intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THẾ MỚI LÀ TẠO HÌNH

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con lợn lòi trông cực kỳ hoang dã, độc ác với 2 nanh nhọn hoắt nhưng cái mõm lại rất to, vẩu ra phía trước với con mắt tròn bé tí vừa hiền lành, vừa nham hiểm nhưng trông vẫn tham lam với cái bụng to và dáng vẻ khệ nệ. Hay, mời bạn xem thêm con gà ấp trứng NGUYỄN TRỌNG ĐOAN-lợn lòi với tạo hình cách điệu tuyệt đẹp không thể chê được với các khối II-sành, 2010, 16x34cm lượn đẹp, căng đều và vô cùng hài hoà. Chất gốm, sành nâu thô mộc góp phần tạo nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THẾ MỚI LÀ TẠO HÌNH

  1. THẾ MỚI LÀ TẠO HÌNH Con lợn lòi trông cực kỳ hoang dã, độc ác với 2 nanh nhọn hoắt nhưng cái mõm lại rất to, vẩu ra phía trước với con mắt tròn bé tí vừa hiền lành, vừa nham hiểm nhưng trông vẫn tham lam với cái bụng to và dáng vẻ khệ nệ. Hay, mời bạn xem thêm con gà ấp trứng NGUYỄN TRỌNG ĐOAN-lợn lòi với tạo hình cách điệu tuyệt đẹp không thể chê được với các khối II-sành, 2010, 16x34cm lượn đẹp, căng đều và vô cùng hài hoà. Chất gốm, sành nâu thô mộc góp phần tạo nên âm hưởng dân gian nhưng vượt trên hết vẫn là những khác biệt của tạo hình thông thường. Nét khác biệt đặc biệt đó mang tên Nguyễn Trọng Đoan. Gốm Nguyễn Trọng Đoan rất quen thuộc với giới sành chơi không phải hẳn vì giá trị kinh tế ghê gớm của nó mà vì vẻ đẹp tạo hình quyến rũ không lẫn vào đâu được. Từ trước tới giờ, theo quan niệm thông thường gốm hay sành, hay sứ chỉ là đồ để gia dụng đơn thuần. Thời buổi khấm khá hiện nay thì tượng gốm trang trí may ra còn được chuộng chứ thời bao cấp ngày xưa mà cứ nung gốm để chơi hay để bày thì được gọi là “thần kinh có vấn đề”.
  2. Để tạo nên một phong cách gốm Nguyễn Trọng Đoan hiện nay theo tôi là từ 3 điều đặc biệt khác người mà ông có. Điều thứ nhất là về sáng tạo: những ý tưởng, những hình tượng tạo hình của ông mà khi xem mãi thì mọi người vẫn chẳng biết nó bắt nguồn từ mạch nào . Từ dân gian? chưa hẳn. Từ hiện đại thế giới ? cũng không nốt. Hay là từ bàn tay và tư duy tạo hình đặc biệt của ông tạo thành. Điều này nghe có vẻ hợp lý hơn cả. ở trong sáng tác của ông là các tầng sâu của mạch ngầm văn hoá đã thẩm thấu và sự chọn lọc của tư duy. Điều thứ hai là sự quyết liệt với nghề. Thời ông còn khó khăn lắm, để ra lò một mẻ gốm "nho nhỏ" thôi cũng là cả một vấn đề lớn. Ông đã từng đốt lò bằng 10.000 đồng tiền mua củi (thời giá năm 1990) mà nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Thái Bá Vân giúp từ tiền nhuận bút. Ông đã từng đốt lò mà cái lò đó suýt “đốt tan thành than” cơ nghiệp còm cõi của vợ con… vậy mà hoạ sĩ cứ bền bỉ, cứ lặng lẽ, cứ quyết chí “hành nghề” cho bằng được. Và “cơ duyên” đặc biệt đã tới khi ông tìm được Mạnh Thường Quân cho riêng mình. Một Mạnh Thường Quân không bao giờ can thiệp vào sáng tác của ông và chỉ có mặt khi ông cần sự trợ giúp. Đó là điều đặc biệt thứ ba. Mạnh Thường Quân "siêu đặc biệt" đấy chính là doanh nhân Phạm Đình Quý, một người làm trong lĩnh vực xây dựng và hoàn toàn không liên quan gì đến nghệ thuật. Nếu theo dõi hội hoạ Việt nam những năm 90 thế kỷ trước hẳn các bạn còn nhớ gallery Tràng An nổi đình, nổi đám do hoạ sĩ Nguyễn Xuân Tiệp làm "chủ xị" với những cú "chi" bạo tay và có lúc vượt mặt rất nhiều gallery khác khi mời được rất nhiều hoạ sĩ trẻ có tiếng thời đó như Vũ
  3. Thăng, Đinh Quân, Hoàng Phượng Vỹ, Nguyễn Xuân Tiệp, Nguyễn Sĩ Bạch, Phạm Minh Hải, ... tất cả nguồn kinh phí ấy đều từ doanh nhân giấu mặt Phạm Đình Quý. Tôi chắc chắn rằng khi các bạn gặp gỡ và chuyện trò cùng ông sẽ ngay lập tức cảm mến con người tuyệt vời đó. Hiện nay, gallery Âu Cơ tại Tây Hồ của ông đang trở thành nơi triển lãm thường niên của rất nhiều tên tuổi lớn của mỹ thuật Việt Nam đương đại. Gốm Nguyễn Trọng Đoan chủ yếu là tượng, lọ gốm trang trí nhỏ có kích cỡ xinh xắn cao từ 13 đến 20 cm. Đôi khi ông cũng làm những kích cỡ lớn hơn khoảng 30 - 40 cm, hoặc loại đặc cao tới hơn 1m. Truớc đây, ông cũng sáng tác đèn vườn dạng hình nấm được trổ thủng theo lối trang trí Nhật Bản trông rất đẹp và lạ. Hiện nay, có khá nhiều hoạ sĩ cũng sáng tác đèn vườn nhưng tạo hình của họ quá đơn điệu, cũ kỹ và nghèo nàn. Khi xem những tác phẩm vô hồn ấy tôi lại càng đau đáu nhớ những cái đèn vườn đẹp lạ kỳ ở triển lãm xưa của ông tại Tràng An gallery năm 1997 . Phải công nhận rằng Nguyễn Trọng Đoan có cái tài hơn người ở chỗ tạo hình cho con vật. Ông có thể làm con voi có cái vòi rất to, to đến mức phản tự nhiên nhưng trông chắc chắn là con voi, chứ không thể gọi là con gì khác. Gà, vịt, ngan, ngỗng, công, ngựa, cua cáy ông tạo ra cứ gọi là đẹp tuyệt. Đã thế ông lại tìm cho chúng những khuôn hình có một không hai và không bao giờ có sự lặp lại. Giả dụ chúng ta đặt 100 cái lọ gốm của ông cạnh nhau thì ta sẽ được xem 200 hình vẽ khác nhau chứ không phải là 100. Bởi vì ông luôn vẽ 2 mặt khác nhau. Cũng
  4. chính vì lẽ đó mà các con vật của ông bên này là hình xoáy ốc mềm mại thì mặt kia lại là những matre được xược ngang, dọc đầy cá tính nhưng trông tổng thể lại rất hài hoà . Nếu ai đã xem tác phẩm Ngựa (cao hơn 1m) của ông hẳn sẽ giật mình về vẻ ngoài mạnh mẽ, ma quái, hoang dại đầy phóng túng và trông rất nhục dục bởi chi tiết giới tính được phóng to một cách đầy chủ ý. Các khối hình được chắt lọc một cách tối giản và phủ một màu đen sậm nên "cái ấy" của con ngựa lại càng trở nên có sức khơi gợi mãnh liệt. Các cảnh giao phối đầy hoan lạc của chim công, gà hay đơn giản là cái vật thể giới cường tráng...cũng thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông . Chính vì những ẩn ý được khai thác nhiều đó nên người xem hay nghĩ đến tính phồn thực khi xem gốm Đoan. Bản thân ông thì nghĩ chuyện đó “bình thường” nhưng có rất nhiều người "tủm tỉm" khi xem những tác phẩm ấy khiến tác giả phát hoảng, sợ mọi người hiểu sai ý và phải nhờ cậy tác giả Hoàng ánh Mai nói rõ hơn, chi tiết hơn ý nghĩa phồn thực trong kho tàng nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng như các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ xưa. Mọi người nói gốm Đoan “phồn thực” nhưng “phồn thực” theo tính dục hay đó là câu chuyện tự nhiên của trời và đất thì còn do tư duy và trí tưởng tượng của mỗi người. Nguyễn Trọng Đoan làm gì cũng tự nhiên, chân thật như một bác nông dân nhưng lại có dòng dõi cao sang và cốt cách cao quý. Nếu sự đặc biệt về mặt tạo hình là một ưu thế lớn làm nên thương hiệu gốm Đoan thì sắc màu trên gốm cũng đồng hành với những thành công đó. Khi được bạn bè hỏi để chia sẻ bí quyết về cái gọi là màu "hội hoạ
  5. trên gốm" vẽ làm sao cho êm, cho mịn để chất màu có thể thấm sâu vào từng thớ đất khi nung qua lửa thì ông rất chân thành tâm sự là chẳng có gì ghê gớm cả mà chỉ là "nung vừa chín tới". Nôm na là nung kém nhiệt độ tiêu chuẩn từ 30 đến 80 độ. Nhiều người làm gốm chuyên nghiệp sợ nhiệt độ này hơi non nhưng với ông, đây chính là nhiệt độ thích hợp để màu men thấm mềm và quyện vào đất. Hỏi ông nữa về kinh nghiệm thì ông trả lời rằng mình vẫn đang trên đường kiếm tìm và đúc rút những bí quyết mới. Nói tới gốm, sành của ông mà không nhắc tới những tác phẩm tranh khắc là chưa đầy đủ. Chỉ riêng mảng tranh này thôi cũng đủ để sức hút nghệ thuật của ông tới công chúng. Tranh cũng chủ yếu là hình tĩnh vật và con vật được ông khắc hoạ với những gam màu trầm, buồn, nhẹ nhàng trông giản dị mà vẫn sang trọng. Ông cũng triệt để khai thác thế mạnh về tạo hình từ gốm sang tranh khiến cho những seri tranh khắc xinh xinh ấy chắc chắn là được ưa chuộng trên thị trường. Cuộc sống và con người của ông lúc này vẫn luôn gói gọn trong những từ đơn giản là làm việc và sáng tạo. Ông ngày càng vui hơn vì gia đình đã ổn định, gốm và tranh làm ra đã có người lo giúp. Dù ông là người có rất nhiều tâm sự về thời cuộc nhưng Nguyễn Trọng Đoan luôn thấy mình hạnh phúc trong sáng tạo. Và chỉ khi đang sáng tác thì con người rất đỗi thật thà và chất phác ấy mới được thăng hoa và bay bổng trong thế giới của riêng mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2