Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 1 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
lượt xem 5
download
Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 1 Tổng quan về hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán; Các dịch vụ của công ty kiểm toán; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán; Quy trình kiểm toán BCTC. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 1 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
- KIỂM TOÁN NÂNG CAO GVGD: TS. Lê Trần Hạnh Phương Bình Định, 2021
- Kết cấu môn học Chương 1: Tổng quan về hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Đạo đức nghề nghiệp - cơ sở nền tảng của hoạt động nghề nghiệp Chương 3: Trách nhiệm nghề nghiệp Chương 4: Quy trình kiểm toán Chương 5: Kiểm toán tài sản ngắn hạn Chương 6: Kiểm toán thu nhập 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 2
- Chương 1 Tổng quan về hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường GVGD: TS. Lê Trần Hạnh Phương 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 3
- Mục tiêu bài học • Hiểu biết cơ bản về sự hình thành và phát triển của nghề nghiệp kiểm toán • Các dịch vụ của công ty kiểm toán • Tìm hiểu hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế • Nắm được quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 4
- Nội dung bài học 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán 1.2. Các dịch vụ của công ty kiểm toán 1.3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán 1.4. Quy trình kiểm toán BCTC 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 5
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán Kiểm toán ra đời trước hết là do nhu cầu kiểm tra độc lập các số liệu kế toán và thực trạng tài chính của DN. Sau đó, kiểm toán được mở rộng sang lĩnh vực kiểm soát, đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Và được mở rộng đến cả các đơn vị sự nghiệp với vấn đề đánh giá hiệu năng quản lý của các đơn vị này. 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 6
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán TRÊN THẾ GIỚI Từ khi hình thành đến năm 1900 + Mục đích: Nhằm phát hiện sự gian lận của nhân viên + Phương pháp: Kiểm tra chi tiết toàn bộ nghiệp vụ + Đối tượng phục vụ: Chủ nhân 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 7
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán TRÊN THẾ GIỚI Từ năm 1900 cho đến nay + Mục đích: Xác nhận sự trung thực & hợp lý của số liệu kế toán + Phương pháp: Chọn mẫu Dựa vào hệ thống KSNB Kiểm toán trong môi trường tin học Mở rộng kỹ thuật tiếp cận kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro + Đối tượng phục vụ: Các nhà đầu tư, chủ nợ, cổ đông 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 8
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán TẠI VIỆT NAM Quá trình hình thành và phát triển các loại hình kiểm toán như sau: • Về kiểm toán độc lập: • Ngày 13-5-1991, Bộ Tài chính đã ký 2 quyết định thành lập 2 công ty: Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO), và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC), sau đổi tên là Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán AASC. • Cho đến nay số lượng công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể và loại hình công ty cũng đa dạng hơn. 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 9
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán TẠI VIỆT NAM Về kiểm toán nhà nước Việt Nam - Được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11- 7-1994 của Chính phủ Đến ngày 13-8-2003 được thay thế bằng nghị định số 93/2003/NĐ-CP. - Nay là Luật kiểm toán Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2006 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 10
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Big4 (4 công ty kiểm toán lớn trên thế giới) - Deloitte Touche Tohmatsu - Ernst & Young - PriceWaterhouse & Coopers - KPMG - Các chuẩn mực quốc tế - Chuẩn mực kế toán quốc tế - Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 11
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Tháng 5/1991: Công ty kiểm toán đầu tiên ở VN ra đời (VACO) - Tháng 01/1994: Ban hành quy chế hoạt động của kiểm toán độc lập (Nghị định 07/CP) - Tháng 9/1999: Ban hành 4 CMKiT đầu tiên - Tháng 3/2004: Ban hành quy chế mới về hoạt động của kiểm toán độc lập (Nghị định 105/2004/NĐ-CP) - Tháng 4/2005: Thành lập VACPA - Tháng 12/2005: Ban hành tổng cộng 37 CMKiT - Tháng 12/2012: 41 CMKiT (TT 214/2012/TT-BTC) - Năm 2020: 47 chuẩn mực kiểm toán - Năm 2021: Dự thảo chuẩn mực kiểm toán mới 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 12
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. - Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập. (Aren & Locbbecke, 2012) 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 13
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 14
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Thông tin được kiểm tra: Có thể là báo cáo tài chính của các DN, tờ khai nộp thuế, quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước…Kết quả kiểm toán sẽ giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá được độ tin cậy. - Các chuẩn mực được thiết lập: Là cơ sở để đánh giá các thông tin: các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, luật thuế… 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 15
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Bằng chứng kiểm toán: tài liệu kiểm toán viên thu thập thư xác nhận công nợ, kết quả kiểm kê HTK, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị… để chứng minh cho ý kiến nhận xét của mình. 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 16
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Báo cáo kiểm toán: Là văn bản trình bày ý kiến của KTV về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra với các chuẩn mực đã được thiết lập tương ứng. 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 17
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo chất lượng. - Năng lực của kiểm toán viên là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong thực tế. - Sự độc lập với đơn vị kiểm toán là yêu cầu cần thiết để duy trì sự khách quan của kiểm toán viên và tạo được sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán. 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 18
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Vai trò kiểm toán - Đứng ở góc độ xã hội: hoạt động kiểm toán trở thành một công cụ bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế. - Đối với nhà quản lý tại DN: kiểm toán độc lập sẽ tạo nên giá trị gia tăng cho báo cáo tài chính của DN, đồng thời có thể giúp DN hạn chế được khả năng xảy ra các gian lận, sai phạm về kế toán, tài chính. 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 19
- 1.1.Tổng quan về nghề nghiệp kiểm toán - Đối tượng kiểm toán - Tài liệu kế toán - Thực trạng tài chính của DN 2021 TS. Lê Trần Hạnh Phương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán quản trị - Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức
20 p | 312 | 117
-
Bài giảng Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và chi phí
15 p | 207 | 45
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán
7 p | 124 | 18
-
Bài giảng kiểm toán (ThS. Nguyễn Văn Thịnh) - Chương 2.6
5 p | 100 | 8
-
Chương 12: Hợp đồng lao động và động cơ làm việc
15 p | 76 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 6 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
25 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 5 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
72 p | 9 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 4 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
149 p | 7 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 3 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
32 p | 9 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán nâng cao: Chương 2 - TS. Lê Trần Hạnh Phương
33 p | 12 | 5
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 3 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ
47 p | 19 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 2 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
15 p | 11 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao - Chương 1: Báo cáo tài chính theo các mô hình kế toán và sự vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính
15 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn