intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn

Chia sẻ: Thao Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1.007
lượt xem
218
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây mô hình sản xuất kết hợp chăn nuôi và trồng trọt đã được nhiều địa phương hưởng ứng tích cực. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển các mô hình sản xuất như xây dựng các trang trại quy mô vừa và nhỏ, mô hình chăn nuôi kết hợp hộ gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn

  1. Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Quang Lịch, Võ Văn Thọ Khoa Cơ khí- Công Nghệ, Đại Hoc Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng, Huế ngqlich@yahoo.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây mô hình sản xuất kết hợp chăn nuôi và trồng trọt đã được nhiều địa phương hưởng ứng tích cực. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển các mô hình sản xuất như xây dựng các trang trại quy mô vừa và nhỏ, mô hình chăn nuôi kết hợp hộ gia đình. Nhiều nông hộ ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng song Hồng đã xây dựng nhiều mô hình kết hợp trong đó có mô hình Vịt-Cá Lúa đem lại nhiều lợi ích [1]. Phú Lộc là một trong những huyện nghèo của Thừa Thiên Huế, đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu là độc canh quy mô nhỏ, phân tán và trình độ sản xuất còn thấp. Vì vậy xây dựng mô hình sản xuất theo hướng kết hợp có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, tạo điều kiện cho bà con nông dân hợp tác liên kết để sản xuất, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Dựa trên những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng sẵn có ở địa bàn chúng tôi thực hiện nghiên cứu thiết kế xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt - cá - lúa ở vùng trũng xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng nên mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa phương góp phần tăng tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển và bền vững trên địa bàn nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân trong vùng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính trong nghiên cứu gồm các hệ thống trang thiết bị, vật nuôi, cây trồng và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phú Lộc, đồng thời tìm hiểu mối tương quan giữa các đối tượng chính trong mô hình (Vịt-Cá-Lúa). Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng của từng đối tượng trong mô hình chúng tôi quy hoạch và thiết kế một số đối tượng phục vụ trong mô hình để đạt được hiệu quả cao 3.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập va phân tích số liệu, phương pháp tính toán thiết kế và phương pháp mô hình hóa. Các hệ thống, trang thiết bị được mô phỏng hóa thành các sơ đồ nguyên lí và được kí hiệu từng hệ thống, trang thiết bị trên bản đồ từ đó mô phỏng và phát triển mô hình (simulation and development of models)
  2. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ sở khoa học thiết kế mô hình Thông thường sản xuất lúa bắt đầu từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 5 năm sau, vì vậy khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 ruộng bị ngập nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá và thả vịt trên diện tích ngập nước. Hơn nưa trong thời gian này nguồn thức ăn trong ruộng lúa rất dồi dào như: lúa thu hoạch rơi vãi, các loại thuỷ sinh sống trong ruộng lúa (thực vật lớn, thực vật thấp), tảo khúc, tảo thanh..., động vật nỗi (giáp xác, giun đốt, côn trùng, ấu trùng...), động vật sống quanh lúa và thuỷ sinh nhất là nguồn động vật đáy thường phát triển vào tháng 2 và tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10. Ứng dụng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt - cá - lúa là phương pháp luân canh biết sử dụng đất đai một cách tốt nhất, tích luỹ thêm màu mỡ cho đất, cũng là biện pháp thâm canh tăng năng suất, tiêu diệt mầm sâu bệnh cho lúa đồng thời là biện pháp giải quyết thức ăn cho cá. CÁ Ăn sâu bọ và côn trùng có hại Thức ăn rơi LÚA VỊT vãi, phân vịt Làm sục bùn phân cá ĐỘNG VẬT ĐÁY, PHÙ DU THỰC VẬT Những hạt rơi rụng, hạt lép không đạt tiêu chuẩn Hình 1: Mối quan hệ giữa các đối tượng Vịt-Cá-Lúa trong mô hình Bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương như tiềm năng đất đai, chủ trương chính sách của địa phương củng như chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Làm căn cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng mô hình. Đồng thời việc xây dựng và thiết kế phải đáp ứng được yêu cầu kỷ thuật của mô hình. 3.2. Quy trình kỹ thuật Quy trình kỹ thuật của mô hình kết hợp Vit-Cá Lúa được mô tả chính như sau: Sau khi cho nước vào ruộng lúa, tiến hành cấy lúa như bình thường với mật độ 50 khóm/m2, khi lúa được 15-20 ngày tuổi (khi lúa đã bén rễ) thì có thể thả cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi...không nên thả cá trắm để tránh cá ăn lúa. Đây cũng là giai đoạn thả vịt, vì vậy phải thả cá ở vùng có độ sâu mực nước 25-30(cm) và cá có kích thước từ 8-12(cm) nếu không thì vịt sẽ ăn cá giống. Trong giai đoạn này việc tìm kiếm thức ăn của vịt con giúp cho quá trình làm cỏ sục bùn cho lúa, cho đến khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì tiếp tục chăn thả vịt thịt hoặc vịt đẻ. Giai đoạn này kéo dài tới khi lúa đã có đòng, thời gian nuôi vịt với cấy lúa chấm dứt ở thời kỳ này, tức là chỉ sau 30 -35 ngày và cũng trong thời kỳ này thả cá là tốt nhất. Lúc này, cũng cần tuỳ thuộc vào giống lúa mà tăng mức nước lên từ 25 -30(cm) hoặc có thể cao hơn [2]
  3. Đến giai đoạn gặt lúa thả vịt vào để tận dụng hết lúa rơi vãi, sau khi thả vịt 5 -10 ngày thì cho nước vào trong ruộng với mức nước từ 0,8 -1 (cm) và thả thêm các loại cá khác như cá trắm, trê phi, trê lai, rô phi, chép, các loại cá địa phương... để tận dụng hết thức ăn phế thải từ vịt và các loại thức ăn khác có trong ruộng lúa. Quy trình kỹ thuật của mô hình được mô hình hóa trong hình 2. Ruộng lúa Ruộng ương Ruộng lúa Cá (70-80 NT) Thả vào Lúa có Cá - Vịt Cá - Vịt (1-10 NT) (40-45 NT) đòng Ruộng ương Vịt (45-80 NT) Thu hoạch Ruộng ương đã thu hoạch Thu hoạch Cá - Vịt lúa Ruộng ương Nuôi (80-95 NT) Cá - Vịt tiếp Hình 2. Quy trình kỹ thuật chăn thả Vịt-Cá trên ruộng lúa 3.2. Thiết kế ruộng nuôi và chuồng trại trong mô hình 3.2.1 Thiết kế ruộng nuôi 0,1 m =1 m =1 4 Hình 3. Sơ đồ mặt bằng và mặt cắt ngang ruộng nuôi chính
  4. Căn cứ điều kiện thực tiễn của xã Lộc Sơn, củng như tiêu chuẩn thiết kế chúng tôi thiết kế ruộng ruôi với các kích thước và hình dạng như sau: Ruộng nuôi được thiết kế có hình dạng là hình chử nhật với dện tích: mỗi thữa là 5.000 m2. Chiều dài ruộng là 100m và chiều rộng ruộng 50m, mặt bờ ao là trục giao thông chính là 4m Mặt bờ ao không phải là trục giao thông chính: 1,5m. Hệ số mái bờ đối với đất thịt nhẹ và sét chọn: m = 1(trong đó: b- bề rộng chân mái bờ, h- độ cao bờ). Độ sâu ao xung quanh: 0,8 - 1m Độ sâu mặt ruộng trồng lúa: 0,4 - 0,5m [3]. Ruộng lúa thường mắc phải các bệnh như đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, sâu đục thân... và trong quá trình chăm sóc cây lúa có thể sử dụng thuốc trừ sâu vì vậy xung quanh thửa ruộng tạo ra một bờ nhỏ, kích thước bờ nhỏ có giá trị như sau: Bề rộng : 20m và chiều cao: 10 - 15 (cm) [4]. Đối với ruộng ương cá - vịt kích thước ruộng ương có các giá trị như sau: Diện tích ruộng ương : 1000m2 Độ sâu đáy ruộng ương : 1 - 1,2m Hệ số mái bờ :m=1 Bờ ruộng ương cao : H = 1,5m Bờ ruộng ương rộng : B = 1,5m 3.2.2 Thiết kế chuồng nuôi Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế, và điều kiện thực tiễn của vị trí xây dựng mô hình, chúng tôi thiết kế chuồng nuôi theo hướng Đông Nam. Sử dụng các vật liệu sẵn có trên địa bàn nhằm giảm giá thành xây dựng với diện tích mỗi chuồng là 16m2/100con với các kích thước như sau [5] : Chiều dài: 8 m: Chiều rộng : 2m; Mái trước cao : 1,2 m; Mái sau cao : 0,8 m; Chung quanh chắn bằng vách tre cao: 0,8 m. Số lượng chuồng: 450 chuồng , được tính dựa trên số lượng vịt giữ lại là 50% vịt đẻ và 50% vịt thịt. Mỗi chuồng trang bi 4 bóng đèn và máng đựng thức ăn và nước uống. Màût båì thæía A A Chiãúu nghè Màût næåïc Hình 4. Sơ đồ cấu tạo chuồng nuôi
  5. 3.2.3 Thiết kế, bố trí hệ thống giao thông trong mô hình Để thuận tiện cho quá trình vận chuyển phân bón, sản phẩm của mô hình và quá trình chăm sóc các đối tượng ở các giai đoạn khác nhau hệ thống giao thông trong mô hình chính là hệ thống bờ thửa, bờ bao và bờ liên thửa. Hệ thống giao thông này được kết hợp với hệ thống cung cấp, thoát nước nhằm giảm tối đa diện tích công trình phụ và thuận tiện trong thi công. Kích thước và bố trí hệ thống được mô tả trong sơ đồ 5. Kãnh dáùn næåïc Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Båì bao Båì thæía Båì liãn thæía 1,5 (m) Táúm laït 3 (m) M 100 Hoïi tiãu Cọc tre L=1,5m Hình 5. Sơ đồ bố trí hệ thống giao thong trong mô hình 3.2.4 Thiết kế hệ thống cung cấp - thoát nước trong mô hình Nước có vai trò quan trọng trong mô hình chăn nuôi kết hợp Vịt - Cá -Lúa, là môi trường sống cho các đối tượng trong mô hình. Vì vậy việc thiết kế, bố trí hệ thống cấp và thoát nước là một công việc quan trọng hàng đầu và có tính chất thường xuyên trong quá trình sản xuất. Để thiết kế một hệ thống cung cấp - thoát nước hoàn chỉnh cần phải nghiên cứu kỹ các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của hệ thống cung cấp - thoát nước trong mô hình chăn nuôi kết hợp vịt - cá – lúa [1]. Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện thực tiến chúng tôi thiết kế hệ thống cung cấp và xử lí nước như sau:
  6. Nguäön næåïc Kãnh dáùn Ao xæí lyï Ruäüng nuäi Ao xæí lyï næåïc næåïc træåïc sau khi ra khỏi vaìo khi vaìo ruäüng Ruäüng nuäi ruäüng Nguäön næåïc Traûm båm Hình 6. Nguyên tắc xử lí nước cho ruộng nuôi Nguäön næåïc Ao xæí lyï Ao xæí lyï Traûm båm Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Ruäüng Ruäüng nuäi Ruäüng nuäi Kênh thoát Hình 7: Bäú trê hãû thäúng cung cáúp - thoaït trong mä hçnh Để xác định nhu cầu cần cung cấp cho ruộng nuôi trong mô hình ta tính theo công thức: Qcc = (Qrl + Qa1 + Qa 2 ) (m3/ha) Trong đó: Qcc - Lượng nước cần cung cấp cho ruộng nuôi vịt-cá-lúa (m3/ha) Qrl - Lượng nước cần cung cấp cho ruộng lúa (m3/ha) Qa1 - Lượng nước cần cung cấp cho ao dọc trong ruộng nuôi (m3/ha) Qa2 - lượng nước cần cung cấp cho ao ngang trong ruộng nuôi (m3/ha) Trong đó lượng nước cần cung cấp cho từng ao trong ruộng nuôi được tính theo công thức sau [6]: Qa1 = 2(l × b ) × hn × (1 + m ) (m3/ha)
  7. Trong đó: m - Hệ số thấm của đất l - Chiều dài ruộng nuôi (m) b - Chiều rộng ruộng nuôi (m) hn- mực nước tối đa qua từng thời kỳ trong ruộng nuôi kết hợp. Các hệ thống và thiết bị trong sơ đồ đều được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện thực tiễn xây dựng mô hình. Lưu lượng kênh cung cấp phù hợp theo các thời kỳ sản xuất. Cống thoát và cống lấy nước thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN3. Trong mô hình chúng tôi thiết kế hệ thống xử lí nước trước khi vào ruộng nuôi với quy trình như sau [7]: Hình 8. Quá trình xử lí nước trước khi vào ruộng nuôi 3.2.5. Bố trí khu chế biến thức ăn Để nâng cao hiệu quả mô hình, ngoài việc thiết kế các công trình cho mô hình chúng tôi bố trí khu chế biến thức ăn trong mô hình, nhằm chủ động nguồn thức ăn, củng như giảm thiểu dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc xác định công suất khu chế biến thức ăn phải được dựa trên điều kiện thực tiễn, số lượng vịt và cá trong mô hình và diện tích ruộng nuôi. Với diện tích ruộng nuôi xã Lộc Sơn 185ha và số thữa được thiết kế là 316 thữa thì mỗi ngày cần phải cung cấp 26700kg thức ăn [2, 8]. 3.2.6. Nghiên cứu-thiết kế các phương án phòng chống lũ lụt * Cơ sở nghiên cứu: + Mực nước lũ hàng năm lớn nhất là: cao trình đỉnh lũ +1,8-2m. + Cao trình bờ liên thửa được thiết kế từ +1,5-1,8m. + Cao trình bờ bao xung quanh là: 2,3m cao hơn 0,5m so với mức lũ lớn nhất hàng năm. * Khi lũ lụt xảy ra ta chia làm hai phương án để xử lý. - Phương án thứ nhất: Với phương án này thì mực nước không cao hơn cao trình bờ bao xung quanh nhưng có thể ngập các bờ liên thửa (cao trình đỉnh lũ > 1,5m). Đối với phương án này ta xử lý bằng cách đóng các cửa lấy, thoát nước.
  8. - Phương án thứ hai: Với phương án này thì mực nước đỉnh lũ đã vượt quá cao trình bờ bao xung quanh (cao trình đỉnh lũ > +2,5m). Trong trường hợp này các ao ruộng nuôi được bảo vệ bởi lưới chắn xung quanh của từng thửa, lưới chắn được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn thất thoát cá trong ruộng nuôi. *Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới chắn: - Chiều cao lưới chắn bảo vệ: 0,8 ÷ 1m - Kích thước ô lưới : 15 × 15mm 4.3. Đánh giá mô hình - Xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt-cá-lúa chính là xây dựng nên một hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên - Thiết kế xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt-cá-lúa được nghiên cứu trên cơ sở phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tiêu chuẩn- định mức trong quy hoạch nông nghiệp-công nghiệp, các hồ sơ thiết kế của các công trình sẵn có trên địa bàn. - Mô hình chăn nuôi kết hợp đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, thuỷ lợi 5. Kết luận Mô hình chăn nuôi kết hợp vịt-cá-lúa có hiệu quả kinh tế cao. Góp phần cải thiện đời sống người dân trên địa bàn thực hiện, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng cùng một diện tích đất. Việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp vịt- cá-lúa là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhất là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cũng như chuyển dịch từ nên kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học có độ tin cậy cao chúng tôi đã bước đầu thiết kế mô hình chăn nuôi kết hợp vịt-cá-lúa phù hợp với vùng trũng ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vì vậy việc nghiên cứu thiết kế, xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Tuy vậy, đây là một đề tài khá mới mẻ, chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình xây dựng thiết kế mô hình. Đề tài chưa hoạch toán được giá trị kinh tế cụ thể của mô hình, một số hệ thống, trang thiết bị trong mô hình chưa được thiết kế cụ thể, và chi tiết nhất là các hệ thống xử lý nước. Do phạm vi đề tài nghiên cứu, thời gian thực tập hạn chế nên chưa xây dựng mô hình thực tế nên chưa có tính đối chứng giữa lý thuyết và thực tiễn. Đề nghị quý ban ngành liên quan phải có qui hoạch tổng thể các vùng chuyên nông nghiệp. Từ đó, nghiên cứu, xây dựng và bố trí các dây chuyền, hệ thống, trang thiết bị máy móc vào phục vụ nông nghiệp một cách có tính toán của các nhà khoa học, cán bộ trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm phát triển nền nông nghiệp và nông thôn bền vững. Ban lãnh đạo tỉnh và huyện của các địa phương cần có các chương trình, dự án hỗ trợ về kỹ thuật, vốn đầu tư, nhân vật lực...nhằm xây dựng mô hình có qui mô lớn dưới mọi hình thức kể cả kinh doanh.
  9. Kính đề nghị các cơ quan, ban ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn lại, mở rộng vấn đề nghiên cứu và xây dựng mô hình thực tế trên một vùng thí điểm từ đó có kết quả để đối chứng làm tiền đề cho việc ứng dụng mô hình vào thực tiễn. Tài liệu tham khảo 1. Ái, Đ.N., Quy trình kỷ thuật canh tác lúa vịt vụ Đông Xuân 2004, Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thừa Thiên Huế. 2. Nguyễn Thiện, L.X.H., Nguyễn Công Quốc Xóa đói giảm nghèo bằng phương thức chăn nuôi kết hợp Vịt-Cá-Lúa. 2002, Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. 3. Khoát, N.D., Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt 2004, Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. 4. Lộc, U.H.P., Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010. 2000: Thừa Thiên Huế. 5. Chiểu, T.T., Tiêu chuẩn định mức quy hoạch nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 1990, Hà Nội NXB Nông Nghiệp. 6. Hồng, N.T., Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học mạng lưới cấp nước 2001, Hà Nội NXB Xây Dựng. 7. Lai, T.X., Tính toán thiết kế các công trình xử lí nước thải. 2000: NXB Xây Dựng, Hà Nội. 8. Linh, N.Q., Hệ thống nông nghiệp bền vững. 2005, Huế NXB Nông Nghiệp. Summary Design and building the collective model at Loc Son commune, Phi Loc districts, Thus Then Hue province which 185ha and 316 rice-field. The model were design conform to standard. With methodologies of system collective data and modeling, the result were showed that the model duck-fish-rice will be improve environmental and farm income. The research results suggested for farmers and technicians in the selective agricultural system also the basic for department concerned on development model and expand on area has the same conditions.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2