cầu ông<br />
làm tan dần không khí, thế là chiếc cầu ngắn dần lại, hẹp dần lại, rồi…<br />
- Rồi thế nào?<br />
- Rồi biến mất, không còn dấu vết gì nữa?<br />
Đó là những truyền thuyết thần kỳ về một bậc thầy thực nghiệm Rôgiê Bâycơn.<br />
Vậy Rôgiê Bâycơn là ai? Và bức tượng đầu người bằng đồng, rồi chiếc cầu lớn vượt<br />
biển đầu đuôi ra làm sao?<br />
Rôgiê Bâycơn là một nhà tư tưởng lớn, một nhà khoa học lớn của nước Anh thế kỷ<br />
thứ XIII. Ông đã từng học ở đại học Ôcxpho, sau đó trở thành giáo sư triết học. Hồi đó, sự<br />
mê tín tôn giáo thống trị tất cả, người ta chỉ được phép sùng bái quyền uy của thần thánh,<br />
không thể đưa ra bất ký một tư tưởng mới nào. Đối với những nguyên lý và những ý tưởng<br />
liên quan đến khoa học mà Arixtốt, nhà triết học cổ Hy Lạp đề ra cũng vậy, đều phải tin<br />
theo thần thánh. Nhưng Bâycơn lại cho rằng, những quan điểm của Arixtốt chỉ có thông<br />
qua thực nghiệm khoa học mới biết đúng sai. Cách nghĩ đó của ông đã bị các giáo sư chế<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn