intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế không gian cho nhà hẹp

Chia sẻ: Fcxcz Czczc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Thiết kế không gian cho nhà hẹp Đây chỉ là một ngôi nhà phố bình thường, đơn giản, với diện tích đất khá khiêm tốn (43m2) và hình thù không vuông vắn, bị vạt xéo một góc. Nhưng nó đem lại nhiều thú vị cho kiến trúc sư, vì bài toán thiết kế đã được "giải" khá trọn vẹn. Mảnh đất xây dựng này là niềm mong mỏi - về nhiều mặt - của cả gia đình chủ nhà (là cán bộ công chức) cho một ngôi nhà mới. Kiến trúc sư biết rõ điều đó và càng hiểu hơn:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế không gian cho nhà hẹp

  1. Thiết kế không gian cho nhà hẹp Đây chỉ là một ngôi nhà phố bình thường, đơn giản, với diện tích đất khá khiêm tốn (43m2) và hình thù không vuông vắn, bị vạt xéo một góc. Nhưng nó đem lại nhiều thú vị cho kiến trúc sư, vì bài toán thiết kế đã được "giải" khá trọn vẹn. Mảnh đất xây dựng này là niềm mong mỏi - về nhiều mặt - của cả gia đình chủ nhà (là cán bộ công chức) cho một ngôi nhà mới. Kiến trúc sư biết rõ điều đó và càng hiểu hơn: yếu tố kinh tế luôn "đi theo" từng nét vẽ. Vị trí cầu thang giữa phòng khách - bếp ăn, tiện đi lại không gây cản trở các không gian. Ở tầng trệt, chủ nhà muốn tận dụng hai mặt tiền để có thể cho thuê hay tự kinh doanh. Và diện tích đó cũng có thể là garage xe hơi khi cần. Phần diện tích cho
  2. thuê phải độc lập với không gian ở về giao thông, nhưng vẫn linh hoạt chuyển đổi được. Kiến trúc sư đã tổ chức 3 lối giao thông ở tầng trệt: Lối thứ nhất cho khu ở; lối thứ hai cho kinh doanh (nếu có) ở mặt sườn lớn, lối thứ ba cho garage ở mặt nhỏ - phù hợp chiều dài nhà và xe. Thang tầng trệt lên lầu 1 được đẩy về góc để có được diện tích và giao thông đáp ứng như yêu cầu. Cũng chính cầu thang này lại được tận dụng gầm thang để làm WC riêng cho phần cho thuê, rất hợp lý (xem bản vẽ mặt bằng tầng trệt). Phòng bếp - ăn dù diện tích nhỏ vì nhường chỗ cho cầu thang song vẫn rất hợp lý. Từ tầng lầu 1 trở lên, cầu thang chính của ngôi nhà được chuyển về giữa, tạo cấu trúc hai phòng hai đầu. Ở tầng lầu 1, phòng khách - sinh hoạt chung thông nhau, ngăn cách ước lệ bằng vế thang của cầu thang chính lượn cong. Đây là một cách
  3. hóa giải khéo léo, tránh được mảng tam giác hướng về phòng khách nếu như mặt bằng thang thẳng (như những tầng trên). Cũng từ tầng lầu 1, diện tích sàn được đưa ra hai phía mặt thoáng. Vấn đề khó ở chỗ là phải xử lý các cột chịu lực lộ ra trong lòng nhà, đồng thời với giải pháp mặt đứng hợp lý trên một diện khá lớn. Vì lẽ đó, các mặt bằng được thiết kế khá linh hoạt và không giống nhau. Lầu 1 không đua ra hết, các lầu trên phân bố hợp lý diện tích phòng và diện tích ban công, lô gia. Để tránh cho mặt bên không bị vụn bởi cửa sổ khối vệ sinh và các phòng ở phía đó, hai khe kỹ thuật được hình thành ở hai tầng lầu 1 và 2 nhằm giấu hệ cửa sổ thông gió của vệ sinh sang hai bên, kết hợp thông gió cho cả các phòng chức năng chính. Đó là một bài toán phải tính khá kỹ về cả yếu tố công năng sử dụng, hình thức và kết cấu. Như vậy, các yếu tố đang là nhược điểm, bất lợi được chuyển thành hợp lý, thuận lợi, thống nhất mà không hề khiên cưỡng. Mặt bằng, mặt đứng rất "ăn" nhau: Giải pháp mặt bằng công năng - kỹ thuật cũng chính là giải pháp tạo hình kiến trúc với những hình khối mạnh mẽ, thủ pháp đặc - rỗng đầy hiệu quả.
  4. Mặt đứng với những khối rỗng - đặc hiệu quả Cuối cùng, không thể không nói về kết cấu. Muốn "chơi" được giải pháp kiến trúc cùng những hình khối đó. Ban công phải được tính toán kỹ để có được mặt bằng sử dụng hợp lý, tỷ lệ kiến trúc đẹp và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kỹ sư kết cấu đã ủng hộ kiến trúc sư hết mình bằng việc thiết kế hai dầm conselo ở ban công đua từ cột ra 2,8m. Để hỗ trợ cho hai dầm console này, hai nhà thiết kế phải "chồng" thêm một trụ treo lơ lửng từ tầng lầu 1 tới tầng lầu 3. Đó cũng là chi tiết gây ấn tượng đáng kể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0