intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường phần cứng có gì mới trong năm 2011? (Phần I)

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

93
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường phần cứng có gì mới trong năm 2011? (Phần I) Năm 2011 sắp tới hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động với hàng loạt những sản phẩm hoặc phát minh công nghệ mới xuất hiện. Bộ vi xử lý trung tâm (CPUs) Hiện nay, thị trường công nghệ trên toàn thế giới đang khá sôi động với hàng loạt sản phẩm mới được ra đời. Người dùng dường như bị “ngợp” bởi những mẫu netbook, tablet, smartphone… liên tục được cho ra mắt. Tuy nhiên, tất cả các loại thiết bị này không thể hoạt động hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường phần cứng có gì mới trong năm 2011? (Phần I)

  1. Thị trường phần cứng có gì mới trong năm 2011? (Phần I) Năm 2011 sắp tới hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động với hàng loạt những sản phẩm hoặc phát minh công nghệ mới xuất hiện. Bộ vi xử lý trung tâm (CPUs) Hiện nay, thị trường công nghệ trên toàn thế giới đang khá sôi động với hàng loạt sản phẩm mới được ra đời. Người dùng dường như bị “ngợp” bởi những mẫu netbook, tablet, smartphone… liên tục được cho ra mắt. Tuy nhiên, tất cả các loại thiết bị này không thể hoạt động hoặc tồn tại nếu thiếu đi bộ não. Đó chính là bộ vi xử lý trung tâm. Bởi vậy, những người quan tâm đến lĩnh vực công nghệ không thể không để ý đến năm 2011, bởi lẽ, chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc chiến thế hệ CPU mới giữa AMD (với tên
  2. mã Bulldozer) và Sandy Bridge của Intel (cụ thể là Sandy Bridge E). Bulldozer - AMD Theo những thông tin được công bố, Bulldozer sẽ là một trong những sản phẩm cải tiến vô cùng đáng chú ý mà AMD sẽ cho ra mắt trong năm tới đây. Lý do là vì cấu trúc chip xử lý Bulldozer được coi là thế hệ “mới toàn bộ” kể từ khi Athlon được giới thiệu. Sự thay đổi lớn nhất của Bulldozer chính là việc các lõi xử lý sẽ được ghép đôi tạo thành một Module để chia sẻ những thành phần bên trong CPU.
  3. Trong những bộ vi xử lý thông thường, các lõi thường đứng độc lập như một “hòn đảo” riêng biệt. Nếu như lõi thứ nhất “bận bịu” với việc giải quyết những ứng dụng đơn luồng trong khi lõi thứ hai đang xử lý những ứng dụng khác, lõi thứ nhất sẽ không thể sử dụng và truy cập được vào “tài nguyên” của lõi thứ 2. Do đó, ý tưởng của Bulldozer chính là việc chia sẻ và góp sức để tạo nên một chiếc “máy ủi” cực mạnh.
  4. AMD luôn cho rằng công nghệ này của mình sẽ là đối trọng với Hyper-Threading (siêu phân luồng) của Intel, một công nghệ cũng cho phép chia sẻ tài nguyên của một lõi xử lý bằng cách tạo ra một lõi xử lý ảo khác. Tuy nhiên, xét cho cùng, Hyper- Threading vẫn chỉ tạo ra một thứ “ảo”, trong khi Bulldozer là 2 lõi thật sự cùng chia sẻ tài nguyên. Theo dự kiến, các chip xử lý mang tên gọi “Zambezzi” sẽ ra mắt trong quý 2 năm 2011. Sandy Bridge – Intel
  5. Đứng trước những đòn tấn công của AMD, tất nhiên gã khổng lồ Intel không bao giờ chùn bước và hãng cũng đã sẵn sàng để cho ra đời thế hệ chip xử lý mới mang tên Sandy Bridge (cầu cát). Với những bước nhảy tick-tock nhịp nhàng của Intel, chúng ta đã biết được một cách chắc chắn rằng thế hệ CPU Sandy Bridge sẽ được xây dựng trên tiến trình 32nanomet và về mặt kỹ thuật, sẽ có những điểm tương đồng với thế hệ Core i3 và Core i5 (tên mã Clarkdale) hiện nay. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ các chip Core I hiện nay đang sử dụng GPU và CPU kết nối với nhau qua QPI thì Sandy Bridge sẽ tích hợp cả 2 trên cùng một đế. Với thiết kế này, bộ vi xử lý trung tâm và bộ vi xử lý đồ họa sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm và không phải thông qua kết nối QPI. Bên cạnh đó, Sandy Bridge
  6. cũng mang đến một bộ vector mở rộng (AVX) mới cũng như chế độ Turbo Boost được nâng cấp (xem lại bài viết phân tích về Sandy Bridge tại ĐÂY). Mua gì, bán gì, khi nào? Tất nhiên, một khi công nghệ mới ra đời, câu hỏi đầu tiên mà người dùng quan tâm đó chính là: Có nên mua Sandy Bridge, Bulldozer? Nếu mua thì nên mua
  7. khi nào? Máy của tôi liệu còn có sử dụng tốt. Sau đây, xin đưa ra một số lời khuyên chung nhất. Có nên mua Bulldozer, Sandy Bridge? Câu trả lời tất nhiên là có. Công nghệ mới bao giờ cũng tốt và đem lại nhiều trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, vấn đề là bạn có đủ tiềm lực tài chính và sẵn sàng móc hầu bao hay không? Bởi vậy, hãy suy xét thật kỹ trước quyết định nâng cấp.
  8. Nếu máy tính của bạn đang sử dụng các thế hệ chip LGA1366 của Intel, lời khuyên là không nên mua Sandy Bridge. Lý do là vì Intel vẫn chưa hề có kế hoạch nào cho Nehalem “nghỉ hưu” sớm, và thậm chí bộ vi xử lý mạnh nhất của Intel hiện nay vẫn là Core i7-980X. Do đó, ít nhất Nehalem sẽ còn “sống” được từ 1-2 năm nữa, hoặc chí ít là cho đến cuối năm 2011 khi Intel cho ra mắt socket mới LGA2011.
  9. Ngược lại, nếu bạn đang sử dụng các dòng CPU socket LGA1156 của Intel, lời khuyên là bạn nên nang cấp. Mặc dù vẫn còn hữu dụng và giá thành/hiệu năng tốt, tuy nhiên hãy tính đến việc lên đời LGA1366 hoặc các dòng chip mới để tiện nâng cấp về sau. Còn với những người sử dụng chip AMD, nếu đang dùng AM3, lời khuyên cũng là nên bán để chuẩn bị “lên đời” Bulldozer. Bởi lẽ, AM3 sẽ bị thay thế trong đầu năm sau bởi AM3+. Những bo mạch chủ AM3+ có thể sử dụng được chip AM3, nhưng chip AM3+ không thể sử dụng được trên bo mạch chủ AM3. Vậy thì bạn còn chờ gì nữa? Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ khác sẽ xuất hiện trong năm 2011.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2