intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường hấp dẫn cần được đầu tư thích đáng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỗ làm cũ, thu nhập mới “Thời trước, muốn gặp người Việt thì cứ đến những nơi có ống khói, bây giờ muốn tìm họ thì cứ đến các chợ” - câu nói đó khái quát được cả một “giai đoạn lịch sử” của người Việt ở Slovakia và Đông Âu nói chung. Hồi những năm 1980, người Việt bên này chủ yếu làm công nhân tại các nhà máy. Đến thập niên 1990, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu kéo theo sự chuyển đổi đột ngột sang kinh tế thị trường đã làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường hấp dẫn cần được đầu tư thích đáng

  1. Thị trường hấp dẫn cần được đầu tư thích đáng Chỗ làm cũ, thu nhập mới “Thời trước, muốn gặp người Việt thì cứ đến những nơi có ống khói, bây giờ muốn tìm họ thì cứ đến các chợ” - câu nói đó khái quát được cả một “giai đoạn lịch sử” của người Việt ở Slovakia và Đông Âu nói chung. Hồi những năm 1980, người Việt bên này chủ yếu làm công nhân tại các nhà máy. Đến thập niên 1990, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu kéo theo sự chuyển đổi đột ngột sang kinh tế thị trường đã làm cho nhiều nhà máy bị đình trệ, nền kinh tế sản xuất như bị chựng lại, không khí trong các nhà máy trở nên hiu hắt, thậm chí có nơi phải đóng cửa vì sản phẩm làm ra không cạnh tranh được trên thị trường. Thời kỳ này, việc đi làm nhà máy đã không còn mang lại thu nhập hấp dẫn, phần lớn người Việt đã rời bỏ công xưởng và rẽ sang con đường làm ăn buôn bán lẻ. Thế nhưng vài năm nay, dường như “lịch sử đã lặp lại”: công việc buôn bán tự do ở các chợ đã gặp nhiều khó khăn, nhiều người Việt ở Slovakia đã thu gói những quầy hàng ế ẩm để quay trở lại làm việc trong các nhà máy. Cũng giống như ở Cộng hòa Séc, một số người sinh sống lâu năm tại đây bây giờ trở lại nhà máy đi làm, kèm thêm vai trò phiên dịch hay đội trưởng quản lý lao động Việt Nam với lương cao hơn công nhân khác từ 10.000 cua-ron (khoảng 500 USD) trở lên.
  2. H., một học sinh gốc Việt vừa tốt nghiệp trung học nghề tại Bratislava, giỏi cả tiếng Việt và tiếng Slovak nên được một công ty xây dựng nhận vào làm ngay, vừa phiên dịch vừa làm thợ, nhận được tới 35.000 cua-ron/tháng (khoảng 1.700 USD). Nhiều người hài lòng với quyết định quay trở về làm nhà máy, bởi vì có công việc ổn định với thu nhập khá, chi tiêu tiết kiệm mỗi tháng cũng dành dụm được mấy trăm USD, hơn nữa có bảo hiểm xã hội, y tế đàng hoàng nên cuộc sống bớt đi nhiều lo lắng. Thị trường cũ, cơ hội mới Như vậy, một thị trường đã từng được khai phá trong quá khứ và một thời tạm im lắng nay đang sôi động trở lại. Mấy năm gần đây, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Slovakia phát triển mạnh mẽ, Slovakia có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong các nước thành viên mới của EU, do đó nhu cầu về lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đều tăng nhanh. Với dân số hơn năm triệu người, trong đó lực lượng lao động chỉ khoảng 2,2 triệu, Slovakia không thể đáp ứng được nguồn nhân lực cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay. Chỉ riêng ngành công nghiệp ôtô, dự kiến từ 2009, trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 1,2 triệu chiếc được sản xuất tại Slovakia. Hiện các hãng ôtô nổi tiếng trên thế giới như Volskwagen của Đức, Peugeout-Citroen của Pháp và Huyndai-Kia của Hàn Quốc đều có nhà máy sản xuất ở đây. Mặt khác, sau khi gia nhập EU, nhiều người Slovakia, nhất là lao động bậc
