intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị hiếu thẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc - một số vấn đề lý luận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm xúc thẩm mỹ giúp con người cảm nhận được cái hay cái đẹp, loại bỏ những cái xấu không phù hợp. Từ đó hình thành năng lực thưởng thức những sắc thái và sự hòa hợp của chúng. Bài viết này tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn làm rõ vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị hiếu thẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc - một số vấn đề lý luận

  1. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CŨNG NHƯ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Đặng Văn Phúc Trường Đại học giáo dục, ĐHQG Hà Nội (VNU) Tóm tắt: Cảm xúc thẩm mỹ giúp con người cảm nhận được cái hay cái đẹp, loại bỏ những cái xấu không phù hợp. Từ đó hình thành năng lực thưởng thức những sắc thái và sự hòa hợp của chúng. Điều kiện không thể thiếu đối với các chủ thể cảm thụ âm nhạc đó là cảm xúc thẩm mỹ. Khi con người biết thưởng thức nghệ thuật âm nhạc sẽ đem lại cho họ khả năng nhận thức và hành động mực thước chân chính, đo đếm được giá trị, cốt cách tác phẩm, lớn hơn là giá trị văn hóa tốt đẹp. Nhiều nghiên cứu cho thấy được vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc trong giáo dục âm nhạc. Bài viết này tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn làm rõ vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc. Từ khoá: Thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, âm nhạc, giáo dục âm nhạc, cảm thụ âm nhạc. AESTHETIC TASTE AND THE ROLE OF AESTHETIC MUSIC EDUCATION - SOME THEORETICAL ISSUES Dang Van Phuc University of Education, VNU Hanoi Abstract: Aesthetic emotions help individuals perceive beauty and distinguish it from what is unsuitable or unattractive. This process fosters the ability to appreciate the nuances and harmonies within music. A crucial condition for subjects who perceive music is the presence of aesthetic emotions. When people can appreciate musical art, it grants them the capacity for true and measured judgment, enabling them to assess the value and essence of a work, and more broadly, the positive cultural value it carries. Many studies have highlighted the role of aesthetic music education within music education. This article provides an overview of research works, theses, and dissertations that clarify the role of aesthetic music education. Keywords: Aesthetics, aesthetic taste, music, music education, music perception. Nhận bài: 29/7/2024 Phản biện: 8/9/2024 Duyệt đăng: 15/9/2024 I. MỞ ĐẦU Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc là cách thức, con Thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ những sở đường chuyền tải những kiến thức về khoa học thích, sự đánh giá, và cảm nhận của con người âm nhạc, hình thành, phát triển khả năng, tư duy đối với cái đẹp trong nghệ thuật, thiên nhiên, và lẫn thể chất của học sinh. Từ đó, đưa ra những đời sống. Thị hiếu thẩm mỹ phản ánh cách mỗi cá cách giáo dục thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn khoa nhân hoặc một nhóm xã hội nhất định tiếp cận và học để gợi mở, giáo dục cho học sinh những giá cảm nhận về vẻ đẹp, dựa trên các yếu tố như văn trị AN. hóa, truyền thống, kinh nghiệm cá nhân, và môi Trong sáng tạo và cảm thụ AN, cảm xúc đặc trường sống. biệt quan trọng. Nó là yếu tố quyết định cho sự Thị hiếu thẩm mỹ có thể thay đổi theo thời hình thành và thăng hoa của tác phẩm nghệ thuật. gian và biến động theo từng thời kỳ lịch sử, phản Tác phẩm nghệ thuật dù lớn hay nhỏ, dù thiên về ánh sự thay đổi của các giá trị văn hóa và xã phản ánh hay biểu hiện, là nghệ thuật không gian hội. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng hay thời gian, đều bắt nguồn từ những rung động, trong việc hình thành và phát triển phong cách cá từ cảm xúc của người nghệ sĩ trước các khách thể nhân, xu hướng nghệ thuật và sự phát triển của thẩm mỹ của đời sống. Cảm xúc thẩm mỹ càng nền văn hóa. mãnh liệt, tác phẩm nghệ thuật càng trác tuyệt Trong triết học thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ là (Thế Hùng, 2006). sự phán xét chủ quan về vẻ đẹp và sự hài hòa, II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU không mang tính khoa học, mà phụ thuộc vào 2.1. Lý luận về giáo dục thẩm mỹ và giáo cảm xúc và cảm giác cá nhân. Tuy nhiên, thị hiếu dục thẩm mỹ trong âm nhạc này không chỉ là một phản ứng tự nhiên, mà còn 72 Tập 30, số 09 (tháng 09/2024)
  2. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như giáo đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ và vấn đề xây dục, chuẩn mực xã hội, và quá trình học hỏi về dựng con người mới ở nước ta, vai trò của văn học nghệ thuật. Trong các bài giảng mỹ học của Hegel trong giáo dục thẩm mỹ, về quá trình hình thành (1835), đã đưa ra quan điểm về nghệ thuật và sự và phát triển quan niệm về cái đẹp, cái thẩm mỹ, tự sản sinh ra nhân cách văn hóa. Lần đầu tiên tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ, trong lịch sử phát triển của mỹ học, Hegel đã coi cái đẹp, cái bi kịch, cái hài kịch, cái trác tuyệt, các nghệ thuật là sản phẩm của quá trình vận động của loại hình nghệ thuật (nghệ thuật ứng dụng, kiến tinh thần tuyệt đối và đến lượt mình, nghệ thuật trúc, nghệ thuật tạo hình, AN, sân khấu và điện trở thành chiếc chìa khóa mở ra các vấn đề lớn ảnh...), Hay tư liệu “Vai trò của nghệ thuật trong lao của con người. Trong các tư tưởng về mỹ học giáo dục thẩm mỹ” có phân tích khá kỹ về vai trò của mình, Macx- Ăngghen đã đề cập sâu sắc đến của nghệ thuật trong việc phát triển nhân cách, vai trò của nghệ thuật đối với cuộc đấu tranh của hình thành xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ nhân loại vì cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đã đưa lành mạnh, đúng đắn, sự tác động của nghệ thuật ra những quan điểm cơ bản nhất về văn hóa thẩm với công chúng (Trần Tuý, 2005) mỹ trong xã hội tương lai. Đặc biệt hai ông nêu Ngoài ra còn một số công trình khác như bài lên vai trò của các quan điểm thẩm mỹ trong việc viết: Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng hình thành con người mới, thế giới quan mới và thức và đánh giá nghệ thuật, (Tạp chí Văn hóa cá tính con người. Ở Việt Nam, giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật 9/1999); tác giả Nguyễn Thị Thu Hà có thể coi là mảnh đất thu hút khá nhiều tâm huyết (2007) bàn về“Thị hiếu thẩm mỹ của người Việt của các nhà mỹ học, triết học, văn học cũng như qua ca dao” đã nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm nghệ thuật học. về đặc điểm ý thức thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ Về vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm của cha ông, hiểu thêm về đời sống tinh thần, về mỹ có thể kể đến các công trình: Vai trò của nghệ văn hoá Việt Nam trong tình yêu cái đẹp thiên thuật trong giáo dục thẩm mỹ (Trần Túy, 1995); nhiên thể hiện lối sống của người Việt vốn gần Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục gũi, thân thiết với thiên nhiên, gắn bó với thiên thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, (Trần Ngọc Tăng, nhiên. Tác giả Lê Hữu Ái (2010), trong nghiên 2001). Các công trình này đã tập trung nghiên cứu cứu “Bàn thêm về nội dung và hình thức giáo dục và khẳng định đề cao vai trò của các yếu tố liên thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, học sinh THPT quan đến việc hình thành và hoàn thiện nhân cách hiện nay” đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong của con người trong môi trường giáo dục thẩm việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội mỹ, khẳng định rằng giáo dục thẩm mỹ là một dung và hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho nội dung trọng tâm trong sự nghiệp giáo dục nói HS THPT trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Từ chung ở nước ta hiện nay, và thành quả các hoạt đó đề xuất các giải pháp nhằm hình thành thị hiếu động giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết thẩm mỹ lành mạnh cho đối tượng này. với các yếu tố vệ tinh như nghệ thuật, văn học, Nhìn chung các nghiên cứu kể trên đều có sự truyền thông đại chúng,… Các tác giả đã đưa ra quan tâm bàn nhiều về vai trò của thị hiếu thẩm những đóng góp nhất định và đi sâu nghiên cứu mỹ trong đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật nội dung lý luận của giáo dục thẩm mỹ và quan hệ của con người. Tuy nhiên vẫn bàn nhiều đến tầm biện chứng giữa giáo dục thẩm mỹ với các hình vĩ mô của giáo dục thẩm mỹ, ít bàn đến cụ thể hơn thức biểu hiện của đời sống thẩm mỹ. vai trò thị hiếu thẩm mỹ đối với từng đối tượng cụ Nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ cũng được hai thể, nhất là đối với giáo dục thẩm mỹ AN cho HS tác giả Đỗ Văn Khang và Đỗ Huy (1985) với các THPT. Nên, bàn về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nói tác phẩm viết chung Mỹ học Mác - Lênin, NXB chung và giáo dục thẩm mỹ cho HS THPT còn khá Đại học và Trung học chuyên nghiệp; hay Giáo mới mẻ, trong khi đó lĩnh vực này có ý nghĩa quan trình mỹ học đại cương (Nguyễn Văn Huyên, chủ trọng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao tư biên, 2004). Nhìn chung các công trình này đã lột duy thẩm mỹ cho con người nói chung cũng như tả được bản chất của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ giới trẻ hiện nay nói riêng. Các công trình nghiên và đều coi thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan cứu về vấn đề này chủ yếu khai thác trên bình diện trọng cấu thành năng lực thẩm mỹ của con người. lý luận và thực tiễn về văn hóa thẩm mỹ và xây Công trình “Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta dựng lối sống văn hóa. Tuy nhiên, các công trình hiện nay” (Vĩnh Quang Lê, 1999) đã nêu những trên vẫn tập hợp các bài viết riêng lẻ về một số vấn TÂM LÝ - GIÁO DỤC 73
  3. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC đề của thị hiếu thẩm mỹ, chưa đảm bảo tính xuyên ngành LL & PP dạy học AN đề cập tới dạy học suốt, hệ thống. Các nội dung còn mang tính khái thẩm mỹ AN. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu quát với đánh giá chung chung. Các tác giả đều An (2019) đã tổng quan được các công trình cho thấy giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung nghiên cứu có liên quan đến Mỹ học, Giáo dục quan trọng của chiến lược giáo dục hiện nay. thẩm mỹ, Giáo dục thẩm mỹ AN, Giáo dục AN ở Thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc là sự đánh THCS...; đề cập phân tích một số vấn đề giáo dục giá và cảm nhận cá nhân về cái đẹp trong âm thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ AN; nội dung, các nhạc, bao gồm các yếu tố như giai điệu, nhịp điệu, hình thức, nguyên tắc của giáo dục thẩm mỹ AN ca từ, và phong cách biểu diễn. Thị hiếu âm nhạc thông qua dạy học hát; đặc điểm tâm sinh lý của được hình thành từ những trải nghiệm văn hóa, HS và vai trò của giáo dục thẩm mỹ AN. Những giáo dục, môi trường sống và cảm xúc cá nhân vấn đề này đã góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho của mỗi người. Nó phản ánh cách con người tiếp đề tài nghiên cứu. cận và đánh giá về giá trị nghệ thuật và cảm xúc Nguyễn Chương Nhiếp (2000) nghiên cứu về trong âm nhạc. Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mỹ thẩm mỹ. Lê Quang Vinh (1996) đã xác định Vai trong âm nhạc bao gồm: trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay. Một số nghiên cứu có liên quan nghiên + Yếu tố văn hóa và xã hội: Mỗi nền văn hóa cứu hướng tới về dạy cảm thụ AN hiện nay cho có những loại hình âm nhạc và phong cách thẩm HS phổ thông cũng đã bước đi sâu nghiên cứu và mỹ riêng biệt. Ví dụ, người ở các nền văn hóa đưa ra những PP nâng cao cảm thụ AN (Nguyễn khác nhau có thể có thị hiếu khác nhau đối với Thị Thu Thủy, 2016). Nâng cao hiệu quả vận động các thể loại nhạc như nhạc cổ điển, nhạc dân gian, theo nhạc nhằm phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc pop, hay nhạc rap. nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số Trường Mầm non + Giáo dục âm nhạc: Những người được tiếp tại Hà Nội của (Lê Thu Trang, 2016). Ca khúc xúc với âm nhạc qua giáo dục, học tập về nhạc lý, viết về nhà trường trong chương trình Âm Nhạc các nhạc cụ hay lịch sử âm nhạc thường có thị hiếu bậc Tiểu học và THCS (Nguyễn Thị Huyền Trang, thẩm mỹ phát triển và phức tạp hơn. Họ có khả 2016). Nghiên cứu của Trịnh Thị Sen (2018), bàn năng đánh giá âm nhạc không chỉ dựa trên cảm xúc về “Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ tiết mà còn dựa trên các yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật. tấu âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường Mầm + Kinh nghiệm cá nhân: Thị hiếu âm nhạc non Hùng Vương, Vĩnh Phúc” cũng phụ thuộc vào những trải nghiệm cá nhân. 2.2. Vai trò của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ Những bài hát gắn liền với các kỷ niệm, cảm xúc trong âm nhạc hoặc giai đoạn cuộc sống nhất định thường có giá Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc đóng trị thẩm mỹ đặc biệt đối với một cá nhân. vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực cảm + Xu hướng và sự phát triển của âm nhạc: thụ cái đẹp, hình thành các giá trị nghệ thuật và nâng Thị hiếu âm nhạc cũng bị ảnh hưởng bởi xu cao sự tinh tế trong cảm nhận âm nhạc của cá nhân hướng âm nhạc phổ biến tại từng thời kỳ. Ví dụ, và cộng đồng. Dưới đây là những vai trò nổi bật của vào những năm 1980, nhạc rock và disco chiếm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc: ưu thế, trong khi hiện nay, nhạc pop, hip-hop và + Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp trong nhạc điện tử đang được ưa chuộng. âm nhạc: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ giúp người + Tính đa dạng trong thể loại âm nhạc: Thị học nhận thức được cái đẹp và sự hài hòa trong hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc thường đa dạng, có âm nhạc. Qua quá trình giáo dục, họ có thể phát người thích nhạc cổ điển vì sự tinh tế, người khác triển kỹ năng đánh giá âm nhạc một cách sâu sắc lại yêu thích nhạc rap hoặc nhạc điện tử vì tính và chính xác, từ đó hiểu rõ hơn về các yếu tố cấu sáng tạo và nhịp điệu sôi động. thành một tác phẩm âm nhạc hay và có giá trị. Thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc có thể thay + Định hình sở thích âm nhạc lành mạnh: Thị đổi theo thời gian khi người nghe trải qua những hiếu âm nhạc không chỉ phản ánh cá tính và cảm giai đoạn sống khác nhau hoặc tiếp cận với các thể xúc mà còn tác động đến hành vi và lối sống. Giáo loại âm nhạc mới. Nó không cố định mà phản ánh dục thị hiếu thẩm mỹ giúp định hướng cho người sự phát triển không ngừng của con người về cảm học biết lựa chọn những dòng nhạc có giá trị nghệ xúc, tri thức, và văn hóa. thuật cao, tránh xa các thể loại âm nhạc không Bên cạnh đó có nhiều luận án, luận văn chuyên lành mạnh hoặc thiếu giá trị về mặt thẩm mỹ. 74 Tập 30, số 09 (tháng 09/2024)
  4. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC + Nâng cao nhận thức và kiến thức về âm nhạc: nhạc là một phương tiện giao tiếp và gắn kết xã Thông qua giáo dục, người học sẽ hiểu biết thêm hội hiệu quả. Thông qua giáo dục thị hiếu thẩm về lịch sử âm nhạc, các thể loại và phong cách âm mỹ trong âm nhạc, người học có thể tăng cường nhạc đa dạng. Kiến thức này giúp họ cảm nhận khả năng hợp tác, lắng nghe và hiểu biết về các sâu sắc hơn về sự phát triển của nghệ thuật âm giá trị văn hóa khác nhau, góp phần vào sự phát nhạc, từ đó hình thành thị hiếu âm nhạc có nền triển các kỹ năng xã hội cần thiết. tảng và giàu giá trị. III. KẾT LUẬN + Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo: Giáo dục Nhìn chung các nghiên cứu trên đều tập trung thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc khuyến khích vào thực trạng giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học người học suy nghĩ sáng tạo và khám phá những sinh phổ thông ở một cơ sở cụ thể, thông qua việc khía cạnh mới trong âm nhạc. Họ có thể phát triển dạy học hát và một số giá trị của âm nhạc trong các kỹ năng biểu diễn, sáng tác hoặc phân tích âm chương trình đến việc đề xuất các biện pháp giáo nhạc từ góc nhìn thẩm mỹ, giúp họ thể hiện được dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh qua dạy học cá tính nghệ thuật riêng. âm nhạc. + Góp phần xây dựng văn hóa âm nhạc cộng Tóm lại, sự có mặt của nghệ thuật âm nhạc với đồng: Khi một cá nhân hoặc nhóm người được tư cách là nơi hàm chứa cái đẹp, được con người giáo dục thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc tốt, họ tiếp nhận một cách tích cực, thì âm nhạc sẽ trau dồi sẽ đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng với tri thức một cách sâu sắc và ngọt ngào những giá văn hóa thưởng thức âm nhạc sâu sắc và có giá trị. trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng hay của một Điều này tạo ra môi trường âm nhạc phong phú và cá nhân. Việc bồi dưỡng và làm phong phú năng lành mạnh, ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn lực cảm xúc về cảm thụ âm nhạc của con người hóa chung của xã hội. nói chung, của học sinh phổ thông hiện nay nói + Giúp phát triển cảm xúc và tâm hồn con riêng cần có sự phân tích, định hướng theo quy luật người: Âm nhạc có khả năng tác động mạnh mẽ đến của cái đẹp, cũng như cần có những phương thức cảm xúc và tâm hồn. Giáo dục thẩm mỹ giúp người cơ bản để giáo dục học sinh biết cách cảm thụ âm học hiểu và cảm nhận âm nhạc không chỉ bằng lý nhạc. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc trí mà còn bằng trái tim, từ đó làm giàu thêm đời không chỉ góp phần định hình sự cảm nhận cái sống tinh thần và phát triển cảm xúc tích cực. đẹp mà còn giúp phát triển con người toàn diện cả + Hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội: Âm về mặt nhận thức, cảm xúc và văn hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Lưu An (2021), Dạy học thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THCS tỉnh Bình Dương, Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội. Lê Hữu Ái (2010), báo cáo nghiên cứu khoa học Bàn thêm về nội dung và hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, học sinh THPT hiện nay đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Văn Huyên (2004), Giáo trình mỹ học đại cương. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Thế Hùng (2006), Giáo trình Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Vĩnh Quang Lê (1999), Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà nội. Đỗ Văn Khang và Đỗ Huy (1985), Mỹ học Mác – Lênin. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ, Luận án tiến sĩ trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Trịnh Thị Sen (2018), Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ tiết tấu âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hùng Vương, Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ khoa 6, chuyển ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội. Trần Ngọc Tăng (2001), Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Dạy học phân môn học hát tại trường Trung học cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khóa 3, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội. Lê Thu Trang (2016), Nâng cao hiệu quả vận động theo nhạc nhằm phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số Trường Mầm non tại Hà Nội, luận văn thạc sĩ khóa 2, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm. Nguyễn Thị Huyền Trang (2016) Ca khúc viết về nhà trường trong chương trình Âm Nhạc bậc Tiểu học và THCS, Luận văn thạc sĩ khóa 4, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội. Trần Túy (1995), Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lê Quang Vinh (1996), Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay Luận án tiến sĩ, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. TÂM LÝ - GIÁO DỤC 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2