intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế nào là mỡ máu cao? - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

189
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng mỡ máu cao còn gọi là chứng tăng Lipid huyết mà đặc điểm chủ yếu là thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường. Lipid trong máu gồm có Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid và Acid béo tự do. 60 đến 70% Lipid huyết là Cholesterol. Như vậy chứng Mỡ máu cao chủ yếu là tăng Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid. Thường gặp ở người cao tuổi, có liên quan nhiều đến các bệnh xơ mỡ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh béo phì, tiểu đường... cho nên chứng mỡ máu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế nào là mỡ máu cao? - Phần 1

  1. Thế nào là mỡ máu cao? - Phần 1 Chứng mỡ máu cao còn gọi là chứng tăng Lipid huyết mà đặc điểm chủ yếu là thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường. Lipid trong máu gồm có Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid và Acid béo tự do. 60 đến 70% Lipid huyết là Cholesterol. Như vậy chứng Mỡ máu cao chủ yếu là tăng Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid. Thường gặp ở người cao tuổi, có liên quan nhiều đến các bệnh xơ mỡ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh béo phì, tiểu đường... cho nên chứng mỡ máu cao ngày càng được giới y học chú ý nghiên cứu phòng trị. Ngoài việc định một chế độ ăn thích hợp hạn chế hoặc không ăn mỡ động vật đối với người cao tuổi, nghiên cứu những loại thuốc có tác dụng hạ mỡ mà không gây ảnh hưởng xấu đối với cơ thể là một việc làm rất cần thiết. Y văn cổ không có ghi tên bệnh này, sách Trung y (Trung Quốc) xếp bệnh mỡ máu cao thuộc loại các chứng ‘Đàm Thấp’, ‘Trọc Trở’ ‘Phì Bàng (Béo phì)’.
  2. Khi nói đến Mỡ trong máu tăng cần xác định là tăng Lipid loại nào? Thường người ta quan tâm đến ba loại sau: . Tăng Cholesterol. . Tăng Triglycerid. . Và tăng Chilomicron (là những hạt Lipid khá to lưu hành trong máu, mang theo Cholesterol và Triglycerid của thức ăn sau khi tiêu hoá). Triệu Chứng Lâm Sàng Theo Frederickson (1967), có thể phân chứng Lipid huyết cao làm 5 loại: I) Chứng Chylomicron huyết cao (Hyperchylomic ronemie (Type I) có đặc điểm: Cholesterol bình thường, Triglycerid cao, Chylomicron rất cao, là
  3. bệnh di truyền do thiếu e nzim Lipoprotein Lipaz, rất nhạy cảm với chất béo, ăn vào là huyết tương trở nên đục ngầu, ít gây xơ vữa động mạch. 2) Loại II: chứng ‘Tăng Cholesterol gia đình vô căn’, là bệnh nặng dễ gây biến chứng xơ cứng mạch ở bệnh nhân còn trẻ (Hypercholesterolémie familiale essentielle): Cholesterol cao, (-Lipoprotein rất cao, Triglycerid bình thường. Còn loại II gọi là chứng (-lipoprotein huyết cao hoặc chứng tăng Lipid huyết do ăn nhiều, có đặc 'điểm là: Cholesterol và Triglycerid tăng vừa nhưng (và tiền (-Lipoprotein tăng rất cao. 3) Loại III: tăng Lipid huyết hỗn hợp: cả Cholesterol, Triglycerid đều cao, là bệnh nặng có biến chứng xơ cứng mạch. Có thể do Hydrat carbon tạo thuận lợi để phát khởi hoặc duy trì. 4) Loại IV: tăng Triglycerid, Cholesterol bình thường, phần nhiều có di truyền, dễ gây biến chứng xơ mỡ động mạch, nhạy cảm với chất Hydrat carbon và rượu.
  4. 5) Loại V: là loại hỗn hợp 2 loại I và IV (Hyperlipidemie và Triglycéride et Chilomicron), tăng Lipid huyết, Triglycerid và Cholimicron, nhạy cảm với mỡ và Hydrat carbon. Trong thể này, Cholesterol cũng tăng cao rõ. Cách phân loại trên hơi xưa, đến năm 1971 J. L de Gennes sắp xếp lại đơn giản hơn làm ba lớp A, B, C… Arcol lại chia làm 5 loại xếp theo thứ tự A, B, C… như sau: TĂNG LIPIT HUYẾT LỚP Cholesterol (g/l) Triglicerid (g/l) Dưới 2.00 A 2.00 ~ 2.50 Dưới 2.00 B 2.50 ~ 3.00 Dưới 2.00 C 2.00 ~ 5.00 D 2.00 ~ 3.00 2.00 ~ 5.00 Trên 3.00 hoặc 5.00 Trên 3.00 hoặc 5.00 E
  5. 2. Lâm sàng có những đặc điểm sau: 1) Tiền sử gia đình: yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến bệnh như loại I, III thường có yếu tố gia đình, loại II chứng nặng có liên quan, chứng nhẹ ít, loại IV, V, một số ít có liên quan di truyền. 2) Tuổi mắc bệnh: loại I phát hiện sớm ở trẻ nhỏ, loại V phát bệnh chậm, thường vào tuổi trên 30, loại II thuộc di truyền nên thường ở trẻ nhỏ đã mắc bệnh, loại III, IV thường gặp ở người lớn. 3) Tỷ lệ mắc bệnh: Loại II và IV có tỷ lệ phát bệnh cao 80 - 90%, loại III và IV ít gặp, loại I càng ít hơn. 4) Liên quan với thể tạng và bệnh tật: Chứng mỡ máu cao loại III, IV, V thường gặp ở người béo phì, mập, loại I và III không gặp ở người mập.
  6. Những người mắc bệnh mạch vành và xơ cứng mạch thường mắc chứng mỡ máu cao loại II và IV tỷ lệ ngang nhau, loại III và V ít thấy khoảng 15% loại I không có. Người mắc chứng mỡ máu cao loại II thường trước 40 tuổi đã có vòng lão hoá ở giác mạc mắt. Những bệnh thường kèm theo chứng mỡ máu cao: tiểu đường, hội chứng thận hư, thiểu năng tuyến giáp, tắc ống dẫn mật, viêm tuỵ, viêm gan, nhiễm độc rượu... Chẩn đoán bệnh cần chú ý: 1-Lipid máu tăng cao: do cách đo và địa phương khác nhau mà trị số bình thường có khác nhau. Mỡ máu tăng cao khi trị số Cholesterol cao hơn 200 - 220- mg%, Triglycerid cao hơn 130mg%. Có tác giả chia mỡ máu tăng cao làm 3 độ:
  7. . Nhẹ khi trị số Cholesterol hoặc Triglycerid thấp hơn trị số bình thường . 50mg%, + Trung bình khi trị số thấp hơn trị số bình thường + 100mg%. . Nặng khi trị số cao hơn trị số bình thường + 100mg%. 2. Điện di lipoprotein: (- Lipoprotein cũng gọi là Lipoprotein mật độ cao (HDL) có tác dụng làm giảm xơ mạch, (-Lipoprotein còn gọi là Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và tiền (-Lipoprotein (VLDC) nếu lượng tăng cao làm tăng xơ mỡ động mạch, có ý nghĩa đối với lâm sàng. 3. Lipid huyết tăng cao làm tăng độ dính của huyết tương và màng tế bào hồng cầu, làm giảm khả năng biến dạng của hồng cầu dễ tạo nên sự ngừng trệ của vi tuần hoàn. 4. Lúc chẩn đoán chứng tăng Lipid huyết cần chú ý các bệnh kèm theo như bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh béo phì, sỏi túi mật... Điều Trị
  8. 1- Biện chứng luận trị: Thường gặp các thể bệnh và luận trị như sau: + Thấp Nhiệt Uất Kết: Người nóng khát nước, tiểu ít, người phù, Lipid huyết cao, người khoẻ, bụng đầy, rêu lưỡi dày vàng, mạch Hoạt Sác. Phép trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tứ Linh Tán hợp Lục Nhất Tán gia vị: Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Nhẫn đông đằng, Ý dĩ đều 10 - 15g, Hà diệp, Cúc hoa, Râu bắp đều 10 - 12g, Hoạt thạch 20 - 30g (sắc trước), Cam thảo 4g, Thảo quyết minh tươi 20g, sắc uống. 2) Khí Trệ Huyết Ứ: Bệnh nhân Lipid huyết cao, hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền. Phép trị: Hoạt huyết, lý khí. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Sinh địa, Đương qui, Bạch thược đều 12 - 16g, Đào nhân, Xuyên Ngưu tất,
  9. Sài hồ đều 10 - 12g, Đơn sâm 12g, Hồng hoa, Sung uý tử, Chỉ thực, Hương phụ, Xuyên khung đều 8 – 10g. 3) Tỳ Hư Đờm Thấp: Lipid huyết cao, chân tay mệt mỏi, chán ăn bụng đầ y, ho nhiều đờm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch Hoạt. Phép trị: Kiện tỳ, hoà vị, hoá đàm, trừ thấp. Dùng bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang hợp với bài Bạch Kim Hoàn gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Trúc nhự đều 10 - 12g, Trần bì, Bán hạ, Chỉ thực, Mộc hương, Sa nhân, Uất kim đều 6 - 10g, Bạch phàn 2g (tán bột hoà uống), Chích thảo 3g sắc uống. 4- Tỳ Thận Lưỡng Hư: Thường gặp ở người cao tuổi Lipid huyết cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối mỏi, ù tai hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch vô lực. Phép trị: Bổ Thận, kiện Tỳ. Dùng bài Sinh hà thủ ô đỏ 10 - 12g, Thỏ ty tử 10 - 12g, Tiên linh tỳ 10g, Sinh địa 10 -12g, Trạch tả 10 -15g, Bạch linh 12g, Bạch truật 10g, sắc uống (Trung Y Hiện Đại Nội Khoa Học).
  10. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Bạch Kim Giáng Chỉ Phương (Trần Vũ, sở nghiên cứu y học khu Nghi Xuân tỉnh Giang Tây): Uất kim 210g, Bạch phàn 90g, tán bột mịn, trộn đều, tẩm nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày, liên tục trong 2 - 3 liệu trình. - Kết quả: Đã trị 344 ca, Cholesterol giảm bình quân 85,84mg%, Triglycerid giảm bình quân 70,61mg%, (- Lipoprotein giảm bình quân 175,96%. So sánh trị số máu Lipid khác biệt có ý nghĩa (P nhỏ hơn 0,001). Có 170 ca béo phì được điều trị, cân nặng giảm rõ, giảm bình quân 3,5kg. Có 138 ca huyết áp cao được điều trị có kết quả 59,4% (23,2% kết quả tốt). - Công thức thuốc ghi theo sách Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate và Kalium sulfate có tác dụng thu liễm làm giảm hấp thụ thành phần mỡ Cholesterol. Tinh dầu Uất kim làm tăng tiết mật làm bài tiết Cholic acid (sản vật chuyển hoá của Cholesterol) ra ngoài bằng đường ruột, do đó làm hạ Lipid huyết (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
  11. + Thư Tâm Hoạt Huyết Phương (Thẩm Đạt Minh, bệnh viện trực thuộc viện Trung y học Hồ Bắc): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui, Bồ hoàng đều 9g, Hồng hoa 5g. Theo tỷ lệ chế thành xi rô 96%. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, 3 tháng là một liệu trình. - Kết quả: Đã điều trị 74 ca mỡ máu cao có Cholesterol trước điều trị cao nhất là 450mg%, sau điều trị cholesterol cao nhất còn 420mg%, Triglycetrid trước điều trị cao nhất 350mg, sau điều trị cao nhất còn 180mg% (Bài thuốc có tác dụng trị chứng mỡ máu cao khí huyết ứ) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học). + Giáng Chi Phương (Mã Phong, bệnh viện Giải phóng quân Trung Quốc 371): Thảo quyết minh, Sơn tra, Đơn sâm, chế thành viên, mỗi viên có hàm lượng cao thuốc 0,25g, tương đương 2,9g thuốc sống, mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày 3 lần, 4 tuần là một liệu trình. Sau 3 liệu trình đánh giá kết quả. Kết quả: Trị 64 ca mỡ máu cao có Cholesterol cao giảm bình quân 88,3mg% (P nhỏ hơn 0,01). Triglycerid cao 43 ca, sau điều trị giảm bình quân 68,1
  12. mg% (P nhỏ hơn 0,01). Cao lipoprotein 41 ca, sau điều trị hạ bình quân 289,9mg% (P so sánh trước sau điều trị nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học). + Sơn Đơn Phương (Trương Thanh Bảo, Bệnh viện nhân dân số 1, huyện Lê Thúc tỉnh Cát Lâm): Sơn tra 50g, mạch nha 40g, Đơn sâm 30g, Huyền hồ, Cúc hoa, Hồng hoa đều 15g sắc uống. Kết quả: Trị 51 ca, kết quả tốt (các chỉ số mỡ đều trở lại b ình thường) 20 ca (39,2%), có kết quả (1 – 2 trong các chỉ số mỡ trở lại bình thường) 18 ca (33%), không kết quả 18 ca (25,5%. Tỷ lệ có kết quả 74,5%. (Trong bài thuốc: Sơn tra thư can, Huyền hồ lý khí hoạt huyết, Đơn sâm, Hồng hoa hoạt huyết, hoá ứ, Cúc hoa dưỡng can minh mục, Mạch nha tiêu thực hoà vị) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học). + Giáng Chi Phương: Cam thảo 30g, Câu kỷ, Trạch tả đề u 25g, Sài hồ, Sơn tra đều 15g, Đơn sâm 30g, Hồng hoa 10g. Khí hư huyết ứ thêm Hoàng kỳ 30g, Sinh Bồ hoàng 20g. Can thận âm hư thêm Hà thủ ô đỏ 20g, Sinh địa 15g. Can dương kháng thêm Câu đằng 20g, Thảo quyết minh 15g. Đàm thấp
  13. nặng thêm Thạch xương bồ 15g, Nhân trần 10g. Khí trệ huyết ứ thêm Xuyên khung, Khương hoàng đều 15g, ngày uống 1 thang, liệu trình 4 tuần, có tác dụng nâng cao rõ rệt HDL-CH (Lipid-Cholesterol tỷ trọng cao) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học). + Hà thủ ô, Đơn sâm, Nhân trần, Tang ký sinh, Sơn tra, Thảo quyết minh đều 30g, ngày 1 tháng, trong 1 - 2 tháng. Thuốc có kết quả đối với các loại IIA, IIB, III và IV Tác dụng phụ: tiêu chảy, sôi bụng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học). 27) Giáng Chi Ích Can Thang: Trạch tả 20 - 80g, Sinh thủ ô, Thảo quyết minh, Đơn sâm, Hoàng tinh đều 15 - 20g, Sinh Sơn tra 30g, Hổ trượng 12 - 15g, Hà diệp 15g, ngày 1 thang, uống trong 4 tháng, có tác dụng hạ mỡ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0