Thiếc – Sn
lượt xem 112
download
Thiếc là kim loại mềm, có màu trắng bạc, dễ dát thành lát mỏng 0,005mm. Sn được ưa chuộng trong kỹ thuật và đời sống là do Sn có sức chống ăn mòn cao, muối Sn không độc, Sn dễ nấu chảy và có thể luyện thành hợp kim cao cấp. Từ năm 1820 do biết được cách chế tạo sắt tây nên Sn đã trở thành một trong những nguyên liệu quan trọng bậc nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiếc – Sn
- 4.5 Thiếc – Sn 4.5.1 Tính chất và công dụng Thiếc là kim loại mềm, có màu trắng bạc, dễ dát thành lát mỏng 0,005mm. Sn được ưa chuộng trong kỹ thuật và đời sống là do Sn có sức chống ăn mòn cao, muối Sn không độc, Sn dễ nấu chảy và có thể luyện thành hợp kim cao cấp. Từ năm 1820 do biết được cách chế tạo sắt tây nên Sn đã trở thành một trong những nguyên liệu quan trọng bậc nhất. Hợp kim batit ( Sn-Pb-Sb) dùng để đúc ổ trục máy móc, Sn là kim loại không thể thiếu được của nhiều ngành kỹ thuật hiện đại. Muối Sn dùng để chế màu, chất men, làm kính, clorua Sn dùng trong ngành sơn và công nghiệp thủy tinh, sunfua Sn dùng trong ngành đúc, sắt tây dùng làm đồ hộp. Sn dùng trong công nghiệp quốc phòng, là kim loại chiến lược quan trọng. 4.5.2 Đặc điểm địa hóa, khoáng vật của thiếc Sn có trị số Clack 2,5.10-4%. Sn có 10 đồng vị với mức độ phổ biến %: Sn112 - 0,96%; Sn114 - 0,66%; Sn115 - 0,35%; Sn116 - 14,3%; Sn117 - 7,61%; Sn118 - 24,04; Sn119 - 8,58%; Sn120 - 32,85%; Sn122 - 4,72%; Sn124 - 5,94%. Sn là nguyên tố có tính hai mặt: ưa oxi và lưu huỳnh. Trong thiên nhiên Sn thường gặp hóa trị 4. Thiếc liên quan với đá axit, axit trung bình (granit, granodiorit, riolit). Đá granit giàu chất bốc F cũng thường giàu Sn. Hiện nay biết được 20 khoáng vật chứa Sn, song chỉ một số khoáng vật có giá trị như: Casiterit – SnO2 , Stanin – Cu2FeSnS4, Tilit – SnS.PbS, Frankeit – Pb5Sn3Sb2S14, Xilindrit – Pb3Sn4Sb2S11. 4.5.3 Các loại hình nguồn gốc công nghiệp của mỏ thiếc (hình 4.12) Quặng Sn thành tạo trong các loại hình nguồn gốc sau đây: pecmatit, scacnơ, nhiệt dịch, sa khoáng. Quan trọng nhất là nhiệt dịch và sa khoáng. 4.5.3.1 Pecmatit chứa Sn Loại này thường có quy mô nhỏ, hàm lượng Sn trong quặng nghèo dưới 0,1%. Casiterit cộng sinh với berin, tantalit columbit và khoáng vật chứa Li. Kiểu này gặp ở Liên Xô ( Trung Á), Ruanda, Zair, Brazin. Chúng là nguồn cung cấp vật
- liệu để tạo mỏ sa khoáng. Ở Việt Nam gặp ở Kim Cương (Hà Tĩnh), ngoài casiterit có tantalit và columbit. 4.5.3.2 Mỏ casiterit scacnơ Loại hình này ít phổ biến. Ở Trung Quốc, loại hình mỏ này liên quan với granit pocfia. Casiterit xâm tán trong scacnơ - granat, diopxit, tremolit, clorit, epidot, fluorit…lẫn sunfua pyrit, pyrotin, sfalerit, chancopyrit, stanin và các khoáng vật Bi. Thân quặng thường có dạng vỉa thay thế trao đổi, mạch không đều, dạng ống. Loại này có ý nghĩa thứ yếu đối với Sn. 4.5.3.3 Mỏ khí hóa – nhiệt dịch nhiệt độ cao Là nguồn quan trong cung cấp thiếc. Trong các mỏ điển hình khí hóa có casiterit, vonframit, thạch anh, mica chứa Li, topaz, apatit, hiếm gặp có molipdenit, sielit, bismut, asenopyrit. Về phương diện thành phần và điều kiện thành tạo chia ra các phụ kiểu: greizen, topaz – thạch anh, fenspat – thạch anh, thạch anh. Hai phụ kiểu sau là dạng chuyển tiếp sang nhóm mỏ nhiệt dịch. Mỏ có dạng stock, mạch. Mỏ kiểu này gặp ở Malaixia, đông nam Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan… Các mỏ nhiệt dịch nhiệt độ cao liên quan với các xâm nhập axit, siêu axit thành tạo ở độ sâu và nông. Điển hình cho loại mỏ này là mỏ Coocmuôn ( Anh ). Mỏ liên quan với xâm nhập granit pocfia tuổi C. Quặng thường dạng mạch và đới cà nát. Dọc các đứt gãy muộn hơn thẳng góc với các đới mạch nói trên có nhiều mạch quặng đa kim . Trong vùng mỏ có sự phân đới ngang và thẳng đứng. Phân đới ngang: dọc trục khối xâm nhập phát triển quặng hóa Cu – W – Sn, ở hai phía bắc và nam xuất hiện quặng hóa đa kim, siderit, rodocrozit. Các mạch tuamalin – casiterit nằm trong khối xâm nhập granit, ở đới tiếp xúc trong xuất hiện wonframit, chancopyrit, stanin, asenopyrit. Xa hơn trong các khe nứt muộn chứa quặng đa kim và Sb. Hiện tượng phân đới theo chiều thẳng đứng cũng có đặc tính như vậy, từ trên mặt đất xuống sâu tới 125m quặng hóa gồm stibmit, cacbonat Fe, Mn, từ 550 -750m xuất hiện khoáng hóa Cu lẫn W, dưới sâu là khoáng Sn lẫn W. trong quặng còn chứa một hàm lượng As, Co và muối U. Về nguồn gốc, mỏ Coocmuôn thuộc thành tạo nhiệt dịch nhiệt độ cao thành hệ thạch anh – casiterit và thành hệ sunfua – casiterit. Ở nước ta điển hình cho loại mỏ thạch anh – casiterit là mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) (Hình 4-13) Vùng mỏ phát triển ở phần nhân nếp lồi ngắn Tống Tinh và
- ở phía Bắc vòng cung Cốc Xô. Phía bắc sườn núi Pia Oăc là mỏ W – Sn gốc Saint Alexandra chia ra 2 khu: Saint Alexandra và Camille ở chân sườn phía bắc là mỏ sa khoáng Sn Tĩnh Túc và Nậm Kép. Ở sườn phía nam tỉnh Pia Oăc là mỏ gốc W – Sn Lũng Mười. Xa hơn nữa về phía nam và tây nam là mỏ Tà Soỏng gồm 3 khu: Tà Soỏng, Lê A và Bản Ổ. Ở sườn phía tây là mỏ Bình Đường gồm 2 khu: Thái Lạc và Bình Đường. Trong vùng mỏ có các tầng đá phiến và đá vôi (D2e-gv), tầng đá vôi dạng khối tuổi C-P và các trầm tích điệp Sông Hiếm (T1-2). Mỏ mạng mạch bề dày thay đổi từ 1- 10cm đôi khi đến 1m. Đá vây quanh bị biến đổi chủ yếu là greizen hóa và thạch anh hóa. Quặng chủ yếu casiterit, wonframit, thứ yếu có arsenopyrit, pyrit, pyrotin, chancopyrit, sfalerit, galenit, bismutin, stanin, molipdenit… Khoáng vật mạch thạch anh, muscovit, fenspat, tuamalin, topaz, fluorit. 4.5.3.4 Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ cao trung bình Gồm 2 thành hệ silicat – casiterit và sunfua – casiterit. a. Thành hệ silicat – casiterit phổ biến ở Zabaican (Liên Xô), Anh, Úc, Nam Phi. Ở nước ta gặp ở vùng Sơn Dương, một ít ở Tây Nghệ An. Gần đây có người phân thành hệ quặng silicat casiterit thành hai kiểu: kiểu nguồn gốc sâu và kiểu nông – á phun trào. Quặng silicat – casiterit nguồn gốc nhiệt dịch sâu gồm: tuamalin, clorit, pyrotin, casiterit, asenopyrit, sfalerit, chancopyrit, galenit, một ít wonframit, seelit. Quặng silicat – casiterit nguồn gốc á phun trào thường chứa tuamalin, clorit, fluorit, casiterit, fecberit, monazit, xenotim và nhiều sunfostanat (tilit sunfo muối Pb). Ở nước ta thành hệ silicat – casiterit phổ biến ở Sơn Dương (Hình 4-14). Mỏ gồm 4 khu chính: Trúc Khe, Khuôn Phầy, Ngòi Lẹm, Ngòi Chò với diện tích chúng khoảng 15 km. Khóang hóa Sn biểu hiện trong đá xâm nhập, đá trầm tích biến chất và cả trong ryolit. Thân quặng có dạng mạch, stock, kéo dài không liên tục, chiều dài thân quặng có khi đạt tới 200 – 300m, đá vây quanh quặng thường bị tuamalin hóa , clorit hóa, xerixit hóa, silic hóa. Quặng gồm thạch anh,
- tuamalin, casiterit, pyrit, chancopyrit, arsenopyrit. Ngoài ra còn nhiều khoáng vật chứa Bi. Quặng Sn gốc là nguờn cung cấp vật liệu để tạo sa khoáng đối tượng khai thác công nghiệp hiện nay. Về nguồn gốc mỏ Sn Sơn Dương còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho là quặng hóa Sn Sơn Dương liên quan với granit ở sâu thuộc phức hệ Pia Oăc lộ ra ở Thiện Kế. Ý kiến thứ hai cho là quặng hóa Sn Sơn Dương liên quan với granit ở Trúc Khê, Núi Điệng và phun trào riolit T. Ngoài ra có ý kiến còn cho rằng khoáng hóa Sn Sơn Dương xảy ra trong hai chu kỳ: chu kỳ 1 liên quan với granit trúc Khê và á phun trào Tam Đảo, chu kỳ 2 liên quan với granit 2 mica Thiện Kế thuộc phức Pia Oăc b. Thành hệ sunfua - casiterit thường đi cùng với hệ silicat – casiterit. Dựa vào độ sâu thành tạo và mối liên quan với xâm nhập, thành hệ này được phân thành hai kiểu: - Kiểu quặng hóa liên quan với xâm nhập nhỏ có nguồn gốc dưới sâu. - Kiểu quặng hóa liên quan với phun trào. Thành phần quặng ngoài thạch anh, casiterit còn gặp arsenopyrit, pyrotin, sfalerit với một hàm lượng đáng kể. Trong quặng liên quan với á phun trào có nhiều sunfo muối Sn – Ag, Sn – Cu, stanin, tilit. Loại mỏ kiểu này thường gặp ở vùng Viễn Đông (Liên Xô). Ở nước ta thành hệ casiterit – sunfua phổ biến ở vùng Quỳ Hợp – Nghệ An và Sơn Dương – Tuyên Quang có giá trị công nghiệp. 4.5.3.5 Sa khoáng casiterit Bao gồm sa khoáng eluvi, deluvi, aluvi. Loại này có ý nghĩa quan trọng về trữ lượng và sản lượng khai thác quặng casiterit trên thế giới. Ngoài Sn còn khai thác kèm W, Au, Ta. Mỏ sa khoáng phổ biến ở nước Đông Nam Á: Malaixia, Indonexia, miền nam Trung Quốc, Phần Lan, Úc. Ở nước ta loại sa khoáng casiterit có ý nghĩa công nghiệp quan trọng (Tĩnh Túc, Sơn Dương, Tây Nghệ An). 4.5.4 Kinh tế nguyên liệu khoáng
- Các mỏ rất lớn có trữ lượng >100 ngàn tấn, lớn 25-100 ngàn tấn, trung bình 5- 25 ngàn tấn, nhỏ 1% Sn, trung bình 1 - 0,4%, nghèo 0,1- 0,04%. Các mỏ sa khoáng được khai thác khi hàm lượng Sn 100-200g/m3. Trữ lượng Sn cơ sở của thế giới: 10 triệu tấn. Sản lượng khai thác năm 1993: 175 ngàn tấn. Giá thành: 4.900USD/tấn. Nước sản xuất chủ yếu (%): Trung Quốc (24), Brazin(10), Indonexia (14,3), Bolivia(8,6), Thái Lan(8), Malaysia(8). IV.1.4- CÁC LOẠI HÌNH NGUỒN GỐC MỎ THIẾC: IV.1.4.1 – Mỏ pecmatit: - Đặc điểm địa chất: Thiếc được gặp trong các kiểu khác nhau của pecmatit, nhưng chỉ có loại natri,liti (theo Fesman A.E) thì hàm lượng casiterit cao và có giá trị công nghiệp. Pecmatit chứa thiếc thường bị greizen hóa và albit hóa thường xảy ra ở đới nội, ngoại tiếp xúc của khối granit chứa thiếc và có khi xa ranh giới tiếp xúc đến 1-2km. Các thể pecmatit chứa thiếc có dạng tấm, ổ, thấu kính hoặc hiếm hơn là dạng ống. - Phân loại: (theo Strelkin M.F) • Pecmatit thạch anh-microlin. Thạch anh-microlin-spodumen pecmatit chứa thiếc phổ biến hơn là thạch anh-microlin pecmatit, chúng bị anbit hóa và mutscovit hóa mạnh mẽ. Thành phần khoáng vật: anbit và các khoáng vật đi kèm như fosfat mangan, turmalin, crom và columbit phát triển nhiều trong mạch. Các khoán vật thành tạo ở giai đoạn sau ( chồng gối) của pecmatit thạch-micro-spodumen làm cho spodumen bị biến đổi thành tạo tập hợp albit-mica. Nhìn chung, hàm lượng thiếc trong pecmatit thấp (dưới 0,1%) nên không có ý nghĩa lớn trong công nghiệp. IV.1.4.2 - Mỏ thạch anh – Casiterit:
- - Đặc điểm địa chất, phân bố: Các mỏ thiếc kiểu thạch anh – casiterit liên quan với các thành tạo granit axit và siêu axit bị biến đổi sau magma cùng với sự tạo các khoáng vật như topar, turmalin,fluorit, micafluor và liti. Các thành tạo xâm nhập này chủ yếu thành tạo ở dưới sâu, đôi khi sâu trung bình. Có tuổi từ Arkeozoi, Proterozoi sớm đến Mesozoi muộn và Đệ Tam. - Phân loại: (theo Leviski O.D phân chia): • Thành hệ greizen • Casiterit – felspat – thạch anh • Casiterit – thạch anh - Thành phần thạch học – khoáng vật: Các mỏ thuộc kiểu thành hệ này có nhiều đặc điểm chung, nó chỉ khác nhau ở tỉ lệ các khoáng vật giữa chúng mà chủ yếu là thạch anh, topaz, mutscorvit và giữa chúng có sự chuyển tiếp. IV.1.4.3 - Mỏ Casiterit – sunphur: - Đặc điểm địa chất, phân bố: Các mỏ Casiterit thuộc kuểu này có giá trị công nghiệp. casiterit luôn đi cùng với các khoáng vật sulphur của sắt, đồng, chì, kẽm và các kim loại khác (như là clorit, turmalin sắt – magnetit, granat, pyroxen và một vài kháong vật khác). Các mỏ casiterit – sulphur thành tạo ở độ sâu không lớn so với mặt đất, trong các miền uốn nếp thì độ sâu khoảng 1000 m theo chiều đứng. Các mỏ kiểu này được thành tạo luên quan với các đá xâm nhập axit – granitoit có tính bazơ cao hơn: granodiorit và cả diorit thạch anh. Các mỏ này gặp ở Bolivi, nam Trung Quốc, Sibiri, Trung Á (Liên Xô cũ). - Phân loại: Theo Sminov SS và Rakevits EA, kiểu này có thể chia ra các thành hệ sau: + Scacno – Casiterit
- + Casiterit – turmalin – sulphur + Casiterit – sulphur (trong đó phổ biến sulphur sắt) + Casiterit – sulphur (trong đó phổ biến sulphur chì, kẽm) + Casiterit – sulphur (trong đó phổ biến muối sulphur (sulfosol) của bạc)). • Scacno – Casiterit Kiểu mỏ này được đặc trung bởi sự thành tạo casiterit trong đới scacno rất giàu magnetit và sulphur. Thiếc chủ yếu phân bố trong scacno dưới dạng casiterit đi kèm mật thiết với khoáng vật magnetit và các khoáng vật sulfur khác, trong đó phổ biến là arsenopyrit, pyrotin… Vì trong thành phần quặng luôn có chứa sulfur nên có thể liệt kê kiểu thiếc scacno vào kiểu casiterit – sulfur, mặc dù mỏ có vị trí đặc biệt về điều kiện thành tạo, có thể phân biệt rõ ràng với các thành hệ khác. • Casiterit – turmalin – sulphur Các mỏ kiểu này, các đới khoáng hóa thường phân bố tại nơi bị dập vỡ và các mạch trong granit chỉ ở trong các đá của mái. Các khoáng vật điển hình của mỏ: turmalin, thạch anh và casiterit. Chung với chúng có muscovit, clorit, wonframit, arsenopyrit, pyrit và một vài khoáng vật khác như trong các mỏ thạch anh – casiterit. • Casiterit – sulphur (trong đó phổ biến sulphur sắt) Kiểu thành hệ này khá phổ biến và là kiểu chuyển tiếp, liên quan với kiểu thành hệ casiterit – turmalin nhiệt độ cao. Đặc điểm chung của kiểu này là phân bố khá xa các thành tạo xâm nhập quặng hóa. Trong thành phần của quặng, các sulfur sắt mà trước hết là pyrotin phát triển rộng rãi clorit hóa. Mỏ kiểu này thường phổ biến các thể quặng dạng mạch phân bố theo khe nứt có dăm cũng như đới mạng mạch, thường kéo dài theo hàng loạt các đứt gãy phức tạp, hoặc ở những vùng phân nhánh từ những đới khâu khoáng hóa kiến tạo với nhiều khe nứt kéo theo.
- Thành phần khoáng vật chủ yếu: pyrotin, đôi khi có pyrit hoặc chalcopyrit, arsenopyrit, clorit sắt và casiterit. Các khoáng vật thứ yếu là sfalerit, stanin. • Casiterit – sulphur (trong đó phổ biến sulphur chì, kẽm): Mỏ kiểu này với thành phần sulfur vượt trội là sulfur chì và kẽm. Quá trình tạo quặng xảy ra trong 5 giai đoạn với nhiệt độ từ 45 – 80oC: + Thạch anh – casiterit + Arsenopyrit – pyrit – pyrotin có chalcopyrit, sfalerit và stanin + Galenit – sfalerit + Thạch anh (muộn) + Fluorit – cacbonat • Casiterit – sulphur (trong đó phổ biến muối sulphur (sulfosol) của bạc)) Các mạch quặng thường đi kèm với đới biến đổi nhiệt dịch – propilit hóa đá vây quanh và sau đó là thạch anh hóa, sericit hóa. Khoáng vật chủ yếu: pyrit và thạch anh, ít hơn là casiterit, tetraedrit, stanin, matildit, chalcopyrit, bunonit, arsenopyrit, pyragirit, tetraedit chứa bạc thành tạo xen kẽ tạo nên các dải khoáng vật chứa bạc và dải giàu casiterit. Casiterit thường thành tạo những khối đặc xít với tập hợp hạt nhỏ và tinh thể hình kim, đôi khi là thể dạng keo. Các sulfo muối của bạc gặp chủ yếu trong các mạch độc lập thạch anh – barit – canxit có chứa ít SnO2. Mỏ sa khoáng Sa khoáng casiterit thường thành tạo từ các mỏ casiterit kết tinh hạt lớn, là nhóm tụ khoáng có giá trị nhất về thiếc. Đây là đối tượng cho công nghiệp khai thác thiếc. CÁC KIỂU MỎ QUẶNG Sn – W Ở NAM VIỆT NAM Ở Nam Việt Nam, các vùng khoáng hóa thiếc, wonfram có nhiều triển vọng nhất là: Trà Mi, Đại Lộc (Quảng Nam), Bà Nà (Đà Nẵng), Xuân Thu
- – Minh Long (Quảng Ngãi), Đa Chais, Tây Sơn, Phú Sơn (Lâm Đồng), Hòn Bồ (Đà Lạt). - Vùng Bà Nà, Trà Mi, Đại Lộc (Đồng Nghệ): Khoáng hóa Sn, W liên quan với granitoid bị biến đổi các khối Bà Nà, Trà Mi được xếp vào phức hệ Bản Chiềng (Huỳnh Trung, 1979). Tại các vùng nêu trên đã phát hiện các mạch greizen (thạch anh – muscovit) có casiterit, wonframit, turmalin, topaz và rất ít pyrit (Cát Nguyên Hùng, 1999 – Nguyễn Tường Tri, Huỳnh Trung, 1995). Casiterit trong các thể greisen có hàm lượng Ta, Nb trên 1%, W = 300 – 700 g/t , Mo = 2 g/t, Cu = 0 (mẫu PS – 1 – vùng Phú Sơn – Tam Chinh; mẫu T1 – 1 tại An Lợi, Cát Nguyên Hùng, Huỳnh Trung, 1999). Theo Cát Nguyên Hùng (1999), giai đoạn greizen được thành tạo trong điều kiện nhiệt độ 300 – 5400C. Ở giai đoạn nhiệt độ từ 200 – 3300C thành tạo cac mạch với tổ hợp khoáng vật chủ yếu gồm thạch anh, casiterit, pyrit, arsenopyrit, turmalin, vàng. Ngoài ra còn có wonframit, muscovit, ilmenit với hàm lượng thấp. Giai đoạn thạch anh sulphur được thành tạo ở nhiệt độ 160 – 2000C với tổ hợp khoáng vật: thạch anh, pyrit, pyrotin, chalcopyrit. Ở giai đoạn này tại vùng Thúy Loan trong mạch còn gặp vàng và bismut với nhiệt độ thành tạo 200 – 3500C (Đoàn 501, 1994 – trích từ luận văn thạc sỹ, Cát Nguyên Hùng, 1999). Như vậy, tại các vùng Bà Nà, Trà Mi, Đồng Nghệ (Thúy Loan), quặng casiterit, wonframit được thành tạo ở giai đoạn greizen và giai đoạn thạch anh – sulfur. Còn giai đoạn nhiệt độ thấp từ 160 – 2000C (350) thi2 chủ yếu là thạch anh sulfur không có casiterit, wonframit. - Vùng Minh Long (khối Xuân Thu): Quặng hóa wonfram liên quan với granitoid khối Xuân Thu (phức hệ Bà Nà) được Thân Đức Duyện và nnk phát hiện trong đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 thuộc đề án Quãng Ngãi (2000). Granitoid của khối bị greizen hóa rất mạnh, đặc biệt ở rìa tây nam của khối. Tại đây đã bắt gặp các mạch greizen (thạch anh, muscovit và thạch anh xuyên cắt các đá mạch aplit (?) (Huỳnh Trung, Lê Đức Phúc – 2001). Ngoài ra còn gặp các thành tạo thạch anh – felspat (octhoclas) và thạch anh – muscovit có andaluzit, corun ở dạng tảng lăn trong phạm vi của khối. Ở tây bắc vùng thuộc đới nội ngoại tiếp xúc đã
- phát hiện các mạch quặng wonframit có casiterit và sulfur (chalcopyrit, arsenopyrit, galenit, sfalerit, molipdenit… (Thân Đức Duyện và nnk, 1999). Các khoáng vật sulfur phân bố không đồng đều trong các thân quặng được nghiên cứu. Ngoài ra trong các thân quặng còn có các nguyên tố Bi, Mo, Ag với hàm lượng tương đối thấp. - Vùng Đa Chais: Nằm cách Đà Lạt khoảng 30km về đông bắc. Tại vùng gặp nhiều mạch nhỏ thạch anh – turmalin xuyên cắt đá phun trào. Mạch thạch anh – casiterit – turmalin (có sulfur?) xuyên cắt trong đá phiến (bị phong hóa mạnh). Casiterit tập trung thành đám, ổ, phân bố rải rác trong mạch. Hàm lượng trung bình Sn = 0,67 – 17% và W = 0,015 – 0,62%. Tổng trữ lượng Sn ước lượng khoảng 40.000 tấn và WO3 ~ 20.000 tấn với hàm lượng Sn 0,6 – 1,0% (Lê Thạch Xinh, Phạm Tấn Tinh, 1990). - Vùng Tây Sơn (Păng Xim) thuộc huyện Lâm Hà (Lâm Đồng): Nằm ở phía nam tây nam Đà Lạt đã phát hiện khoáng hóa wonfram. Các tảng lăn quặng wonframit bên cạnh khối xâm nhập granitoid phức hệ Ankroet. Thành phần của mạch quặng gồm có thạch anh, wonframit, turmalin… trong đó wonframit phân bố thành cụm, ổ (Nguyễn Quang Lộc, 1995). Granitoid bị biến đồi sau magma: felspat hóa và greizen hóa với mức độ thấp, không đồng đều (có thể do bị bóc mòn, phần greizen bị lôi cuốn đi trong quá trình tồn tại của granitoid). - Vùng Phú Sơn (tây Đức Trọng – Lâm Đồng): Tại đây đã phát hiện nhiều tảng lăn thạch anh, casiterit có turmalin với nhiều kích thước khác nhau có hàm lượng casiterit cao. Granitoid liên quan với quặng hóa thiếc thuộc phức hệ Ankroet. Chúng bị biến đổi sau magma mạnh mẽ: felspat hóa, greizen hóa có topaz và turmalin (Huỳnh Tung, Nguyễn Tường Tri, 1995; Nguyễn Quang Lộc, 1996). Ngoài ra còn gặp nhiểu tinh thể thạch anh (có
- khi rất lớn) màu trắng trong có giá trị sử dụng chế tác đồ trang sức và trong công nghiệp các đá apogranit của vùng. - Vùng Lạc Lâm (Lộc Thắng – Bảo Lộc): Cũng tương tự như ở Phú Sơn, tại đây đã gặp các mạch thạch anh – casiterit có turmalin xuyên trong đới greizen hóa của granitoid được xếp vào phức hệ Ankroet (Nguyễn Tiến Túy, 1994). Thành phần khoáng vật của mạch quặng ngoài casiterit còn có thạch anh, turmalin, sulphur (wonframit).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Giảng Hóa Vô Cơ - Chương 8
25 p | 417 | 109
-
Giecmani, thiếc, chì
22 p | 355 | 13
-
Sự tồn lưu của chì, thiếc và Asen trong thực vật dùng làm thức ăn cho người được trồng tại vùng mỏ thiếc Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
5 p | 15 | 2
-
Khái quát về phương pháp định tuổi đồng vị U-Pb trong cassiterit, áp dụng xác định tuổi khoáng hóa Sn-W mỏ Lũng Mười khu vực Pia Oắc, Cao Bằng
10 p | 35 | 2
-
Đánh giá khả năng chế tạo màng mỏng SnS bằng phương pháp kết tụ hóa học không sử dụng chất ức chế
7 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn