intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường chung châu Á – Bài toán liệu có đáp án?

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

210
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Châu Âu tự hào với EU, châu Mỹ có khối thị trường tự do Bắc Mỹ và sắp tới là khối thương mại toàn Mỹ. Trong khi đó, châu Á với tiềm năng to lớn nhưng chỉ có một tổ chức đáng kể là ASEAN với 10 nước thành viên và số dân 500 triệu người. Châu Á đang vận động theo hình mạnh ai người nấy làm. Một nghịch lý đáng buồn. Châu Á với số dân chiếm hơn 50% dân số thế giới, có sức tiêu thụ khổng lồ một tiềm năng cho hợp tác nội vùng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường chung châu Á – Bài toán liệu có đáp án?

  1. Thị trường chung châu Á – Bài toán liệu có đáp án? Châu Âu tự hào với EU, châu Mỹ có khối thị trường tự do Bắc Mỹ và sắp tới là khối thương mại toàn Mỹ. Trong khi đó, châu Á với tiềm năng to lớn nhưng chỉ có một tổ chức đáng kể là ASEAN với 10 nước thành viên và số dân 500 triệu người. Châu Á đang vận động theo hình mạnh ai người nấy làm. Một nghịch lý đáng buồn. Châu Á với số dân chiếm hơn 50% dân số thế giới, có sức tiêu thụ khổng lồ - một tiềm năng cho hợp tác nội vùng. Nhưng hoạt động thương mại giữa các nước châu Á chưa đạt tới “tầm cỡ”, chưa có một cơ chế liên kết kinh tế rộng rãi giữa các nước châu Á, ngoại trừ ASEAN. “Nhất thể hoá thương mại” và hình thành một thị trường chung theo kiểu EU trở thành yêu cầu cấp bách đối với châu Á. Tuy nhiên, để làm được điều này thì đến bao giờ? Liệu có khả thi hay không? Những câu hỏi trên thật khó trả lời với tình hình như hiện nay.
  2. Theo Viện nghiên cứu chính sách kinh tế Hàn Quốc, Đông Bắc Á gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản – khu vực hùng mạnh nhất về kinh tế, nhưng với quan hệ kinh tế hạn chế như hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Ông Cheong, một chuyên gia cao cấp của Viện này cho biết : “Trong những năm qua việc khai thác quan hệ kinh tế giữa các nước châu Á chưa đúng mức. Những rào cản thương mại đang ảnh hưởng đến giao thương trong khu vực, ngay cả trong khối ASEAN, một cơ cấu chặt chẽ nhất”. Trong vài năm gần đây, hợp tác kinh tế giữa các nước châu Á cũng được chú trọng và cải thiện phần nào. Điều này là nhờ chính sách hướng về châu Á của chính phủ Nhật Bản. Quan hệ kinh tế Nhật – Hàn đã phát triển nhanh chóng, ký các hiệp định hợp tác và đầu tư song phương. Trung Quốc và hàn Quốc cũng đã ký Hiệp định đầu tư, được coi là nền móng cho quan hệ Trung –Hàn trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, tất cả những động thái này vẫn còn quá nhỏ bé so với tiềm năng. Các quốc gia cần mở rộng của hơn nữa về kinh tế.
  3. Quan niệm của người châu Á luôn là khép mình, do đó nó cũng ăn sâu vào các chính sách kinh tế cũng như tư tưởng của các nhà lãnh đạo các nước châu Á. Để vượt qua sự “bảo thủ” này không thể một sớm một chiều mà chắc cần có thời gian khá dài.và chính điều này đã làm cho nền kinh tế châu Á không thể liên kết được để cùng phát triển như các khu vực khác. Theo giáo sư Kang Hee Joon, trường đại học kinh tế Kelley, Ấn Độ: “Nếu tam giác kinh tế Đông Bắc Á là Trung - Nhật - Hàn phát triển mạnh thì sẽ thúc đầy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại ở chấu Á”. Sự phát triển không đồng đều giữa các nền kinh tế châu Á cũng là một trở ngại cho một quá trình tự do hoá thương mại. Điều này rất dễ gây xung đột về lợi ích giữa các nước trong khu vực. Các nước đang phát triển như Inđônêxia, Việt Nam, Ấn Độ,.. phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của cácd nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… Vì vậy, dung hoà lơi ích là vấn đề quan trọng. Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, châu Á sẽ phải thiết lập một cơ cấu liên kết kinh tế, thương mại sâu rộng hơn.
  4. Thiết nghĩ, liệu đến khi châu Á có một thị trường chung như kiểu châu Áu thì không hiểu lúc đó, EU hay các thị trường khác trên thế giới đã phát triển đến mức độ nào. Tụt hậu chắc sẽ là một điều chắc chắn của châu Á so với các thị trường chung khác trên toàn thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2