Tên sách: Thiên Táng<br />
Nguyên bản tiếng Anh: SKY BURIAL<br />
Tác giả: Hân Nhiên<br />
Người dịch: Trần Thị Thanh Loan<br />
NXB: Nhà xuất bản Văn học<br />
Ngày xuất bản: 2009<br />
Số trang: 262<br />
Kích thước: 13.5x20.7 cm<br />
Giá bìa: 45.000 VNĐ<br />
Người gõ: picicrazy<br />
Tạo prc: lilypham<br />
Nguồn: e-thuvien<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Mục lục<br />
<br />
<br />
Đôi nét về tác giả<br />
1. Thư Văn<br />
2. Tôi không thể để anh ấy ở Tây Tạng, trơ trọi một mình<br />
3. Zhuoma<br />
4. Gia đình Tây Tạng<br />
5. Mất mát ở Thanh Hải<br />
6. Mười ba ngọn núi thiêng<br />
7. Lão Ẩn sĩ Cường Ba<br />
8.Tình yêu thiên táng<br />
9. Hành trình trở về<br />
<br />
Lời cảm tạ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
"Cuốn sử thi về tình yêu và trí tuệ - vượt lên mọi nỗi buồn đau khôn nguôi<br />
để nâng đỡ tâm hồn con người." - Mail on Sunday<br />
"Một trường ca bi tráng của sự mất mát và cứu chuộc, của lòng chung thủy<br />
bền bỉ vượt qua mọi biến đổi số phận khôn lường." - Financial Times<br />
"Dệt nên từ những chi tiết cực kỳ thú vị về văn hóa Tây Tạng và Phật giáo,<br />
câu chuyện của Hân Nhiên được viết với một nỗ lực hòa giải đẹp đẽ và hết<br />
sức sâu sắc." - Publishers Weekly.<br />
"Chấn động và ám ảnh" - Sunday Times.<br />
"Câu chuyện về người phụ nữ phi thường được viết lên bởi một phụ nữ phi<br />
thường khác này sẽ còn mãi trong lòng độc giả." - Sunday Times.<br />
<br />
<br />
<br />
Đôi nét về tác giả<br />
<br />
<br />
Hân Nhiên (Xinran) sinh năm 1958 tại Trung Quốc, hiện sống tại Anh cùng<br />
chồng và con trai. Hân Nhiên được đánh giá là một trong số những nhà văn<br />
nữ thành công nhất của văn học Trung Quốc đương đại. Thiên táng - cuốn<br />
sách thứ hai của bà, xuất bản năm 2004, được đón nhận hết sức nhiệt liệt, đã<br />
đánh dấu tên tuổi cũng như phong cách của Hân Nhiên. Cho đến nay, Hân<br />
Nhiên đã xuất bản năm cuốn sách, bao gồm:<br />
- The Good Women of China: Hidden Voices (Hảo nữ Trung Hoa - 2003)<br />
- Sky Burial (Thiên táng - 2004)<br />
- What the Chinese Don't Eat (2006)<br />
- Miss Chopsticks (2008)<br />
<br />
- China Witness (2008)<br />
Hân Nhiên (Xinran) sinh năm 1958 tại Trung Quốc. Cuối thập niên 1980, cô<br />
bắt đầu làm việc tại Tân Hoa xã và nhanh chóng trở thành một trong những<br />
nhà báo, phát thanh viên xuất sắc nhất đương thời.<br />
Năm 1997, Hân Nhiên sang Anh quốc định cư. Tại đây, cô đã viết tác phẩm<br />
đầu tay The Good Women of China: Hidden Voices, cuốn sách ghi chép lại<br />
những câu chuyện về cuộc đời người phụ nữ Trung Hoa mà cô được nghe kể<br />
thời còn dẫn chương trình phát thanh Words on the Night Breeze. Tác phẩm<br />
thành công ấn hành năm 2002 và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng này đã đưa<br />
cô trở thành nhà văn, nhà báo nổi tiếng tại Anh, Trung Quốc, cũng như khắp<br />
thế giới.<br />
Thiên táng - cuốn sách thứ hai của cô, xuất bản năm 2004, cũng được đón<br />
nhận hết sức nhiệt liệt. Câu chuyện cảm động này đã đánh dấu tên tuổi cũng<br />
như phong cách Hân Nhiên. Tác phẩm của cô đi sâu vào các vấn đề lịch sử văn hóa, ngợi ca tình yêu và nhân phẩm, đồng thời thể hiện lòng cảm thông<br />
chân thành với số phận con người, đặc biệt là những nạn nhân chiến tranh.<br />
<br />
<br />
Hân Nhiên được đánh giá là một trong số những nhà văn nữ thành công nhất<br />
của văn học Trung Quốc đương đại. Cô đồng thời là một nhà báo có tiếng tại<br />
Anh. Cho đến nay, cô đã xuất bản được năm cuốn sách. Hiện cô sống tại<br />
Anh cùng chồng và con trai.<br />
Tặng Toby<br />
Người biết cách sẻ chia tình yêu và trải nghiệm không gian và im lặng<br />
Ghi chú của Nhà xuất bản (trong bản tiếng Anh)<br />
Bản dịch “Thiên táng” bằng tiếng Anh có đôi chút khác biệt so với bản gốc<br />
tiếng Trung. Trong quá trình dịch, tác giả đã làm việc với các dịch giả và<br />
biên tập viên của sách để đảm bào rằng ngay cả những độc giả không phải<br />
người Trung Quốc cũng có thể hiểu mọi điều trong đó.<br />
Theo cách đặt tên của Trung Quốc, họ được đặt trước tên. Bởi vậy tên của<br />
Thư Văn là Văn.<br />
Khi lên năm tuổi, tôi nghe được một đoạn ngắn trong một cuộc trò chuyện<br />
<br />
trên đường phố Bắc Kinh, nó cứ nằm mãi trong đầu tôi không chịu rời đi:<br />
“Người Tây Tạng chặt thân thể anh ta thành hàng nghìn mảnh rồi vứt cho lũ<br />
chim kền kền ăn.”<br />
Cái gì? Chỉ vì giết một con chim kền kền? Một người lính của chúng ta phải<br />
trả giá cho cái chết của một con chim kền kền bằng chính mạng sống anh ta<br />
sao?<br />
Đó là năm 1963. Ở Trung Quốc người ta nói rất ít về Tây Tạng, và cũng ít<br />
người biết được điều gì về nơi đó. Tất nhiên là chúng tôi có đọc báo về<br />
“công cuộc giải phóng” vẻ vang vùng đất Tây Tạng, nhưng còn các tin tức<br />
khác về đất nước này thì rất hiếm thấy. Là đứa trẻ mới năm tuổi, tôi lật đi lật<br />
lại mẩu chuyện đó trong đầu, cố gắng hiểu ý nghĩa của nó, thế rồi, rốt cuộc,<br />
nó phai mờ khỏi trí nhớ tôi.<br />
Năm 1994, tôi đang làm báo ở Nam Kinh. Suốt một tuần lễ, tôi xuất hiện<br />
trong chương trình phát thanh đêm khuya chuyên bàn về các khía cạnh khác<br />
nhau trong cuộc sống của phụ nữ Trung Quốc. Một thính giả của tôi từ Tô<br />
Châu gọi điện đến, nói rằng anh ta gặp một người phụ nữ kỳ lạ trên phố.<br />
Anh ta và bà ấy cùng mua cháo của một người bán dạo trên phố, họ nói<br />
chuyện với nhau. Người phụ nữ đó vừa từ Tây Tạng trở về. Anh ta nghĩ tôi<br />
có thể thấy thú vị nếu phỏng vấn bà ta. Tên bà ta là Thư Văn. Anh ta đọc báo<br />
cho tôi tên khách sạn nhỏ nơi bà đang ở.<br />
Tính tò mò trỗi dậy, tôi thực hiện chuyến hành trình dài bốn giờ đồng hồ<br />
bằng xe buýt từ Nam Kinh tới thành phố Tô Châu náo nhiệt, mặc dù được<br />
xây dựng lại rất hiện đại nhưng vẫn còn lưu giữ nét đẹp vốn có – những con<br />
kênh, những ngôi nhà có sân nhỏ xinh xắn với “nguyệt môn” và mái hiên<br />
trang hoàng, những khu vườn nước và truyền thống dệt lục cổ xưa. Tại đó,<br />
trong một quán trà thuộc khách sạn nhỏ kế bên, tôi thấy một bà lão mặc<br />
trang phục Tây Tạng, mùi da thuộc cũ kỹ, mùi sữa ôi và phân thú bốc lên<br />
nồng nặc. Mái tóc bạc của bà tết thành hai bím rối bù, làn da nhăn nheo<br />
trông dạn dày nắng gió. Nhưng dù trông rất Tây Tạng, bà vẫn mang những<br />
nét đặc trưng của phụ nữ Trung Quốc trên khuôn mặt – mũi nhỏ hơi hếch,<br />
“miệng hình quả mơ”. Khi bà cất lời, giọng nói của và ngay lập tức xác<br />
nhận với tôi rằng quả thực bà là người Trung Quốc. Vậy thì phải giải thích<br />
thế nào về diện mạo Tây Tạng của bà đây?<br />
Tôi lắng nghe câu chuyện của bà trong hai ngày. Khi quay trở lại Nam Kinh,<br />
<br />