intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường công nghệ cao – "cục nam châm" đối với các nhà đầu tư mạo hiểm

Chia sẻ: Ziwan Ziwan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

118
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư các nguồn tài chính lớn để phát triển công nghệ cao trong kinh doanh ngày nay là yếu tố bức thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính phủ quốc gia nào cũng đủ kinh phí để thực hiện tất cả các dự án. Để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho các dự án, công nghệ cao, nhiều nước đã áp dụng hình thức huy động vốn đầu tư mạo hiểm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường công nghệ cao – "cục nam châm" đối với các nhà đầu tư mạo hiểm

  1. Thị trường công nghệ cao – "cục nam châm" đối với các nhà đầu tư mạo hiểm Đầu tư các nguồn tài chính lớn để phát triển công nghệ cao trong kinh doanh ngày nay là yếu tố bức thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính phủ quốc gia nào cũng đủ kinh phí để thực hiện tất cả các dự án. Để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho các dự án, công nghệ cao, nhiều nước đã áp dụng hình thức huy động vốn đầu tư mạo hiểm Ai cần vốn mạo hiểm Vốn mạo hiểm có thể được hiểu là các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân trung hạn vào các công ty nhận vốn chưa trưởng thành. Nói cách khác, các công ty nhận vốn đầu tư đang trong giai đoạn manh nha của quá trình phát triển sản phẩm, phát triển năng lực sản xuất hoặc bắt đầu mở rộng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ rủi ro rất cao, vì thế, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm sẽ tìm kiếm các khoản thu nhập vốn tiềm năng cao hơn. Khái niệm vốn mạo hiểm gắn liền với khái niệm công nghệ cao. Có thể hiểu rằng đây là những loại công nghệ mới xuất hiện, ở trình độ cao thuộc những lĩnh vực như: Công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới hàng không-vũ trụ, vi điện tử... Đặc điểm của công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức/khoa học cao (so với hàm lượng vật chất), nhờ vậy, sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị gia tăng cao hơn hẳn các sản phẩm do công nghiệp truyền thống làm ra. Công nghệ cao càng phát triển thì hàm lượng tri thức trong sản phẩm càng lớn, trong khi hàm lượng vật chất vẫn như cũ hoặc ít hơn thì giá trị sự dụng của sản phẩm cao hơn nhiều. Điều đáng nói là đầu tư vào công nghệ cao đem lại lợi ích lớn cho nhân loại, tuy nhiên nó đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, đồng thời độ rủi ro lại cao, vì các phát minh sáng chế trong lĩnh vực này thường có tính đột phá cao, lợi ích lớn, mục tiêu đạt được rất cao, song phần lớn mới chỉ là các ý tưởng bột phát, chứ chưa có thiết kế, tính toán hay thí nghiệm kỹ lưỡng. Hơn nữa, như thực tế cho thấy, phần lớn các ý tưởng này do những người chưa có đủ uy tín về khoa học - công nghệ đề xuất và điều đáng nói nhất là hầu hết thường là những người không có vốn, cũng như không có cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm nào. Chẳng hạn như, Bill Gates và P. Allen ở độ tuổi 20, đang học đại học đã nảy ra sáng kiến làm một phần mềm máy tính, họ lập ra tập đoàn Microsoft hàng đầu thế giới ngày nay; Job và Wozniak đề xuất chế tạo máy tính cá nhân dùng màn hình màu và bàn phím lập ra công ty Apple... Những công ty mới thành lập không đủ vốn này rất cần nguồn vốn ban đầu để biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Vì vậy mà vốn đầu tư cho các dự án đó thường có tính mạo hiểm cao. Thế nhưng, nếu thành công thì lợi nhuận thu được gấp hàng trăm, hàng nghìn lần lượng vốn bỏ ra. Đây chính là “cục nam châm” hấp dẫn các nhà đầu tư mạo hiểm. Thế giới mạo hiểm Khoảng năm 1997, khi Fuji Bank của Nhật Bản thiết lập ra bộ phận được gọi là “Phòng Tín dụng cho các Doanh nghiệp mới”, hệ thống ngân hàng bảo thủ của Nhật Bản thật sự khó hiểu về hành động này. Tuy nhiên, hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng lớn ở nước này đều đưa vào danh mục hoạt động của mình hoạt động tương tự - tức là tìm kiếm những hãng có tiềm năng phát triển cao và giúp đỡ họ trong việc mở rộng kinh doanh. Người Mỹ đã phát triển mạnh mẽ hình thức vốn mạo hiểm, đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả cho các dự án công nghệ cao của mình. Hiện nay, tại Mỹ đã hình thành một thị trường vốn mạo hiểm khổng lồ, với hàng chục nghìn nhà đầu tư mạo hiểm thường góp vốn vào các công ty hay quỹ đầu tư mạo hiểm, có khả năng tài trợ cho nhiều dự án, đặc biệt là những dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Nhiều quỹ đã phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và nêu ra yêu cầu khá cao đối với các nhà đầu tư tham gia, thí dụ phải có tài sản ít nhất 1 triệu USD và vốn góp bị giữ trong quỹ ít nhất 2 năm.
  2. Tại quốc đảo Singapore, Chính phủ đã sớm có được những tín hiệu về tiềm năng phát triển của loại thị trường vốn mạo hiểm này, họ đã và đang nỗ lực thiết lập trung tâm để cho nguồn vốn đầu tư mạo hiểm được luân chuyển. Khởi đầu từ năm 1985, với sự hoạt động rất tích cực của Uỷ ban Phát triển Kinh tế, nhằm thúc đẩy sự vận động của lĩnh vực tài chính này, đến nay, ước tính có tới 82 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Singapore với tổng số vốn lên tới 8,8 tỷ SD (5,28 tỷ USD), đã thực hiện 341 khoản đầu tư có trị giá 921 triệu SD, trong đó 17% giành cho 40 công ty của Singapore. Trong số 40 công ty này thì có tới 34 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, 16 công ty là những công ty mới thành lập. Còn Đài Loan hiện nay, những công ty đầu tư tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của những công ty mới thành lập. Một đặc điểm đáng chú ý là những công ty đầu tư tư nhân này chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở nước này. Đầu tư mạo hiểm thời kỳ Internet Gần đây, do Internet phát triển mạnh nên tại Mỹ đã hình thành một thị trường mạo hiểm, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thông qua mạng để góp vốn vào các quỹ nói trên. Kiểu đầu tư này gần như một dạng cá cược, đánh bạc, “được ăn cả ngã về không”, nhưng chính vì thế mà thu hút được rất nhiều người tham gia. Đầu năm 2000, công ty vốn mạo hiểm vật chất Advisers huy động một quỹ công cộng thu hút 330 triệu USD từ hàng nghìn nhà đầu tư tư nhân, ai muốn mua cổ phần của họ chỉ cần kích đúp chuột máy tính vào địa chỉ trên mạng của nhà môi giới điện tử là xong, “phi vụ” đã hoàn tất. Tổng số vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ 1995 là khoảng 6,2 tỷ USD, năm 1998 là 12,5 tỷ USD. Năm 1999 các nhà đầu tư mạo hiểm đã cung cấp 45 tỷ USD cho các công ty mới thành lập. Con số này trong quý I và II năm ngoái lên tới 19,8 và 21,2 tỷ USD, tức bình quân mỗi tuần hơn 1 tỷ USD được rót vào các dự án mạo hiểm, trong đó 86% dành cho các công ty kinh doanh mạng Internet. Nguồn vốn mạo hiểm khổng lồ và gia tăng liên tục tạo ra khả năng đầu tư cực lớn cho phát triển công nghệ cao, và đây là một nguồn tài chính dồi dào tạo nên “đất dụng võ” cho một số “ý tưởng khoa học - công nghệ”, là một ưu thế nổi bật của Mỹ so với các nước khác. Mỗi công ty vốn mạo hiểm trên thế giới có cách làm ăn riêng và tại mỗi nước cũng có cách thức riêng. Hãy xem KPCB là công ty vốn mạo hiểm đầu tiên trên thế giới, rất nổi tiếng ở thung lũng Silicon, từng đầu tư cho các Hãng Intel, Amazon, Apple... về sau đều là những hãng thành công lớn. Thế nhưng KPCB chỉ có 25 nhân viên, gồm 9 cổ đông, 4-5 người giúp việc, mấy thư ký... mỗi dự án đầu tư thường do một cổ đông phụ trách chính, nhưng cả 9 cổ đông nhất trí thì dự án mới được thực thi. Hãy lấy Amazon làm ví dụ. Một hôm người sáng lập ra Công ty Amazon đến gặp KPCB và nói họ có ý tưởng tổ chức bán sách trên mạng. Người của KPCB ghi lại địa chỉ trang web của Amazon rồi hẹn một tuần sau gặp lại. Sau đó, mấy cổ đông của KPCB cùng nhau đặt mua trên mạng một số sách. Sách được nhanh chóng gửi đến, thế là hai bên ký ngay hợp đồng trong lần gặp thứ hai. Bản báo cáo giám định dự án chỉ có 2 trang, song kết quả là lợi nhuận thu được cực lớn. Không chỉ là góp vốn Trong thực tế, cái thiếu nhất ở các doanh nghiệp không phải là vốn, mà là người lãnh đạo có năng lực. Được biết có tới 150 công ty lớn ở Mỹ hiện vẫn chưa tìm được giám đốc đạt yêu cầu. Bởi vậy, các công ty vốn mạo hiểm không chỉ cấp vốn mà quan tâm đến việc giúp đối tác tổ chức hoặc hoàn thiện ban lãnh đạo, tức các chức vị giám đốc điều hành và các phó giám đốc phụ trách tài vụ, tiêu thụ và kỹ thuật. Các công ty công nghệ cao mới thành lập thông thường chỉ có vài người, đa số là các chuyên gia kỹ thuật, rất ít hiểu biết về quản lý doanh nghiệp. Nhưng các công ty vốn mạo hiểm thường giàu kinh nghiệm về mặt này vì họ tiếp xúc nhiều và đã thực hiện nhiều vụ đầu tư, biết người biết của, nhất là có thể biết ai có thể công tác được với ai. Công ty vốn mạo hiểm nào mạnh về mặt này thì sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tổ chức tốt công việc, sớm được niêm yết trên thị trường chứng khoán, khi đó cổ phiếu của công ty sẽ có giá rất cao, mang lại siêu lợi nhuận.
  3. Công nghiệp kiếm tiền từ vốn mạo hiểm Các công ty vốn mạo hiểm đều là các công ty tư nhân, Nhà nước không thể tham gia vì độ rủi ro của vốn mạo hiểm rất lớn. Thông thường, báo chí không nhắc tới các trường hợp đầu tư thất bại, mà đưa tin nhiều về những trường hợp thành công. Chẳng hạn, một trong những công ty vốn mạo hiểm lâu đời nhất là Allied Capital nói rằng trong 40 năm qua, lợi tức trung bình hàng năm của mỗi cổ phần của họ là 19%, hiện nay là 10,2%. Thông thường, lợi nhuận thu được lớn nhất không phải là do chính phát minh công nghệ cao đem lại, mà là do cổ phiếu của doanh nghiệp nhận tài trợ lên giá sau khi trở thành công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thí dụ công ty Benchmarch Capital bỏ vốn ban đầu 6,5 triệu USD vào công ty Bay Inc. (thương mại điện tử), nay vốn đã tăng hơn 500 lần, lên tới 3,4 tỷ USD. Hãng Institutional Venture Partners cho biết trong vài năm nay, tỷ suất lợi nhuận trung bình của họ là 75-90%. Ông Gwathmey rót 100 nghìn USD vào một công ty lắp đặt cáp dưới đáy biển, nay cổ phần của ông đã có giá trên 10 triệu USD. Theo một nghiên cứu gần đây của Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Harvard (Mỹ), 1 USD vốn mạo hiểm tạo ra được một số lượng bằng sáng chế nhiều gấp 3-5 lần so với chi cho công tác nghiên cứu phát triển (chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao). Nước Mỹ mất 85 năm để có được 1 triệu bằng sáng chế đầu tiên, nhưng từ bằng sáng chế thứ 5 triệu cho tới 6 triệu thì chỉ mất có 8 năm. Hiện nay, Mỹ dẫn đầu ở 44 trong số 50 lĩnh vực công nghệ cao chủ yếu trên thế giới (Nhật Bản có 1, còn lại là 5 lĩnh vực thuộc về châu Âu). Trong công trình quốc tế nghiên cứu giải mã bản đồ gen con người, Mỹ đóng góp phần lớn nhất là 54% (Anh 33%, Nhật Bản 7%, Pháp 2,8%; Đức 2,2%; Trung Quốc 1%). Thị trường vốn mạo hiểm ở Mỹ còn thu hút được rất nhiều nguồn vốn nước ngoài đầu tư để kiếm lời. Năm 1999, nước Mỹ thu hút được 720 tỷ USD vốn nước ngoài, trong đó có không ít vốn đầu tư vào thị trường vốn mạo hiểm (vì sản xuất công nghệ cao có ý nghĩa lớn và có triển vọng thu lợi lớn, nên người ta chạy đua vào đầu tư mạo hiểm). Năm 1998, ở Mỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển Internet là hơn 3,5 tỷ USD, (năm 1997 là 2,1 tỷ, năm 1996 là 1,1 tỷ). Và đó là nguồn gốc của sự giàu có nhanh chóng của các “doanh nghiệp tri thức”. Hiện nay, đa số các nguồn vốn chỉ chảy vào các công ty đi tiên phong dựa vào tri thức. Microsoft, chỉ với 31.000 công nhân, có số vốn 600 tỷ USD, trong khi đó Mc Donald’s gấp 10 lần về số nhân công, nhưng chỉ có số vốn bằng 1/10 của Microsoft. Năm 2001, chỉ riêng các công ty Mỹ đã nhận được 50 tỷ USD vốn mạo hiểm, gấp 25 lần so với năm 1990. Ngành công nghiệp sử dụng vốn mạo hiểm bùng nổ. Vào lúc bình minh của cuộc cách mạng của nền kinh tế mới, không ai có thể dự đoán một cách chính xác là các công ty loại này sẽ làm gì, sẽ tạo ra những kỳ tích gì mới trong thế kỷ XXI. Và có thể nói, thị trường vốn mạo hiểm hiện nay là nguồn chủ yếu cung cấp vốn phát triển công nghệ cao, bổ sung, thậm chí thay thế cho nguồn kinh phí của Chính phủ ở các nước phát triển. Nguồn : bwportal
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2