  3. cao đã sang các nước Tây Âu và Bắc Âu làm việc để có thu nhập cao hơn và làn sóng này đã tạo ra một lỗ hổng lớn về nguồn nhân lực trong nước. Tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành xây dựng, cơ khí, chế tạo còn trầm trọng hơn, do người bản địa “chê” nặng nhọc. Những ngành truyền thống như cơ khí, đóng tàu, chế tạo thiết bị… vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, đòi hỏi nhiều nhân công nhưng lao động bản địa và lao động từ các nước Nga, Rumani, Bulgari, Ukraine… cũng không đủ để đáp ứng. Nhu cầu về lao động trong các ngành này sẽ còn nóng cho đến lúc công nghệ cũ được thay bằng công nghệ mới hiện đại hơn. Các nhà quản lý nhận định là tình trạng này còn kéo dài trong vòng năm, bảy năm nữa. Hiện tại, mỗi nhà máy cơ khí lớn của Slovakia đang cần từ 200 đến 400 lao động Việt Nam làm nghề hàn và cắt gọt kim loại,… Một số công ty xây dựng sẵn sàng ký hợp đồng nhận hàng trăm nhân công làm nghề xây dựng cơ bản như nề, hàn sắt, đổ bê tông, sơn, lắp đặt đường ống… Các ngành dịch vụ, may mặc, công nghiệp thực phẩm, đóng gói, bao bì thiết bị y tế… cũng đang cần nhiều lao động nữ. Do nhu cầu thực sự là rất lớn, trước mắt Slovakia đang cần tiếp nhận lao động nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt hiện nay. Tuy nhiên, là thành viên của EU nên Slovakia phải đáp ứng các tiêu chuẩn di dân của EU, các thủ tục pháp lý, điều kiện cấp visa, tiêu chuẩn nhận lao động nước ngoài khá ngặt nghèo, nên lao động châu Á, trong đó có Việt Nam không thể ồ ạt vào thị trường này được.
  4. Chuẩn bị để sẵn sàng hội nhập Thị trường Slovakia rõ ràng đầy tiềm năng. Vấn đề là để cánh cửa cơ hội ấy không mau chóng đóng sập lại, việc tạo uy tín của một kênh cung ứng nhân lực đáng tin cậy, để khai thác thị trường này dài lâu, các công ty XKLĐ và chính những người lao động phải loại bỏ tư tưởng “ăn xổi ở thì”, chuyển sang ý thức xây dựng thương hiệu lao động Việt. Đã có trường hợp lao động Việt Nam sang rồi phá bỏ hợp đồng, tìm cách di chuyển sang nước khác. Lại có trường hợp lao động Việt Nam sang bị loại vì không có trình độ tay nghề như yêu cầu. Tệ hơn nữa, có những trường hợp không hội nhập được với cuộc sống, gây rối, vi phạm pháp luật, gây tiếng xấu cho cộng đồng người Việt. Vì vậy, các công ty XKLĐ nên có trách nhiệm và có tâm trong việc tuyển chọn đối tượng đi lao động phù hợp với yêu cầu công việc và chuẩn bị cho họ những kỹ năng cần thiết để hội nhập. Nếu người lao động không đáp ứng được ngay yêu cầu hoặc không có khả năng thích ứng với công việc sẽ có thể bị sa thải và người trực tiếp chịu đựng thiệt thòi, “tiền mất tật mang”, công ty XKLĐ đánh mất uy tín với nhà sử dụng lao động. Nếu cả đôi bên - người đi lao động, người sử dụng lao động đều hài lòng thì các doanh nghiệp XKLĐ mới có cơ hội để hoạt động dài lâu tại thị trường này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2