THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI KIM LOẠI
lượt xem 100
download
Mục đích của đồ án thiết kế này là tập cho sinh viên cách làm quen với việc thực hiện luận án tốt nghiệp và xa hơn là thực hiện các dự án thực tế trong tương lai Nó tập cho sinh viên sự tư duy thực tế , tìm hiểu những vấn đề cần giải quyết ,và đưa ra những biện pháp mà họ cho là có lợi nhất khi áp dụng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI KIM LOẠI
- THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI KIM LOẠI 1.Mục đích và yêu cầu : 1.1.Mục đích : Mục đích của đồ án thiết kế này là tập cho sinh viên cách làm quen với việc thực hiện luận án tốt nghiệp và xa hơn là thực hiện các dự án thực tế trong tương lai Nó tập cho sinh viên sự tư duy thực tế , tìm hiểu những vấn đề cần giải quyết ,và đưa ra những biện pháp mà họ cho là có lợi nhất khi áp dụng 1.2.Yêu cầu: Tính toán thiết kế thiết bị xử lý bụi kim loại từ giai đoạn xử lý đến khi thải khí sau xử lý ra không khí (bằng quạt gió và ống khói) sau cho không khí sau xử lý đạt được tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam cho phép đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. 2.Nội dung : Không khí có ý nghĩa to lớn đối với con người ,trong một ngày thì một người cần khoảng 1,8 ÷ 2,5 Lít nước uống, khoảng 1,4 kg thức ăn nhưng cần một lượng không khí khoảng 14 kg tương đương 12m³ không khí. Con người có thể không uống nước từ 2 ÷ 4 ngày và không ăn gì trong 2 tuần nhưng không thể thiếu không khí trong vài phút. Người ta có thể đun sôi nước ,nấu chín thức ăn để hạn chế ảnh hưởng do ô nhiễm nhưng họ phải sử dụng không khí xung quanh để thở ngay cả lúc không khí đó bị ô nhiễm. Chính vì thế mà không khí có vai trò rất quan trọng đối với con người. Ô nhiễm không khí là sự tăng các loại nồng độ của các chất có trong không khí vượt quá giới hạn cho phép hoặc sự hiện diện trong không khí một hay nhiều chất ô nhiễm như bụi ,khói ,khí ,chất bay hơi,… làm thay đổi thành phần không khí sạch.Nếu không xử lý ô nhiễm này thì sẽ gây ra các tác hại đến môi trường như làm giảm khả năng quang hợp của cây xanh ,… đồng thời còn có ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống xã hội của con người,có nguy cơ gây tác hại đến động thực vật , vật liệu. Từ những phân tích trên ,nên việc phải xử lý ô nhiễm nói chung và xử lý bụi nói riêng là yêu cầu bức thiết của chúng ta. Để xử lý bụi kim loại một cách hiệu quả nhất, cần lựa chọn các thiết bị xử lý phù hợp với tính chất hoá học lý học của loại bụi cần xử lý. Trong phạm vi của đồ án này ,tôi xử dụng phương pháp xử lý bụi kim loại đồng bằng phương pháp ướt và phương pháp khô. Đối với phương pháp ướt ,quá trình thu hồi bụi dựa trên sự tiếp xúc của dòng khí với chất lỏng ,được thực hiện bằng các biện pháp cơ bản sau: 1. dòng khí chứa bụi đi vào thiết bị và được rửa bằng chất lỏng .Các hạt bụi được tách ra khỏi khí nhờ va chạm với các giọt lỏng. 2. chất lỏng tưới ướt bề mặt làm việc của thiết bị ,còn dòng khí tiếp xúc với bề mặt này. Các hạt bụi bị hút bởi màng nước và tách ra khỏi dòng khí. 3. dòng khí bụi được sục vào nước và bị chia ra thành các bọt khí. Các hạt bụi bị dính ướt và loại ra khỏi khí. Do tiếp xúc dòng khí nhiễm bụi với chất lỏng hình thành bề mặt tiếp xúc pha. Bề mặt này bao gồm các bọt khí ,tia khí ,tia lỏng ,giọt lỏng và màng lỏng .Trong đa số thiết bị thu hồi bụi ướt tồn tại các dạng bề mặt khác nhau, do đó bụi được thu hồi theo nhiều cơ chế khác nhau. Thiết bị lọc bụi ướt có các ưu điểm và nhược điểm so với các thiết bị dạng khác như sau:
- Ưu điểm : Hiệu quả thu hồi bụi cao. Có thể ứng dụng để thu hồi bụi có kích thước đến 0,1 m. Có thể sử dụng khi nhiệt độ và độ ẩm cao. Nguy hiểm về cháy nổ thấp nhất. Cùng với bụi có thể thu hồi hơi và khí. Nhược điểm : Bụi thu được ở dạng cặn ,do đó phải xử lý nước thải, làm tăng chi phí cho quá trình xử lý. Các giọt lỏng có khả năng bị cuốn theo khí và cùng với bụi lắng trong ống dẫn và máy hút. Trong trường hợp khí có tính ăn mòn ,cần phải bảo vệ thiết bị và đường ống bằng vật liệu chống ăn mòn. Chất lỏng dùng để tưới của thiết bị thường là nước .Khi kết hợp quá trình thu hồi bụi với xử lý hoá học, chất lỏng được chọn theo quá trình hấp thụ Đối với phương pháp khô (sử dụng thiết bị lọc bụi Xiclon), các loại thiết bị này khá phổ biến. Xiclon được ứng dụng rộng trong công nghiệp vì hiệu quả xử lý bụi cao đối với các loại bụi có cở hạt ≥ 5ìm. Thu hồi bụi trong Xiclon diễn ra dưới tác dụng của lực ly tâm. Dòng khí nhiễm bụi được đưa vào phần trên của Xiclon. Thân Xiclon thường là hình trụ có đáy là chóp cụt. Khí vào Xiclon thực hiện chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống dưới và hình thành dòng xoáy ngoài. Lúc đó các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm văng vào thành Xiclon. Tiến gần đến đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn trong. Các hạt bụi văng vào thành Xiclon và dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực và ra khỏi Xiclon qua ống xả bụi. Khí sạch sau xử lý được đưa ra ở phía trên đỉnh thiết bị bởi ống trụ tâm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc bụi của Xiclon: Do quá trình lọc bụi trong xiclon diễn ra phức tạp nên không thể tính toán chính xác kết cấu và hiệu quả thu hồi bụi bằng lý thuyết. Tuy nhiên qua lý thuyết có thể làm sáng tỏ một cách chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc bụi trong Xiclon. Đường kính tối thiểu của hạt bụi được giữ trong Xiclon được tính theo công thức sau (công thức Baturin V.V – 1965) : dmin = Trong đó : R1 = Bán kính ống trụ trong, m R2 = Bán kính Xiclon, m n = Số vòng dòng khí chuyển động trong Xiclon (thường được tính bằng 2) VK = Vận tốc dòng khí trong Xiclon (được xem như tốc độ khí vào ống dẫn khí và tốc độ hạt bụi có trong khí ), m/s Các hạt bụi có kích thước lớn dễ lắng hơn các hạt bụi có kích thước nhỏ, khi tăng khối lượng riêng thì tốc độ thu bụi tăng. Giảm hiệu số (R2 – R1) thì chiều dài quảng đường hạt bụi chuyển động giảm, vì thế hạt bụi dễ lắng. Tuy nhiên nếu (R2 – R1) quá nhỏ lại dễ làm bít ống dẫn khi nồng độ bụi lớn. Nếu (R2 – R1) không đổi nhưng tăng giá trị tuyệt đối của R2 và R1 sẽ làm tăng tổng (R2 + R1) thì khi đó tốc độ lắng bụi sẽ chậm. Vì vậy để tăng hiệu quả thu hồi bụi, người ta thường giảm đường kính ( trong một giới hạn nhất định) chứ không tăng vận tốc. Quan hệ tối ưu giữa đường kính và chiều cao Xiclon : 2 ÷ 3 Thường thì R1 = (0,5 ÷ 0,75)R2 Chiều cao thân chính của Xiclon : HX = 1,5 D (để xem lại tài liệu ?)
- Hiệu quả thu hồi bụi trong Xiclon tỉ lệ thuận với căn bậc hai của vận tốc và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của đường kính. Do đó Xiclon làm việc tốt khi vận tốc khí cao vào khoảng 20 ÷ 25 m/s nhưng không nhỏ hơn 15 m/s đồng thời đường kính thiết bị nhỏ. Tuy nhiên tăng vận tốc có thể dẫn đến việc tăng khả năng cuốn bụi theo dòng khí và tăng trở lực. Khi nhiệt độ tăng thì hệ số nhớt trong môi trường tăng và hiệu quả thu bụi sẽ giảm. Thiết bị Xiclon có các ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm: Không có phần chuyển động. Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (có thể đến 500oC). Thu hồi bụi ở dạng khô. Trở lực hầu như cố định và không lớn (250 ÷ 1500 N/m²). Làm việc tốt ở áp suất cao. Năng suất cao. Hiệu quả không phụ thuộc nồng độ bụi. Nhược điểm : Hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5ìm Không thể thu hồi bụi kết dính. Nồng độ bụi cho phép ứng dụng Xiclon phụ thuộc đường kính Xiclon: Đường kính Xiclon, mm 800 600 500 400 300 200 100 Nồng độ bụi cho phép, kg/m³ 2,5 2,0 1,5 1,2 1,0 0,8 0,6 Trong tính toán xiclon ,người ta thường chọn : Tốc độ dòng khí đi ra khỏi Xiclon từ 4 ÷ 8 m/s. Kích thước ống vào Xiclon :k = = 2 ÷ 4 cm Tốc độ dòng khí đi vào Xiclon từ 18 ÷ 20 m/s 2.1.Các số liệu cơ bản của bụi và thiết bị xử lý: Khối lượng riêng của bụi Đồng : 1250 kg/m³ Theo TCVN 5939-1995 thì nồng độ bụi Đồng có trong khí thải không được vượt quá 150 mg/m³ 2.2.Tính toán thiết kế thiết bị lọc bụi theo phương pháp ướt (thiết bị sủi bọt) : 2.2.1.Thân tháp và mâm: Thân tháp và mâm được làm bằng vật liệu phụ thuộc vào mức độ ăn mòn của môi trường làm việc. Thân tháp thường có hình trụ tròn, chế tạo thành từng đoạn ghép với nhau. Bề dày của vật liệu phụ thuộc vào tốc độ ăn mòn của môi trường. Mâm được gắn cố định vào tháp. Nếu cần thiết thì có thêm vòng đỡ hoặc thanh đỡ để mâm được vững chắc. 2.2.2.Khoảng cách mâm : Khoảng cách mâm thường được chọn trước trên cơ sở điều kiện chế tạo, bảo trì ,chi phí hợp lý sau đó kiểm tra lại khi tháp hoạt động đảm bảo không lụt. Theo kinh nghiệm thường lấy theo Bảng 1. Bảng 1: Khoảng cách mâm theo đường kính mâm Đường kính mâm, D (m) Khoảng cách mâm, H (m) Tối thiểu 0,150 Đến 1,2 0,450 ÷ 0,500 1,2 ÷ 3,0 0,600
- 3,0 ÷ 3,6 0,750 3,6 ÷ 7,2 0,900 2.2.3.Đường kính tháp: Đường kính tháp hay tiết diện tháp tương ứng với suất lượng pha lỏng ,pha khí đã cho phải đủ để khi tháp hoạt động không gây nên trạng thái lụt hoặc lôi cuốn pha lỏng lên mâm trên quá nhiều. Với mâm chóp hoặc xuyên lỗ ở trạng thái ngập lụt , vận tốc biểu kiến của pha khí VF (dựa trên diện tích bề mặt bốc hơi của mâm Sn) liên hệ đến khối lượng riêng của hai pha như sau : VF = CF , m/s Với: CF = Thông số năng suất phụ thuộc vào suất lượng của hai pha và được xác định bằng đồ thị cho từng loại mâm. Bảng 2 : Suất lượng pha lỏng cho phép theo từng loại mâm, m³/h Đường kính tháp ,mm Loại mâm 1234 1000 0 - 7 7 – 45 - - 1400 0 – 9 9 – 70 - - 2000 0 – 11 11 – 90 90 – 160 - 2600 0 – 11 11 – 110 110 – 180 - 3400 0 – 11 11 – 110 110 – 200 200 – 300 4000 0 – 11 11 – 110 110 – 230 230 – 350 5000 0 – 11 11 – 110 110 – 250 250 – 400 7000 0 – 11 11 – 110 110 - 250 250 – 400 Trên mỗi mâm có nhiều lỗ hay rãnh, đường kính từ 3 ÷ 12 mm, tổng tiết diện các lỗ trên mâm chiếm từ 8 ÷ 15% tiết diện tháp. Khoảng cách giữa hai tâm lỗ bằng 2,5 ÷ 5 lần đường kính. Bề dày mâm thường bằng ÷ đường kính lỗ nếu làm bằng thép không rỉ, nếu làm bằng thép Carbon hay hợp kim thì bề dày lớn hơn tỉ lệ trên một tí. Mâm phải thật ngang bằng khi lắp vào tháp. Đối với những tháp có đường kính quá lớn (>2,4 m) ,ít dùng mâm xuyên lỗ vì khi đó chất lỏng phân phối không đều trên mâm. Trong tháp mâm xuyên lỗ thì pha khí đi từ dưới lên qua các lỗ trên mâm và phân tán vào lớp chất lỏng chuyển động từ trên xuống. Tuỳ theo lưu lượng hai pha lỏng và khí mà có ba chế độ thuỷ động : khi vận tốc khí nhỏ thì pha khí đi qua pha lỏng ở dạng từng bọt riêng biệt ,pha lỏng có thể chảy rò qua lỗ trên mâm. Khi tăng vận tốc khí lên thì khí đi qua pha lỏng bằng những bọt liên tục ,chất lỏng không còn chảy rò qua lỗ trên mâm. Ơ chế độ này tháp hoạt động ổn định. Khi tăng vận tốc khí lên nữa thì khí và lỏng trên mâm sẽ tạo nên một hỗn hợp bọt lỏng xáo trộn mạnh trên mâm. Ơ điều kiện này mâm hoạt động với hiệu suất cao nhất. Nếu tiếp tục tăng vận tốc thêm nữa thì sẽ xảy ra hiện tượng lôi cuốn chất lỏng lên mâm trên. Chọn : Chiều cao lớp bọt là 100 (mm) Vận tốc khí vào thiết bị là 2 (m/s) Lưu lượng nước tưới cho 1m³ khí là 0,5 (lít/m³) Trở lực của thiết bị là 122 mmH2O tương đương 1200 Pa Với : Lưu lượng khí vào thiết bị là 12500 (m³/h) Nồng độ bụi trong khí là 12 (g/m³) Tỉ lệ % bụi theo kích thước cở hạt trong hỗn hợp khí vào thiết bị là:
- 10 ÷ 15 ìm 15 ÷ 30 ìm >30 ìm 22 % 58 % 20 % Hình 3 : Thiết bị rửa khí sủi bọt A-Sủi bọt với mâm chảy tràn ; B – Sủi bọt với mâm chảy sủi bọt: 1 –Thân; 2 – Lỗ trên mâm; 3 – Hộp nhập liệu ;4 – Mâm ;5 – Hộp chảy tràn; 6 – Vòi tưới Tính toán thiết kế thiết bị sủi bọt : Khối lượng riêng của khí thải ở 30oC : kg/m³ Chọn vận tốc vào thiết bị sủi bọt là 2 m/s Lượng khí vào thiết bị : GV = = 1,165 x 12500 = 14562,5 kg/h Trong đó : QV = Lưu lượng khí vào thiết bị sủi bọt ,m³/h; = Khối lượng riêng của khí ,kg/m³ Nồng độ % bụi trong khí vào thiết bị sủi bọt: x100 = 1,03 % Nồng độ % bụi trong khí ra khỏi thiết bị : 1,03(1 – 0,9) = 0,103 % Trong đó : Nồng độ % bụi vào thiết bị , %; Hiệu suất xử lý bụi của thiết bị. Chọn 90 % Lượng khí ra khỏi thiết bị : 14562,500 14427,366 kg/h Lượng klhí sạch hoàn toàn : 14562,50 x 14412,50 kg/h Lượng bụi thu được : 14562,500 – 14427,366 = 135,134 kg/h Lượng khí ra khỏi thiết bị : 12384,005 m³/h
- Năng suất thiết bị theo lượng khí sạch hoàn toàn : 12371,245 m³/h Khối lượng bụi thu được từ thiết bị sủi bọt trong 1 ngày làm việc (một ngày làm 2 ca, mỗi ca 8 giờ): m = 16 x 16 x 135,134 = 2162,144 kg/ngày Nồng độ bụi còn lại của hỗn hợp khí sau khi ra khỏi thiết bị sủi bọt : (1 - 0,9) x 12 = 1,2 g/m³ = 1200 mg/m³ Mà giới hạn nồng độ cho phép tối đa của bụi đồng trong 1 m³ khí thải là 150 mg/m³ Vậy CV1 = 1200 > 150 mg/m³ thì buột lòng ta phải dùng thêm một thiết bị xử lý khí nữa nhằm làm cho khí thải ra cuối cùng đạt được tiêu chuẩn cho phép. Chọn thiết bị xử lý tiếp theo là Xiclon vì thành phần cở hạt của bụi đồng tương đối lớn ,rất phù hợp cho việc áp dụng Xiclon. 2.3.Tính toán thiết kế thiết bị lọc bụi Xiclon: Để tính toán một số kích thước và thông số của Xiclon, người ta nhận các giả thiết sau đây: - Hạt bụi có dạng hình cầu. - Lực ly tâm tác dụng lên hạt bụi theo hướng bán kính của Xiclon và bỏ qua tác dụng của trọng lực. - Hạt bụi xem như được tách ra khỏi không khí sau khi chạm vào thành Xiclon Lý thuyết tính toán Xiclon dựa trên cơ sở cân bằng giữa lực ly tâm tác dụng lên hạt bụi do chuyển động quay gây ra với lực cản môi trường không khí đối với chuyển động của hạt bụi theo phương tác dụng của lực ly tâm. Lượng khí vào thiết bị : 14427,366 kg/h Trong đó : Khối lượng riêng của khí , 1,165 kg/m³; Lưu lượng khí vào Xiclon ,m³/h Nồng độ % bụi trong khí vào Xiclon : 0,103 % Trong đó : CV1 = Nồng độ bụi vào thiết bị Xiclon, g/m³; Khối lượng riêng của khí, kg/m³ Nồng độ % bụi trong khí ra khỏi Xiclon : 0,103 x (1 – 0,9) = 0,01 % Trong đó : Nồng độ % bụi trong khí đi vào Xiclon, %; Hiệu suất xử lý bụi của Xiclon. Chọn 90 % Lượng hệ khí ra khỏi thiết bị Xiclon :
- 14413,947 kg/h Trong đó : Gv1 = Lượng khí cvào thiết bị ,kg/h; Nồng độ % bụi trong khí vào Xiclon, %; = Nồng độ % bụi trong khí ra khỏi Xiclon, % Lượng khí sạch hoàn toàn : 14412,506 kg/h Trong đó : Gv1 = Lượng khí cvào thiết bị ,kg/h; Nồng độ % bụi trong khí vào Xiclon, %; Lượng bụi thu được : GBui1 = GV1 – GR1 = 14427,366 – 14413,947 = 13,419 kg/h Lượng hệ khí đi ra khỏi thiết bị Xiclon : 12372,487 m³/h Năng suất của thiết bị Xiclon theo lượng khí sạch hoàn toàn : 12371,25 m³/h Khối lượng bụi thu được ở Xiclon trong 1 ngày ( 1 ngày làm 2 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ) : m = 16 x GBui1 = 16 x 13,419 = 214,704 kg/ngày Tính toán thiết bị Xiclon Chọn kiểu Xiclon IIH – 24 với các kích thước sau: Đường kính Xiclon : D = 1,597 m ≈ 1,6 m Trong đó : Lưu lượng khí vào Xiclon ,m³/h wq = Tốc độ khí quy ước, wq = 1,5 ÷ 2,5 m/s. Chọn wq = 2 m/s Chiều cao cửa vào : a = 1,11 x D = 1,11 x 1,6 = 1,776 m ≈ 1,8 m Chiều cao ống tâm có mặt bích : h1 = 2,11 x D = 2,11 x 1,6 = 3,376 m Chiều cao phần hình trụ : h2 = 2,11 x D = 2,11 x 1,6 = 3,376 m Chiều cao phần hình nón :
- h3 = 1,75 x D = 1,75 x 1,6 = 2,8 m Chiều cao phần bên ngoài ống tâm : h4 = 0,4 x D = 0,4 x 1,6 = 0,64 m Chiều cao chung: H = (2,11 + 1,75 + 0,4) x D = 4,26 x 1,6 = 6,816 m Đường kính ngoài ống ra : d1 = 0,6 x D = 0,6 x 1,6 = 0,96 m Đường kính trong của cửa tháo bụi : d2 = 0,4 x D = 0,4 x 1,6 = 0,64 m Chiều rộng cửa vào : b = 0,2 x D = 0,2 x 1,6 = 0,32 m Chiều dài của ống cửa vào : l = 0,6 x D = 0,6 x D = 0,96 m Khoảng cách từ đáy Xiclon đến mặt bích : h5 = 0,3 x D = 0,3 x 1,6 = 0,48 m Góc nghiêng giữa nắp và ống vào : = 24o Trở lực của Xiclon : 144 Pa Trở lực của ống dẫn vào và ra khỏi thiết bị : Đoạn ống 1 : Chọn l = 6m , v = 16 m/s, tra phụ lục 7.1 (sách Thiết kế thông gió công nghiệp –Hoàng Thị Hiền –NXB Xây Dựng năm 2000) được : Tổn thất áp suất trên 1 m chiều dài ống dẫn : R = 6,2 Pa/m Đường kính ống dẫn d = 380 mm Ta được : 37,2 Pa Đoạn ống 2 :
- QR1 = 12372,487 m³/h , l = 2 m, v = 15 m/s, tra phụ lục 7.1 (sách Thiết kế thông gió công nghiệp –Hoàng Thị Hiền –NXB Xây Dựng năm 2000) được : Tổn thất áp suất trên 1 m chiều dài ống dẫn : R = 5,5 Pa/m Đường kính ống dẫn d = 350 mm Ta được : 11 Pa 2,67 Pa 11 + 2,67 = 13,67 Pa Đoạn ống 3 : QR1 = 12372,487 m³/h , l = 3 m, v = 15 m/s, tra phụ lục 7.1 (sách Thiết kế thông gió công nghiệp –Hoàng Thị Hiền –NXB Xây Dựng năm 2000) được : Tổn thất áp suất trên 1 m chiều dài ống dẫn : R = 5,5 Pa/m Đường kính ống dẫn d = 350 mm Ta được : 16,5 Pa Đoạn ống 4: QR1 = 12372,487 m³/h , l = 6 m, v = 15 m/s, tra phụ lục 7.1 (sách Thiết kế thông gió công nghiệp –Hoàng Thị Hiền –NXB Xây Dựng năm 2000) được : Tổn thất áp suất trên 1 m chiều dài ống dẫn : R = 5,5 Pa/m Đường kính ống dẫn d = 350 mm Ta được : 33 Pa 5,34 Pa 33 + 5,34 = 38,34 Pa Chọn bề dày Xiclon là 3 mm Bảng 3 : Hệ số sức cản của Xiclon Loại xiclon Hệ số sức cản cục bộ của xiclon Không xoắn ốc ở đầu ra Có xoắn ốc ở đầu ra SN – 11 6,1 5,2 SN – 15 7,8 6,7 SN – 15u 8,2 7,5 SN – 24 10,9 12,5 SDK 20,0 31,3 SIOT 6,0 4,2 Chọn quạt hút
- trở lực của toàn bộ hệ thống 144 + 37,2 + 13,67 + 16,5 + 38,34 = 249,71 Pa Dựa vào tổn thất áp suất của toàn hệ thống là 249,71 Pa Lưu lượng QV1= 14427,366 m³/h Ta chọn quạt ly tâm Ư 4 – 70No8 Tra phụ lục 5 (sách Kỷ thuật thông gió – GS.Trần Ngọc Chấn – NXB Xây Dựng năm 1998) được các thông số sau : + Kích thước chế tạo và lắp đặt (mm) là : H b b1 b2 b3 b4 b5 L c c1 1236 890 518 616 870 365 926 1455 520 1040 c2 c3 c4 l b6 d Trọng lượng (kg) không kể động cơ 1255 350 74 776 110 400 340 Miệng thổi Miệng hút A A1 A2 Số lỗ D D1 D2 Số lỗ 560 636 600 16 720 760 800 16 +Hiệu suất quạt : 75% +Số vòng quay : 870 vòng /phút +Vận tốc quay : 37,7 m/s Công suất của quạt : Nq 1,33 KW Công suất của động cơ : Nđc = 1,49 KW Trong đó : K = Hệ số dự trữ cho công suất động cơ điện . chọn K = 1,1 Hiệu suất truyền động . Chọn 0,98 Tính chiều cao ống khói : Tải lượng chất ô nhiễm : M = 12,023 g/s Trong đó : C = Nồng độ bụi đầu vào ,C = 12 g/m³ Chiều cao ống khói : H = 84,97 m Do chiều cao H của ống khói quá cao nên không thể chỉ sử dụng thiết bị sủi bọt không thôi mà phải dùng thêm thiết bị lọc Xiclon, lúc đó ta được : M = 0,48 g/s
- Trong đó : CV1 = Nồng độ bụi vào Xiclon ,CV1 = 1,2 g/m³ Chiều cao ống khói lúc này là : H = 16,97 m Đường kính ống khói : Dong khoi = 0,52 m Trong đó : V = Vận tốc của dòng khí trong ống khói , chọn V = 16 m/s Trở lực của ống khói : QR1 = 12372,487 m³/h Dong khoi = 0,52 m Tra phụ lục 7.1 (sách Thiết kế thông gió công nghiệp –Hoàng Thị Hiền –NXB Xây Dựng năm 2000) được : Tổn thất áp suất trên 1 m chiều dài ống dẫn : R = 6,0 Pa/m Chọn bề dày của ống khói là 10mm, ống khói được làm bằng thép hợp kim
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2 : Máy nén khí và thiết bị xử lý khí nén
11 p | 659 | 369
-
Thiết kế hệ thống xử lý ảnh video trên FPGA (CycloneII), chương 8
11 p | 181 | 50
-
Thiết kế hệ thống xử lý ảnh video trên FPGA (CycloneII), chương 9
9 p | 131 | 41
-
Thiết kế hệ vi xử lý 8 bít
39 p | 168 | 30
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p5
11 p | 75 | 8
-
Giáo trình hình thành công đoạn thiết kế thiết bị thực tập vi xử lý 8085 p5
11 p | 69 | 7
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p1
6 p | 83 | 7
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p3
11 p | 81 | 6
-
Giáo trình Điều khiển điện khí nén (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
147 p | 17 | 6
-
Nghiên cứu hệ thống điều khiển tự động bằng khí nén: Phần 1
141 p | 12 | 6
-
Nghiên cứu giải pháp thiết kế thiết bị thi công cọc đá trong điều kiện Việt Nam
11 p | 12 | 5
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p2
11 p | 85 | 5
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p7
11 p | 94 | 5
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p6
11 p | 63 | 5
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p4
10 p | 76 | 5
-
Giáo trình Điều khiển điện - khí nén (Nghề đào tạo: Điện tử công nghiệp - Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề) - Trường CĐ nghề Số 20
230 p | 12 | 5
-
Giải pháp thiết kế thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện khai thác thủy sản xa bờ
9 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn