Thị cổ Hội An_Official
lượt xem 45
download
Vị trí địa lí Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thị cổ Hội An_Official
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI I. 1. Vị trí địa lí Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi r ừng gi ầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các Dinh tr ấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng gi ầu có của xứ Qu ảng và gi ữ m ột v ị trí đ ầu m ối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. 2. Dân cư Dân số ở Hội An theo thống kê Trung tâm Văn hóa thông tin Hội An - Qu ảng Nam (s ố liệu điều tra năm 2007) là 86.925 người với mật độ dân số thuộc vào loại cao nhất nước với 12.000 người/km². Trong đó, cao nhất là phường Minh Anh ch ỉ v ới di ện tích 0,65km 2 nhưng dân số lên đến 6.789 người và chủ yếu làm kinh doanh, thợ thủ công... Nguyên nhân là ho ạt động kinh doanh buôn bán tại các khu phố chính đã thu hút m ột lượng l ớn người buôn bán t ừ các nơi đến. Một số khu vực của phố cổ có đến 85% người bán hàng không phải là c ư dân Hội An gốc. Dân cư sinh sống ở Hội An không chỉ có người Việt mà còn có một bộ phận không nhỏ người Hoa và người Nhật sống thành “phố Khách” và “phố Nhật”. Trong kho ảng th ế k ỷ 16, Hội An đã trở thành một thương cảng sầm uất. Nhiều thuyền buôn, th ương nhân t ừ các qu ốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật B ản đã lui t ới H ội An. Các th ương nhân này, có người đến rồi đi, rất nhiều người Hoa và người Nhật đã ch ọn H ội An làm n ơi cư ngụ, kết hôn với người địa phương, lập cơ sở buôn bán, chùa chiền, đền mi ếu, h ội quán, cầu cống, đường phố… Năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh c ủa Mạc Ph ủ Tokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài. Kiều dân Nhật đành ph ải khăn gói ra đi, Hội An chính thức vắng bóng người Nhật từ đó. Đến năm 1695, Hội An chỉ còn l ại vài gia đình người Nhật. Người Nhật gốc hiện nay không còn ở Hội An nữa ngo ại tr ừ các du khách, 1
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ tuy nhiên con cháu họ, của nhiều đời từ mấy trăm năm tr ước vẫn còn s ống r ải rác đâu đó ở Hội An. Xưa người Hoa cũng đến Hội An buôn bán nhưng từ sau chính sách “hải cấm” của nhà Minh không cho phép người Hoa ở nước ngoài trở về Trung Hoa và m ột b ộ ph ận người Hoa “phản Thanh phục Minh” dưới triều Mãn Thanh không thành, họ đã đến, ở lại Hội An, được chúa Nguyễn chấp nhận cho định cư, sinh sống. Hoạt động định cư, buôn bán, sinh hoạt tôn giáo là cầu n ối đ ưa đ ến s ự giao l ưu, ti ếp xúc giữa các nền văn hóa Việt – Hoa – Nhật. Qua thời gian, dấu ấn giao lưu văn hóa này vẫn còn tồn tại ở Hội An trở thành một biểu tượng c ủa sự hội nhập và ti ếp bi ến văn hóa, bi ểu tượng cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của Hội An, cho tình c ảm tốt đẹp c ủa ba dân t ộc. Tiêu biểu, đến nơi đây, ăn món Cao Lầu, du khách tinh ý s ẽ nh ận ra mì Cao L ầu gi ống nh ư sợi mì Udon của người Nhật. thịt lợn làm theo ki ểu xá xíu c ủa Tàu, Cao L ầu ăn chung v ới giá và rau sống mang đậm nét cách nấu của người Việt Nam. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH II. Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, đ ược k ết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau nh ư Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố, Hội An... 1. Thời kì tiền Hội An Dưới thời vương quốc Chăm Pa (thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm Ấp Ph ố, Hội An đã t ừng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Qu ốc đ ến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có m ột thời gian khá dài, Chiêm c ảng - Lâm Ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Ki ệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, gi ếng n ước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam th ần tài l ộc Kubera, tượng voi thần...) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Vi ệt, Trung Ðông th ế k ỷ 2 -14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ m ột gi ả thi ết từng có m ột Lâm Ấp Ph ố (th ời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh. 2. Thành lập và phát triển thịnh vượng Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê., thịnh đạt trong thế kỷ 17-18. Trong thời thịnh đạt, đặc bi ệt trong n ửa đ ầu th ế k ỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và c ả nước Đại Vi ệt, là m ột trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á. Trung tâm ho ạt đ ộng c ủa th ương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán n ằm trên b ờ bi ển B ắc sông Thu B ồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, C ẩm Phô. Nh ưng 2
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao g ồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế…Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị - Thương cảng Hội An. Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nh ưng thật khó có th ể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Người phương Tây xưa kia gọi Hội An b ằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes in tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa là một làng trong xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo. Một giả thuyết phổ biến cho rằng Faifo xuất phát từ tên Hội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Vi ệt đều nhắc tới. Theo một thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Ph ố, t ừ đó xu ất hi ện cái tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong n ước t ụ v ề th ương cảng Hội An. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đ ường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Đ ộ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch. Rồi lại chính từ thương c ảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm n ổi ti ếng như tơ, tằm, gốm, s ứ, tr ầm h ương, yến sào…được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều n ước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây. Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhi ều đến m ức "c ả trăm chi ếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý Ðôn - Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị - thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nh ất c ủa c ả n ước và c ả khu Thương cảng Hội An thế kỉ 18 3
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu c ủa các chúa Nguyễn, vua Nguy ễn ở Ðàng Trong. Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong - Việt Nam thông th ương v ới th ế gi ới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông Nam Á như Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ…và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…hàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 tháng li ền. Nhi ều ki ều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã đ ược Chúa Nguyễn cho phép ở l ại l ập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Th ế k ỷ 17, H ội An có “ph ố Nhật”, “phố Khách”, có thương điếm Hà lan…và đó là một trung tâm giao lưu kinh tế r ộng lớn, một Đô thị - Thương cảng có tầm c ỡ quốc tế. Đó cũng là k ết qu ả c ủa m ột th ời kỳ đ ất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế gi ới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông - Tây, là m ột trong nh ững cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Ph ật ở Đàng Trong. Nhờ vậy nên Hội An có kiến trúc đô thị rất đa dạng, kết hợp phong phú gi ữa văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Tàu buôn ngoại quốc cập cảng và thương điếm Hà Lan ở Hội An xưa 3. Suy vong Từ cuối thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm dinh Quảng Nam năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà c ửa thuộc khu v ực th ương m ại, ch ỉ để lại các công trình tín ngưỡng. Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên c ạnh đó, tri ều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đ ặc bi ệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan tr ọng và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà N ẵng phát tri ển (1888). Nh ưng cũng nh ờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của m ột đo thị c ận đại đ ể b ảo t ồn cho đén ngày nay - 4
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ một quần thể Đô thị - Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà th ờ t ộc h ọ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như t ấm gương ph ản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên m ột sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản đ ịa, v ừa có s ự hài hoà gi ữa các y ếu t ố n ội sinh và ngoại sinh. III. VĂN HÓA 1. Tín ngưỡng – Tôn giáo Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Theo quan niệm ở đây, nước có vua nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ t ự gia đường là năm vị thần trong coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho m ột gia đình, gồm th ần Bếp, thần Giếng, thần Cổng, Tiên sư bổn mạng và Cửu thiên huyền. Với m ột s ố ít ng ười Hoa, Ngũ tự gia đường gồm năm vị thần Táo quân, Môn thần, Hộ thần, Tỉnh thần và Trung Lưu thần. Khám thờ Ngũ tự gia đường được đặt trang tr ọng ngay gi ữa nhà, trên bàn th ờ gia tiên. Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan Công, tuy ít gặp ở nông thôn nhưng đặc biệt phổ biến ở thành thị. Người ta thờ Quan Công như thờ một vị thần hộ mạng, bảo hộ cho sự bình an của gia đình nên đây Quan Công được xem như vị thánh linh thiêng nhất. Miếu thờ Quan Công được xây dựng ngay trong trung tâm khu phố cổ, trở thành một trung tâm tín ngưỡng thiêng liêng. Bàn thờ Quan Công Trong các di tích của người Hoa, đặc biệt là các hội quán, những vị thần thánh được thờ tùy thuộc vào tín ngưỡng riêng c ủa cộng đồng. Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài... nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số nhất. Nhiều gia đình ở Hội An không theo Phật giáo những vẫn thờ Phật và ăn chay. Những vị phật đ ược th ờ ch ủ yếu là Phật Bà Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni, một số gia đình còn thờ Tam thế phật, gồm Thích Ca Mâu Ni và hai vị Quân Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát. Trong m ỗi nhà, khám th ờ Ph ật 5
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên m ột b ậc. Th ậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi tụng niệm. 2. Kiến trúc a) Khu phố cổ Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo ki ểu bàn c ờ. N ằm sát v ới b ờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học r ồi đ ường Tr ần Phú n ối li ền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần t ừ Bắc xu ống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Th ụ và Tr ần Quý Cáp h ơi d ốc dần lên nếu đi ngược vào trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đ ường chính c ủa thị trấn, nơi tập trung nhiều nhất những công trình ki ến trúc quan tr ọng, cũng nh ư nh ững ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong s ố này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Bản đồ Hội An Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành b ởi nh ững ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu ph ố mua bán nh ộn nh ịp v ới những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian H ội An n ằm ở s ố 33 6
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chi ều ngang 9 mét. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đ ứng ki ểu châu Âu, đa s ố một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc. b) Kiến trúc truyền thống Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt Một ngôi hai tầng vách gỗ có bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, ban công hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, v ườn sau. Th ực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và c ấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh ho ạt và không gian th ờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng c ủa ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực. Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, Nhà Hội An người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây m ột ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An. 7
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Phân loại nhà phố theo mặt đứng Phân bổ Niên đại Nhóm Nhà một tầng vách gỗ Trần Phú, Lê Lợi Thế kỷ 18 và thế kỷ 19 Cuối thế kỷ 19, đầu Nhà hai tầng có mái hiên Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai thế kỷ 20 Nhà hai tầng vách gỗ có ban Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 công Minh Khai Cuối thế kỷ 19, đầu Nhà hai tầng tường gạch Nguyễn Thái Học, Trần Phú thế kỷ 20 Nhà hai tầng kiến trúc Pháp Nguyễn Thái Học Đầu thế kỷ 20 c) Các di tích kiến trúc Theo thống kê tháng 12 năm 2000, Di sản thế giới Hội An có 1360 di tích gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu th ờ th ần, 23 đình, 44 m ộ c ổ loại đặc biệt và 1 cây cầu. Khoảng hơn 1100 di tích trong số này n ằm trong khu v ực đô th ị cổ. 3. Ẩm thực Với vị trí cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có đ ược m ột n ền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng bi ệt. Quả thực vậy, Hội An là s ự ti ếp xúc c ủa 2 nền văn hóa Hoa và Nhật. Nhưng nói đến ẩm thực thì ta phải nói đến sự tiếp xúc nền văn hóa Việt – Hoa. Sự tiếp xúc nền văn hóa ẩm thực Việt – Hoa là m ột t ất y ếu c ủa s ự g ặp g ỡ, va chạm giữa các nền ẩm thực có nét tương đồng, có sức hấp d ẫn l ẫn nhau. Khi khách du l ịch đặt chân tới tham quan Hội An thì họ không thể bỏ qua những món ăn đ ặc s ản c ủa 2 n ền văn hóa này. a) Cao lầu Nguồn gốc của món ăn này là đề tài bàn luận của rất nhiều người. Có người thì bảo xuất xứ từ Nhật, có người thì bảo xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng những người Hoa Kiều ở Hội An thì lại không công nhận đây là món ăn truyền thống nước họ. Dù là có nguồn gốc từ đâu nhưng đây vẫn là món ăn riêng biệt của Hội An, được rất nhiều thực khách trong nước và quốc tế ưa chuộng. 8
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ b) Hoành thánh – Mì Quảng Ở đây còn có món hoành thánh ăn rất ngon. Món này cũng có xu ất x ứ t ừ Trung Hoa nhưng bây giờ hoành thánh ở Hội An có một khoảng cách khá xa so với nguyên gốc của nó. Mỳ Quảng cũng là một món nổi tiếng ở đất Hội An này. Mỳ Quảng t ừ lâu đã đ ược bi ết tới như cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây gi ờ ngoài Qu ảng Nam ra, nhiều now cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng th ường có m ặt trong nh ững b ữa ti ệc c ủa những người Quảng Nam xa xứ. c) Lục tàu xá – Chí mà phù Món thứ hai mà thực khách tới đây rất muốn thử qua, đó chính là Lục tàu xá và Chí mà phù, hay còn gọi là Lục đậu sa và Xí. Đây là 2 món ăn mang phong vị đặc trưng của Hội An, có xuất xứ từ trung hoa. Việc thay đổi tên gọi không chỉ dừng lại ở tên gọi mà cách chế biến cũng có sự thay đổi. Họ chỉ giữ lại cho mình “những gì phù hợp với khẩu vị, Lục ”. hợp với thói quen ẩm thực va tình trạng nguyên liệu có sẵn ngay tại chỗtàu xá d) Cơm gà phố Hội Mặc dù cái tên thì không xa lạ với nhiều người, nhưng đây là món ăn mà du khách đ ừng bỏ lỡ dịp thử khi đến với Hội An. Cơm gà Hội An được chế biến với hường vị rất đ ộc đáo, riêng biệt. Món này du khách có thể ăn ở trong các quán c ơm hay gánh c ơm r ất n ổi ti ếng ở Hội An. e) Bánh bao – bánh vạc Đây 2 món đi đôi với nhau, là món ăn khá phổ bi ến trong th ực đ ơn c ủa các nhà hàng, quán ăn ở Hội An. Do có hình dáng nhỏ và có màu trằng trông nh ư những đóa h ồng nên bánh bao – bánh vạc còn có tên là hoa hồng tr ắng. Đây là 2 lo ại bánh có tên g ọi khác nhau nh ưng lại thường được để chung 1 đĩa bánh và cùng có chung một lo ại n ước m ắm ch ấm r ất đ ặc biệt: không quá măn, không quá nhạt và có hương thơm, vị ngọt của tôm. f) Bánh bèo và bánh xèo Nhắc tới đặc sản ở Hội An thì không thể không nói tới bánh bèo và bánh xèo. Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là m ột món ăn đ ược r ất nhi ều ng ười dân Hội An ưa chuộng. Mỗi mùa trong năm, mùa nào cũng có nh ững món ăn mang tính “th ời ti ết” đặc trưng của nó. Và bánh xèo cũng vậy. Phố cổ vào mùa đông, bánh xèo chính là m ột trong những loại bánh ngon mang đặc tính của thời tiết ấy. Ngoài ra còn một số món đặc sản nữa mà du khách khó có th ể b ỏ qua đ ược. Đó là h ến xào Cẩm Nam, là một món ăn quen thuộc từ lâu trong những bữa c ơm bình dân cũng nh ư khá giả ở phố cổ Hội An. Hay là chè bắp Cẩm Nam, bánh ú tro với xôi cua, bánh phu thê,…cũng 9
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ là những đặc sản ở trên đất Hội An. Đặc biệt khi ra đến Cù Lao C hàm, ngoài các đặc sản nổi tiếng như là Yến sào, cua đá, cá tươi,… thì ta không thể không nhắc tới n ước m ắm ch ượp Cù Lao Chàm, là loại nước mắm rất ngon nếu như bạn sử dụng làm dưa hay làm n ước ch ấm của bánh tét, bánh chưng trong các ngày lễ Tết. 4. Lễ hội và các hoạt động văn hóa Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam đ ược l ắng đ ọng trong l ễ h ội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ quá trình lao đ ộng sáng t ạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung s ống trên m ảnh đ ất này. Lễ hội ở Quảng Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền th ống và r ất đa dạng, phong phú, đặc sắc. Xin giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Quảng Nam Lễ hội Cầu Bông a) Tổ chức vào một ngày đẹp trời của mùa xuân hằng năm tại sông H ội An, đo ạn g ần biển Cửa Đại. Lễ hội Cầu Bông có ý nghĩa như một nghi lễ mở mùa cho m ột năm m ới, c ầu cho mưa thuận gió hòa, cây trái quanh năm sum xuê, tươi tốt. Trong lễ h ội luôn luôn có ti ết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân cư được mùa, nhà nhà bình an và thịnh vượng. Lễ hội rước Cộ chợ Được b) Tổ chức hằng năm vào ngày 10, 11 tháng Giêng Âm lịch, tại chợ Được thuộc xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Lễ hội rước Cộ diễn gắn liền với truyền thuyết về cuộc đời Bà Nguyễn Thị Của. Theo truyền thuyết, “Bà” rất hi ển linh, thường cho thuốc chữa bệnh cứu nhân độ thế và trị tội những bọn tham quan, ô lại ức hiếp dân lành. Cũng chính "Bà" đã linh ứng tạo dựng nơi bãi cát hoang vắng này thành ngôi ch ợ s ầm u ất, m ệnh danh là chợ Được (có nghĩa tự dưng được chợ). Để tri ân, tôn vinh v ị n ữ anh linh này, h ương ch ức và dân chúng địa phương đã lập lăng thờ Bà. Lễ Nguyên Tiêu c) Tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại hội quán Tri ều Châu và h ội quán Quảng Triệu (Hội An). Tết Nguyên tiêu không chỉ là Tết thuần túy mang thú vui th ưởng ngoạn mà còn ý nghĩa tâm linh lớn lao, cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp no đủ, buôn bán phát tài. Đây còn là ngày các quan tr ời ban b ố ph ước lành cho m ọi ng ười trên thế gian, do vậy phải tổ chức cúng tế cầu an, cầu phước, đồng thời m ở h ội vui ch ơi đ ể chuẩn bị bước vào công việc của năm mới với nhiều ước vọng như ý. Ngoài phần nghi l ễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân, ch ơi bài chòi. L ễ h ội thu hút khá đông du khách tham dự. Lễ hội Bà Thu Bồn d) 10
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch, t ại dinh bà Thu B ồn thu ộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Lễ hội Bà Thu Bồn để tưởng nhớ công đức bà BôBô phu nhân (người Champa)biểu tượng của đức độ và sự che chở, đem lại bình yên, thịnh vượng cho nhân dân. Đây là lễ hội truyền thống của người Champa cổ xưa được các thế hệ người Vi ệt kế thừa và bảo lưu đến ngày nay. Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng sớm đến tối mịt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, r ước c ộ, r ước n ước, múa Champa và hát bội... Lễ vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu e) Tổ chức vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm do người Hoa ki ều sinh s ống ở H ội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An). Lễ vía Bà Thiên H ậu Thánh Mẫu để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu - một vị nữ thần chuyên cứu hộ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biển. Lễ hội Long Chu f) Tổ chức vào rằm tháng Giêng (Thượng nguyên) Âm lịch, rằm tháng B ảy (Trung nguyên) Âm lịch hằng năm. Lễ hội Long Chu đ ược t ổ ch ức đ ể t ống ôn d ịch b ệnh vào lúc chuyển mùa và thường được tổ chức ở đình làng hoặc n ơi hội họp c ủa thôn, ấp. Lễ h ội có tục rước “Long Chu” (thuyền rồng - một biểu tượng oai linh đ ể tr ừ ôn, t ống d ịch) t ừ đình làng đến nơi cần trấn yểm, sau đó đẩy Long Chu trôi ra biển. Lễ tế cá Ông g) Tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ (ngày mất) của cá Ông hoặc nơi có cá Ông chết. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh bái, là những vị cao niên, có uy tín lớn trong làng chài. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu ming mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lọng an toàn. Ngoài ra còn có rất nhiều lễ hội như lễ cúng tổ Minh Hải , lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An, lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản… hay các ho ạt đ ộng sinh ho ạt văn hóa nh ư hát bài chòi, các điệu hò khác nhau… Đặc biệt, 20h30 – 21h30 đêm 26/3, cung với 5000 thanh phố trên thế giới, và 30 tinh, ̀ ̀ ̉ thanh trên cả nước, hang ngan nhà dân TP. Hôi An (Quang Nam) tăt tât ca ̉ cac thiêt bi ̣ điên ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ́́ ́ ́ ̣ không cân thiêt, hưởng ứng Giờ Trai Đât. Đây là một ho ạt động vì môi tr ường thú v ị và ý ̀ ́ ́ ́ nghĩa chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng thành phố Hội An, vận đ ộng người dân hưởng ứng các chiến dịch vì môi trường cũng chính là bảo vệ phố cổ. 11
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ DI SẢN IV. 1. Khu phố cổ Nhắc tới di sản khi đến với Hội An, thì không thể bỏ qua một n ơi mà dường nh ư gắn liền đến tên tuổi Hội An. Đó chính là đô thị cổ Hội An. Đô thị c ổ Hội An v ẫn đ ược b ảo t ồn gần như nguyên trạng của một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình khác nhau và những con đường phố chạy hẹp ngang dọc tạo thành các ô vuông ki ểu bàn c ờ. Ngoài những giá trị văn hóa to lớn thì Hội An còn lưu gi ữ m ột n ền tảng văn hóa phi v ật th ể đ ồ s ồ. Phong tục tập quán, cuộc sống hàng ngày c ủa c ư dân, sinh ho ạt tín ng ưỡng, ngh ệ thu ật dân gian,… đã làm cho Hội An hấp dẫn được rất nhiều khách du lịch từ nhiều n ơi. N ơi đây có r ất nhiều các di tích đẹp và có lịch sử lâu đời. Nhưng có m ột số di tích tiêu bi ểu mà chúng ta không thể không nhắc tới. a) Chùa Cầu – Biểu tượng của Hội An Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, Hội An, Chùa C ầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình ki ến do các th ương gia Nh ật B ản đ ến buôn bán t ại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên t ại đ ịch ho ạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật B ản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung. Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt c ầu bằng ván gỗ cong vòng ở gi ữa, b ắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm tr ổ nhi ều ho ạ ti ết tinh xảo. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần vi ếng thăm Hội An vào năm 1719 đã đ ặt tên chùa là “Lai Viễn Kiều”. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nh ỏ th ờ thần B ắc Đ ế Tr ấn Vũ - thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Lai l ịch c ủa Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một lo ại thuỷ quái có đ ầu n ằm ở Ấn Đ ộ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù c ựa quậy là gây ra lũ l ụt, đ ộng đ ất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người x ưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An b) Chùa Ông (24 đường Trần Phú, Hội An) Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, t ại đây th ờ t ượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng c ủa Quảng Nam xưa, đ ồng th ời cũng là n ơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may. c) Quan âm Phật tự Minh Hương (số 7 đường Nguyễn Huệ, Hội An) 12
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan âm Ph ật H ương có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu gi ữ gần nh ư nguyên v ẹn các tác ph ẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng m ộc Kim B ồng th ực hi ện. Chùa th ờ Ph ật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong nh ững ngày l ễ, ngày r ằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu. d) Hội Quán Phúc Kiến (46 đường Trần Phú, Hội An) Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhi ều lần trùng tu, h ội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng, hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. e) Hội quán Triều Châu (157 đường Nguyễn Duy Hiệu, Hội An) Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 đ ể th ờ Ph ục Ba tướng quân Mã Viện - vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho vi ệc đi l ại buôn bán trên bi ển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo cùng những họa tiết độc đáo. f) Hội quán Quảng Đông (17 đường Trần Phú, Hội An) Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Tho ạt đầu để th ờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang th ờ Quan Công và Ti ền Hiền của bang. Với nghệ thuật sử dụng hài hào các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu ch ịu l ực và ho ạ ti ết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm l ịch) t ại đây di ễn ra l ễ h ội r ất linh đình, thu hút nhiều người tham gia. g) Hội quán Ngũ Bang (64 đường Trần Phú, Hội An) Còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa h ội quán, h ội quán Ngũ Bang do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu xây dựng vào năm 1741. Đây là n ơi th ờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương để giúp nhau làm ăn buôn bán. H ội quán Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa. h) Nhà cổ Tấn Ký (10 đường Nguyễn Thái Học, Hội An) Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống - đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, m ỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với b ến sông đ ể làm n ơi xu ất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các lo ại g ỗ quý và đ ược tr ạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa qu ả, bát b ửu, d ải l ụa... th ể hi ện s ự sung 13
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ túc của các thế hệ chủ nhân.Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà c ổ Tấn Ký đã đ ược c ấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia. i) Nhà cổ Quân Thắng (77 đường Trần Phú, Hội An) Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hi ện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách ki ến trúc vùng Hoa Hạ - Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí n ội th ất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, nh ững người thu ộc t ầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được bi ết, toàn b ộ ph ần ki ến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các ngh ệ nhân làng m ộc Kim B ồng - Hội An thực hiện. Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá th ế gi ới Hội An của du khách. j) Nhà cổ Phùng Hưng (số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An) Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với ph ần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát tri ển về ki ến trúc và s ự giao l ưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các th ế k ỷ tr ước đây. Ngôi nhà ch ứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở th ương c ảng H ội An x ưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà cổ Phùng Hưng không trạm tr ỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý. Nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá qu ốc gia vào tháng 6 năm 1993 k) Nhà thờ tộc Trần (số 21 đường Lê Lợi, Hội An) Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào nh ững năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thu ỷ truyền th ống c ủa ng ười Trung Hoa và người Việt. Tạo lạc trên một khu đất r ộng kho ảng 1500 m 2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng h ọ, nhà ở ... Đây là n ơi t ụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc. Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm. Ngoài ra còn rất nhiều di tích khác mà du khách cũng không nên b ỏ qua nh ư nhà th ờ tộc Trần, Quan âm Phật tự Minh Hương, Đình Tiền Hiền, Lăng Ông Ngư, Mi ếu t ổ ngh ề Yến, Giếng Cổ Bá Lễ, … Tất cả đều thu hút được số lượng du khách t ới tham quan r ất đông. Làng nghề truyền thống 2. 14
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Từ những năm đầu của thế kỷ 15 -16, theo chân những l ưu dân vùng B ắc B ộ m ở đ ất về phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát tri ển m ạnh m ẽ trên vùng đất Quảng Nam. Trải qua hàng trăm năm thịnh v ượng, thăng tr ầm, m ột s ố làng ngh ề Quảng Nam vẫn được gìn giữ theo truyền thống cha truyền con nối cho đến ngày nay. Làng gốm Thanh Hà a) Có nguồn gốc từ Thanh Hoá, hình thành từ cuối thế kỷ 15 và phát triển mạnh cùng với cảng thị Hội An trong các thế kỷ kế tiếp. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà - thị xã Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây. Đến thăm làng, ngoài việc tho sức lựa chọn các sản phẩm lưu ni ệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện t ừ nh ững bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này. các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống ... mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với gốm ở các vùng khác. Làng đúc đồng Phước Kiều b) Là 1 một làng nghề truyền thống đã nổi ti ếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như: chuông, đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoong chảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác ..... Làng mộc Kim Bồng c) Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người Vi ệt đ ầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh vào khai khẩn vùng đ ất C ẩm Kim - H ội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát tri ển nh ờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim B ồng đã phát tri ển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc. Làng rau Trà Quế d) Làng nghề này đã nổi tiếng từ rất lâu với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò ... thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui... Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, 15
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như nh ững người nông dân thực sự. Làng dệt Mã Châu e) Làng dệt Mã Châu có vóc dáng đặc trưng của m ột làng quê Vi ệt Nam yên bình v ới những khu vườn xanh tốt, những hàng cau, hàng chè tàu thẳng l ối đi và nh ững g ương m ặt thân thiện, luôn nở nụ cười đón khách của chủ nhân. Do n ằm ngay trên tuyến đ ường t ừ H ội An đi Mỹ Sơn, làng dệt Mã Châu thuận tiện để du khách vi ếng thăm. Làng ngh ề Mã Châu thuộc thôn Châu Hiệp - thị trấn Nam Phước, cách trung tâm huyện lỵ Duy Xuyên kho ảng 3 km về phía Đông. Ngoài ra còn có rất nhiều làng nghề khác như làng dệt chiếu cói Bàn Thạch , làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai… DU LỊCH TỚI HỘI AN V. Từng là thương cảng quốc tế những thể kỉ 17 – 19, nay với nét hấp d ẫn v ốn có c ộng với bản sắc văn hóa và lịch sử độc đáo, Hội An đã và đang ti ếp t ục có m ột ma l ực r ất l ớn thu hút du khách trong và ngoài nước. Vậy với tư cách là nhân viên, cán bộ trong ngành Du Lịch, chúng ta cần giới thiệu cho khách những gì khi đi du lịch ở Hội An? D ưới đây là m ột vài kinh nghiệm khi đi chơi , ngắm cảnh ở Hội An. 1. Phương tiện Hầu hết khách du lịch đến Hội An từ Đà Nẵng. Từ Đà N ẵng đ ến Hội An m ất ch ưa đầy một tiếng đồng hồ, bạn có thể đến bằng xe khách hay taxi ho ặc xe riêng. Sân bay Đà Nẵng rất gần Hội An , với một số chuyến bay Hà N ội – Sài Gòn m ỗi ngày, cũng có m ột s ố ít chuyến bay đến Nha Trang và chuyến bay quốc tế. Sân ga gần Hội An nh ất cũng ở Đà N ẵng, thuộc tàu Thống nhất Bắc – Nam với chuyến tàu Hà Nội – Hồ Chí Minh khởi hành hàng ngày. Bạn cũng có thể đến Hội An bằng xe khách hay xe của các hãng l ữ hành. Bên c ạnh Đà Nẵng, một trong những điểm đến rất gần Hội An là Huế, đi b ằng ôtô hay xe buýt ch ỉ m ất 2 hoặc 3 tiếng. 2. Lưu trú Nơi nghỉ dưỡng chủ yếu nằm ở 3 tuyến điểm chính: dọc bãi biển Cửa Đại, trung tâm phố cổ Hội An và dọc tuyến đường nối bãi biển với phố c ổ Hội An. Có m ột s ố khu ngh ỉ dưỡng cao cấp tọa lạc ngay trên bãi biển, còn lo ại bình dân n ằm ngay trong lòng ph ố c ổ. Tuyến đường ở khoảng giữa bãi biển và phố cổ có cả loại rẻ và lo ại bình dân. T ừ bãi bi ển đến phố cổ mất khoảng 5 – 10 phút lái xe, rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp có cung c ấp dịch vụ xe buýt tuyến ngắn từ phố cổ đến bãi biển. Nhưng dù ở đâu, bạn cũng có th ể t ự đ ến phố cổ bằng xe đạp, xe máy hay bắt taxi hoặc đơn giản hơn bạn có thể vi vu bằng chính đôi chân của mình để khám phá những điều thú vị và hoang sơ của một Hội An cổ kính. 16
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ 3. Tham quan Thời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào th ời gian này m ưa ít, thời tiết dễ chịu. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao. Mùa mưa, đặc bi ệt là từ tháng 10 đ ến tháng 11, mưa rất to và thường xuyên. Văn hóa của Hội An vốn chịu ảnh hưởng của các thương gia Trung Quốc và Nhật Bản trong quá trình “ giao thoa văn hóa “. Điều đó có thể nhìn thấy qua kiến trúc Chùa Cầu ( Cầu Nhật Bản ), không gian đậm chất Trung Hoa nơi phố cổ, những ngôi nhà , nhà thờ c ổ kính. Du khách có thể khám phá những di tích phố c ổ nơi đây bằng xe đạp hay cuốc bộ, một loại hình du lịch còn khá mới mẻ nhưng không kém phần ấn tượng đối với du khách. Nếu có thể, bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14 rằm âm lịch hàng năm để tham dự lễ hội trung thu. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát c ổ truyền, khiêu vũ, chơi game và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đ ỏ r ực giăng kh ắp ph ố, đúng là một dịp không thể bỏ lỡ! Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua t ấp n ập thân tình. Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc. Khi bạn muốn vào khu vực di sản, bạn hãy mua vé ở quầy ph ục v ụ c ủa Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An. Với vé tham quan này, bạn được quyền thăm vi ếng 5 đi ểm, tương ứng với 5 ô trong tống số 12 ô được sắp xếp trên vé. N ếu b ạn đi theo nhóm (8 ng ười trở lên) thì nhóm của bạn sẽ được Văn phòng này cung cấp một Hướng dẫn viên mi ễn phí trong vòng 2 giờ. Lưu ý rằng, trong suốt thời gian lưu lại Hội An, b ạn nên gi ữ l ại vé đã mua để vào khu vực di sản bất cứ lúc nào bạn muốn. Bạn nên ăn mặc đứng đắn và tỏ ra nghiêm túc khi tham quan các di tích. Những người làm việc ở đây có thể không nói gì với bạn nhưng họ rất lấy làm khó chịu khi bạn đi đứng, nói cười tùy tiện trong di tích của họ. 17
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Lúc nào và bất cứ ở đâu bạn cũng phải tỏ ra sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự đ ể không làm mất đi vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới như Hội An. Từ Hội An, đi 4 km nữa là đến bãi biển Cửa Đại, một bãi biển đẹp và lí tưởng để giải trí, thư giãn sau một ngày đi mua sắm, khám phá mệt nhọc. 4. Mua sắm Hội An không chỉ hấp dẫn du khách bởi nét c ổ kính và bình lặng, phong cách ki ến trúc độc đáo, mà còn nổi tiếng bởi quần áo may đo rẻ, đẹp, những nhà hàng ấn t ượng ph ục v ụ đặc sản Hội An. Đến đây, du khách có thể sắm cho mình m ột tủ qu ần áo ch ỉ trong m ột đ ến hai ngày. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, rất nhi ều nhà hàng, qu ầy bar, tiệm café cùng các lớp nấu ăn đang có mặt ở Hội An, chắc chắn sẽ mang l ại cho du khách một chuyến đi ấn tượng và kì thú. Các hiệu may ở Hội An nhìn chung giá cả phải chăng, nhưng rất nhiều khách du l ịch không có kinh ngiệm thường trả tiền may quần áo để rồi không dùng đ ến vì không phù h ợp . Cách an toàn nhất là may theo kiểu sao chép nh ững b ộ đ ồ mà b ạn đã t ừng bi ết ho ặc may theo kiểu mẫu trưng bày trong các shop. Nếu muốn thử may kiểu m ới hay xài đ ồ đ ắt ti ền, hãy tìm cho mình những hiệu may danh tiếng. Một điều cần lưu ý n ữa là b ạn không nên tin t ưởng hoàn toàn vào những hiệu may được giới thiệu bởi các nhà hàng, khách sạn. Nh ững hi ệu may này thường dựa vào mối quan hệ là chính chứ không phải là chất lượng may đo. Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì th ế, b ạn không nh ất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm vì có th ể b ạn ph ải tr ả công cho họ mà vẫn không biết qua những thứ bạn mua sắm. Nếu bạn là người mở hàng cho một cửa hiệu nào đó, bạn nên mua m ột th ứ gì đó, dù nhỏ. Làm như thế, bạn đã tạo được niềm tin cho người bán hàng rằng ch ị (anh) ấy s ẽ mua may bán đắt trong ngày. VI. NGÀNH DU LỊCH Ở HỘI AN 1. Điều kiện phát triển và chất lượng dịch vụ Thành phố Hội An vốn dĩ phát triển từ một đô thị cổ. Từ sau 1975 đ ến nay, H ội An không ngừng phát triển, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng phục vụ phát tri ển kinh tế du lịch – dịch vụ. Trong quá trình đó, công tác quản lý và xây dựng hạ tầng luôn song hành. Về quản lý, thành phố đã đề ra các quy hoạch, chuẩn m ực về không gian, về kho ảng lùi, về tầng cao, mật độ xây dựng các công trình hạ t ầng… H ội An đang trình t ỉnh công nh ận các quy chế này thành văn bản pháp quy. Từ phương thức quản lý như vậy, đô thị của Hội An 18
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ được giữ gìn tương đối tốt. Đặc biệt là khu phố cổ đã được cộng đồng quốc tế cũng như trong nước tôn vinh và công nhận các thành tựu. Còn về hạ tầng, từ năm 2001 đến nay, Hội An đã đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hóa. Đ ặc bi ệt là giao thông, đ ến nay Hội An có 12km đường tỉnh lộ. Tuyến 603A cũng đã hoàn thiện, là tuyến đường ven biển n ối liền với Đà Nẵng, tạo điều kiện để phát triển du lịch. Ngoài ra, 69km đường nội thị đã cơ bản được thảm nhựa; các dự án cũng đang được khớp nối với dự án chỉnh trang đô th ị khu phố cổ, dự án thu gom nước thải… Đèo và hầm đèo Hải Vân – Huyết mạch giao thông nối Quảng Nam với các tỉnh lân cận Hội An hiện có 75 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lưu trú và lữ hành. T ừ năm 2000 đến nay, doanh thu du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,8%/năm, lượt khách lưu trú cũng tăng 18,9%/năm. Tuy vậy, theo các doanh nghiệp, bức tranh du l ịch H ội An v ẫn đang tồn tại khá nhiều mảng màu “ảm đạm”: một số khách sạn làm ăn thua lỗ, doanh thu không đủ bù chi và trả nợ ngân hàng. Các khách sạn Huy Hoàng 2, Thùy D ương 2 và An Phú đã xin chuyển hình thức kinh doanh sang karaoke, vũ trường hay massage... cho toàn b ộ ho ặc m ột s ố buồng phòng. Ông Phạm Quang Hải - Giám đốc Khách sạn Hoài Thành nói: “Bu ồng phòng c ủa chúng ta mới, chất lượng không thua kém các nơi, th ế mà giá phòng l ại th ấp nh ất so v ới c ả nước. Các khách sạn tự bán rẻ giá trị của mình, cạnh tranh đ ơn l ẻ và ch ưa có ti ếng nói chung”. Trên thực tế, tình trạng bán phòng hạ giá so với cấp h ạng khách s ạn hi ện nay đang phổ biến, làm ảnh hưởng đến thị trường lưu trú tại Hội An. Thêm vào đó, n ạn cò m ồi đang hoành hành trên nhiều mặt, chậm được kiểm soát hoặc kiểm soát không hi ệu quả. Đã xuất hiện cò mồi bám khách từ Non Nước với không ít những biểu hiện ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ, có lúc trấn áp du khách. Việc tổ chức thi công các hạng m ục hạ tầng trong khu phố cổ thiếu khoa học, làm ảnh hưởng lưu thông và hoạt động tham quan. Về đầu tư phát triển du lịch, trong một hội nghị giữ UBND thị xã Hội An và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành trên địa bàn, một số doanh nghi ệp đ ề 19
- Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ nghị không nên căn cứ vào diện tích đất đai mà quy định m ức vốn phải đầu t ư. Nên căn c ứ vào mục đích cần đạt đến của dự án, vào mô hình dự ki ến đầu tư xây d ựng, th ời gian cho phép đầu tư khai thác, vào vị trí thuận lợi hay không thuận lợi c ủa khu đất đ ể quy đ ịnh m ức vốn đầu tư cần thiết. Hiện nay, trang web của thị xã thiếu cập nhật thường xuyên, thi ếu thông tin của các doanh nghiệp du lịch, thiếu thông tin v ề các d ự án kêu g ọi đ ầu t ư. Các trang web của các doanh nghiệp du lịch cũng thiếu nhi ều hình ảnh, thông tin v ề H ội An. M ột v ấn đề được tất cả các doanh nghiệp nêu ra là dịch vụ gi ải trí cho khách du l ịch quá nghèo nàn, chậm được cải thiện. Ông Trần Thanh Lộc- Giám đốc Công ty TNHH An Phú cho bi ết: “Dù đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng thị xã chưa quan tâm đầu tư giải trí cho du khách, đặc biệt là khách nội địa, một thị trường nhi ều ti ềm năng. Th ị xã phải có các biện pháp lâu dài, bởi làm du lịch không chỉ 5 năm, 10 năm mà thậm chí 50 năm, chúng ta làm rồi con cháu chúng ta tiếp tục làm”. Trong nhiều năm qua, phương châm “lấy ngắn nuôi dài” luôn được các doanh nghi ệp áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, có một thực trạng là hầu h ết doanh nghiệp đều hoạt động theo kiểu “ngắt ngọn”; việc đầu tư xây dựng sản phẩm du l ịch văn hóa, sinh thái chưa đúng mức, sản phẩm không có ho ặc không đ ủ s ức hút du khách. Đ ơn c ử như có rất ít doanh nghiệp đưa khách ra cù lao Chàm trong nh ững d ịp l ễ h ội b ởi khi t ổ ch ức tour ra đảo, bản thân DN bị mất đi một ngày doanh thu tr ọ, l ại phải đ ảm b ảo an ninh, ăn uống, đi lại... cho du khách. Thị xã đã từng tổ chức thử nghi ệm các ho ạt đ ộng t ại khu vui chơi, giải trí An Hội - Đồng Hiệp nhưng không phù hợp với thực tế, lợi ích l ại ch ưa hài hòa, doanh nghiệp có nguồn thu nhưng nhân dân lại bị ảnh hưởng. Về các hoạt động lễ hội du lịch văn hóa, ông Trần Tuy, Giám đốc Khách sạn Đồng Xanh nói: “Chúng ta tổ chức khá dàn trải lễ hội. Tại sao chính quyền không th ử thăm dò ý kiến du khách đến Hội An là vì những giá trị di sản, vì con người hay là vì các ho ạt đ ộng l ễ hội ?”. 2. Du khách Từ một thị xã nhỏ bé không có tiếng vang trong lịch sử hiện đại, Hội An được cả thế giới quan tâm sau sự kiện khu phố cổ Hội An được ghi danh là Di sản văn hóa th ế gi ới năm 1999. Từ khi được ghi danh, du lịch ở Hội An như được tiếp thêm luồng sinh khí mới. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Du lịch TP.Hội An, năm 2010, ngành du lịch - dịch vụ chiếm hơn 70% tổng GDP của thành phố. Tổng l ượng khách tham quan H ội An t ừ năm 2006-2010 đạt gần 3,5 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân 11,02%/năm. Riêng trong quý 1/2011 đã có 376.000 lượt khách du lịch tới Hội An, tăng 9,48% so với cùng kỳ năm 2010. Để thu hút ngày càng đông du khách, Hội An đã và đang tập trung khai thác lo ại hình du lịch di sản văn hóa, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Ở đây, m ỗi ngôi nhà, m ỗi góc ph ố, m ỗi con đường đều gắn với du lịch. Vẻ đẹp của hệ thống kiến trúc, đặc bi ệt là ki ến trúc g ỗ (nhà 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn