intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế tiện ích nhà vừa ở, vừa cho thuê

Chia sẻ: Văn Thị Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, xu hướng xây nhà vừa ở, vừa cho thuê (văn phòng, buôn bán, dịch vụ) khá phổ biến. Bởi vì xây nhà như thế sẽ có thêm khả năng sinh lợi mà gia chủ vẫn kiểm soát được căn nhà (khác với dạng cho thuê nguyên căn). Đa phần người thuê nhà đều tận dụng tối đa phần diện tích kinh doanh để trổ cửa ra phía ngoài trưng bày, tiếp khách, để xe… dẫn đến việc lấn lướt, "chèn ép" bộ cửa cho gia chủ đôi khi chỉ còn là một cánh cửa phụ nhỏ. Với chiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế tiện ích nhà vừa ở, vừa cho thuê

  1. Thiết kế tiện ích nhà vừa ở, vừa cho thuê Hiện nay, xu hướng xây nhà vừa ở, vừa cho thuê (văn phòng, buôn bán, dịch vụ) khá phổ biến. Bởi vì xây nhà như thế sẽ có thêm khả năng sinh lợi mà gia chủ vẫn kiểm soát được căn nhà (khác với dạng cho thuê nguyên căn). Đa phần người thuê nhà đều tận dụng tối đa phần diện tích kinh doanh để trổ cửa ra phía ngoài trưng bày, tiếp khách, để xe… dẫn đến việc lấn lướt, "chèn ép" bộ cửa cho gia chủ đôi khi chỉ còn là một cánh cửa phụ nhỏ. Với chiều rộng nhà tương đối (từ 5 m trở lên) hoàn toàn có thể làm một lối đi riêng cho khu vực ở với cửa ngoài nhỏ gọn, đủ lối dắt xe gắn máy vào trong. Khi đó việc bố trí giếng trời trong nhà rất quan trọng để tránh làm cho lối dẫn này tối tăm ẩm thấp (hình 1).
  2. Trường hợp gia chủ ở trên lầu giao toàn bộ tầng trệt (hoặc thêm tầng lửng) để kinh doanh, vị trí cầu thang và cửa cầu thang cũng khá quan trọng. Lúc này cầu thang phải ngăn sao cho tách hai phần chủ khách và gầm cầu thang có thể làm chỗ để xe hoặc nhà vệ sinh. Một số nhà còn sử dụng cầu thang phụ phía trước dẫn lên lầu thẳng từ ngoài sân nên phần cửa cho gia chủ dưới trệt hầu như rất khiêm tốn. Khi đó việc xem xét cửa cho hợp tuổi gia chủ nên căn cứ vào cửa phần trên lầu, còn tầng trệt chẳng qua chỉ là cửa cổng, cửa phụ của gia chủ thôi.
  3. Cụ thể là nếu gia chủ ở trên lầu, thì nên bố trí cửa ra ban công thuận tiện để quan sát khi có khách tới. Đồng thời cần trang trí nhấn mạnh hành lang, cửa đầu cầu thang dẫn vào phần ở của gia chủ để coi như đây là cửa chính của căn hộ trên lầu, giống như trường hợp ở nhà chung cư vậy (hình 2). Khi nhà có nhiều cửa, nhiều lối ra vào thì vấn đề phong thủy gọi là "Đa môn tắc đa khẩu" (nhiều cửa ắt nhiều chuyện va chạm thị phi) sẽ thường dễ xẩy ra. Bởi nhiều cửa và lối đi lại ắt sẽ đưa đến nhiều nắng và gió, tiếng ồn, bụi bặm, người lạ… xâm nhập vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu. Vấn đề là cần giảm thiểu các lối ra vào bị chồng chéo hay trùng nhau và tăng cường khả năng quan sát cũng như kiểm soát. Thực chất trong nhà ở xưa nay luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông... tùy theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà.
  4. Tuy nhiên về kiến trúc cũng như khoa học phong thủy vẫn luôn coi mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính. Các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên... chỉ là cửa phụ. Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn...) khi đó sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc xây bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Khi nhà tiếp cận đường ồn ào hoặc có nhu cầu để xe phía trước, hoặc bên dưới tầng hầm, tốt nhất nên làm thêm lớp cửa phụ hoặc một rào thấp ở ngoài, bộ cửa lớn ở trong. Cũng có thể làm một tường rào cao và có cổng kín đáo để làm chỗ để xe, vào sân rồi mới lên lầu bằng thang riêng. Khi đó cửa chính bên trong sẽ mở được thường xuyên và cần có
  5. trang trí nhấn mạnh vào bộ cửa chính này (hình 3). Đây là giải pháp nổi bật khí giúp giảm tác động xấu từ ngoài vào và tăng tính giao tiếp tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2