Thiết bị di động
lượt xem 21
download
Tài liệu Thiết bị di động có kết cấu gồm 3 phần, trình bày tổng quan về điện thoại di động, phân tích và thiết kế hệ thống, triển khai ứng dụng điện thoại di động. Tham khảo nội dung tài liệu để hiểu rõ hơn về các nội dung trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết bị di động
- CHƯƠNG 1 NGHIÊN C Ứ U T Ổ NG QUAN Trong chương một, tôi sẽ trình bày tổng quan về thiết bị di động nói chung và máy tính bảng UD SmartBook nói riêng. Đồng thời gi ới thi ệu khái quát về nền tảng Android cũng như công cụ, công nghệ sẽ được sử dụng để xây dựng và khai thác kho tài liệu. 1.1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ DI ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm Thiết bị di động là một thuật ngữ chung được sử dụng để đề cập đến các thiết bị thông tin liên lạc được cấu thành từ các linh ki ện đi ện t ử, có kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển từ nơi này đến nơi khác Error: Reference source not found. 1.1.2. Phân loại Để phân loại các thiết bị di động, chúng ta thường dựa vào chức năng và tính năng của thiết bị đó Error: Reference source not found. Có rất nhiều loại thiết bị di động khác nhau, phổ biến nhất trong đó là: 1. Máy tính xách tay (laptop): là một máy tính cá nhân nhỏ, gọn có thể mang xách được. Nó thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và mục đích sử dụng. Laptop có đầy đủ các thành ph ần, chức năng cơ bản của một máy tính cá nhân thông thường.
- Hình 1.1: Máy tính laptop thông thường 2. Điện thoại di động: là thiết bị có th ể th ực hi ện truy ền và nh ận cu ộc gọi từ một thiết bị khác thông qua kết nối vô tuyến. Ngoài ra, điện thoại di động cũng cung cấp các dịch vụ như: tin nhắn văn bản, tin nhắn đa phương tiện, truy cập Internet, hệ th ống định vị toàn c ầu và một số ứng dụng học tập, làm việc, giải trí khác Error: Reference source not found. Hình 1.2: Điện thoại di động 3. Máy tính bảng (tablet): là thiết bị tích h ợp chức năng gi ữa đi ện tho ại di động và một số chức năng của máy tính cá nhân. Điểm khác biệt giữa máy tính bảng và máy tính cá nhân đó là: máy tính bảng có một màn hình cảm ứng, sử dụng bút hoặc ngón tay để nhập liệu thay th ế cho chuột và bàn phím. Ngoài ra, máy tính bảng cũng có một số hạn chế so với máy tính cá nhân là không hỗ trợ máy in, không thu ận ti ện với bàn phím ảo và thiếu các phần mềm doanh nghiệp Error: Reference source not found.
- Hình 1.3: Máy tính bảng 4. Thiết bị kỹ thuật số PDA: là thiết bị được thiết kế như một cuốn sổ tay với các ứng dụng cơ bản như đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi nhớ, và máy tính bỏ túi. Hình 1.4: Thiết bị PDA
- 1.2. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH BẢNG UD SMARTBOOK 1.2.1. Giới thiệu chung về máy tính bảng 1. Khái niệm Máy tính bảng là một thiết bị tương tự máy tính cá nhân, cho phép người sử nhập liệu trực tiếp lên màn hình bằng ngón tay hoặc bút chuyên dụng (cũng có thể nhập liệu thông qua bàn phím và chuột) Error: Reference source not found. Ngoài ra, máy tính bảng cũng có chức năng của một đi ện thoại di động, có thể thực hiện các cuộc gọi, tin nhắn,... 2. Phân loại Để phân loại máy tính bảng, các nhà sản xuất dựa vào cách thức nhập liệu. Theo đó, máy tính bảng được chia thành 2 loại Error: Reference source not found: 1. Convertible: đây là loại máy tính bảng nhập liệu bằng bàn phím vật lí và chuột, màn hình có thể xoay hoặc gập ngược lại. Hình 1.5: Máy tính bảng Convertible
- 2. Slate: đây là loại máy tính bảng nhập liệu bằng ngón tay hoặc bút nhập liệu. Tuy nhiên nó cũng có thể kết nối với bàn phím ngoài. Hình 1.6: Máy tính bảng Slate 3. Phần cứng máy tính bảng Phần cứng máy tính bảng cũng tương tự như máy tính cá nhân thông thường, gồm các thành phần cơ bản như sau Error: Reference source not found: - Mainboard: chứa các chip điều khiển quan trọng nhất của máy như bộ vi xử lí, bộ nhớ trong,... - Bộ nhớ: bao gồm bộ nhớ trong và các thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ,..). - Màn hình: hầu hết màn hình của máy tính bảng đều là màn hình cảm ứng. Đây là loại màn hình cho phép người sử dụng tương tác trực tiếp bằng ngón tay hoặc bút chuyên dụng.
- - Bàn phím: chia thành hai loại là bàn phím nhập liệu và bàn phím chức năng. Bàn phím nhập liệu có thể là bàn phím ảo, tích hợp sẵn, hoặc bàn phím vật lí. Bàn phím chức năng chỉ là m ột c ụm các phím có chức năng riêng biệt như phím Home (quay lại màn hính chính khi ứng dụng đang chạy), Menu (mở các ứng dụng hoặc thiết lập chức năng), Back (quay lại màn hính trước đó khi ta chạy một ứng dụng). - Hệ thống kết nối không dây: Wireless Fidelity, mạng 3G, 4G, Bluetooth,...Tùy vào cấu hình của từng máy cụ thể mà các thành phần này có thể thay đổi. - Camera: là thành phần thực hiện chức năng chụp ảnh, quay phim. 4. Phần mềm máy tính bảng Hệ điều hành: hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Apple iOS, Microsoft Windows, và Google Android. Các hệ điều hành khác ít phổ biến hơn bao gồm: Windows CE, Windows 8, Chrome OS và các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Linux. Kho ứng dụng: trước hết, về mặt giao diện kho ứng dụng cũng được thiết kế như một ứng dụng cài đặt trên thiết bị của người sử dụng. Khi mở kho ứng dụng, có thể truy cập, tải về, cài đặt các ứng dụng có sẵn. Một s ố ứng dụng có thể phải trả phí từ nhà phát hành. Kho ứng dụng được chia thành 2 loại: 1. Kho ứng dụng quốc tế: được phát triển và sử dụng trên quy mô toàn cầu với các kho tiêu biểu như: Apple App Store, Google Play Store, Window Phone. 2. Kho ứng dụng nội: được phát triển với quy mô nhỏ hơn, và thường chỉ gói gọn trong một quốc gia hoặc một tổ chức.
- 1.2.2. Máy tính bảng UD SmartBook a. Giới thiệu Máy tính bảng UD SmartBook là sản phẩm do SDC phát tri ển. Trong đó UD là từ viết tắt của University of Da Nang. Đây là thiết bị làm việc trên hệ điều hành Android 4.0, có tính năng như một máy tính b ảng thông thường bao gồm: đọc sách điện tử, truy cập internet, và một số ứng dụng phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên do SDC phát triển Error: Reference source not found. 2. Cấu hình Căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính của bản thân mà người sử dụng có thể lựa chọn nhiều cấu hình khác phù hợp. Tuy nhiên, thi ết b ị mà tôi sử dụng để thử nghiệm ứng dụng trong quá trình nghiên cứu có c ấu hình cụ thể như sau: CPU: A10 1.3 Ghz. RAM: DDR 512 MB. Màn hình: 7 inch ; Video HD. Camera: 1.3 pixel. Thẻ nhớ: MicroSD. Kích thước: 193x120x10 mm. Trọng lượng: 330g. Cảm ứng: đa điểm, gia tốc. Hỗ trợ trình chiếu HDMI. Network: Wifi; USB 3G. Pin: 3.000 mAh. 3. Khả năng áp dụng các ứng dụng trên nền tảng Android UD SmartBook là thiết bị làm việc trên hệ điều hành Android 4.0 do
- vậy, tùy vào thiết kế của từng ứng dụng mà thiết bị có thể t ương thích hay không. Tuy nhiên, kho ứng dụng Google Play sẽ tự động lọc ra danh sách các ứng dụng tương thích với thiết bị của người dùng, và nhà phát tri ển có thể giới hạn ứng dụng của họ chỉ dành cho những nhà mạng cố đ ịnh ho ặc những quốc gia cố định vì lý do kinh doanh. 4. Một số ứng dụng đã có 1. Từ điển đa ngữ UD Dict UD Dict là sản phẩm phần mềm từ điển đa ngữ, ngoài chức năng cơ bản là tra từ, UD Dict còn có nhiều ch ức năng mới h ướng tới ng ười s ử dụng có nhu cầu học tập Tiếng Anh và các Ngoại ngữ khác: - Quản lý từ điển. - Quản lý từ mới yêu thích. - Phát âm từ mới. - Nhập từ mới bằng giọng nói. - Dịch đoạn văn qua các ngôn ngữ. - Nhập đoạn văn bằng giọng nói. - Đọc đoạn văn cần dịch.
- Hình 1.7: Hình ảnh minh họa ứng dụng từ điển UD Dict
- 2. Phần mềm đọc sách UD Read UD Read được thiết kế phù hợp cho các thiết bị Android 2.1 trở lên. Chương trình hỗ trợ các định dạng tập tin PDF và nhiều định d ạng khác trên thiết bị di động. 3. Hệ thống quản lý nhà hàng điện tử UD SmartPos Phần mềm cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho vi ệc qu ản lý nhà hàng, mang lại phong cách phục vụ hiện đại, chuyên nghi ệp, đ ơn gi ản, tiết kiệm chi phí. UD SmartPos có các chức năng nổi bật sau: - Quản lý thực đơn, gọi món. - Quản lý hóa đơn. - Quản lý khách hang. - Quản lý bàn. - Quản lý nhân viên. - Thống kê kinh doanh. - Quản lý bộ phận chế biến. - Quản lý kho. Hình 1.8: Hình ảnh ứng dụng nhà hàng UD SmartPos Qua điều tra mức độ hài lòng của người sử dụng, tôi có một số kết luận như sau về máy tính bảng UD SmartBook:
- 1. Ưu điểm Sản phẩm UD SmartBook có thiết kế gọn nhẹ, rất dễ sử dụng, giá thành phù hợp với sinh viên (với mức 1.7 triệu đồng vào th ời đi ểm tháng 2 năm 2013). Máy khởi động nhanh và ổn định, màn hình cảm ứng đa điểm gia tốc nên khá nhạy. UD SmartBook còn được cấp tài khoản SDC Driver với 25GB dung lượng miễn phí trên Cloud (do Google tài trợ), có thể tải hơn 500.000 ứng dụng từ hệ thống Google play. Có các ứng dụng học tập phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Với các tính năng ưu việt này, UD SmartBook có thể thay thế hoàn toàn sách vở kiểu cũ, tạo ra nhiều hình thức giao tiếp hiện đại thông qua mạng Internet, hỗ trợ đắc lực cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. 2. Nhược điểm: Không có khe cắm sim 3G nên rất bất tiện nếu không có h ệ th ống wifi. Màn hình nhỏ, chưa phù hợp cho tính năng đọc sách, dung lượng pin chưa cao nên chưa thể làm việc trong thời gian dài. 1.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID 1.3.1. Giới thiệu chung Android là hệ điều hành trên thiết bị di động nh ư điện thoại, máy tính bảng và hiện nay được sử dụng cho cả ti vi. Đây là sản ph ẩm d ựa trên nền tảng Linux, được phát triển bởi công ty liên h ợp Android, sau đó đ ược Google mua lại vào năm 2005Error: Reference source not found.
- 1.3.2. Kiến trúc của Android Hình 1.9 thể hiện các thành phần chính của hệ điều hành Android: Hình 1.9: Kiến trúc Android Application Android được phát hành cùng với một bộ các ứng dụng gốc bao gồm: Email, trình tin nhắn SMS, lịch, bản đồ, trình duy ệt web, danh b ạ, và một số ứng dụng khác. Tất cả các ứng dụng trên được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Application Framework Bằng cách phát triển một nền tảng mở, Android cung cấp cho các nhà phát triển khả năng xây dựng các ứng dụng vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, họ có thể tự do tận dụng ưu điểm của các thiết bị ph ần cứng, thông tin địa điểm truy cập hay các dịch vụ chạy nền để thiết l ập h ệ th ống báo động, thông báo trên thanh trạng thái và nhiều dịch vụ khác. Activity Manager quản lý thời gian hoạt động của các ứng dụng. Content Provider cho phép truy cập dữ liệu từ các ứng dụng khác (như Contacts...) hoặc chia sẻ dữ liệu của riêng mình. View System được dùng để xây dựng một ứng dụng bao gồm các văn bản, nút bấm,…
- Notification Manager cho phép tất cả các ứng dụng hiển thị thông báo tuỳ chỉnh trong thanh trạng thái. Resource Manager cung cấp khả năng truy cập mã nguồn. Libraries Android được tích hợp một thư viện ngôn ngữ C/C++ được sử dụng bởi nhiều thành phần khác nhau của hệ thống. Thư viện ngôn ngữ này sẽ tiếp xúc với các nhà phát triển ứng dụng thông qua nền tảng h ệ đi ều hành Android. Một số các thư viện như: Surface Manager: quản lý truy cập vào các hệ thống hiển th ị và t ổng hợp đồ họa 2D và 3D các lớp từ nhiều ứng dụng trên thiết bị. Media Libraries: hỗ trợ ghi và phát lại âm thanh, hình ảnh, video dưới nhiều định dạng phổ biến như MPEG4, H.264, MP3, AAC, AMR, JPG, và PNG. SQLite là cơ sở dữ liệu dùng cho tất cả các ứng dụng của Android. Webkid: cung cấp trình duyệt web hiện đại, hỗ trợ cả trình duy ệt web của Android và các trình duyệt web nhúng khác. SGL: cung cấp công cụ đồ họa 2D cơ bản. 3D libraries: dùng để tăng tốc phần cứng 3D (nếu có) hoặc để tối ưu hóa các phần mềm 3D. Android Runtime: cung cấp các chức năng có sẵn trong thư viện gốc của ngôn ngữ lập trình Java. Mỗi ứng dụng trên h ệ điều hành Android sẽ chạy trên một tiến trình của riêng nó. Linux Kernel Android hoạt động dựa trên nhân hệ điều hành Linux 2.6, qua đó cung cấp các dịch vụ cho hệ thống cốt lõi như an ninh, quản lý b ộ nh ớ, mô hình điều khiển,... Đồng thời nhân hệ điều hành hoạt động nh ư một lớp trừu tượng giúp kết nối giữa phần cứng và những phần mềm còn lại trên
- nền tảng. 1.3.3. Phát triển ứng dụng trên nền tảng Android a. Ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ lập trình chính thức của Android l à Java, tuy nhiên Android không hỗ trợ J2ME và J2SE (là hai ngôn ngữ lập trình phổ dụng trên thiết bị di động). Dựa trên máy ảo Java của Sun, Google đã hiệu chỉnh và phát triển thành máy ảo Dalvik để biên dịch mã Java với tốc độ biên d ịch nhanh hơn và nhẹ hơn. 2. Môi trường lập trình Môi trường lập trình chính thức của Android là Eclipse (t ừ phiên b ản 3.2) với sự hỗ trợ của plugin ADT. Tuy nhiên, người lập trình có th ể sử dụng bất kỳ một IDE hay trình soạn thảo văn bản nào để viết mã ngu ồn Java và XML rồi biên dịch nên ứng dụng hoàn chỉnh bằng cách sử dụng dòng lệnh (command lines). Ứng dụng của Android sau khi biên dịch được đóng gói thành các tập tin .apk Bộ công cụ lập trình ứng dụng của Android là SDK. Android SDK bao gồm rất nhiều công cụ tùy chọn, cho phép chúng ta phát triển các ứng dụng trên thiết bị sử dụng nền tảng Adroid. Hai thành phần quan trọng nhất là Android Emulator (bộ giả lập) và Android Development Tools plugin (bộ công cụ phát triển) dành cho Eclipse, nhưng ngoài ra Android SDK còn chứa một trong số những công cụ khác cho bộ gỡ lỗi, đóng gói và khởi tạo các ứng dụng trên bộ giả lập. Bộ giả lập của Android (Android Emulator) : là một thiết bị ảo, giả lập một máy điện thoại được chạy trên máy tính. Ta có thể sử dụng bộ giả lập để thiết kế, gỡ lỗi và kiểm tra các ứng dụng trong môi trường th ực thi của Android. Nó tạo sẵn cho chúng ta một số ứng dụng mẫu ban đầu
- đồng thời hướng dẫn và kiểm tra các ứng dụng của Android mà không c ần đến một thiết bị thật. Bộ mô phỏng của Android có đ ầy đ ủ các ch ức năng cơ bản và xử lý như một thiết bị điện thoại th ật, ngo ại tr ừ nó không nh ận và tạo ra các cuộc gọi. Ở bên trái bộ mô phỏng cung cấp một sự điều hướng khác biệt và các phím điều khiển, bàn phím nhằm sử dụng chuột và bàn phím của máy tính để phát sinh các sự kiện cho ứng d ụng của mình thay cho bàn phím ảo (Hình 1.10). Hình 1.10: Bộ giả lập của Android Android Development Tools (ADT): khởi tạo và gỡ lỗi các ứng dụng của Android một cách dễ hơn và nhanh hơn. Nó bao gồm nhi ều thành phần khác nhau: Dalvik Debug Monitor Service (DDMS) Là một tiện ích gỡ rối được tích hợp trong Eclipse. DDMS cung cấp một số tính năng trong việc tương tác với bộ giả lập của Android ho ặc thiết bị thật. Các tính năng đó bao gồm: quản lý tác vụ, tương tác với bộ giả lập, chụp màn hình bộ giả lập. DDMS nằm trong thư mục tools của SDK. DDMS sẽ làm việc với cả emulator và thiết bị, nếu c ả hai đã k ết n ối
- và đang chạy đồng thời, DDMS sẽ mặc định làm việc với bộ giả lập emulator. Android Debug Bridge (adb) Công cụ adb cho phép bạn khởi tạo những tập tin .apk c ủa ứng d ụng trên bộ giả lập hoặc thiết bị thật, và truy xuất tới bộ giả lập hoặc thiết bị thật từ một dòng lệnh. SQLite Công cụ này cho phép bạn truy cập những tập tin dữ liệu SQLite đã được tạo và được sử dụng bởi các ứng dụng khác của Android. 3. Các thành phần cơ bản của một ứng dụng Android Có 6 thành phần trong việc xây dựng nên một ứng dụng Android: 1. Activity (phạm vi hoạt động) Là các thao tác mà người sử dụng thực hiện với một ứng dụng Android cụ thể. Một Activity luôn luôn là một màn hình đơn trong ứng dụng trên Android. Mỗi Activity thực thi như một lớp đơn được dẫn xuất từ lớp cơ sở Activity. Lớp này sẽ hiển thị giao diện người dùng chứa các Views và phản hồi lại những sự kiện. Hầu hết các ứng dụng đều có nhi ều màn hình. Ví dụ, một đoạn tin nhắn ứng dụng có kh ả năng hi ển th ị trên một màn hình sẽ chỉ ra một danh sách của các contacts để gởi tin nhắn, màn hình thứ hai dùng để viết tin nhắn theo các contact đã chọn, các màn hình khác dùng để xem lại các tin nhắn hoặc thay đổi chế độ thiết lập. Mỗi màn hình sẽ được thực thi như là một Activity. Di chuyển tới một màn hình hiển thị khác, khác với màn hình hiện hành bằng cách bắt đ ầu m ột hoạt động mới, nhưng màn hình hiện hành phải thực hiện xong các Activity c ủa nó (điều này có nghĩa là giao diện ứng dụng của Activity phải được hoàn thành). Khi màn hình mới được mở ra, màn hình trước đó được tạm dừng
- và nó được đặt vào ngăn xếp. Người dùng có th ể quay trở l ại màn hình được mở trước đó vì nó đã có trong ngăn xếp. Các màn hình cũng có th ể được chọn để gỡ bỏ từ ngăn xếp khi chúng không còn phù h ợp đ ể l ưu l ại. Android giữ lại các ngăn xếp cho mỗi ứng dụng khởi đầu từ màn hình chính. Hình 1.11 thể hiện vòng đời của một Activity: Hình 1.11: Vòng đời của một Activity Ghi chú: Hình chữ nhật thể hiện các phương thức gọi lại trong suốt quá trình hoạt động của một Activity. Hình bầu dục có tô màu là các hoạt động chính của một Activity. Những Activity trong hệ thống đã được quản lý như một hoạt động ngăn xếp. Khi một Activity mới bắt đầu, nó nằm trên đỉnh của ngăn xếp, nó là các Activity đang thực thi – Activity trước vẫn luôn ở vị trí th ấp h ơn Activity này trong ngăn xếp, và sẽ không quay trở lại cho đến khi Activity
- mới thoát đi. Một Activity cơ bản có 3 trạng thái: Running: Nếu là một Activity trong màn hình trước đó (nằm trên đỉnh của ngăn xếp), nó là active hoặc running. Paused: một Activity đã ngừng hoàn toàn nhưng vẫn còn “sống” (nó vẫn duy trì tất cả các trạng thái và các bộ phận thông tin, vẫn còn được gắn với trình quản lý cửa sổ Window Manager), nhưng có thể bị hủy bởi hệ thống khi Activity nằm ở những vị trí vô cùng thấp của bộ nhớ. Stopped: Nếu một Activity hoàn toàn đã bị làm mờ đi bởi một Activity khác, nó là stopped. Activity này vẫn còn giữ lại tất cả trạng thái và thông tin thành viên, tuy nhiên, người sử dụng không thấy được nó do cửa sổ chứa nó ẩn, nó thường bị hủy đi bởi hệ thống khi bộ nhớ cần cho những nơi khác. 2. Intent Receiver (Bộ tiếp nhận yêu cầu): ta có thể sử dụng một IntentReceiver khi muốn mã hóa ứng dụng của mình để th ực thi một s ự kiện ở bên ngoài, như khi chuông điện thoại rung, hoặc khi mạng dữ liệu có sẵn để dùng. 3. Service (Dịch vụ): một Service được mã hóa trước đó rất lâu và chạy không cần giao diện người dùng. Một ví dụ cho vấn đ ề này là chương trình nghe nhạc đang mở những bài hát từ danh sách, trong khi đó chúng ta vẫn có thể thực hiện những tính năng khác như truy cập Internet, nhắn tin. 4. Content Provider (Trình cung cấp nội dung): trình cung cấp nội dung là một lớp thực thi gồm tập các phương th ức chuẩn để l ưu trữ và gọi lại kiểu dữ liệu được lưu trữ bởi trình cung cấp nội dung đó. 5. View (Khung nhìn): là thành phần cơ bản để xây dựng giao diện người dùng cho 1 ứng dụng Android.
- 6. Lưu trữ dữ liệu: Android có nhiều cách để lưu trữ dữ liệu. Một cách đơn giản nhất là sử dụng hệ thống preferences. Android cho phép các activity và ứng dụng lưu giữ preferences theo dạng cặp từ khóa và giá trị, nằm giữa các lần gọi một activity. Mục đích chính là để lưu trữ thông tin cấu hình chi tiết mà người dùng hiệu chỉnh, chẳng h ạn trang web ng ười dùng xem gần đây nhất. Bên cạnh việc sử dụng Preferences để lưu trữ dữ liệu thì cũng còn một cách đơn giản khác để thực hiện công việc lưu trữ dữ liệu là sử dụng tập tin. Cách đơn giản nhất để thực hiện điều đó là lưu vào một tập tin, và tập tin này phải được đặt trong thư mục res/raw của project. Không phải mọi ứng dụng đều cần có 6 khối trên, nhưng ứng dụng của chúng ta có thể sẽ được tạo ra từ một vài kết hợp t ừ nh ững kh ối trên. Cần quyết định những thành phần nào cần thiết cho ứng dụng của mình. 1.3.4. Ứng dụng đã tồn tại trên nền tảng Android Android có lượng ứng dụng của bên thứ ba ngày càng nhiều, được chọn lọc và đặt trên một kho ứng dụng là Google Play, cho phép người dùng duyệt, tải về và cập nhật. Kho ứng dụng sẽ tự động lọc ra m ột danh sách các ứng dụng tương thích với thiết bị của người dùng, và nhà phát triển có thể giới hạn ứng dụng của họ chỉ dành cho những nhà mạng cố định hoặc những quốc gia cố định vì lý do kinh doanh. Nếu người dùng mua một ứng dụng mà họ cảm thấy không thích, họ được hoàn trả tiền sau 15 phút kể từ lúc tải về, và một vài nhà mạng còn có khả năng mua giúp các ứng dụng trên Google Play, sau đó tính tiền vào trong hóa đơn sử dụng hàng tháng của người dùng. Một số phần mềm thông dụng trên nền tảng Android Gần hai năm có mặt trên thị trường, nền tảng Android đã có 50.000 phần mềm, hiện mỗi tháng có tới 9.000 ứng dụng được viết Error:
- Reference source not found. Bang 1.1: Một số phần mềm thông dụng trên nền Android ̉ Tên ứng dụng Chức năng tổng quát Aldiko Đọc sách điện tử AmLich 1.0 Lịch âm ASTRO_FileManager Quản lý dữ liệu BlueFTP Quản lý Bluetooth Callblocking_1.0.0 Chặn cuộc gọi Camera ZOOM 1.5.1 Tùy chỉnh zoom Camera Google Sky Map Bản đồ không gian,và các chòm sao Google Google Voice Gọi điện thoại miễn phí của Google Gesture Search Tìm danh bạ bằng cách viết chữ cái lên màn hình Google Translate 1.0 Dịch văn bản trực tuyến đa ngôn ngữ youtube-downloader Download film trên Youtube QuickofficeHTC v1.0.1 Đọc ứng dụng văn phòng Firefox browser Trình duyệt web TasKillerFull_2.4.1 Giải phóng bộ nhớ Ram Task Manager Tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy Uninstaller2 Phần mềm gỡ bỏ hoàn toàn ứng dụng VietnameseIME-1.9.1 gõ tiếng việt 1.4.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
46 câu trắc nghiệm ôn tập môn Lập trình thiết bị di động - Chương 1: Các khái niệm căn bản
9 p | 1089 | 67
-
Bài giảng Lập trình trên thiết bị di động - ThS. Nguyễn Hà Giang
29 p | 628 | 61
-
Tài liệu Hướng dẫn thực hành lập trình cho thiết bị di động (Androi OS) - ĐH Công nghệ Đồng Nai
78 p | 271 | 58
-
Bài giảng Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động - Hồ Thị Thảo Trang
169 p | 588 | 58
-
Bài giảng Lập trình trên thiết bị di động: Chương 1 - ThS. Phan Nguyệt Minh
28 p | 227 | 25
-
Bài giảng Lập trình cho thiết bị di động: Chương 1 - ĐH Công nghệ Đồng Nai
133 p | 136 | 23
-
Bài giảng Lập trình trên thiết bị di động: Chương 2 (Phần 2) - ThS. Phan Nguyệt Minh
162 p | 156 | 23
-
Điều khiển máy tính từ xa bằng thiết bị di động Android
4 p | 186 | 21
-
Bài giảng Lập trình cho thiết bị di động: Chương 3 - ĐH Công ngệ Đồng Nai
98 p | 94 | 13
-
Bài giảng Lập trình cho thiết bị di động: Chương 4 - ĐH Đồng Nai
147 p | 243 | 13
-
Bài giảng Lập trình cho thiết bị di động: Chương 7 - ĐH Công nghệ Đồng Nai
35 p | 124 | 12
-
Hướng dẫn kiểm soát cài đặt thiết bị và sử dụng Group Policy: Kiểm soát các thiết bị di động
19 p | 107 | 11
-
Mẹo quản lý an toàn thiết bị di động tại doanh nghiệp
5 p | 113 | 8
-
Những điều nên biết khi lướt web trên thiết bị di động
7 p | 108 | 8
-
.Trò chơi trên thiết bị di động: Apple lấn át Java
7 p | 69 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Lập trình trên thiết bị di động (Mobile Programming) bậc đại học
13 p | 87 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Lập trình trên thiết bị di động (Mobile Programming)
13 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn